intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: XÍCH THƯỢC

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Radix paeoniae Rubra Tên khoa học: Paeonia liacliflora Pall Họ Mao Lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ to dài, ngoài sắc nâu xám, trong sắc hồng hoặctrắng, chắc, nhiều bột là tốt. Thành phần hoá học: có tinh bột, chất chát, chất dính, chất đường, sắc tố. Tính vị: vị chua, đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: vào phần huyết của Can kinh. Tác dụng: tán ác huyết, tả Can hoả. Chủ trị: Dùng sống: tán tà, hành huyết. Tẩm rượu sao: thổ huyết, đổ máu cam. Tẩm giấm sao: trị kinh bế, đau bụng. ·...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: XÍCH THƯỢC

  1. XÍCH THƯỢC Tên thuốc: Radix paeoniae Rubra Tên khoa học: Paeonia liacliflora Pall Họ Mao Lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ to dài, ngoài sắc nâu xám, trong sắc hồng hoặctrắng, chắc, nhiều bột là tốt. Thành phần hoá học: có tinh bột, chất chát, chất dính, chất đường, sắc tố. Tính vị: vị chua, đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: vào phần huyết của Can kinh. Tác dụng: tán ác huyết, tả Can hoả. Chủ trị: Dùng sống: tán tà, hành huyết. Tẩm rượu sao: thổ huyết, đổ máu cam. Tẩm giấm sao: trị kinh bế, đau bụng. · Các bệnh có sốt trong đó nhiệt tà ngoại sinh xâm nhập phần dinh và huyết biểu hiện phát ban, nôn máu, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ thẫm: Xích thược phối hợp với Sinh địa hoàng và Mẫu đơn bì.
  2. · Huyết ứ biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, viêm cấp có sưng nóng đỏ đau do ngoại thương: Xích thược phối hợp với Xuyên khung, Ðương qui, Ðào nhân và Hồng hoa. Mụn nHọt: Xích thược phối hợp với Kim ngân hoa và Liên kiều. · Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Ủ mềm thái mỏng (dùng sống). Có thể tẩm rượu hoặc tẩm giấm sao. Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Rửa sạch, ủ cho đến mềm thấu, thái lát, hoặc bào mỏng. Sấy hoặc phơi khô (dùng sống). - Sau khi bào thái mỏng sấy khô, tẩm rượu 2 giờ rồi sao, hoặc tẩm giấm sao. Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, tránh ẩm sinh mốc. Liều lượng: 3-10g Kiêng ky: huyết hư, không bị ứ trệ thì kiêng dùng. Không dùng chung với Lê lô.
  3. XÍCH TIỂU ĐẬU (Đậu Đỏ) Tên khoa học: PhaseoÚus anguÚaris Wigth Họ Cánh Bướm (Papilionaceae) Bộ phận dùng: hạt. Hạt già mẩy, bỏ vỏ, nhân hồng, khô, rắn chắc, không mốc mọt là tốt. Thành phần hoá học: chất dầu béo, albumin, sinh tố B1, B2, acid nicotinic... Tính vị: vị ngọt, chua, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Tâm và tiểu trường. Tác dụng: lợi thuỷ, hành huyết, tiêu sưng tấy, rút mủ Chủ trị: trị thuỷ thũng, trị tả lỵ và ung nhọt. Liều dùng: Ngày dùng 12g đến 40g. Kiêng ky: âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng. Cách bào chế: Theo Trung Y:
  4. - Ngâm nước rồi ủ cho mọc mầm, lấy ra phơi khô dùng. - Dùng tươi hoặc khô, có thể sao qua. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tạng nhiệt thì dùng sống, tạng hơi hàn thì sao qua nhưng thường dùng sống. Có thể sao đen tồn tính theo yêu cầu của lương y để an thần và lợi tiểu. Bảo quản: phơi khô, đậy kín, để nơi khô ráo tránh ẩm, đề phòng sâu mọt. Nên phơi nắng mỗi khi thấy chớm mốc mọt. XUÂN BÌ Tên thuốc: Cortex Ailanthi Tên khoa học: Ailanthus altissima (Mill) Swingle. Bộ phận dùng: và phương pháp chế biến: Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây. đ Tính vị: Vị đắng se và, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Đại trường, Vị và Can. Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp và chữa khí hư. Chủ trị:
  5. - Tiêu chảy hoặc lỵ do thấp nhiệt: Dùng phối hợp với Hoàng liên, Hoàng cầm, và Mộc hương. - Khí hư mầu vàng do thấp nhiệt: Dùng phối hợp với Hoàng bá. - Thống kinh hoặc chảy máu tử cung do huyết nhiệt: Dùng phối hợp với Qui bản, Bạch thược và Hoàng cầm. Liều dùng: 3-5g Bào chế: Thu hái quanh năm. Sau khi loại bỏ vỏ thô, phần vỏ rễ còn lại phơi khô dưới ánh nắng, sau đó cắt thành từng đoạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2