Giáo án Ngữ văn 7 bài 31: Ôn tập Tập làm văn
lượt xem 18
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 7 bài 31: Ôn tập Tập làm văn để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 7 bài 31: Ôn tập Tập làm văn được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 7 bài 31: Ôn tập Tập làm văn
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm. - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài dạy: - Khái quát, hệ thống các vb biểu cảm và nghị luận đã học. - Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận. * Kĩ năng sống: - Tự nhận thức và xác định được đặc điểm và cách làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận. - Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận. 3. Thái độ: - Có ý thức ôn tập nghiêm túc chuẩn bị tốt cho thi HKII. B. Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, CKTKN. - HS: đọc trước bài và soạn bài theo hướng dẫn. C. Phương pháp: - PP: Nêu vấn đề, vấn đáp, quy nạp. - KT: Hỏi đáp, động não. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập. III. Bài mới: (40’) 1
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 Trong chương trình kì I và kì II, chúng ta đã học về vb biểu cảm và vb nghị luận. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập. Hoạt động của GV và HS Ghi bảng A. Về văn bản biểu cảm: ? Kể tên các vb b/c đã học? I. Củng cố kiến thức: H. Kể tên 5 văn bản. 1. Các vb đã học. - Mùa xuân của tôi. - Sài Gòn tôi yêu. - Một thứ quà của lúa non: Cốm. - Cổng trường mở ra. ? Đặc điểm của vb b/c? - Ca Huế trên sông Hương. Minh hoạ bằng các vb cụ 2. Đặc điểm của vb biểu cảm. thể? - Mục đích: biểu hiện t/c, thái độ, cách đánh giá của H. Suy nghĩ, trả lời. người viết đối với việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn G. Nhận xét, chốt. học. - Cách thức: khai thác những đặc điểm, t/c của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... nhằm bộc lộ t/c, sự đánh giá của mình. ? Yếu tố miêu tả, tự sự có - Về bố cục: Theo mạch t/c, suy nghĩ. vai trò gì trong vb b/c? 3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn b/c. - Ví dụ: Đoạn tả đêm mùa - Không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân xuân trong bài “Mùa xuân dung hay sự việc mà nhằm để khơi gợi cảm xúc, t/c. của tôi”. 4. Vai trò của yếu tố tự sự trong vb b/c. - Ví dụ: Cổng trường mở ra, - Để thể hiện cảm xúc, tâm trạng chứ không nhằm Ca Huế ... mục đích kể lại toàn bộ sự việc. 2
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 ? Cần làm gì để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với con người, 5. Khi muốn biểu cảm: (bày tỏ t/y thương, lòng sv, hiện tượng? ngưỡng mộ, ngợi ca đối với 1 con người, sv, hiện - H. Thực hành câu 6,7,8. tượng) thì phải nêu được: Ví dụ: Sài Gòn tôi yêu, mùa - Vẻ đẹp bên ngoài. xuân của tôi. - Đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác (So sánh; Đối lập, tương dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người phản; Câu hỏi tu từ; Điệp; và cảnh vật; sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu Câu cảm thán, hô ngữ). và vì sao. 6. Các biện pháp tu từ trong văn b/c. - Sử dụng phổ biến các BPTT. - HS thảo luận nhóm tổ, các 7. Bố cục của bài văn b/c: nhóm cử đại diện trình bày. a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tấc phẩm. Nêu cảm xúc, tình cảm, đánh giá khái quát b. Thân bài: Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng. Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng quát - Các nhóm tự chọn đoạn c. Kết bài: Ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người văn và thảo luận . viết B. Văn bản nghị luận: ? Kể tên vb, t/g của các I. Củng cố kiến thức: VBNL đã học? 1. Các văn bản đã học: (4 vb) * Chú ý: Các câu tục ngữ là - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh những VBNL cơ đúc, ngắn - Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai gọn, mỗi câu là 1 luận đề, - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng luận điểm. - Ý nghĩa văn chương - Hồi Thanh 3
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 ? Trong đời sống VBNL tồn 2. Nghị luận trong đời sống. tại ở các dạng gì? - NL nói: Tranh luận, ý kiến trao đổi, bình luận thời sự, thể thao, lời giảng... - NL viết: các bài xã luận, bình luận, phê bình, nghiên cứu... 3. Những yếu tố quan trọng trong VBNL. - Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận. ? Trong VBNL cần có các - Vấn đề chủ yếu là lập luận. yếu tố nào? Yếu tố nào là 4. Luận đề - luận điểm. chủ yếu? - Luận đề: Vđ chủ yếu và khái quát nêu trong đề bài. ? Phân biệt luận đề, luận - Luận điểm: Những khía cạnh, bình diện, bộ phận điểm? của luận đề. ( Một luận đề có nhiều hoặc một luận điểm) 5. Dẫn chứng và lí lẽ. - Dẫn chứng trong văn CM phải tiêu biểu, chọn lọc, phù hợp với luận điểm, luận đề. ? Đặc điểm của d/c, lí lẽ? - Dẫn chứng phải được phân tích bằng lí lẽ, lập luận (ko chỉ liệt kê). - Lí lẽ, lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, logic; là chất keo kết nối các d/c, làm sáng tỏ, nổi bật d/c. 6. Bố cục của bài văn nghị luận: a. Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã ? So sánh 2 đề bài và rút ra hội( luận điểm xuất phát, tổng quát). sự khác biệt của văn CM, b. Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài(có văn GT? thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ). 4
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 c. Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. C. Luyện tập VBBC: Bài 1: Phân tích các yếu tố miêu tả và tự sự trong vb "Sài Gòn tôi yêu". - Miêu tả: các cô gái SG - Tự sự: Người SG bất khuất trong đấu tranh. -> Thể hiện tình yêu mến, gắn bó với SG. Bài 2: Nhận xét về tác dụng của các ngôn ngữ biểu cảm trong một đoạn văn biểu cảm tự chọn. - Đoạn: "Ấy đấy...uyên ương đứng cạnh" trong vb "Mùa xuân của tôi": Ngôn ngữ biếu cảm trực tiếp kết hợp với các BPTT so sánh, phóng đại thể hiện tình yêu tha thiết đối với mùa xuân HN. Câu 7:(sgk) Nội dung biểu cảm - Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, đánh giá, nhận xét của người viết Mục đích biểu - Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của cảm người viết Phương tiện biểu - Câu cảm, so sánh, tương phản, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, trực cảm tiếp bộc lộ tư tưởng, cảm xúc… 5
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - Gọi HS xác định các luận điểm. D. Luyện tập VBNL: Bài 1:Xác định luận điểm chính trong vb "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. - Lịch sử ta có nhiều cuộc k/c vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. - Hs thảo luận nhóm bàn. - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. - Bổn phận của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đếu được thực hành vào công việc yêu nước, công việc k/c. Bài 2: Trình bày nhiệm vụ của chứng minh và giải thích. - Chứng minh là dựng lí lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới(cân được chứng minh) là đáng tin cậy. + Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh. + Nêu lí lẽ và dẫn chứng đẻ chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. + Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. 6
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - Giải thích là làm rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ...cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. + Mở bài:Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. + Thân bài: Lần lượt trình bày các nơi dung giải thích.Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp. + Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người. GV hướng dẫn HS thực hiện các * So sánh 2 đề bài: (sgk 140). bước làm bài. + Giống: - Chung 1 luận đề. ? Xác định kiểu bài - Cùng phải sử dụng lí lẽ, ? Đề bài yêu cầu giải thích điều gì. d/c, lập luận. + Khác: Đề a Đề b ? Phần mở bài cần giới thiệu được - Kiểu bài: giải - Kiểu bài: CM điều gì. thích. - Vđ (g/thiết) đã - Vđ (g/thiết) rõ. chưa rõ. - D/c là chủ yếu. - Lí lẽ là chủ - Cần chứng tỏ ? Giải thích nghĩa đen của câu tục yếu. sự đúng đắn của ngữ. - Cần làm rõ b/c vđ. 7
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 vđ. ? Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ. Bài 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành ? Nghĩa sâu. công". 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Kiểu bài: giải thích - Vấn đề cần giải thích: câu tục ngữ:"Thất bại là mẹ thành công". 2. Lập dàn ý: ? Kết bài cần khẳng định điều gì. * Mở bài: - HS chia nhóm viết từng đoạn văn. - Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa - GV gọi HS đọc bài và tổ chức khuyên con người phải biết vượt qua nhận xét, sửa chữa bài. khó khăn thử thách, thậm chí cả thất bại để đạt được thành công. * Thân bài: - Nghĩa đen: + Thất bại: chỉ kết quả xấu khi thực hiện công việc + Thành công: chỉ kết quả tốt khi thực hiện công việc. - Nghĩa bóng: + Khó khăn thử thách là yếu tố tất 8
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 yếu đối với bất cứ công việc nào. + Cần coi thất bại là bài học để mình rút kinh nghiệm, không nên nản lòng. + Cần tìm ra những nhược điểm, hạn chế của mình để khắc phục. - Nghĩa sâu: + Phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, từ đó chúng ta sẽ có thành công. + Muốn đạt được những mục đích cao đẹp trong c/s thì phải kiên trì quyết tâm theo đuổi mục đích riêng của mình. * Kết bài: Khẳng định biết kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. 3. Viết bài: 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa: IV. Củng cố: (3’) ? Qua tiết ôn tập, em cần nắm được điều gì. V. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Nắm chắc yêu cầu của việc viết bài văn nghị luận. - Tiếp tục ôn tập về văn nghị luận giải thích và chứng minh. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 9
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 26: Sống chết mặc bay
20 p | 1592 | 125
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 24: Ý nghĩa văn chương
15 p | 944 | 55
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ
10 p | 1391 | 53
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 28: Ca Huế trên sông Hương
8 p | 792 | 45
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 7: Bánh trôi nước
8 p | 708 | 39
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
7 p | 1473 | 35
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 33: Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (tiếp)
8 p | 803 | 25
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
8 p | 975 | 24
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 21: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
8 p | 579 | 23
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 29: Quan Âm Thị Kính
16 p | 472 | 22
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 32: Ôn tập Tiếng Việt
6 p | 473 | 22
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 25: Ôn tập văn nghị luận
10 p | 536 | 19
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội
20 p | 787 | 15
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 2: Mạch lạc trong văn bản
7 p | 354 | 10
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 2 sách Kết nối tri thức: Khúc nhạc tâm hồn
16 p | 23 | 4
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 3 sách Kết nối tri thức: Cội nguồn yêu thương
11 p | 38 | 4
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 1 sách Kết nối tri thức: Bầu trời tuổi thơ
12 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn