ĐỐI CHIẾU CHẨN ĐOÁN CỦA SIÊU ÂM NỘI SOI THỰC QUẢN VỚI CHỤP CẮT LỚP<br />
VI TÍNH LỒNG NGỰC TRONG UNG THƯ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN<br />
VŨ HỒNG THĂNG - ĐHY Hà Nội, Khoa nội 4 Bệnh viện K<br />
VÕ VĂN XUÂN - Khoa xạ 4 Bệnh viện K<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá tổn thương tại vùng của<br />
81 trường hợp ung thư thực quản nguyên phát giai<br />
đoạn tiến triển bằng siêu âm nội soi thực quản và bằng<br />
chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, trong đó thực quản trên,<br />
giữa và dưới lần lượt là 11, 59 và 11 trường hợp. Tỷ lệ<br />
91,4% bệnh nhân đó cú dấu hiệu nuốt nghẹn đặc và<br />
72,8% gặp ung thư ở 1/3 giữa. Tổn thương sùi loét<br />
chiếm 52,4%. Siêu âm nội soi cho thấy khi khối u<br />
chiếm hơn nửa chu vi thỡ 100% cú di căn hạch vùng.<br />
Siêu âm nội soi phát hiện 76,1% di căn hạch vùng<br />
trong khi đó chụp cắt lớp vi tính phát hiện được 49,2%<br />
trường hợp. Sự phù hợp chẩn đoán (chỉ số Kappa)<br />
giữa 2 biện pháp này mức độ trung bỡnh (0,47).<br />
SUMMARY<br />
The aim of this study is to compare value of<br />
various diagnostic image and discorcodance in 81<br />
cases of locally advanced esophageal carcinoma<br />
treated in k hospital that were underwent with<br />
endoscopy ultrasonography and CT scanner. In<br />
which, 91.4% cases had trouble swallow with normal<br />
food. There is significant related between primary<br />
tumor size and metastastic regional lymph nodes. Of<br />
whom, CT scanner detected 76.1% cases with<br />
regional lymph nodes as higher that detected by<br />
endoscopy ultrasonography. The concordance of two<br />
procedures is moderate as 0.47. Assess ment of<br />
tumor site between these methods is also<br />
disconcordant.<br />
The<br />
combination<br />
of<br />
various<br />
procedures may receive accurate diagnosis for<br />
disease stage.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư thực quản (UTTQ) gặp phổ biến nhất<br />
nhiều nước trên thế giới và đứng thứ 3 trong các ung<br />
thư đường tiêu hóa sau ung thư đại trực tràng và dạ<br />
dày. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc UTTQ tại Hà Nội ở nam<br />
là 8,7/100.000 và ở nữ là 1,7/100000 dân, bệnh xếp<br />
thứ 5 trong 10 bệnh UT phổ biến. Nam giới mắc<br />
nhiều hơn nữ và tuổi thường gặp từ 50-60 tuổi [1].<br />
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp là nuốt nghẹn, đau<br />
ngực, gầy sút cân. Khi có các dấu hiệu này bệnh<br />
thường ở giai đoạn muộn và kết quả điều trị thấp,<br />
bệnh ở giai đoạn muộn chiếm tỉ lệ 60,6% [2].<br />
Mặc dự cú những tiến bộ rất lớn trong quỏ trỡnh<br />
phỏt hiện sớm, chẩn đoán bệnh, cũng như tiến bộ<br />
trong điều trị nhưng tiên lượng UTTQ cũn rất xấu.<br />
Theo nghiờn cứu của Chõu Âu tỉ lệ sống 5 năm là 5%<br />
trong những năm 78-80, 9% năm 87-89, 10% năm<br />
91-2002 [3]. Với giai đoạn tiến triển, điều trị phối hợp<br />
giữa xạ trị và hoá chất thay thế cho phẫu thuật. Các<br />
biện pháp chẩn đoán hỡnh ảnh cho phép xác định<br />
giai đoạn để có lựa chọn biện pháp điều trị ngày càng<br />
chính xác hơn. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về<br />
bệnh ung khía cạnh chẩn đoán và kết quả điều trị<br />
bệnh thư thực quản. Các nghiên cứu trước đây<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014<br />
<br />
thường tập trung phân tích giá trị chẩn đoán của<br />
phương pháp chẩn đoán hỡnh ảnh, nội soi với ung<br />
thư ở giai đoạn cũn mổ được [4], [5]. Tuy nhiên mỗi<br />
phương pháp điều có tỷ lệ chính xác nhất định. Siêu<br />
âm nội soi (SANS) không được sử dụng phổ biến<br />
trong các sơ sở điều trị ung thư như chụp cắt lớp vi<br />
tính (CLVT). Hơn thế nữa, sự phù hợp đánh giá giai<br />
đoạn giữa hai biện pháp này là câu hỏi cần đặt ra.<br />
Chính vỡ vậy, chỳng tụi tiến hành nghiờn cứu đề tài<br />
này với mục tiêu:<br />
Đánh giá sự phù hợp giữa siêu âm nội soi thực<br />
quản với chụp cắt lớp vi tính lồng ngực trong chẩn<br />
đoán tổn thương tại vùng bệnh ung thư thực quản<br />
giai đoạn tiến triển.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng<br />
giải phẫu bệnh là UTTQ giai đoạn III, IV được điều trị<br />
tại bệnh viện K.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân<br />
- Các bệnh nhân ung thư thực quản ngực và bụng<br />
giai đoạn III, IV theo phân loại của hiệp hội chống ung<br />
thư quốc tế 2004 (UICC 2004).<br />
- Các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị lần<br />
đầu tại bệnh viện K.<br />
- Thể trạng chung cũn tốt: Chỉ số toàn trạng từ 0-2<br />
theo thang điểm ECOG để can thiệp chẩn đoán,<br />
không mắc bệnh ung thư nào khác.<br />
1.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu, mô tả lâm sàng, không có nhóm<br />
chứng.<br />
- Cỡ mẫu:<br />
Cỡ mẫu tính theo công thức:<br />
<br />
n Z (21 / 2)<br />
<br />
1 p<br />
2. p<br />
<br />
Trong đó : n: cỡ mẫu<br />
: mức ý nghĩa thống kờ = 0,05 (ứng với độ tin<br />
cậy 95%).<br />
Z: giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị =<br />
0,05<br />
p : tỷ lệ đáp ứng sau điều trị, theo y văn: p = 0,70<br />
: độ chính xác tương đối = 0,15<br />
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:<br />
<br />
1 - 0,7<br />
73,17<br />
0,152.0,7<br />
Dự kiến cỡ mẫu tối thiểu là 74 bệnh nhân<br />
Các bước tiến hành<br />
- Những BN có đủ các tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ<br />
được chọn vào nghiên cứu.<br />
n 1,962<br />
<br />
185<br />
<br />
- Thu thập thông tin theo mẫu bệnh án nghiên<br />
cứu<br />
Thu thập thông tin về các điểm sau:<br />
- Tuổi, nam giới, tiền sử bản thân, tiền sử gia<br />
đỡnh. Tỡnh trạng toàn thõn, cỏc triệu chứng cơ<br />
năng.<br />
- Cỏc triệu chứng thực thể: tỡnh trạng di căn<br />
hạch: vị trí, số lượng, tính chất…<br />
- Nội soi - siờu õm thực quản: thực hiện tại phũng<br />
nội soi trường đại học Y Hà Nội để đánh giá vị trí của<br />
tổn thương, tổn thương theo chu vi thực quản, mức<br />
độ xâm lấn theo chiều dày thực quản, và mức độ có<br />
di căn hạch trung thất hay không. Kết hợp sinh thiết<br />
chẩn đoán.<br />
- Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá tỡnh trạng xõm lấn<br />
của u trong thành thực quản và tổ chức xung quanh.<br />
Đánh giá tỡnh trạng di căn hạch quanh thực quản và<br />
tỡnh trạng di căn phổi.<br />
Xử lý số liệu<br />
- Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kờ<br />
SPSS 18.0.<br />
- Phân tích kết quả theo phương pháp thống kê y<br />
học. So sánh các đại lượng bằng Test 2, các trường<br />
hợp giá trị tuyệt đối nhỏ dùng Test 2 có hiệu chỉnh<br />
Yates. So sánh sự tương đồng chẩn đoán bằng<br />
phương pháp Kappa [6].<br />
2. Kết quả nghiên cứu<br />
Qua nghiên cứu 81 bệnh nhân, được chẩn đoán<br />
xác định và điều trị UTTQ tại bệnh viện K. Trong đó<br />
100% bệnh nhân được nội soi, 80% được siêu âm<br />
nội soi, 70% được chụp thực quản quản baryt.<br />
2.1. Một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi<br />
Tuổi<br />
Số bệnh<br />
nhân<br />
(%)<br />
<br />
36-45<br />
<br />
46-55<br />
<br />
56-65<br />
<br />
>65<br />
<br />
∑<br />
<br />
5<br />
<br />
42<br />
<br />
28<br />
<br />
5<br />
<br />
81<br />
<br />
6,2<br />
<br />
51,9<br />
<br />
35,7<br />
<br />
6,2<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Nhóm tuổi hay gặp của UTTQ là 46-55,<br />
chiếm 51,9%, lứa tuổi 56-65 cũng có tỷ lệ bị bệnh cao<br />
với 28 bệnh nhân với tỷ lệ 35,7%. Lứa tuổi 65 có tỷ lệ UTTQ thấp hơn các lứa tuổi khác với<br />
6,2% mỗi lứa tuổi.<br />
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng<br />
Lâm sàng<br />
Nuốt nghẹn đặc<br />
Nuốt nghẹn lỏng<br />
Nuốt nghẹn cả đặc, lỏng<br />
Nuốt nghẹn hoàn toàn<br />
Đau ngực<br />
Gầy sút<br />
Mệt mỏi<br />
Khàn tiếng<br />
Hạch (cổ, thượng đũn)<br />
<br />
n = 81<br />
74<br />
1<br />
3<br />
2<br />
12<br />
48<br />
13<br />
5<br />
8<br />
<br />
%<br />
91,4<br />
1,2<br />
3,7<br />
2,5<br />
14,8<br />
59,3<br />
16,1<br />
6,2<br />
9,9<br />
<br />
Nhận xét: Dấu hiệu lâm sàng nổi bật thường gặp<br />
là nuốt nghẹn thức ăn đặc chiếm tới 91,4%, ngoài ra<br />
triệu chứng gầy sút phát hiện muộn chiếm tỷ lệ<br />
59,3%, một số các triệu chứng thường gặp khác là<br />
mệt mỏi, đau ngực chiếm lần lượt 16,1% và 14,8%.<br />
2.2. Đối chiếu SANS với một số phương pháp<br />
<br />
186<br />
<br />
chẩn đoán cận lâm sàng.<br />
Bảng 3: Hỡnh ảnh nội soi<br />
Tổn Thương<br />
Sùi<br />
Loét<br />
Thâm nhiễm<br />
Trên 2 tổn thương<br />
<br />
n<br />
23<br />
3<br />
3<br />
32<br />
<br />
%<br />
37,8<br />
4,9<br />
4,9<br />
52,4<br />
<br />
Nhận xét: Hỡnh ảnh thường gặp nhất là phối hợp<br />
2 tổn thương có 32 bệnh nhân chiếm 52,4% trường<br />
hợp, tổn thương sùi có 23 bệnh nhân chiếm 37,8%,<br />
tổn thương loét và thâm nhiễm đơn thuần ít gặp<br />
chiếm tỷ lệ như nhau 4,9%.<br />
Bảng 4: Chu vi khối u trên nội soi và di căn hạch<br />
trên SANS<br />
Di căn hạch<br />
Kích thước<br />
>1/2 chu vi<br />
0,05).<br />
Bảng 5: Sự tương đồng đánh giá vị trị khối u qua<br />
biện pháp chẩn đoán<br />
CLVT<br />
1/3<br />
Tổng<br />
dưới<br />
số<br />
8(100%) 0(0%)<br />
0(0%)<br />
8<br />
3(8,1%) 34(91,9) 0(0%)<br />
37<br />
1(25%)<br />
0(0%) 3(75%)<br />
4<br />
12<br />
34<br />
3<br />
49<br />
1/3 trên 1/3 giữa<br />
<br />
Siêu âm<br />
Nội soi<br />
<br />
1/3 trên<br />
1/3 giữa<br />
1/3 dưới<br />
Tổng số<br />
<br />
Nhận xét: CLVT chẩn đoán đúng vị trí 100% với<br />
ung thư thực quản đoạn 1/3 trên. Trong khi đó, với vị<br />
trí 1/3 giữa thỡ chẩn đoán đúng chiếm 91,9%, và 1/3<br />
dưới thỡ chỉ chẩn đoán đúng 75%.<br />
Bảng 6: Chẩn đoán di căn hạch trung thất giữa<br />
CLVT và SANS<br />
Siêu âm<br />
Nội soi<br />
<br />
Di căn<br />
Không<br />
Tổng số<br />
<br />
CLVT<br />
Di căn<br />
Không<br />
Tổng số<br />
33<br />
18<br />
51(76,1%)<br />
0<br />
16<br />
16(23.9%)<br />
33(49,2%) 34(51,8%)<br />
67<br />
<br />
Nhận xét: Trong tổng số 67 trường hợp có chụp<br />
CLVT lồng ngực chẩn đoán di căn 49,2%, trong khi<br />
đó siêu âm nội soi chẩn đoán 76,1% có di căn hạch<br />
trung thất. Chỉ số tương đồng trong chẩn đoán<br />
(kappa) giữa 2 biện pháp là 0,47, mức độ trung bỡnh.<br />
BÀN LUẬN<br />
Vị trí khối u: qua nội soi thỡ dựa trên khoảng cách<br />
từ cung răng trên đến vị trí khối u, nên nó xác định<br />
một cách chính xác vị trí khối u. Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi tỷ lệ UTTQ 1/3 trên, giữa, dưới lần lượt<br />
là 13,6%; 72,8%; 13,6%. Như vậy vị trí ung thư 1/3<br />
giữa thường gặp nhất, tiếp sau là 1/3 trên và dưới.<br />
Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của các tác<br />
giả khác về vị trí ung thư thường gặp nhất. Tuy<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014<br />
<br />
nhiên, cũng có một số điểm khác biệt như trong<br />
nghiên cứu của Phạm Đức Huấn, UTTQ 1/3 giữa<br />
chiếm 56%, 1/3 dưới chiếm 39,2% và 1/3 trên chiếm<br />
4,8%; hay trong nghiên cứu của Phạm Trường Giang<br />
thỡ tỷ lệ ung thư 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới tương<br />
ứng là 5,6%; 56,5%; 37,9%. Một số tác giả khác công<br />
bố kết quả tương tự như hai tác giả trên [4], [7].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự tương đồng đánh<br />
giá vị trí ở 1/3 trên là 100%, tuy nhiên có 3/37 trường<br />
hợp (8,1%) CLVT chẩn đoán 1/3 trên nhưng SANS<br />
xác định 1/3 giữa và 1 ung thư 1/3 dưới nhưng CLVT<br />
xác định 1/3 trên. Có thể nói rằng sự xác định vị trí<br />
tổn thương cũng góp phần quan trọng trong vấn đề<br />
lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp như khả năng<br />
cắt bỏ sau khi hóa chất tiền phẫu. Vỡ vậy, cần thảo<br />
luận thờm về giỏ trị của mỗi biện phỏp này khi xõy<br />
sựng phỏc đồ điều trị.<br />
- Sự liên quan giữa kích thước khối u và di căn<br />
hạch [9], [10]. Trong mẫu nghiên cứu chúng tôi nhận<br />
thấy, số bệnh nhân được đánh giá di căn hạch bằng<br />
SANS và đánh giá kích thước bằng nội soi thường cho<br />
kết quả như sau: Tỷ lệ bệnh nhân có di căn hạch của<br />
nhóm kích thước khối u chiếm trên 1/2 chu vi 100%,<br />
trong khi tỷ lệ di căn hạch của nhóm kích thước dưới<br />
1/2 chu vi là 96,7%. Dường như ở nhóm bệnh nhân có<br />
kích thước khối u lớn hơn đánh giá qua nội soi thỡ tỷ<br />
lệ di căn hạch cũng nhiều hơn khi đánh giá bằng siêu<br />
âm nội soi. Tuy nhiên với p=0,305 sự khác biệt trờn<br />
khụng cú ý nghĩa thống kờ. Khi so sỏnh giỏ trị của 2<br />
biện phỏp này về đánh giá di căn hạch vùng thỡ thấy<br />
sự khỏc nhau rừ rệt. Trong số 51 trường hợp SANS<br />
xác định có di căn hạch vùng thỡ CLVT chỉ xỏc định<br />
tương đồng 33 trường hợp, chiếm 64,7%, cũn lại<br />
35,3% khụng tỡm thấy trờn CLVT. Trong khi đó, không<br />
trường hợp nào xác định di căn hạch vùng bằng CLVT<br />
ma SANS không xác định được. Có thể nói rằng, tỷ lệ<br />
các định có di căn hạch của SANS cao hơn so với<br />
CLVT. Chỉ số Kappa khi so sánh 2 biện pháp chẩn<br />
đoán này ở mức độ khiêm tốn, K = 0,47. Chính vỡ vậy,<br />
di căn hạch cạnh khối u thỡ SANS được ưa chuộng<br />
hơn ? Tuy nhiên, di căn hạch vùng nằm xa khối u thỡ<br />
CLVT tỏ ra ưu việt hơn. Có lẽ nghiên cứu so sánh giá<br />
trị chẩn đoán hạch với ung thư giai đoạn muộn khó<br />
khăn vỡ đây là các trường hợp không mổ được nên<br />
khó có tiêu chuẩn vàng giải phẫu bệnh để kiểm chứng.<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
- Triệu chứng thường gặp nhất là nuốt nghẹn thức<br />
ăn đặc, chiếm 91,4%<br />
- Vị trí tổn thương thường gặp nhất là đoạn 1/3<br />
giữa thực quản với tỷ lệ 72,8%, hình ảnh tổn thương<br />
thường gặp là sùi chiếm 37,8% và trên hai tổn<br />
thương kết hợp (sùi loét, sùi thâm nhiễm hay rỉ máu)<br />
chiếm 52,4%.<br />
- Chỉ số tương đồng (kappa) đánh giá giai đoạn<br />
hạch giữa siêu âm nội soi và chụp cắt lớp vi tính mức<br />
độ vừa (K=0,47).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự<br />
(2004), “Kết quả bước đầu nghiên cứu dịch tễ học mô tả<br />
một số bệnh ung thư tại 6 vùng địa lý Việt Nam giai đoạn<br />
2001-2003”, tạp chí y học thực hành, số 489, Tr 11-15.<br />
2. Nguyễn Đại Bỡnh (2007), “Ung thư thực quản”,<br />
Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, NXB Y học, Tr 199210.<br />
3. Corley, Douglas A, Levin et al (2002), “Surveillance<br />
and survial in Barret’s adenocarcinomas: a population<br />
based study”, gastroenterology, 122(3), 633-640.<br />
4. Phạm Đức Huấn (2003), “Nghiên cứu điều trị<br />
phẫu thuật ung thư thực quản ngực”, Luận án tiến sĩ Y<br />
học, trường đại học YHà Nội.<br />
5. Bùi Văn Lệnh (2007), “Nghiên cứu giá trị của<br />
chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư thực<br />
quản”, Luận án Tiến sỹ Y học,trường đại học Y Hà Nội.<br />
6. Harold L. Kundel, Marcia Polansky (2003),<br />
“Measurement of Observer Agreement”, Radiology<br />
2003; 228:303–308<br />
7. Phạm Trường Giang (2004): “Nghiên cứu kết quả<br />
xạ sau mổ cắt thực quản do ung thư biểu mô tại bệnh<br />
Việt Đức giai đoạn 1994-2004”, Luận văn Thạc sỹ Y học.<br />
8. Hu Y, Fu JH, Rong TH, et al (2008), “Diagnostic<br />
value of endoscopic ultrasonography and CT in T, N<br />
stage of preoperative esophageal cancer”. Zhonghua<br />
Wei Chang Wai Ke Za Zhi. Mar;11(2):150-3.<br />
9. Takizawa K, Matsuda T, Kozu T, et al (2009),<br />
“Lymph node staging in esophageal squamous cell<br />
carcinoma: a comparative study of endoscopic<br />
ultrasonography versus computed tomography”. J<br />
Gastroenterol Hepatol. Oct;24(10):1687-91<br />
10. König AM1, Reeh M, Dancau AM, et al (2013),<br />
“Concordance of HER2 status in primary tumour and<br />
lymph node metastases in patients with esophageal<br />
carcinoma”. Anticancer Res. Nov; 33(11):4975-82.<br />
<br />
187<br />
<br />