intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN KHTN LỚP 6 - NĂM HỌC 2023 - 2024 Mức độ đánh giá Tổng Nội dung/Đơn vị kiến (4-11) TT Chủ đề % thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao (1) (2) điểm (3) TNK TNKQ TL TNKQ TL TL TNKQ TL (12) Q - Giới thiệu về Khoa học tự nhiên. - An toàn trong phòng 10 Mở đầu về thực hành. 5 (TN2,7,11,12, 2/3 1/3 Khoa học tự - Sử dụng kính lúp. (TN1,4,9, 52,5% 1 13,14,15,17,1 (TL4) (TL4) nhiên - Sử dụng kính hiển vi 16,19) 8,20) 1,0đ 0,5đ (17 tiết) quang học. (1,25đ) 2,5đ - Đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ. Chất quanh - Sự đa dạng của chất. 1 2 ta - Các thể của chất và sự (TL3) 10% (3 tiết) chuyển thể. 1,0đ Hỗn hợp. Tách chất ra - Hỗn hợp các chất. 2 1/2 1/2 3 khỏi hỗn - Tách chất khỏi hỗn (TN3,5) (TL2a) (TL2b) 20% hợp hợp. 0,5đ 1,0đ 0,5đ (6 tiết) - Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống. 2 1 1 Tế bào 17,5% 4 - Cấu tạo và chức năng (TN8,10) (TL1) (TN6) (6 tiết) các thành phần của tế 0,5đ 1đ 0,25đ bào. Tổng: Số câu 12 1 8 1 7/6 5/6 24 Điểm 3,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 10 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN KHTN LỚP 6 - NĂM HỌC 2023 - 2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Chương/Chủ đề Mức độ đánh giá Thông Vận Vận Nhận biết hiểu dụng dụng cao Thông hiểu: Giới thiệu về Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên 2 Khoa học tự dựa vào đối tượng nghiên cứu. (TN1,4) nhiên (2 tiết). Phân biệt được vật thể không sống. An toàn trong Nhận biết: 1 phòng thực hành Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng (TN15) (2 tiết). thực hành. Sử dụng kính Nhận biết: 1 lúp (1 tiết). Biết được công dụng của kính lúp. (TN18) Nhận biết: - Biết được cấu tạo của kính hiển vi quang học. 2 Mở đầu Sử dụng kính - Biết được cách bảo quản kính hiển vi quang học. (TN2,7) về hiển vi quang Khoa học (2 tiết). Thông hiểu: học tự 1 Phân biệt được các vật cần dùng kính hiển vi để nhiên (TN9) quan sát. (17 tiết) 5 Nhận biết: (TN 2/3 1/3 Nêu được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, 1 11,13,14,17, (TL4) (TL4) khối lượng, thời gian. Đo chiều dài, đo 20) khối lượng, đo Biết và quy đổi được đơn vị đo chiều dài, khối thời gian, đo lượng, thời gian. nhiệt độ (10 Biết được thang nhiệt độ của nhiệt kế. tiết). Biết được các bước đo thời gian Biết được ý nghĩa của con số ghi trên hộp sữa.
  3. Thông hiểu: 2 Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng (TN16,19) trước khi đo. Nhận biết: Chất Nêu được các vật thể, vật thể tự nhiên. quanh Sự đa dạng của Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được 1 2 ta chất (2 tiết). vật sống và vật không sống. (TL3) (2 tiết) Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta. Thông hiểu: 1 - Phân biệt được hỗn hợp nước phù sa là huyền (TN3) Hỗn hợp các phù. Hỗn chất (3 tiết). Vận dụng cao: hợp - 1/2 Biết được khả năng tan của các chất để vận dụng Tách (TL2b) giải quyết bài toán thực tế. chất ra 3 Thông hiểu: khỏi 1 Hiểu một số phương pháp để tách chất ra khỏi hỗn hỗn (TN5) hợp. hợp Tách chất khỏi Vận dụng: (6 tiết) hỗn hợp (3 tiết). Vận dụng một số phương pháp tách chất ra khỏi 1/2 hỗn hợp để tách cát và muối ra khỏi hỗn hợp muối (TL2a) cát. Nhận biết: 1 Tế bào - Đơn vị Biết được tế bào có hình dạng và kích thước khác (TN8) cơ bản của sự nhau. sống (2 tiết). Thông hiểu: 1 Tế bào 4 Hiểu và phân biệt vật được cấu tạo từ tế bào. (TN6) (6 tiết) Cấu tạo và chức Nhận biết: năng các thành Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng ba 1 phần của tế bào thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân (TL1) (2 tiết). tế bào. Sự lớn lên và Nhận biết: 1 sinh sản của tế Biết được cây lớn lên nhờ sự tăng kích thước của (TN10) bào (2 tiết). nhân tế bào.
  4. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Năm học: 2023 – 2024 TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM GIANG Môn: Khoa học Tự nhiên - Khối 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề: I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về A. tâm lí của vận động viên bóng đá. C. ngoại ngữ. B. lịch sử hình thành vũ trụ. D. luật đường đi. Câu 2. Việc làm nào sau đây không phải là việc bảo quản kính hiển vi? A. Lau khô sau khi sử dụng. B. Kính phải được bảo quản định kì. C. Để nơi khô ráo, tránh mốc ở bộ phận quang học. D. Rửa sạch bộ phận quang học bằng nước khoáng. Câu 3. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Nước muối. B. Nước phù sa. C. Nước chè. D. Nước máy. Câu 4. Trong các vật thể sau, vật thể không sống là A. máy bay. B. con gà. C. cây lúa. D. vi khuẩn. Câu 5. Phương pháp đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước là A. chiết. B. máy li tâm. C. cô cạn. D. lọc. Câu 6. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Xe ô tô. B. Cây bạch đàn. C. Cây cầu. D. Ngôi nhà. Câu 7. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm A. thị kính, vật kính. B. chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. C. ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh). D. đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng. Câu 8. Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ những đặc điểm bên ngoài nào? A. Hình dạng và màu sắc. C. Hình dạng và kích thước. B. Kích thước và chức năng. D. Thành phần và cấu tạo. Câu 9. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi? A. Tế bào vi khuẩn. B. Côn trùng. C. Tép cam. D. Giun sán. Câu 10. Cây lớn lên nhờ A. sự tăng kích thước của nhân tế bào. B. sự lớn lên và phân chia của tế bào. C. nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu. D. các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu. Câu 11. Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta là A. km. B. dm. C. m. D. cm. Câu 12. Chọn loại thước nào sau đây để đo chiều dài của một cuốn sách? A. Thước dây. C. Thước thẳng. B. Thước cuộn. D. Thước kẹp. Câu 13. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là A. 0F. B. 0C. C. 0N. D. 0D.
  5. Câu 14. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500g, con số này có ý nghĩa gì? A. Khối lượng bánh trong hộp. C. Sức nặng của hộp bánh. B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp. D. Thể tích của hộp bánh. Câu 15. Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm. B. Để hoá chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm. C. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm. D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Câu 16. Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác là bao nhiêu ta nên dùng cân nào dưới đây là phù hợp nhất? A. Cân Rô – béc – van. B. Cân y tế. C. Cân điện tử. D. Cân tạ. Câu 17. Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để A. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. C. đặt mắt đúng cách. B. đọc kết quả đo chính xác. D. điều chỉnh đồng hồ đúng cách. Câu 18. Ta dùng kính lúp để quan sát A. trận bóng đá trên sân vận động. C. kích thước tế bào virus. B. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. một con ruồi. Câu 19. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình? A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm. C. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm. B. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm. D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm. Câu 20. Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, nhiệt độ nước đá đang tan là A. 100 0C. B. 0 0C. C. 32 0C. D. 212 0C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng các thành phần chính của tế bào. Câu 2. (1,5 điểm) Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. a. Em hãy đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. b. Em sử dụng cách làm trên dựa vào sự khác nhau nào về tính chất giữa chúng? Câu 3. Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau: Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng trăm năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao,...ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp, không có ánh kim”. Câu 4. (1,5 điểm) Đổi các đơn vị sau: a. 5 m3 = …………L. b. 3mL = ………. cm3 c. 70 km = ……….m. d. 20 phút = ………. h. e. 54 0C = ……….0F. f. 73,4 0F = ………. 0C.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN KHTN 6 - NĂM HỌC 2023 - 2024 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D B A D B A C A A C C B A B C A B D B II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Đáp án Thang điểm Cấu tạo cơ bản của tế bào gồm có 3 phần chính: - Màng tế bào: bao bọc tế bào chất và tham gia vào quá trình trao 0,25đ đổi chất giữa tế bào và môi trường. 0,5đ - Tế bào chất là vùng nằm giữa màng tế bào và nhân hoặc vùng nhân, Câu 1 0,25đ là nơi xảy ra phần lớn các hoạt động trao đổi chất của tế bào (hấp thụ (1,0đ) chất dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng, tạo các chất để tăng trưởng,…). - Nhân hoặc vùng nhân là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động của tế bào. Để tách riêng muối và cát ra khỏi hỗn hợp muối các ta thực hiện các bước sau: - Hoà tan hỗn hợp muối ăn và cát vào nước. Muối ăn tan trong 0,5đ nước tạo thành dung dịch muối, cát không tan trong nước ta lọc Câu 2 cát ra khỏi dung dịch được dụng dịch nước muối. 0,5đ (1,5đ) - Đem cô cạn nước muối thu được muối. Sử dụng cách trên dựa vào sự khác nhau giữa tính chất của cát và 0,25đ muối: 0,25đ + Cát: không tan trong nước. + Muối: tan trong nước, không bị hoá hơi ở nhiệt độ cao. - Tính chất vật lí của sắt: Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, 0,5đ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Câu 3 - Tính chất hóa học của sắt: Nếu sắt nguyên chất (cột sắt ở Delhi) 0,5đ (1,0đ) trong thời tiết khắc nghiệt không bị gỉ nhưng nếu sắt không nguyên chất (đinh, dao, búa,...) để lâu trong không khí ẩm, sẽ biến thành gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim. a. 5 m3 = 5000 L. b. 3 mL = 3 cm3 Câu 4 c. 70 km = 70 000 m. Đúng mỗi ý (1,5đ) d. 20 phút = 1/3 h. được 0,25đ e. 54 0C = 129,2 0F. f. 73,4 0F = 23 0C.
  7. KT. HIỆU TRƯỞNG Tổ trưởng Giáo viên ra đề PHÓ HIỆU TRƯỞNG Mai Tấn Lâm Trịnh Thị Minh Hải Trịnh Thị Minh Hải Nguyễn Thị Cẩm Tiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2