intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: PHÁC TIÊU

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

79
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Mirabilite, Natrii Sulfas. Phác Tiêu. Tên khoa học: Natrium sulfuricum (Na2 SO 4 10H20) Phác tiêu do các cơ sở hoá chất sản xuất, kết tinh màu trắng đục: có ngậm 10 phân tử nước, vị mặn hơi chua. Phác tiêu thiên nhiên có nhiều tạp chất, đen, nhiều chất bẩn. Thứ ẩm ướt, chảy, vụn nát là kém. Tính vị: vị mặn, đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Vị, Đại tràng và Tam tiêu. Tác dụng: tiêu tích, tả nhiệt, nhuận táo....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: PHÁC TIÊU

  1. PHÁC TIÊU Tên thuốc: Mirabilite, Natrii Sulfas. Phác Tiêu. Tên khoa học: Natrium sulfuricum (Na2 SO 4 10H20) Phác tiêu do các cơ sở hoá chất sản xuất, kết tinh màu trắng đục: có ngậm 10 phân tử nước, vị mặn hơi chua. Phác tiêu thiên nhiên có nhiều tạp chất, đen, nhiều chất bẩn. Thứ ẩm ướt, chảy, vụn nát là kém. Tính vị: vị mặn, đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Vị, Đại tràng và Tam tiêu. Tác dụng: tiêu tích, tả nhiệt, nhuận táo. Dùng làm thuốc xổ. Chủ trị: ruột và dạ dày thực nhiệt, tích trệ, đại tiện táo. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g. Theo Tây y: Nhuận tràng: Liều dùng: 5 – 10 g buổi sáng nhịn đói, uống với nửa cốc nước. Tẩy: 20 - 50g hoà tan trong 300ml nước, uống làm 2 - 3 lần cách nhau 10 phút. Cách bào chế:
  2. Theo Trung Y: Phác tiêu có nhiều tạp chất, nên tinh chế lại: thứ tinh chế gọi là Huyền minh phấn, thứ kết lại trên mặt có gai nhọn gọi là Mang tiêu. Cách chế Huyền minh phấn: đem Phác tiêu cùng nấu với rau Cải cho tan ra, bỏ rau cải, gạn lấy nước trong đổ vào một cái chậu phơi sương một đêm, trên có vật kết tinh là thành. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Phác tiêu có tạp chất, cần tinh chế lại trước khi dùng. Hoà tan trong nước lọc qua bông, rồi cô lại cho kết tinh. Bảo quản: hay bị chảy nước, cần tránh ẩm để nơi thoáng gió. Nếu có nhiều, lót giấy bản hay giải màn, đựng trong hòm gỗ. Nếu có ít đựng trong lọ hoặc hộp giấy. Xem thêm vị thuốc Mang Tiêu PHAN TẢ DIỆP Tên thuốc: Folium Sennae Tên khoa học: Cassia angustifolia Vahl. hoặc Cassia acutifolia Delile Tên thông thường: lá Cây Keo. Bộ phận dùng: Lá. Tính vị: Ngọt, đắng, tính lạnh.
  3. Quy kinh: Vào kinh Ðại trường. Tác dụng: thông đại tiện, tả tích trệ. Chủ trị: Trị thức ăn đình trệ lâu ngày, táo bón, thuỷ thủng. Táo bón: Phan tả diệp dùng độc vị, hoặc phối hợp với Chỉ thực và Hậu phác. Bào chế: Thu hái vào tháng Chín, bỏ cọng cuống và phơi nắng cho khô. Liều dùng: 1,5 - 3g đối với táo bón nhẹ; 3-10g đối với táo bón nặng Kiêng kỵ: Không dùng ở phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú hoặc có thai. PHẬT THỦ Tên thuốc: Fructus citri Sarcodactylis. Tên khoa học: Citrus medica L var. Sarcodactylis Swingle. Bộ phận dùng: quả chín. Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm. Qui kinh: Vào kinh Can, Tỳ, Vị và Phế.
  4. Tác dụng: Điều hoà Can khí, khoan thông hung cách, hoá đờm, tiêu thực. Chủ trị: - Can khí uất kết: đau và cảm giác tức ngực: Dùng Phật thủ với Hương phụ, Hương duyên và Uất kim. - Tỳ khí ứ trệ biểu hiện như đầy và chướng bụng và thượng vị, đau dạy dày, kém ăn, đau thắt lưng, buồn nôn và nôn: Dùng Phật thủ với Mộc hương và Chỉ xác. - Ðau ngực và ho có nhiều đờm: Dùng Phật thủ với Tỳ bà diệp, và Hạnh nhân. Bào chế: Hái vào tháng 10 và 12 cắt thành lát và phơi nắng. Liều dùng: 3-10g.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2