Đề thi tự luận môn Hóa 12
lượt xem 5
download
Tài liệu tham khảo đề thi tự luận Hóa 12, dành cho các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tự luận môn Hóa 12
- Đề thi tự luận môn hóa Lớp 12 Bài 1: 1/Trong cơ thể người, pH của máu được giữ không đổi tại khoảng 7,4.Sự thay đổi pH rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Axit cacbonic giữ vai trò đệm rất quan trọng để giữ pH của máu không thay đổi dựa trên phản ứng: CO2(aq) + H2O (l) ↔ HCO3- (aq) + H+(aq) Ở điều kiện sinh lí (37oC),hằng số cân bằng axit pKa của CO2 bằng 6,1. a) Tính tỉ số [CO2] / [HCO3-] trong máu người ở pH=7,4. b) Hệ đệm này chống lại sự thay đổi axit hay bazơ tốt hơn? Giải thích? 2/Để xác định [CO2](aq) và [HCO3-](aq), người ta để một mẫu máu dưới các áp suất khác nhau của CO2 đến khi đạt cân bằng và đo pH tạ cân bằng: PCO2 theo kPa x 9,5 7,5 3,0 1,0 Trị số pH 7,4 7,2 7,3 7,5 7,6 Ở điều kiện thí nghiệm,hằng số Henry là KH=2,25.10-4mol.K-1.kPa-1. a/ Xác định PCO2 tại pH =7,4. b/ Tính nồng độ cacbon đioxit hòa tan trong máu tại pH = 7,4. c/ Tính nồng độ HCO3- trong mẫu máu tại pH =7,4. d/ Trong đời sống hàng ngày, người ta thường nói đến sự “quá trình axit hóa” trong máu do axit lactic (pK1 = 3,86).Tính pH của dung dịch axit lactic 0,001mol/L (trong nước, không đệm). e/ Ở điều kiện nêu trên của máu (pH =7,4), hãy tính để chứng tỏ axit lactic tồn tại chủ yếu dưới dạng anion lactat. Bài 2: Dung dịch A gồm Fe(NO3)3 0,05M; Pb(NO3)2 0,10M; Zn(NO3)2 0,01M.
- 1/Tính pH của dung dịch A. 2/ Sục khí H2S vào dung dịch A đến bão hòa ([H2S] =0,10M), thu được hỗn hợp B. Những kết tủa nào tách ra từ hỗn hợp B? 3/ Thiết lập sơ đồ pin bao gồm điện cực chì nhúng trong hỗn hợp B và điện cực platin nhúng trong dung dịch CH3COONH4 1M được bão hòa bởi khhis hidro nguyên chất ở áp suất 1,03 atm. Viết phản ứng xảy ra trên từng điện cực và phản ứng trong pin khi pin làm việc. Cho: Fe3+ + H2O ↔ FeOH2+ + H+ lg*β1 = -2,17 Pb2+ + H2O ↔ PbOH+ + H+ lg*β2 = -7,80 Zn2+ + H2O ↔ ZnOH+ + H+ lg*β3 = -8,96. Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,771V ; Eo(S/H2S) = 0,141V; Eo(Pb2+/Pb) = -0,126V; ở 25oC: 2,303. RT/F.ln = 0,0592,lg; pKS (PbS) = 26,6; pKS (ZnS) = 21,6; pKS (FeS) = 17,2 (pKS = lg.Ks, với Ks là tích số tan). pKa1(H2S) = 7,02; pKa2 (H2S) = 12,90; pKa (NH4+) = 9,24 ; pKa (CH3COOH) = 4,76. Bài 3: 1. Bạc tác dụng với dung dịch nước của NaCN khi có mặt không khí theo phản ứng: 4Ag + O2 + 2H2O + 16CN− 4[Ag(CN)4]3− + 4OH− Để ngăn cản sự hình thành của axit HCN (một chất dễ bay hơi và rất độc) thì pH của dung dịch phải trên 10. Nếu dung dịch chỉ có NaCN, pH = 10,7 thì nồng độ NaCN bằng bao nhiêu? 2. Một dung dịch chứa các ion Ag+ và 0,020 mol/L NaCN. So với ion bạc thì natri xianua rất dư. pH của dung dịch này bằng 10,8. Trong dung dịch có cân bằng sau: Ag+ + 4CN− [Ag(CN)4]3− ; hằng số cân bằng β1 = 5,00.1020 Xác định tỉ số của C([Ag(CN)4]3−) / C(Ag+) trong dung dịch. 3. Để tăng nồng độ của ion Ag+ tự do (chưa tạo phức) phải thêm vào dung dịch
- đó NaOH hay HClO4? Vì sao? 4. Sau khi thêm axit/bazơ (dựa vào kết quả của 3.) để nồng độ ion Ag+ trong dung dịch tăng lên 10 lần so với nồng độ ion Ag+ trong dung dịch cho ở 2. Tính nồng độ ion CN− trong dung dịch mới này. Sử dụng c(CN−) = 0,0196 mol/L (khi chưa thêm axit/bazơ). Thể tích của dung dịch coi như không thay đổi sau khi thêm axit/bazơ. pKa (HCN) = 9,31. Bài 4: Trị số pH của nước nguyên chất là 7,0; trong đó khi nước mưa tự nhiên có tính axit yếu do sự hòa tan của CO2 trong khí quyển. Tuy nhiên trong nhiều khu vực nước mưa có tính axit mạnh hơn. Điều này do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân tự nhiên và những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người. Trong khí quyển SO2 và NO bị oxi hóa theo thứ tự thành SO3 và NO2, chúng phản ứng với nước để chuyển hóa thành axít sunfuric và axít nitric. Hậu quả là tạo thành mưa axít với pH trung bình khoảng 4,5. Lưu huỳnh dioxit là một oxit hai chức trong dung dịch nước. Tại 250C : SO2 (aq) + H2O (l) HSO3-(aq) + H+( aq) Ka1 = 10-1,92 M HSO3-(aq) SO3-(aq) + H+( aq) Ka2 = 10-7,18 M Tất cả các câu hỏi sau đều xét ở 250C III.1. Độ tan của SO2 là 33,9 L trong 1 L H2O tại áp suất riêng phần của SO2 bằng 1 bar. III.1.1. Tính nồng độ toàn phần của SO2 trong nước bão hòa khí SO2 (bỏ qua sự thay đổi thể tích do sự hòa tan SO2). III.1.2. Tính thành phần phần trăm của ion HSO3-. III.1.3. Tính pH của dung dịch. III.2. Nhỏ từng giọt Br2 đến dư vào dung dịch SO2 0,0100 M, toàn bộ SO2 bị oxi hóa thành SO42-. Br2 dư được tách ra bằng cách sục với khí N2 .
- Viết một phương trình phản ứng của quá trình. Tính nồng độ H+ trong dung dịch thu được. Biết pKa(HSO4-) = 1,99. Bài 5: Tìm khoảng pH tối ưu để tách Ba2+ra khỏi Sr2+ở dạng BaCrO4 từ dung dịch có chứa BaCl2 0,1M và SrCl2 0,1M với thuốc thử K2Cr2O7 1M. Cho biết các hằng số phản ứng: Cr2O72- + H2O ↔ 2HCrO4- K1 = 2,3.10-2 HCrO4- ↔ H+ + CrO42- K2= 3,4.10-7 và Ks(BaCrO4 )= 10-9,7 ; Ks( SrCrO4) = 104,4. Bài 6: Trong môi trường axit, H2C2O4 bị KMnO4 oxi hóa thành CO2. Trộn 50,00 mL dung dịch KMnO4 0,0080M với 25,00 mL H2C2O4 0,20M và 25,00mL dung dịch HClO4 0,80M được dung dịch A. 1.Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính hằng số cân bằng của phản ứng và xác định thành phần của dung dịch A. 2.Trộn 10,00mL dung dịch A với với 10,00 mL dung dịch B gồm Ca(NO3)2 0,020M và Ba(NO3)2 0,10M. Có kết tủa nào táchra? Chấp nhận sự cộng kết là không đáng kể; thể tích dung dịch tạo thành khi pha trộn bằng tổng thể tích của các dung dịch thành phần. Cho: E0MnO4-,H+/Mn2+ = 1.51V; E0 CO2 /H2C2O4 = - 0,49V; ở 25oC : 2,303RT/F = 0,0592; pKa1(H2C2O4)=1,25; pKa2 (H2C2O4) = 4,27; pKa1(H2O +CO2) = 6,35; pKa2(H2O +CO2) = 10,33; pKs(CaC2O4) = 8,75; pKs(CaCO3) = 8,35; pKs(BaC2O4) = 6,80; pKs(BaCO3) = 8,30; (pKs = - lgKs, với Ks là tích số tan; pKa= -lgKa, với Ka là hằng số phân li axit).Độ tan
- của CO2 trong nước ở 250C là Lco2=0,030M.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa 12 năm 2008-2009 (tự luận)
2 p | 72 | 13
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Lạc lần 1 (Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)
4 p | 164 | 13
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Bắc Yên Thành lần 2 năm 2013 (đề 163)
4 p | 69 | 5
-
Đề thi thử ĐH môn Vật lí năm 2013 đề số 11
9 p | 56 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Trần Phú lần 1 (2010-2011) đề 168
7 p | 67 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Hồng Quang lần 2 năm 2012 đề 202
6 p | 48 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Bắc Yên Thành lần 2 năm 2012 đề 163
4 p | 68 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Nguyễn Du năm 2014 đề 468
4 p | 57 | 4
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Lê Lợi lần 2 năm 2012 đề 155
20 p | 63 | 4
-
Đề thi HK 1 môn Hoá học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề H05
3 p | 70 | 3
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Hàn Thuyên lần 3 (2011-2012) đề 130
5 p | 65 | 3
-
Đề thi thử ĐH môn Toán - THPT Hạ Hòa lần 2 năm 2011
4 p | 62 | 3
-
Đề thi thử ĐH môn Vật lý khối A đề số 22
7 p | 47 | 3
-
Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Vĩnh Lộc lần 1 (2012-2013) đề 253
5 p | 60 | 3
-
Đề thi HK 1 môn Hoá học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề H21
2 p | 62 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội (Đề minh họa)
7 p | 7 | 1
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội (Đề minh họa)
3 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn