ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH & CN HÀN QUỐC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21
lượt xem 14
download
Hàn quốc là một đất nước có khát vọng mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội bằng khoa học và công nghệ. Năm 1961, Hàn Quốc chỉ là một đất nước nghèo về tài nguyên, nền tảng sản xuất yếu kém, thị trường trong nước nhỏ hẹp, nền kinh tế lúc này chủ yéu phụ thuộc vào nông nghiệp
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH & CN HÀN QUỐC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21
- 1 CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA TRUNG TÂM XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN -------------------------------- Chuyên đề: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH&CN HÀN QUỐC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21 Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. HÀ NỘI, 12/2010
- 2 MỤC LỤC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH&CN HÀN Trang STT QUỐC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21 Lời giới thiệu 1 TẦM NHÌN DÀI HẠN CHO PHÁT TRIỂN KH&CN TỚI 2 I. NĂM 2025 (TẦM NHÌN 2025) II. CÁC KẾ HOẠCH CƠ BẢN VỀ KH&CN 5 2.1. Kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất về KH&CN (2001-2006) 5 2.2. Kế hoạch cơ bản về KH&CN (2003-2007) 6 2.2. Kế hoạch cơ bản về KH&CN (2008-2012) – Sáng kiến 8 577 CÁC CHƯƠNG TRÌNH NC&PT QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ 16 III. CAO 3.1. Chương trình NC&PT Mũi nhọn Thế kỷ 21 16 3.2. Chương trình Phát triển Công nghệ sinh học 21 3.3. Chương trình Phát triển Công nghệ Nano 25 3.4. Chương trình NC&PT Không gian 29 3.5. Chương trình NC&PT Năng lượng 30 Tµi liÖu tham kh¶o 31 Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 3 Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 4 LỜI GIỚI THIỆU Hàn Quốc là một đất nước có khát vọng mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội bằng khoa học và công nghệ (KH&CN). Năm 1961, Hàn Quốc chỉ là một đất nước nghèo về tài nguyên, nền tảng sản xuất yếu kém, thị trường trong nước nhỏ hẹp, nền kinh tế lúc này chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Hàn Quốc tiến hành công cuộc công nghiệp hoá khi GDP chỉ đạt 2,3 tỷ USD, tương đương 82 USD/người. Nhưng đến năm 2005, GDP của Hàn Quốc đã đạt mức 844,9 tỷ USD, GDP đầu người đạt 17.350 USD, xếp thứ 28 thế giới về khả năng cạnh tranh về KH&CH, mức độ đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế đạt 19%. Để có được thành công này là nhờ một phần đóng góp lớn của KH&CN, với việc hoạch định chiến lược phát triển KH&CN đúng đắn trong quá trình công nghiệp hoá. Năm 1999, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra “Tầm nhìn dài hạn cho Phát triển KHCN đến năm 2025”, sau đó là các Kế hoạch cơ bản về KH&CN, các chương trình, chiến lược phát triển các lĩnh vực công nghệ cao. Để phục vụ cho việc xây dựng Chiến lược phát triển KH&CN Việt đến năm 2020, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn và giới thiệu chuyên đề: "ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH&CN HÀN QUỐC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21" với hy vọng có thể cung cấp một bức tranh khái quát về định hướng chiến lược phát triển KH&CN của Hàn Quốc. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 5 I. TẦM NHÌN DÀI HẠN CHO PHÁT TRIỂN KH&CN TỚI NĂM 2025 (TẦM NHÌN 2025) Trong mục tiêu phát triển lâu lài, Chính phủ Hàn quốc đã đưa ra sáng kiến chiến lược dài hạn có tên gọi là "Tầm nhìn dài hạn cho Phát triển KH&CN đến năm 2025” (hay Tầm nhìn 2025) vào tháng 9/1999. Tầm nhìn 2025 vạch ra những hướng phải thực hiện, xây dựng một nền kinh tế tiên tiến và phồn vinh thông qua phát triển KH&CN, bằng cách tạo mới, sử dụng và phổ biến tri thức, đề cao hiểu biết khoa học, và hình thành hệ thống quản lý tiến bộ của KH&CN quốc gia. Các mục tiêu được nhóm theo 3 khoảng thời gian trong giai đoạn 25 năm. Mỗi khoảng thời gian được xác đinh theo một chủ đề thống nhất thể hiện hoạt động tập trung chủ yếu cho giai đoạn đó. Bước1 (đến năm 2005): Đưa các năng lực KH&CN lên các mức canh tranh được với những nước hàng đầu thế giới bằng việc huy động các nguồn lực, mở rộng cơ sở hạ tầng, và nâng cấp các quy định và luật pháp liên quan. Bước 2 (đến năm 2015): xác lập vị trí là nước phát triển KH&CN chủ yếu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tích cực tham gia và các nghiên cứu khoa học và tạo ra môi trường thuận lợi cho thúc đẩy nghiên cứu và phát triển. Bước 3 (đến năm 2025): Đảm bảo năng lực cạnh tranh KH&CN tương đương với các nước G-7 trong một số lĩnh vực. Trong bước này của Tầm nình 2025 tập trung vào: - Chuyển dần Hệ thống đổi mới quốc gia từ “Chính phủ dẫn dắt” (Government- led) sang “Tư nhân dẫn dắt” (Private-led); - Năng cao hiệu quả của đầu tư NC&PT quốc gia; - Làm cho hệ thống NC&PT hoà hợp với hệ thống toàn cầu; - Ứng phó được với những thách thức và tận dụng được các cơ hội do công nghệ mới đem lại. Trong một nỗ lực để thực hiện Tầm nhìn 2025, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra Chương trình NC&PT Mũi nhọn Thế kỷ 21 là chương trình kế tiếp Dự án Tiên tiến Cấp cao Quốc gia (The Highly Advanced National Project - viết tắt là Dự án HAN) và Ban hành Luật Khung KH&CN (Science and Technology Framework Law) năm 1999. Căn cứ vào luật này, Chính phủ xây dựng các Kế hoạch 5 năm về KH&CN và bản Lộ trình Công nghệ Quốc gia. Tầm nhìn 2025 của Hàn Quốc là một kế hoạch sâu rộng được thiết kế để vạch ra viễn cảnh cấp quốc gia và những phương hướng phát triển KH&CN, nhằm đảm bảo mang lại những thay đổi đáng kể cho tương lai của đất nước. Đây là tầm nhìn dài hạn, theo đó các đường hướng chỉ đạo trong hoạch định chính sách của Chính phủ sẽ được thiết lập. Để thực Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 6 hiện được một cách chắc chắn hơn, tầm nhìn 2025 được rà soát lại 3-5 năm một lần nhằm theo dõi sự thay đổi của môi trường và sự tiến triển trong các hoạt động KH&CN. Tầm nhìn 2025 được phát triển dựa trên một số mục tiêu lớn sau: Thứ nhất, Tầm nhìn 2025 chuẩn bị cho tương lai đang thay đổi và chuẩn bị cho sự phát triển của xã hội trong kỷ nguyên mới. Thứ hai, Tầm nhìn 2025 đề ra chính sách tập trung vào việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn của quốc gia. Thứ ba, Tầm nhìn này làm rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực KH&CN và thúc đẩy sự phát triển mà chính sách KH&CN đang tiến hành trong chính sách chung của quốc gia. Thứ tư, Tầm nhìn 2025 mang lại cơ hội và hy vọng phát triển mới thông qua các đột phá KH&CN. Qua đó, Tầm nhìn sẽ xây dựng một nền tảng hỗ trợ cho KH&CN và khuyến khích mọi người tham gia vào thách thức mới nhằm cải thiện tương lai. Tầm nhìn 2025 được thiết lập nhằm phản ánh một cách đầy đủ Tầm nhìn và các quan điểm của khu vực tư nhân, người sử dụng cuối cùng trong phát triển KH&CN. Ngay từ đầu, Ủy ban Kế hoạch của Hàn Quốc đã tạo ra nền tảng cho kế hoạch này. Những học giả nổi tiếng của Viện Hàn lâm KH&CN Hàn Quốc (KAST) và Viện Công nghệ Hàn Quốc (KAE) đã tham gia xây dựng bản thảo của Tầm nhìn 2025. Kế hoạch phát triển hướng tới năm 2025 Tầm nhìn 2025 đặt ra mục tiêu cải thiện sức sáng tạo của Hàn Quốc nhằm đạt được vị trí là một trong những nước đứng đầu thế giới. Thông qua việc thúc đẩy hoạt động của các tài năng trong sản xuất các sản phẩm có chất lượng và sáng chế ra các công nghệ đặc biệt, Hàn Quốc sẽ xếp hạng ở vị trí của các nước phát triển thịnh vượng trong các lĩnh vực công nghệ cơ bản, kinh tế, hệ thống phúc lợi công cộng và an ninh quốc gia. 20 năm đầu của thế kỷ 21 sẽ xác định vị thế và tiềm năng của Hàn Quốc trong việc gia nhập vào danh sách những quốc gia phát triển. Giai đoạn này là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với Hàn Quốc. Đây là giai đoạn mà quốc gia này sẽ phải tạo dựng tương lai cho mình - tương lai với một nền kinh tế công nghiệp hóa và hợp nhất. Với mục tiêu đó, Chính phủ Hàn Quốc tập trung nỗ lực của mình vào phát triển KH&CN trong kỷ nguyên mới. Trong ngắn hạn, Chính phủ cần chuẩn bị cho tương lai của một xã hội tri thức. Trong dài hạn, Hàn Quốc phải đóng một vai trò quan trọng hơn đối với cộng đồng toàn cầu. Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) dự báo Hàn Quốc sẽ có tỉ lệ tăng trưởng GDP tương đối ổn định. Nếu công cuộc đổi mới công nghệ và cải cách thành công, tỉ lệ tăng trưởng GDP sẽ ổn định ở mức 5,1% trong năm 2010 và 4,1% đến năm 2020. KDI cũng dự báo rằng Hàn Quốc sẽ đứng ở vị trí thứ 7 trên thế giới vào năm 2025, với tổng GDP đạt trên 2 nghìn tỷ USD. Để đạt được mục tiêu gia nhập hàng ngũ các nước công nghiệp phát triển vào năm 2025, Hàn Quốc cần phải đầu tư vào từng lĩnh vực cụ thể của xã hội, tập trung đặc biệt vào giáo dục và KH&CN. Quốc gia này cần phải đảm bảo thực hiện chính sách dài hạn ở tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội. Một chiến lược về đầu tư nguồn lực KH&CN tập trung cần phải Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 7 được lựa chọn và thực hiện theo nhiều giai đoạn khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu phát triển KH&CN và Tầm nhìn 2025. Đến năm 2015, Hàn Quốc phấn đấu sẽ trở thành Trung tâm nghiên cứu khoa học của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Hàn Quốc trước hết cần thiết lập một mạng lưới toàn cầu cho phép chuyển giao công nghệ và các chương trình NC&PT toàn diện hoạt động một cách thuận lợi. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng cần tạo lập một môi trường xã hội tốt để những người có óc sáng tạo được tự do theo đuổi ước mơ và hoài bão của mình, qua đó thúc đẩy nền công nghiệp tri thức mới. Thông qua đẩy mạnh sáng tạo, các công nghệ của Hàn Quốc có thể sẽ được phát triển để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu cơ bản nhằm theo đuổi mục tiêu đạt các giải Nobel. Để thúc đẩy sự phát triển của một xã hội thông tin, quốc gia này cần tích cực tạo ra và cải thiện các công nghệ ngoài công nghệ thông tin, chẳng hạn như thế hệ tiếp sau của công nghệ bán dẫn, máy tính và internet. Chính phủ Hàn Quốc cũng cần tập trung nỗ lực vào công nghệ tiên tiến, công nghệ mang tính đột phá nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu cơ bản và tạo ra những ngành mới. Với việc tập trung vào ngành năng lượng, mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể được hiện thực hóa. Năm 2025, Hàn Quốc sẽ được xếp vào 7 nước đứng đầu về khả năng cạnh tranh công nghệ. Quốc gia này sẽ vượt trên các nước khác trong một số lĩnh vực. Hàn Quốc sẽ thiết kế ra những mô hình mới đồng thời phát triển, sử dụng và phổ biến thông tin tiên tiến. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cần phải nhanh chóng nâng cấp trình độ nhận thức của cộng đồng về KH&CN. Để phát triển hơn nữa trình độ công nghệ trong khu vực và trên toàn cầu để có được chất lượng cuộc sống và đạt được sự công bằng trong các vấn đề con người, Hàn Quốc cần phải có một hệ thống quản lý quốc gia, trong đó KH&CN được coi là một phần tích hợp của tất cả mọi mặt xã hội. Ngoài ra, các công nghệ về khoa học sự sống, y tế, sức khỏe và môi trường rất cần thiết trong việc đảm bảo cho mọi người có một cuộc sống thoải mái, thuận lợi và an toàn. Công nghệ có mối liên quan chặt chẽ tới an ninh quốc gia. Việc thúc đẩy các dự án như dự án nước, lương thực, năng lượng và các dự án ngoài vũ trụ sẽ giúp phát triển tầm cỡ của Hàn Quốc trong cộng đồng quốc tế. Các công nghệ liên quan này cũng sẽ đứng đầu trong danh sách chính sách khoa học đồng hành với các dự án nghiên cứu toàn cầu do Hàn Quốc phụ trách. Các công nghệ hứa hẹn trong tương lai (1) Công nghệ thông tin: - Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Tạo ra khả năng cạnh tranh toàn cầu trong cách lĩnh vực chủ chốt bằng cách sử dụng các công nghệ bậc cao hàng đầu thế giới và khó phát triển để sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng hơn. - Giai đoạn đến năm 2025: Đứng đầu thị trường thế giới bằng cách kết hợp các công nghệ hàng đầu và các công nghệ đa phương tiện để tạo ra những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường. (2) Công nghệ sinh học Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 8 - Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Tạo ra nhiều lĩnh vực chuyên môn hóa bằng cách kết hợp các công nghệ trao đổi thông tin di truyền cho động vật và thực vật với các công nghệ sử dụng chức năng gen. - Giai đoạn đến năm 2025: Tạo ra các công nghệ sinh học có thể sánh với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển bằng cách mở rộng công nghệ duy nhất ở Hàn Quốc để sử dụng các chức năng gen. (3) Công nghệ môi trường - Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Đưa ra các công nghệ môi trường cho tương lai như một cách ngăn chặn ô nhiễm môi trường và khôi phục môi trường, v.v… - Giai đoạn đến năm 2025: Góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu bằng cách mở rộng các công nghệ cốt lõi để kiểm soát tầng ozôn và điều chỉnh sự chuyển dời của các chất gây ô nhiễm từ nước này sang nước khác, v.v… (4) Công nghệ năng lượng - Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Phát triển các nguồn năng lượng thay thế và khả năng phân phối chúng. - Giai đoạn đến năm 2025: Tạo ra khả năng cung cấp năng lượng một cách độc lập bằng cách đưa ra nhiều khái niệm mới về các nguồn năng lượng thay thế. (5) Công nghệ cơ - điện tử và hệ thống - Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ kết hợp hệ thống điện tử. - Giai đoạn đến năm 2025: Mở rộng nhiều sản phẩm đứng đầu thị trường thế giới, ví dụ như người máy điều khiển từ xa. (6) Vật liệu và công nghệ xử lý - Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Xây dựng cơ sở hạ tầng vật liệu cho nhu cầu công nghệ mới bằng cách thiết lập các công nghệ nội địa độc lập đối với các vật liệu điện tử, thông tin và nâng cao hiệu quả của vật liệu liên quan tới năng lượng, môi trường và công nghệ sinh học. - Giai đoạn đến năm 2025: Tạo ra các loại vật liệu mới giá trị gia tăng cao có thể đem lại các công nghệ liên quan, ví dụ như công nghệ thông qua trí tuệ được cải thiện trong một số lĩnh vực vật liệu cốt lõi. Để biển viễn cảnh trên thành hiện thực vào năm 2025, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai Chương trình khoa học tiên phong thế kỷ 21 (21 st Century Frontier Science Programs) vào năm 1999 và thực thi Luật khung về KH&CN. II. CÁC KẾ HOẠCH CƠ BẢN VỀ KH&CN 2.1. KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT VỀ KH&CN (2001-2006) Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 9 Căn cứ vào Luật Khung KH&CN (Science and Technology Framework Law) năm 1999, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng các Kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất về KH&CN (2001-2006). Kế hoạch này làm khuôn khổ cho phát triển KH&CN, bao gồm cả các biện pháp như kế hoạch hành động cho đầu tư KH&CN và NC&PT quốc gia, nâng cao nhận thức cộng đồng về KH&CN, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thương mại hóa, và toàn cầu hóa hoạt động KH&CN. Kế hoạch này, được hoàn thành trong tháng 12/2001, được coi như kế hoạch hành động để đạt đến giai đoạn đầu tiên của các mục tiêu phát triển đề ra trong “Tầm nhìn 2025” và khởi đầu cho các Kế hoạch 5 năm về KH&CN và đổi mới sáng tạo. Kế hoạch này nhằm đưa Hàn Quốc đứng trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới về KH&CN năm 2006. Hướng tới mục tiêu này, kế hoạch theo đuổi chiến lược sau đây: - Đầu tư phát triển KH&CN trên nguyên tắc "lựa chọn và tập trung" - Sử dụng tốt nhất sự sáng tạo của các nhà khoa học và kỹ sư - Liên kết hệ thống đổi mới công nghệ trong nước với hệ thống toàn cầu - Tăng cường sự hiểu biết của công chúng và các lợi ích trong KH&CN - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực NC&PT. Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập một bản Lộ trình Công nghệ Quốc gia (NTRM), trong đó mô tả các công nghệ mục tiêu cho phát triển, lộ trình thời gian cho phát triển và những kỳ vọng. Khoảng 800 chuyên gia từ các ngành công nghiệp, học viện, và các cộng đồng nghiên cứu tham gia vào quá trình xây dựng NTRM. NTRM sẽ được cập nhật định kỳ để đi vào xem xét những thay đổi mới diễn ra trong KH&CN. 2.2. KẾ HOẠCH CƠ BẢN VỀ KH&CN (2003-2007) Tháng 2/2003, Chính phủ mới ở Hàn Quốc đã xem xét lại Kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất về KH&CN và đã điều chỉnh thành KẾ HOẠCH CƠ BẢN VỀ KH&CN (2003-2007). So với Kế hoạch được xây dựng đầu tiên, thì Kế hoạch sau đề cập đến vai trò lớn hơn của KH&CN, cả về mặt kỳ vọng đối với quốc gia và cộng đồng. Trước đây, KH&CN chỉ có ý nghĩa khi nó góp phần vào sự phát triển và sức cạnh tranh của quốc gia. Tuy nhiên, quan điểm mới đã được đưa ra và KH&CN được xem xét một cách rộng hơn trong toàn xã hội. Mục tiêu cụ thể về cơ bản là giống nhau, ngoại trừ mục đích nhắm đến là nâng cao khả năng cạnh tranh KH&CN đã được điều chỉnh, cụ thể là đưa Hàn Quốc vào nhóm 8 cường quốc hàng đầu thế giới về KH&CN vào năm 2007, thay vì trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới về KH&CN năm 2006 như Kế hoạch ban đầu. Định hướng chính sách cơ bản của KẾ HOẠCH CƠ BẢN VỀ KH&CN (2003- 2007) là: - Tăng cường hệ thống đổi mới KH&CN quốc gia - Lựa chọn và tập trung vào các lĩnh vực KH&CN chiến lược tương lai - Tăng cường các động lực cho tăng trưởng trong tương lai Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 10 - Hệ thống hóa năng lực đổi mới sáng tạo khu vực - Tạo việc làm mới phù hợp với nhu cầu của một xã hội tri thức - Mở rộng sự tham gia của người dân và truyền bá văn hóa KH&CN Năm 2004 được đánh dấu bởi những nỗ lực để mang lại những thay đổi đáng kể trong hệ thống quản lý KH&CN của Hàn Quốc. Khái niệm "KH&CN" được mở rộng và phát triển thành “Đổi mới công nghệ”. Như là một phần của chiến lược này, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã được thăng cấp lên Phó Thủ tướng. Ngoài ra, Văn phòng Khoa học và Đổi mới công nghệ (thuộc Bộ KH&CN) cũng được thành lập, do một quan chức cấp Thứ trưởng phụ trách, là để được thành lập trong Bộ Khoa học và Công nghệ. Người đứng đầu Văn phòng cũng sẽ là Ban Thư ký khoa học quốc gia và Hội đồng KH&CN (NSTC). Đồng thời, Hiệp hội Nghiên cứu KH&CN (gồm một nhóm các viện viên cứu được Chính phủ tài trợ) đã được đặt dưới sự bảo trợ của NSTC. Trong giai đoạn này, Hàn Quốc cũng thúc đẩy KH&CN cấp vùng miền, được coi là rất quan trọng cho phát triển bền vững của quốc gia. Chính phủ đã lập Kế hoạch tổng thể 5 năm về Thúc đẩy KH&CN cấp vùng bao gồm 6 chương trình sau: - Phát triển năng lực địa phương trong các công nghệ chiến lược - Thành lập các trung tâm khu vực về đổi mới công nghệ - Phát triển nguồn nhân lực KH&CN địa phương - Thành lập hệ thống thông tin KH&CN cấp vùng - Nuôi dưỡng một nền văn hóa có lợi KH&CN và đổi mới sáng tạo - Tăng cường đầu tư cho NC&PT ở các địa phương Kế hoạch nhắm tới phát triển những công nghệ then chốt cho phát triển công nghiệp địa phương và tạo các cụm đổi mới cấp vùng. Hơn nữa, khi quy mô nền kinh tế được mở rộng và các ngành công nghiệp phát triển, việc thiếu các công nghệ cơ bản đang trở thành một trở ngại cho sự tiến bộ. Do đó, Chính phủ đã thực hiện đầu tư trong các lĩnh vực cơ bản. Năm 2004 Chính phủ Hàn Quốc đã công bố 10 ngành công nghiệp là động lực tăng trưởng: 1. Công nghệ sinh học, khám phá dược phẩm 2. Công nghiệp sản xuất màn hình 3. Robot thông minh 4. Chất bán dẫn thế hệ mới 5. Pin thế hệ mới 6. Tivi và truyền hình kỹ thuật số Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 11 7. Viễn thông di động thế hệ mới 8. Mạng thông minh dùng trong hộ gia đình 9. Nội dung số, giải pháp phần mềm 10. Xe hơi của lai Bằng cách tập trung ngân sách cho NC&PT trong một số lĩnh vực, chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng khắc phục những bất cập của ngân sách và đầu tư vào các công nghệ mục đích chung. 2.3. KẾ HOẠCH CƠ BẢN VỀ KH&CN (2008-2012) – “SÁNG KIẾN 577” Tháng 8/2008, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra “Kế hoạch cơ bản về KH&CN của Hàn Quốc (2008-2012) hay còn gọi là “Sáng kiến 577”, nhằm theo đuổi một cách có hệ thống chính sách KH&CN của Chính quyền của Tổng thống Lee Myung Bak. Đây được coi là trọng tâm trong chiến lược và chính sách KH&CN hiện nay ở Hàn Quốc. Tên gọi “Sáng kiến 577”, nghĩa là: số “5” thể hiện quyết tâm tăng chi cho NC&PT từ 3,23% GDP năm 2006 lên 5%GDP năm 2012. Đặc biệt, Chính phủ sẽ tăng 50% chi cho NC&PT, từ 8,4 tỷ USD năm 2008 lên 12 tỷ USD năm 2012. Để đạt được mức chi cho NC&PT chiếm 5%GDP thì khu vực tư nhân phải đóng góp ¾ tổng chi cho NC&PT và để làm được điều này thì Chính phủ có chính sách ưu đãi về thuế. Số “7” thứ nhất là chỉ 7 lĩnh vực công nghệ được tập trung đầu tư. Số “7” thứ hai là trở thành một trong 7 cường quốc trên thế giới về KH&CN (năm 2008 nước này đứng thứ 12), với các tiêu chuẩn như về chỉ số trích dẫn khoa học và số bằng sáng chế quốc tế. ĐẦU Hình 1: “Sáng kiến VÀO 557” được thể hiện khái quát Đầu tư 5%GDP cho NC&PT QUY TRÌNH NC&PT Hệ thống 1. Các công nghệ công nghiệp then 1. Nguồn nhân lực đẳng cấp chốt quốc tế 2. Các công nghệ công nghiệp mới 2. Nghiên cứu cơ bản 7 lĩnh vực nổi công nghệ 3. Các công nghệ dịch vụ dựa trên 3. Đổi mới doanh nghiệp nhỏ được nhắm tri thức và vừa tới 4. Công nghệ do Nhà nước chỉ đạo 4. Toàn cầu hoá KH&CN 5. Các công nghệ liên quan đến các 5. Đổi mới sáng tạo cấp vùng vấn đề quốc gia 6. Các công nghệ liên quan đến các 6. Cơ sở hạ tầng KH&CN vấn đề toàn cầu 7. Các công nghệ hội tụ và cơ bản 7. Văn hoá KH&CN Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 12 HOÀN THÀNH Trở thành một trong 7 cường quốc trên thế giới về KH&CN Hội đồng KH&CN Quốc gia (NSTC), do Tổng thống Lee Myung Bak làm Chủ tịch, cho biết một khoản đầu tư tổng cộng 66,5 nghìn tỷ won (64,2 tỷ USD) sẽ được bơm vào các quỹ của Nhà nước trong giai đoạn 2008-2012. Theo Kế hoạch này, mức 5% GDP cho NC&PT đến năm 2012, trong đó một nửa là đầu tư cho nghiên cứu cơ bản (năm 2008, 25% tổng chi cho NC&PT của nước này là vào nghiên cứu cơ bản), với nỗ lực để đưa nước này trở thành một trong những nước dẫn đầu công nghệ thế giới. Hàn Quốc đã thực hiện rất tốt việc cải tiến và ứng dụng công nghệ, nhưng lại đang yếu về nghiên cứu cơ bản so với các nước như Nhật Bản và Mỹ. Chính điều này đã khiến đất nước phải dựa vào “vay mượn” công nghệ và đã đến lúc Hàn Quốc phải nổi lên như là nước đi đầu về công nghệ. Chính phủ Hàn Quốc thông báo rằng “Sáng kiến 577” được đưa ra là để kêu gọi đầu tư tập trung vào các lĩnh vực công nghệ và đổi mới then chốt. Sáng kiến 577 nêu 50 công nghệ then chốt và 40 công nghệ tiềm năng được hỗ trợ trong 7 lĩnh vực công nghệ và đổi mới then chốt của nước này được tăng cường đầu tư, trong đó có sản xuất ô tô, đóng tàu, chế tạo máy, bán dẫn, công nghệ hình ảnh và viễn thông di động. Đây cũng là những lĩnh vực đem lại tăng trưởng kinh tế chính của Hàn Quốc. Các lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ, công nghệ phần mềm, hàng không vũ trụ và quốc phòng cũng nhận được sự quan tâm và được xếp vào loại nghiên cứu có độ rủi ro cao. Việc gia tăng R&D cũng được hy vọng sẽ tạo ra được thêm việc làm trong các lĩnh vực được đầu tư. Ngoài ra nước này cũng sẽ đầu tư 620 tỷ won (610 triệu USD) từ nay đến năm 2012 nhằm xây dựng các trường đại học có xu hướng nghiên cứu và tăng cường cho các phòng thí nghiệm tầm cỡ hàng đầu thế giới. Một khoản đầu tư tổng cộng 66,5 nghìn tỷ won (64,2 tỷ USD) sẽ được cấp cho các quỹ của Nhà nước trong giai đoạn 2008-2012. Chính phủ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt hiệu quả lớn hơn của đầu tư NC&PT. Về vấn đề này, ba khía cạnh được Chính phủ nhấn mạnh: - Thứ nhất, Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng KH&CN Quốc gia (NSTC) để đóng một vai trò quan trọng trong điều phối NC&PT quốc gia và phân bổ ngân sách. Trong đó, chính phủ Lee Myung Bak thành lập 5 ủy ban gồm các chuyên gia tư nhân và được uỷ quyền để thiết lập các hướng đầu tư cho mỗi công nghệ. Họ bao gồm: 1) Ủy ban về các công nghệ trọng điểm công nghiệp; 2) Uỷ ban về các công nghệ quy mô Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 13 lớn; 3) Ủy ban về công nghệ nhà nước chỉ đạo; 4) Uỷ ban về công nghệ hội tụ tiên tiến và công nghệ đa ngành, và 5) Uỷ ban về các công nghệ cơ sở hạ tầng. - Thứ hai, Chính phủ sẽ tiến hệ thống hỗ trợ nghiên cứu thông qua cải thiện hiệu quả và chuyên môn của các cơ quan quản lý nghiên cứu. Về vấn đề này, 3 cơ quan của Hàn Quốc trước đây là Quỹ KH&CN Hàn Quốc (KOSEF), Quỹ nghiên cứu Hàn Quốc (KRF), và Quỹ Hàn Quốc chô Hợp tác quốc tế trong KH&CN (KICOS) được hợp nhất thành Quỹ Nghiên cứu Quốc gia của Hàn Quốc (National Research Foundation - NRF) dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (MEST) vào tháng 6/2009. - Thứ ba, Chính phủ có kế hoạch để cải thiện hệ thống quản lý NC&PT theo nhu cầu của các nhà nghiên cứu chẳng hạn như tích hợp các quy định thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ. Sáng kiến 577 xác định 7 phạm vi NC&PT công nghệ được ưu tiên hàng đầu (Hình 1) cụ thể là: (1) Các công nghệ công nghiệp then chốt (Cash Cow) Mục tiêu chính sách của khu vực này là phát triển công nghệ có giá trị gia tăng cao cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của các ngành công nghiệp chế tạo chính tại Hàn Quốc, bao gồm ô tô, đóng tàu, máy móc và quy trình sản xuất, bán dẫn, và màn hình hiển thị… (2) Các công nghệ công nghiệp mới nổi (Green Ocean) Nhằm mục đích hỗ trợ các công nghệ hội tụ dựa trên CNTT có thể tạo ra các ngành công nghiệp mới và các công nghệ mới nổi trong các lĩnh vực dược phẩm và y tế. Thị trường có khả năng mở rộng trong tương lai do lão hóa dân số, đặc biệt là hệ thống thế hệ tiếp theo, chẩn đoán và điều trị ung thư, khoa học não, khám phá thuốc… (3) Các công nghệ dịch vụ dựa trên tri thức Nhằm mục đích hỗ trợ công nghệ dịch vụ dựa trên tri thức như, công nghệ văn hoá và thiết kế, có tác dụng to lớn về tạo việc làm. Phát triển các công nghệ dựa trên tri thức để nâng cao năng suất công nghiệp, chẳng hạn như công nghệ hệ thống sản xuất thông minh. Phát triển các nội dung hội tụ, hậu cần (logistics) tiên tiến, công nghệ hội tụ trong truyền thông và phát thanh truyền hình. (4) Công nghệ do Nhà nước chỉ đạo Còn được gọi là “Khoa học lớn” (Big Science), bao gồm công nghệ trong xây dựng và giao thông vận tải, không gian và đại dương, năng lượng hạt nhân và phản ứng tổng hợp hạt nhân mà đầu tư khu vực tư nhân là khó khăn mặc dù họ đó là các công nghệ cần thiết cho lợi ích quốc gia chẳng hạn như vệ tinh, vũ khí thế hệ mới, công nghệ lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo. (5) Các công nghệ liên quan đến các vấn đề quốc gia Khu vực này bao gồm các công nghệ có liên quan đến y tế công cộng, với các loại bệnh mới như bệnh bò điên và cúm gia cầm và an toàn thực phẩm. Nó đề cập đến NC&PT về các vấn đề kinh tế - xã hội mang tính thời sự quốc tế. Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 14 (6) Các công nghệ liên quan đến các vấn đề toàn cầu Đó là các công nghệ để đối phó với các vấn đề chung của nhân loại như năng lượng và tài nguyên, biến đổi khí hậu, môi trường và thực phẩm để tạo cho đất nước có một vị thế thuận lợi hơn trong thị trường tương lai, cụ thể là năng lượng mới và tái tạo, dự báo biến đổi khí hậu và thích ứng , công nghệ môi trường. (7) Các công nghệ hội tụ và cơ bản Phát triển các nền tảng và công nghệ hội tụ, công nghệ vật liệu composite, được coi là sẽ đặt nền tảng cho đổi mới công nghệ thế hệ tiếp theo. Mặc dù thực tế rằng công nghệ nano, công nghệ môi trường và công nghệ sinh học đã từng nhận được hỗ trợ đáng kể từ NC&PT công như là một phần của nỗ lực của Chính phủ nhằm đa dạng hóa nền kinh tế nhờ các khu vực tăng trưởng công nghệ cao mới. Trong đó tập trung vào các công nghệ như chíp sinh học, cảm biến sinh học, robot thông minh, vật liệu nano. Danh sách các công nghệ then chốt và các công nghệ tiềm năng được quan tâm trong 7 phạm vi NC&PT công nghệ được ưu tiên hàng đầu Các lĩnh vực Các công nghệ then chốt Các công nghệ tiềm năng công nghệ Những công (1) Công nghệ tự động thân thiện với 1) Công nghệ tự động nghệ quan môi trường thông minh trọng trong (2) Công nghệ đóng tàu và giàn khoan (2) Quy trình sản xuất và ngành công trên biển thế hệ mới công nghệ thiết bị thế hệ nghiệp (3) Công nghệ hệ thống chế tạo thông mới minh (3) Công nghệ bán dẫn thế (4) Công nghệ kiểm tra thiết bị đo đac và hệ mới có bộ nhớ gia công cực nhỏ, độ chính xác cao. (5) Công nghệ mạng lưới thế hệ mới (6) Công nghệ internet di động và truyền thông di động 4G. (7) Công nghệ bán dẫn không bộ nhớ (8) Thiết bị bán dẫn thế hệ mới và công nghệ xử lý (9) Công nghệ hiển thị thế hệ mới 10) Công nghệ chuẩn đoán và chữa trị 4) Các nguyên liệu sinh ung thư học và công nghệ chế biến (11) Công nghệ tìm ra và phát triển dược (5) Bảo tồn tài nguyên phẩm biển và công nghệ sử dụng (12) Công nghệ kiểm tra lâm sàng công nghệ sinh học biển (13) Công nghệ phát triển thiết bị y tế (6) Công nghệ điều chỉnh Những công chức năng của tế bào Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 15 nghệ đang (14) Công nghệ tế bào thân (7) Công nghệ ứng dụng nổi trong (15) Hệ prôtêin và Công nghệ ứng dụng hệ gen ngành công chuyển hoá (8) Công nghệ ứng dụng nghiệp (16) Công nghệ xác định mục tiêu và và phân tích thông tin y tiềm năng của dược phẩm sinh (17) Nghiên cứu khoa học về não và (9) Công nghệ liệu pháp công nghệ chuẩn đoán và chữa trị bệnh gen não (10) Đông y và công nghệ (18) Công nghệ hệ phần mềm thế hệ mới điều trị (19) Công nghệ máy tính thế hệ mới tính (11) Công nghệ giải pháp năng cao máy tính thế hệ mới (20) Công nghệ tương tác máy tính và (12) Công nghệ an toàn con người thế hệ mới thông tin Những công (21) Công nghệ dịch vụ tri thức và hội tụ (13) Công nghệ hội tụ nghệ dịch vụ nội dung số truyền thông và truyền tri thức (22) Công nghệ hậu cần (logistics) tiên hình tiến Những công (23) Công nghệ phát triển vệ tinh (14) Công nghệ xây nhà nghệ hàng (24) Công nghệ phát triển máy bay thế cao tầng đầu quốc gia hệ mới (15) Công nghệ hệ thống (25) Công nghệ phản ứng tổng hợp hạt đường sắt thế hệ mới nhân (16) Công nghệ xây dựng (26) Công nghệ phản ứng hạt nhân thế hệ (17) Công nghệ xây cầu mới siêu dài (27) Công nghệ phát triển vũ khí thế hệ (18) Công nghệ xây dựng mới hệ thống giao thông tiên tiến (19) Công nghệ nhà ở và môi trường giáo dục tiến bộ (20) Công nghệ phát triển hệ thống thông tin địa lý thông minh quốc gia (21) Công nghệ đẩy vệ tinh (22) Công nghệ sử dụng thông tin vệ tinh (23) Công nghệ khảo sát hành tinh và phát triển hệ thống quan trắc không Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 16 gian (24) Công nghệ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (25) Công nghệ chế tạo máy bay trên biển – không trung an toàn và hiệu quả cao (26) Công nghệ sử dụng phóng xạ và đồng vị phóng xạ (27) Công nghệ chu trình nhiên liệu hạt nhân (28) Công nghệ sử dụng năng lượng hạt nhân và nâng cao độ an toàn Những công (28) Công nghệ đối phó với bệnh miễn 29) Công nghệ sử dụng và nghệ liên dịch và bệnh lây nhiễm quản lý tài nguyên lương quan đến các (29) Công nghệ đánh giá rủi ro và an thực vấn đề quốc toàn của con người (30) Công nghệ ngăn ngừa gia (30) Công nghệ đánh giá an toàn thực và kiểm soát dịch bệnh và phẩm côn trùng gây hại (31) Công nghệ phát triển và quản lý tài (31) Công nghệ ứng dụng nguyên nông nghiệp các vật liệu nano thân (32) Công nghệ thiết bị nano cho công thiện với môi trường nghệ thông tin (32) Các vật liệu sinh học (33) Công nghệ quản lý năng lượng hiệu nano quả cao (34) Công nghệ sản xuất và lưu giữ 33) Công nghệ năng lượng Những công hyđrô và siêu dẫn thế hệ mới nghệ liên (35) Công nghệ tích trữ và chuyển đổi (34) Công nghệ sử dụng quan đến các năng lượng và các tế bào nhiên liệu thế tài nguyên hiệu quả cao vấn đề toàn hệ mới (35) Công nghệ xử lý thân cầu (36) Công nghệ năng lượng mới và năng thiện với môi trường lượng tái tạo (36) Công nghệ tái chế tài (37) Công nghệ khai thác và phát triển nguyên và xử lý chất thải năng lượng và tài nguyên an toàn (38) Công nghệ quản lý khu vực biển (37) Công nghệ sử dụng (39) Công nghệ bảo vệ môi trường biển và quản lý tổng hợp thông (40) Công nghệ cải thiện môi trường khí tin môi trường quyển (38) Công nghệ bảo vệ an Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 17 (41) Công nghệ bảo tồn và phục hồi môi toàn sự sống và chống trường khủng bố (42) Công nghệ quản lý chất lượng nước (39) Công nghệ phát triển và bảo vệ tài nguyên nước thiết bị an toàn và dập tắt (43) Công nghệ dự đoán và thích nghi cháy nổ với biến đổi khí hậu (44) Công nghệ quản lý và ngăn ngừa thảm hoạ thiên nhiên Các công (45) Công nghệ phân phát thuốc (40) Công nghệ đánh giá nghệ cơ bản (46) Công nghệ vi mạch và cảm biến và đo lường nano và hội tụ sinh học (47) Công nghệ rôbốt thông minh (48) Công nghệ các vật liệu chức năng nano (49) Công nghệ vật liệu nano composite (50) Công nghệ tiên tiến về quy hoạch và xây dựng thành phố Sáng kiến 577 cũng xác định 7 ưu tiên trong hệ thống KH&CN (1) Bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tầm cỡ thế giới trong lĩnh vực KH&CN Bồi dưỡng nguồn nhân lực nổi bật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông qua việc triển khai những mục tiêu đào tạo đặc biệt cho những tài năng, tạo điều kiện an toàn và sử dụng nguồn nhân lực giỏi ở nước ngoài. - Mở rộng trường khoa học dành cho những tài năng (1 trong năm 2007 – 4 trong năm 2012) và cung cấp nền giáo dục đặc biệt cho những tài năng, khoảng 1% sinh viên trong mỗi lớp. - Nâng cấp các trường đại học nghiên cứu tầm cỡ thế giới, sử dụng nguồn nhân lực nổi bật ở những nước ngoài (165 tỷ won Hàn Quốc trong năm 2008, tương đương với khoảng 1,4 tỷ USD). Bồi dưỡng nguồn nhân lực định hướng vào nhu cầu trong các ngành công nghiệp sản xuất quan trọng: Phát triển chương trình giảng dạy phù hợp thông qua hợp tác giữa trường đại học và ngành công nghiệp; Bồi dưỡng nhân lực có chuyên môn trong các ngành công nghiệp dịch vụ tri thức như: tài chính, thiết kế, tư vấn NC&PT; Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu vào và sử dụng nguồn nhân lực nổi bật trong lĩnh vực KH&CN bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tài trợ việc làm cho cán bộ nhân Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 18 viên nghiên cứu chất lượng cao, mở rộng các trường đại học và các viện nghiên cứu do chính phủ bảo trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa. (2) Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản Tăng đầu tư vào nghiên cứu cơ bản lên 50% ngân sách NC&PT của Chính phủ vào năm 2012 (hiện nay là 25,6%). - Tăng tài trợ nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu cá nhân (gồm các nhóm nhỏ): 368 tỷ won Hàn Quốc (2008) lên 1,5 nghìn tỷ won Hàn Quốc (2012); - Tỷ lệ giáo sư đại học trong các lĩnh vực KH&CN nhận được trợ cấp nghiên cứu cơ bản là 25,7% (2006) lên 60% (2012); - Tỷ lệ các nhà nghiên cứu trẻ trong độ tuổi từ 20 – 30 nhận được trợ cấp nghiên cứu cơ bản là 18,6% (2006) lên 25% (2012); - Tăng tài trợ cho nghiên cứu cơ bản của các viện nghiên cứu do Chính phủ bảo trợ. Tổ chức lại các chương trình nghiên cứu cơ bản để tạo điều kiện thuận tiện cho các nhà nghiên cứu (13 chương trình lên 45 chương trình); Mỏ rộng tài trợ nghiên cứu cho các dự án đem lại lợi nhuận cao, rủi ro cao. (3) Khuyến khích đổi mới của doanh nghiệp nhỏ và vừa Khuyến khích NC&PT để nâng cao khả năng đổi mới công nghệ trong của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khuyến khích R&D thông qua Chương trình nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ của Hàn Quốc (KOSBIR). Đảm bảo môi trường tốt cho khởi động dựa trên công nghệ mới giống như những nước tiên tiến gồm việc bãi bỏ quy định về khởi động dựa trên công nghệ mới và đơn giản hoá quy trình khởi động. Bãi bỏ hệ thống vốn tối thiểu, bỏ nghĩa vụ bổ nhiệm kiểm toán viên đối với các công ty độc quyền. Hoạt động hỗ trợ tài chính để phát triển công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa và tăng cường lôi kéo sự tham gia của các cơ quan tài chính lĩnh vực tư nhân trong việc cấp vốn cho công nghệ. Mục tiêu để xây dựng vốn công nghệ: 5,0 nghìn tỷ won Hàn Quốc (2007); 7,7 nghìn tỷ won Hàn Quốc (2012). (4) Toàn cầu hoá KH&CN Mở rộng các phòng thí nghiệm và các viện nghiên cứu ở nước ngoài, các chương trình nghiên cứu chiến lược chung quốc tế. Thành lập uỷ ban liên bộ trưởng để phối hợp các chính sách nghiên cứu chung quốc tế và các chương trình do mỗi bộ thực hiện. Mở rộng các chương trình nghiên cứu chiến lược chung quốc tế như phòng thí nghiệm nghiên cứu toàn cầu (GRL) và nâng cấp hệ thống quản lý NC&PT chung quốc tế. Cho phép các viện NC&PT nước ngoài quản lý hoặc tham gia tổ chức và chuẩn bị những hướng dẫn về quyền sở hữu và sử dụng các kết quả nghiên cứu chung quốc tế. Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 19 (5) Nâng cao năng lực đổi mới trong khu vực Bồi dưỡng những nhóm đổi mới trong khu vực như đặc khu NC&PT Daedeok Bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực KH&CN trong khu vực, thoả mãn nhu cầu khu vực. Bồi dưỡng nhóm nghiên cứu nổi bật ở các trường đại học cấp tỉnh và thu hút những sinh viên tốt nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nâng cao hiệu quả đầu tư NC&PT trong khu vực thông qua việc nâng cao các kỹ năng quy hoạch và quản lý dự án NC&PT của chính quyền tự trị địa phương. Phát triển các dự án tổ chức hỗ trợ NC&PT cho mỗi khu vực. (6) Nâng cấp cơ sở hạ tầng KH&CN Xây dựng hệ thống sử dụng phương tiện và thiết bị nghiên cứu phổ biến một cách hiệu quả. Tỷ lệ sử dụng phương tiện và thiết bị nghiên cứu phổ biến: 14% (2006), 30% (2012). Xây dựng hệ thống sử dụng các tài nguyên sinh học ở mức các nước tiên tiến thông qua quản lý tổng hợp và hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia. Bảo vệ 57.000 loài đa dạng các sinh vật, 20 ngân hàng tài nguyên sinh học, 140.000 quần thể tài nguyên vi sinh vật và 380.000 đăng ký tài liệu sinh học (Kế hoạch tổng thể về đảm bảo an toàn, quản lý và sử dụng các tài nguyên sinh học quốc gia). Tạo điều kiện thuận lợi và sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao vị thế hiện nay lên thứ 7 thế giới trong các hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế. Toàn bộ những đề xuất tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC được tích luỹ: 151 trường hợp (2007), 250 trường hợp (2012). (7) Phổ biến giáo dục KH&CN Xây dựng môi trường để phát triển thế hệ trẻ sáng tạo bằng việc kết hợp khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật và giáo dục sáng tạo thông qua hoạt động của Quỹ Tiến bộ khoa học và sáng tạo Hàn Quốc. Mở rộng bảo tàng khoa học trên toàn quốc và tăng cường công tác tuyên truyền khoa học trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Xây dựng 120 bảo tàng khoa học gồm Bảo tàng khoa học quốc gia Gwacheon (được hoàn thành vào tháng 10/2008) và Bảo tàng khoa học quốc gia Daegu & Gwangju (2011); - Xây dựng chiến lược hỗ trợ và sử dụng hiệu quả thư viện khoa học. Điều khiển diễn đàn tương lai gồm các chuyên gia từ các lĩnh vực trên phạm vi rộng có thể thấy trước trong tương lai; Đảm bảo niềm tin của người dân vào các nhà khoa học và NC&PT thông qua chương trình đề cao những nguyên tắc trong nghiên cứu. III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH R&D QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ CAO Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
- 20 Những chương trình chính được gọi là Chương trình NC&PT quốc gia về các công nghệ cao bao gồm: 1. Chương trình R&D Mũi nhọn Thế kỷ 21 (The 21st Century Frontier R&D Program), đây là một chương trình đầy tham vọng sau dự án HAN; 2. Chương trình Phát triển Công nghệ Sinh học (Biotechnology Development Program); 3. Chương trình Phát triển Công nghệ Nano (Nano Technology Development Program); 4. Chương trình NC&PT Không gian (Space R&D Program); 5. Chương trình NC&PT Năng lượng (Energy R&D Program). 3.1. Chương trình NC&PT Mũi nhọn Thế kỷ 21 Đặc điểm chung Chương trình NC&PT Mũi nhọn Thế kỷ 21 là chương trình kế tiếp Dự án HAN. Chương trình này có sử dụng những tiềm năng nghiên cứu hay các thành tựu ban đầu của các chương trình và dự án NC&PT quốc gia, như Dự án HAN. Chương trình này được xúc tiến từ năm 1999 với mục đích là để phát triển các công nghệ cốt lõi và công nghệ mũi nhọn trong một số lĩnh vực có triển vọng. Các kế hoạch của Chính phủ hỗ trợ cho các dự án với tổng chi phí là 3,5 tỷ USD tuân theo chương trình này. Các dự án này được lựa chọn trong số các dự án có triển vọng được đề xuất. Cũng giống như Dự án HAN, các dự án sẽ là sự kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, nhưng với sự chú trọng lớn hơn nhằm vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano và vật liệu mới. Hàng năm cấp kinh phí cho mỗi dự án khoảng từ 8-10 triệu USD, thời gian hỗ trợ lên tới 10 năm. Riêng năm 2006, có 16 dự án với tổng số tiền 144,3 triệu USD từ Quỹ hỗ trợ. Một số nhóm dự án và kinh phí trong những năm gần đây Số lượng Số kinh phí Năm Ghi chú nhóm dự án (triệu USD) 2003 22 161,175 6 dự án được chuyển sang các bộ (Bộ 2004 16 (22) 123,498 (174,000) Thương mại, Công nghiệp và Năng 2005 16 129,900 lượng: 5; Bộ Thông Tin và Truyền thông: 1) 2006 16 144,300 Các đặc điểm nổi bật Định hướng chiến lược phát triển KH&CN Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Biên soạn: Trung tâm Xử lý & Phân tích Thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Định hướng chiến lược phát triển đô thị và đô thị hoá bền vững tại Việt Nam
14 p | 2270 | 978
-
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020
27 p | 1123 | 425
-
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011- 2020
86 p | 980 | 375
-
Bài giảng Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 - TS. Nguyễn Bá Ân
32 p | 333 | 43
-
Đề tài: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011 - 2020
45 p | 230 | 42
-
Tài liệu Hướng dẫn về Phát triển Kinh tế địa phương (PTKTĐP/LED) - Bản tóm tắt
30 p | 113 | 16
-
Khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 - Định hướng chiến lược phát triển: Phần 1
128 p | 101 | 8
-
Khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 - Định hướng chiến lược phát triển: Phần 2
136 p | 105 | 8
-
Chiến lược phát triển kinh tế Ngoại thương
31 p | 122 | 7
-
Những điểm mới, điểm nhấn trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030
6 p | 52 | 7
-
Chiến lược phát triển đô thị gắn với hệ thống giao thông công cộng đường thủy TP. HCM
5 p | 57 | 7
-
Định hướng hoàn thiện pháp luật hạ tầng viễn thông trong chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng đến chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
7 p | 41 | 6
-
Bản tin tri thức phát triển (Tài liệu dịch) số 1/2005
27 p | 48 | 5
-
Cần coi giải quyết vấn đề tam nông là một trong những vấn đề then chốt của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020
3 p | 96 | 4
-
Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển hải quan
4 p | 11 | 4
-
Định hướng chiến lược Khoa học và công nghệ thế giới
308 p | 23 | 3
-
Cải cách bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực đáp ứng chiến lược phát triển hải quan
5 p | 10 | 3
-
Bản tin Khoa học số 25
0 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn