Giáo trình Lập trình python cơ bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
lượt xem 13
download
Giáo trình "Lập trình Python cơ bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp sinh viên nắm vững cú pháp khai báo biến, cấu trúc điều khiển, cấu trúc lặp; trình bày được cú pháp tạo hàm; làm việc được với tập tin và thư mục. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lập trình python cơ bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
- UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: LẬP TRÌNH PYTHON CƠ BẢN NGÀNH/ NGHỀ: TIN HỌC ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:459/QĐ-NSG, ngày 31 tháng 08 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn Tp.Hồ Chí Minh, năm 2022
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Môn học này thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo ngành tin học ứng dụng hệ cao đẳng. Lập trình Python cơ bản là môn học bắt buộc trong chương trình ngành Tin học ứng dụng trình độ cao đẳng. Nội dung giáo trình gồm 8 chương: - Chương 1: Tổng quan về lập trình python - Chương 2: Phép toán cơ bản, biến và nhập xuất trong python - Chương 3: Cấu trúc điều khiển, vòng lặp và cấu trúc dữ liệu mảng - Chương 4: Numpy - Chương 5: Sets và dictionaries - Chương 6. Strings - Chương 7.Hàm - Chương 8. Lỗi và sửa lỗi Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã kết hợp kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm của nhóm tác giả với mong muốn có thể giúp cho học sinh – sinh viên dễ dàng nắm bắt được nội dung của môn học. Mặc dù, rất cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, nhóm tác giả chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Tp.HCM , ngày 30 tháng 01 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Đào Thị Xuân Hường 2. ………… 3. …………. ……………
- MỤC LỤC Contents Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH PYTHON ........................................... 1 1.1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình python ........................................................ 1 1.2. Lịch sử phát triển Python ................................................................................ 2 1.3. Cài đặt, cấu hình python ................................................................................. 2 1.4. Một số lời khuyên hữu ích cho những người mới............................................ 7 1.5. Các ứng dụng hỗ trợ lập trình python (IDE).................................................... 8 Chương 2. PHÉP TOÁN CƠ BẢN, BIẾN VÀ NHẬP XUẤT TRONG PYTHON 11 2.1. Sử dụng VS Code ......................................................................................... 11 2.2. Các phép toán ............................................................................................... 12 2.3. Biến .............................................................................................................. 13 2.4. Nhập xuất cơ bản .......................................................................................... 16 Chương 3. CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN, VÒNG LẶP VÀ CẤU TRÚC MẢNG .... 19 3.1. Cấu trúc if .................................................................................................... 19 Bài tập có lời giải ................................................................................................... 23 Bài tập thực hành ................................................................................................... 24 3.2. Cấu trúc lặp While ........................................................................................ 24 3.3. Cấu trúc dữ liệu mảng .................................................................................. 29 3.4. Cấu trúc lặp For ............................................................................................ 34 3.5. Break, continue và pass ................................................................................ 36 Bài tập có lời giải ................................................................................................... 36 Bài tập thực hành ................................................................................................... 38 Chương 4. NUMPY ............................................................................................. 40 4.1. Giới thiệu Numpy ......................................................................................... 40 4.2. Cài đặt thư viện numpy................................................................................. 40 4.3. Numpy arrays ............................................................................................... 41
- Bài tập thực hành ................................................................................................... 44 Chương 5. SETS VÀ DICTIONARIES................................................................ 45 5.1. Set ................................................................................................................ 45 5.2. Dictionaries .................................................................................................. 47 Bài tập có lời giải ................................................................................................... 51 Bài tập thực hành ................................................................................................... 51 Chương 6. STRINGS ........................................................................................... 53 6.1. Khái niệm và khởi tạo Strings ....................................................................... 53 6.2. Hàm và xử lý Strings .................................................................................... 55 Bài tập thực hành ................................................................................................... 55 Bài tập thực hành ................................................................................................... 56 Chương 7. HÀM .................................................................................................. 58 7.1. Khái niệm và cú pháp ................................................................................... 58 7.2. Một số ví dụ ................................................................................................. 60 7.3. Biến đoạn code bất kỳ thành hàm ................................................................. 64 Bài tập có lời giải ................................................................................................... 66 Bài tập thực hành ................................................................................................... 67 Chương 8. LỖI VÀ SỬA LỖI .............................................................................. 69 8.1. Các dạng lỗi trong lập trình .......................................................................... 69 8.2. Xử lý lỗi runtime .......................................................................................... 70 8.3. Xử lý lỗi logic .............................................................................................. 72 8.4. Các lưu ý khi viết code để hạn chế lỗi........................................................... 77 Bài tập thực hành ................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 80
- GIÁO TRÌNH MÔN LẬP TRÌNH PYTHON CƠ BẢN Tên môn học/mô đun: Lập Trình Python Cơ Bản Mã môn học/mô đun: MH30 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: : Môn học này thuộc khối kiến thức chuyên môn, bắt buộc trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành Tin học ứng dụng. - Tính chất: là môn học bắt buộc. Môn học nhằm giúp sinh viên bước đầu làm quen với môi trường lập trình python, sinh viên thực hiện nhiều ví dụ để nắm rõ hơn các kỹ thuật lập trình nhằm xây dựng ứng dụng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Ý nghĩa: Python hiện là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới. Ưu điểm nổi bật của Python là dễ học, dễ viết. Không những thế, Python còn có một cộng đồng người dùng lớn và hệ thống thư viện mã nguồn mở đồ sộ giúp bạn hoàn thành các dự án của mình nhanh chóng và hiệu quả. Cho dù đó là một dự án về phân tích dữ liệu, học máy, xử lý ảnh, game, điều khiển thiết bị, hoặc chỉ đơn giản là tự động hóa các tác vụ trên máy tính của bạn, thì gần như bạn đều có thể tìm thấy các thư viện Python hỗ trợ. Vai trò: Môn học này áp dụng cho sinh viên ngành Tin học ứng dụng trình độ Cao đẳng. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Nắm vững cú pháp khai báo biến, cấu trúc điều khiển, cấu trúc lặp + Trình bày được cú pháp tạo hàm + Làm việc được với tập tin và thư mục - Về kỹ năng: + Sử dụng được các kiến thức cơ bản của python để giải quyết các bài toán cụ thể - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong công việc.
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH PYTHON Mục tiêu: Sau khi học xong chương này sinh viên có thể: - Trình bày được khái niệm về biến, toán tử và các hàm toán học; - Áp dụng để viết mã và thi hành chương trình đơn giản 1.1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình python Python là một ngôn ngữ lập trình cấp cao và đa dụng (general- purpose) được phát triển bởi Guido van Rossum. Phiên bản đầu tiên của nó được phát hành vào năm 1991. Tên của nó được đặt theo chương trình hài Monty Python1 của Anh như một cách phản ánh triết lý thiết kế của Python: một ngôn ngữ lập trình thú vị khi sử dụng. HÌNH 1-1 Logo của Python. Triết lý của ngôn ngữ lập trình Python được mô tả bằng những cách ngôn trong tài liệu The Zen of Python (PEP 20) như: Simple is better than complex (tạm dịch: Đơn giản tốt hơn phức tạp). Complex is better than complicated (tạm dịch: Phức hợp tốt hơn phức tạp). Explicit is better than implicit (tạm dịch: Tường minh tốt hơn là ngầm định). Readability counts (tạm dịch: Lưu tâm đến sự dễ đọc hiểu). Với những triết lý đó, Python hướng tới sự đơn giản, ngắn gọn trong mã lệnh của mình. Bạn sẽ cảm nhận được điều này khi bắt đầu lập trình với Python và so sánh nó với các ngôn ngữ như C/C++, Java. Đến nay, Python đã được phát triển qua nhiều phiên bản. Hai nhóm phiên bản được sử dụng hiện nay là Python 2.x và Python 3.x. Tuy nhiên, các phiên bản 2.x đã không còn 1 Theo General Python FAQ, docs.python.org GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 1
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng được hỗ trợ đầy đủ từ ngày 1/1/20201. Phiên bản mới nhất của Python là 3.10 (phát hành ngày 4/10/2021)2. 1.2. Lịch sử phát triển Python3 Python được bắt đầu phát triển vào cuối những năm 1980 bởi Guido van Rossum tại Centrum Wiskunde & Informatica (CWI), Hà Lan như một ngôn ngữ kế thừa của ngôn ngữ lập trình ABC có khả năng xử lý ngoại lệ và giao tiếp với hệ điều hành Amoeba. Python được bắt đầu phát triển vào tháng 12 năm 1989. Vào thời điểm đó, van Rossum là tác giả duy nhất của dự án, với tư cách là nhà phát triển chính, cho đến ngày 12 tháng 7 năm 2018. Vào tháng 1 năm 2019, các nhà phát triển cốt lõi Python đã bầu ra một Hội đồng chỉ đạo gồm năm thành viên để lãnh đạo dự án. Python 2.0 được phát hành vào ngày 16 tháng 10 năm 2000, với nhiều tính năng mới. Python 3.0, được phát hành vào ngày 3 tháng 12 năm 2008, với nhiều tính năng chính vẫn hỗ trợ ngược Python 2.6.x và 2.7.x. Các bản phát hành của Python 3 tích hợp tiện ích 2to3 giúp dịch mã tự động từ Python 2 sang Python 3. Python 2.7 ban đầu được chỉ định sẽ chấm dứt hoạt động vào năm 2015, nhưng sau đó bị hoãn lại đến năm 2020 vì những lo ngại về việc chuyển đổi các code Python 2 hiện có sang Python 3. Từ thời điểm đó, Python 2 không nhận được thêm bất kỳ bản vá bảo mật hoặc cải tiến nào nữa. Sau khi Python 2 bị ngừng hỗ trợ, chỉ còn Python 3.6.x và các phiên bản mới hơn được hỗ trợ. Một thời gian sau, Python 3.6 cũng bị ngừng hỗ trợ. Đến năm 2021, Python 3.9.2 và 3.8.8 được phát triển vì tất cả các phiên bản Python trước (bao gồm 2.7) đều có vấn đề bảo mật có thể khiến máy tính bị thực thi mã từ xa và nhiễm độc bộ nhớ web cache. Vào năm 2022, Python 3.10.4 và 3.9.12 được phát triển và các bản cũ hơn bao gồm 3.8.13 và 3.7.13 được cập nhật vì nhiều vấn đề bảo mật. 1.3. Cài đặt, cấu hình python Có nhiều cách khác nhau để lập trình với Python. Phần này mô tả ba cách phù hợp với các nhóm người dùng với điều kiện về thiết bị khác nhau. Cách 1. Lập trình Python trên máy tính sử dụng VS Code 2 Theo PEP 619 -- Python 3.10 Release Schedule 3 Theo https://en.wikipedia.org/wiki/Python_(programming_language) GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 2
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng Nếu bạn sở hữu một máy tính cá nhân thì nên dùng cách này để tận dụng được đầy đủ chức năng của Python một cách thuận tiện. Trước tiên, bạn cần cài đặt trình biên dịch Python (Python interpreter). Nên chọn phiên bản Python 3.7 hoặc mới hơn. 4Một lưu ý khi cài đặt Python intepreter là bạn nên tick vào ô “Add Python ... to PATH” ở cửa sổ cài đặt đầu tiên (xem Hình 1-2). Sau khi đã cài đặt xong trình biên dịch Python, bạn nên cài đặt một editor (trình soạn thảo) hoặc một IDE (Integrated Development Environment) để lập trình Python được dễ dàng hơn. Có nhiều editor, IDE khác nhau hỗ trợ lập trình Python. Trong giáo trình này, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Visual Studio Code 5 (VS Code). Editor này có các ưu điểm như: Miễn phí, mã nguồn mở, hỗ trợ nhiều nền tảng (Windows, Linux, Mac). IntelliSense: giúp viết code nhanh chóng hơn bằng cách đưa ra các lựa chọn tự động hoàn thành code cho bạn. Hỗ trợ tìm và sửa lỗi (debug) hiệu quả. Nhiều extension hữu ích: như kết nối với Git, đọc file Jupyter Notebook (.ipynb), hỗ trợ Docker. HÌNH 1-1 Lưu ý: Khi cài đặt Python nên tick vào ô Add Python ... to PATH để thuận tiện chạy các Scripts Python về sau.. 4 Download Python phiên bản mới nhất tại https://www.python.org/downloads/. Với những phiên bản cũ, download tại https://www.python.org/ftp/python/. 5 Download bản cài đặt VS Code tại https://code.visualstudio.com/download. GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 3
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng HÌNH 1-2- Giao diện của Visual Studio Code Sau khi cài đặt VS Code xong, bạn nên thực hiện các bước sau để tạo một file code Python đầu tiên và cũng để VS Code hoàn tất cài đặt các extension hỗ trợ lập trình Python. - Chọn File > Open Folder… - Tạo mới hoặc chọn một thư mục rồi nhấn Select Folder. Lưu ý: đối với máy tính sử dụng Windows, bạn nên chọn một thư mục trong ổ D: hoặc một ổ đĩa mà bạn có đầy đủ quyền chạy các mã lệnh. Không dùng các thư mục có tên “python” hoặc “code” vì có thể gây lỗi về sau. Tên và đường dẫn thư mục tốt nhất là không chứa khoảng trắng và không chứa dấu tiếng Việt. GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 4
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng - Nhấn vào biểu tượng và nhập tên file. Lưu ý: Tên file phải có phần mở rộng .py. Không nên dùng tên file python.py hoặc code.py để tránh bị lỗi khi chạy. Tên file tốt nhất là không chứa khoảng trắng và không chứa dấu tiếng Việt. - Sau khi tạo file xong, VS Code có thể hỏi bạn có muốn cài đặt extension cho Python không. Hãy chọn Install - Nhập nội dung sau đây vào file vừa tạo:#%% - Nhấn Shift-Enter để chạy. Lưu ý: Lúc này VS Code có thể hỏi bạn muốn cài đặt các extension hỗ trợ không, hãy chọn Install. - Nếu kết quả hiện ra như hình sau tức là bạn đã hoàn thành cài đặt và chạy thành công đoạn lệnh Python đầu tiên. GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 5
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng - Chọn File > Auto Save để VS Code tự động lưu code. Cách 2. Lập trình Python trên máy tính sử dụng trình duyệt web Nếu bạn sử dụng máy tính công cộng hoặc một máy tính không thể cài đặt Python thì bạn có thể sử dụng trình duyệt web có kết nối internet và truy cập vào địa chỉ sau để lập trình Python: https://www.onlinegdb.com/online_python_compiler. Lưu ý: Cách này không đảm bảo hỗ trợ đầy đủ chức năng của Python. Chỉ nên dùng khi không thể cài đặt Python và VS Code như cách 1. GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 6
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng HÌNH 1-3. Giao diện trang OnlineGDB Cách 3. Lập trình Python sử dụng smartphone Trong trường hợp không có máy tính, bạn vẫn có thể lập trình Python bằng cách sử dụng smartphone và cài đặt ứng dụng Pydroid 3 (hoặc một ứng dụng tương tự). Lưu ý: cách này không được khuyến khích sử dụng vì không hỗ trợ đủ tính năng của Python. Chỉ nên sử dụng tạm thời cách này trong một thời gian ngắn khi không thể dùng máy tính. HÌNH 1-4. Ứng dụng Pydroid 3 trên Google Play 1.4. Một số lời khuyên hữu ích cho những người mới Lập trình là một kỹ năng. Vì vậy nếu muốn lập trình tốt không có cách nào khác ngoài thực hành. Tự mình thực hành càng nhiều càng tốt! Một số kinh nghiệm khi luyện lập trình: - Cảm thấy không hiểu rõ khi lần đầu học về một khái niệm, kỹ năng lập trình. Điều này là hoàn toàn bình thường! Bạn chỉ cần bỏ thêm chút thời gian xem lại một vài lần, rồi tự mình ngồi code lại nội dung được học thì sẽ dần dần hiểu rõ. GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 7
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng - Thậm chí đôi khi bạn đã rất cố gắng mà vẫn cảm thấy không hiểu rõ hết. Không sao cả! Có một hiện tượng là: dường như não của chúng ta tự động tổng hợp kiến thức mà nó từng biết qua. Sau một học kỳ, hoặc vài tháng, thậm chí một năm sau, bạn sẽ ngạc nhiên khi gặp lại kiến thức lúc trước bạn thấy bế tắc: lúc này bạn hiểu nó rất rõ ràng! Vì vậy, đừng ngại khi học qua một lần mà chưa hiểu rõ. - Keep learning! - Những lần đầu lập trình đôi khi giống học thuộc lòng, sao chép code. Tức là bạn xem code mẫu rồi gõ lại giống như vậy. Điều này cũng hoàn toàn bình thường! Học thuộc luôn luôn là một phần của việc thu nạp kiến thức. - Đừng ngại ngồi gõ lại code mẫu. Tự mình gõ lại code khác xa với việc ngồi nhìn code và nghĩ rằng mình hiểu. Gõ lại code giúp bạn trải nghiệm lập trình. Khi bạn gõ và chạy code, bạn sẽ tự nhiên ghi nhớ, tư duy và phát hiện các lỗi, các vấn đề trong đoạn lệnh. Bạn sẽ hiểu nó cặn kẽ và từ từ sẽ tự viết được các đoạn code theo ý mình. - Internet có thể rất hữu ích. Nếu gặp những lỗi khó hiểu khi lập trình, hoặc nghĩ mãi chưa ra cách lập trình cho một vấn đề, bạn có thể thử google. Nhiều khả năng bạn sẽ tìm được lời giải từ các diễn đàn, các bài viết về lập trình. Tuy nhiên, đừng lạm dụng! Lúc nào cũng tra google trước khi tự mình tìm cách giải quyết, hoặc chỉ copy code mà không hiểu, chắc chắn sẽ có hại cho bạn! Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận với vấn đề đạo văn (plagiarism). Nên tìm hiểu về quy định bản quyền của đoạn code mà bạn định sử dụng và nhớ phải ghi nguồn. - Thực hành càng nhiều càng tốt! 1.5. Các ứng dụng hỗ trợ lập trình python (IDE) - PyCharm – Phần mềm hỗ trợ lập trình Python hiệu quả PyCharm là một trong những phần mềm đa nền tảng có thể sử dụng các hệ điều hành như Windows, macOS và Linux. Chúng được dùng để hỗ trợ lập trình Python. PyCharm chứa API mà các nhà phát triển có thể sử dụng để viết các plugin Python của riêng họ. Thông qua đó, họ có thể mở rộng thêm các chức năng cơ bản. GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 8
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng HÌNH 1-2.PyCharm IDE Pycharm là phần mềm hỗ trợ lập trình Python được nhiều người sử dụng nhất hiện nay Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí với những tính năng hỗ trợ tìm kiếm siêu thông minh giúp bạn tìm kiếm bất kỳ loại tiệp biểu tượng hay lớp nào. Phần mềm còn cho phép bạn truy cập PostgreSQL, Oracle, MySQL, SQL Server và nhiều cơ sở dữ liệu khác. Link download: https://www.jetbrains.com/pycharm/ - Spyder – IDE hỗ trợ nhiều tiện ích Đây là phần mềm hỗ trợ code Python sở hữu rất nhiều tính năng hữu ích giúp xây dựng ứng dụng nhanh chóng. Spyder được thiết kế để tích hợp với các phần mềm mở nguồn như Matplotlib, SciPy, NumPy, Pandas, SymPy… Phần mềm này hoàn toàn miễn phí và hỗ trợ đa dạng các hệ điều hành như Windows, mac OS hay Linux. 1-5. Spyder Python Spyder IDE Sản phẩm phần mềm này hỗ trợ các tính năng hữu ích như chạy mã Python theo ô, dòng hoặc theo file, vẽ biểu đồ hoặc chuỗi thời gian. Ngoài ra, Spyder còn có khả năng thực hiện thay đổi trong khung ngày hoặc mảng numpy. Chúng giúp mã code hoàn thành nhanh chóng, phát hiện lỗi chính xác. Link download Spyder: https://www.spyder-ide.org/ - Phần mềm Pydev GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 9
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng Đây là một IDE hỗ trợ lập trình Python khá đơn giản với vai trò là một trình thông dịch mạnh. Sản phẩm phần mềm chủ yếu tập trung vào việc tái cấu trúc của mã python, khắc phục lỗi trong lập trình giao diện, phân tích mã,… 1-6. Pydev là một phần mềm tích hợp Django sở hữu nhiều tính năng nổi bật như gợi ý kiểu, tái cấu trúc, gỡ lỗi và phân tích mã, hỗ trợ mypy, định dạng màu đen và môi trường ảo và phân tích chuỗi f. Ngoài ra, PyDev còn hỗ trợ tích hợp PyLint, hỗ trợ bảng điều khiển tương tác, tích hợp Unittest cùng trình gỡ lỗi từ xa… Link tải phần mềm Pydev : http://www.pydev.org/ - Phần mềm IDLE Là một trong những phần mềm hỗ trợ lập trình tốt nhất cho Python, IDLE đã được tích hợp với ngôn ngữ mặc định IDLE – là một môi trường phát triển tích hợp phổ biến được viết bằng Python và nó đã được tích hợp với ngôn ngữ mặc định. Phần mềm này được sử dụng hầu hết bởi các nhà phát triển với trình độ cơ bản, muốn thực hành python nên khá đơn giản. Nếu bạn muốn tìm hiểu Python, đây là một sự lựa chọn tối ưu. IDLE có thể hỗ trợ soạn thảo văn bản đa cửa sổ với nhiều tính năng như hoàn tác, tô sáng đoạn mã đã chọn, thụt đầu dòng thông minh. Ngoài ra, công cụ cũng giúp gỡ lỗi nhanh chóng tại các điểm dừng liên tục, chế độ xem toàn cầu. Mặt khác cũng có khả năng hỗ trợ hộp thoại, trình duyệt hiệu quả. Link tải phần mềm IDLE: https://docs.python.org/3/library/idle.html - Phần mềm hỗ trợ lập trình Python Wing Nếu bạn đang loay hoay tìm một phần mềm lập trình Python mà chưa có lựa chọn phù hợp thì có thể nghĩ đến IDE Wing. Wing được sử dụng khá phổ biến với rất nhiều tính năng mạnh mẽ. Chính vì vậy, các nhà phát triển khuyến khích sử dụng Wing để lập trình Python. Với khả năng sửa lỗi và trình soạn thảo vô cùng thông minh, Wing giúp giúp tốc độ phát triển Python nhanh chóng và chính xác hơn. Phần mềm hỗ trợ lập trình Python Wing Một vài tính năng nổi bật của Wing có thể kế đến là di chuyển xung quanh mã với định nghĩa, chỉnh sửa mục chỉ biểu tượng, tìm kiếm nhiều tập. Wing hỗ trợ phát triển từ xa và dễ dàng tùy chỉnh cũng như mở rộng. Phần mềm có cung cấp phiên bản dùng thử 30 ngày để các nhà phát triển có thể trải nghiệm các tính năng của nó. Link tải Wing: https://wingware.com/ GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 10
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng Chương 2. PHÉP TOÁN CƠ BẢN, BIẾN VÀ NHẬP XUẤT TRONG PYTHON Mục tiêu: Sau khi học xong chương này sinh viên có thể: - Trình bày đúng cú pháp khai báo biến - Khai báo biến đúng cú pháp và đúng kiểu dữ liệu - Sử dụng được các toán tử cơ bản trong python Chương này giúp người học làm quen với các phép toán cơ bản, khái niệm biến (variables) trong lập trình và các hàm cơ bản để nhập xuất dữ liệu trong Python. 2.1. Sử dụng VS Code Phần này demo một số cách thực thi lệnh Python với VS Code. Bạn có thể tận dụng những cách này để biến VS Code với Python thành một công cụ tính toán như máy tính cầm tay (calculator). Lưu ý: Trước khi có thể chạy code Python trong VS Code, bạn cần Cài đặt Python (xem mục 1.3 Cài đặt Python). Sau đây giới thiệu ba cách thực thi lệnh Python trong VS Code. Cách 1. Tạo và thực thi cell Để tạo một cell, bạn dùng cú pháp #%% Tên gợi nhớ cho cell như ví dụ sau: Để chạy cell, bạn đặt con nháy vào 1 dòng bất kỳ trong cell (nằm giữa 2 đường kẻ màu xanh như trong hình trên), và nhấn Run Cell (nằm ở ngay phía trên dòng #%%) hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt Shift-Enter. Khi bạn chạy cell lần đầu tiên, VS Code sẽ load Python interpreter rồi mới thực thi code nên mất thời gian một chút. Từ lần chạy thứ 2, code sẽ được thực thi ngay vì Python interpreter đã được load vào bộ nhớ rồi. Cách 2. Thực thi code trong cửa sổ interactive Để sử dụng cách này trước tiên bạn phải chạy ít nhất một cell theo cách 1 để VS Code load Python interpreter và khởi tạo cửa sổ interactive (như hình dưới). GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 11
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng Trong cửa sổ interactive, bạn có thể nhập code vào dòng lệnh (nằm dưới cùng cửa sổ interactive, tại vị trí có ghi dòng chữ Type ‘python’ code here and press Shift+Enter to run (như hình dưới). Khi nhập xong, nhấn Shift+Enter để thực thi 2.2. Các phép toán Python hỗ trợ các phép toán cơ bản như mô tả trong bảng sau Phép toán Cú pháp Code mẫu Kết quả Trị tuyệt đối abs() abs(-2) 2 Cộng + 2+5 7 Trừ - 3-1 2 Nhân * 3*2 6 Chia / 5/2 2.5 Chia lấy dư % 7%2 1 Lũy thừa ** 3**2 9 Lũy thừa 10 e 4e3 4*103 = 4000 Số phức j 2 + 5j 2 + 5i GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 12
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng Nếu bạn muốn tính những hàm toán học khác như khai căn, lượng giác, thì cần sử dụng package math. Cú pháp như sau: import math math.cos(3.14) Một số hàm toán học được liệt kê trong bảng bên dưới: Phép toán Cú pháp Code mẫu Kết quả Số π math.pi math.pi 3.1415… Số e math.e math.e 2.7182 Vô cùng math.inf math.inf inf Cosine math.cos() math.cos(3.14) -0.9999 Sine math.sin() math.sin(2*3.14) -0.0031 Arc cosine math.acos() math.acos(1) 0 Arc sine math.asin() math.asin(-1) -1.5707 Tangent math.tan() math.tan(5) -3.3805 Trị tuyệt đối math.fabs() math.fabs(-5.6) 5.6 Ước chung lớn nhất math.gcd() math.gcd(20, 90) 10 Hàm mũ math.exp() math.exp(5) 148.4131 math.log(8) 2.0794 Hàm log math.log() math.log(8, 2) 3 Căn bậc 2 math.sqrt() math.sqrt(9) 3 Ghi chú: Khi cần tra cứu thông tin của một hàm, bạn có thể dùng cú pháp với dấu chấm hỏi, ví dụ: lệnh math.log? sẽ hiện thông tin về hàm log. 2.3. Biến Biến (variables) là một trong những khái niệm căn bản nhất trong lập trình. Một biến có thể xem như một nơi chứa dữ liệu đơn giản, phục vụ cho các tác vụ được lập trình. Ví GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 13
- Giáo trình Môn Lập Trình Python Căn Bản – Hệ Cao Đẳng dụ, khi viết chương trình vẽ đồ thị của một hàm số bậc 2 có dạng y = ax2 + bx + c, ta có thể tạo ra các biến để lưu giá trị của các hệ số a, b và c. Để tạo ra một biến, bạn cần tuân theo các quy định cú pháp (syntax) tạo biến. Trong Python các quy định về biến như sau: - Để tạo biến trong Python, bạn chỉ cần ghi tên biến và gán giá trị cho nó, ví dụ các dòng sau lệnh (chú ý mỗi dòng lệnh phải nằm trên một hàng riêng, dùng phím Enter để xuống dòng): so1 = 4 so2 = 15 đã tạo ra 2 biến có tên so1, so2 với các giá trị là 4, 15 tương ứng. Ghi chú: [Dành cho bạn nào đã biết ngôn ngữ lập trình như C, C++] Python không yêu cầu khai báo biến hoặc khai báo kiểu dữ liệu cho biến. Khi bạn gán giá trị cho biến, Python sẽ tự động xác định kiểu dữ liệu cho biến đó. - Tên biến phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu _ (dấu dash tạo ra bằng cách nhấn tổ hợp phím Shift -) Ví dụ: các biến so1, _so1 và _1so là hợp lệ, nhưng biến 1so là không hợp lệ vì bắt đầu bằng chữ số 1. - Tên biến không được chứa khoảng trắng hoặc ký tự đặc biệt (ký tự đặc biệt là các ký tự không phải chữ cái và chữ số (ngoại trừ dấu dash _), ví dụ @, &, ! là một số ký tự đặc biệt). Ví dụ: các biến phuongtrinh1 và phuong_trinh_1 là hợp lệ, nhưng biến phuong trinh1, phuongtrinh-1, phuongtrinh#1 là không hợp lệ. - Tên biến phải khác keywords của Python. Trong Python, cũng như các ngôn ngữ lập trình khác, một số từ đã được dành riêng cho các chức năng của ngôn ngữ, ví dụ if, for, while. Vì vậy bạn không được dùng nhũng từ này đặt tên biến. Ví dụ: các biến có tên if, for, break, import là không hợp lệ vì chúng là các keywords, nhưng các biến if1, for_, break_A một thì hợp lệ vì có chứa thêm các ký tự khác nên không còn là keywords. Ghi chú: để nhận biến một từ có phải keyword không, bạn quan sát màu sắc của nó trong VS Code (VS Code tự chuyển từ thành màu xanh da trời nếu là keyword). Xem danh sách các keywords trong phần Phụ lục. - Tên biến có phân biệt chữ hoa và chữ thường. Ví dụ: biến so1 và So1 là 2 biến khác nhau. GVBS: Đào Thị Xuân Hường Trang 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình nhập môn tin học - Phần III Ngôn ngữ lập trình Pascal - 1
36 p | 293 | 90
-
Bài tập Lập trình python: Phần 2
105 p | 36 | 27
-
Giáo trình Lập trình Python cơ bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
86 p | 24 | 15
-
Giáo trình Thị giác máy tính và ứng dụng: Phần 1
70 p | 29 | 13
-
Bản thảo Lập trình cơ bản với Python
92 p | 61 | 11
-
Giáo trình Lập trình python nâng cao (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
84 p | 26 | 11
-
Giáo trình Lập trình python nâng cao (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
84 p | 11 | 6
-
Phân lớp Naive Bayes đảm bảo tính riêng tư cho mô hình dữ liệu phân tán ngang
8 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn