Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Nhân giống lúa
lượt xem 42
download
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Nhân giống lúa nhằm giới thiệu một cách tổng thể các nhóm dịch hại trên cây lúa. Các phần mục của giáo trình đề cập những kiến thức về phương pháp điều tra phát hiện, đặc điểm sinh sống gây hại cũng như quy luật phát sinh phát triển của các nhóm dịch hại (sâu bệnh, cỏ dại và một số đối tượng khác).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Nhân giống lúa
- 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRÙ DỊCH HẠI MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp, theo yêu cầu của Tổng cục Dạy nghề, Ban chủ nhiệm chương trình nghề nhân giống lúa được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu dùng cho hệ đào tạo nói trên. Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại là một trong 6 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khoá học. Trên quan điểm đào tạo năng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là học viên sau khi hoàn thành khoá học có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất về phòng trừ dịch hại cho cây lúa, chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Phần kiến thức lý thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ để học viên có thể lý giải được các biện pháp được thực hiện. Kết cấu mô đun gồm 5 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: phương pháp điều tra phát hiện dịch hại; phòng trừ sâu hại; phòng trừ bệnh hại; phòng trừ cỏ dại và phòng trừ một số dịch hại khác. Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho học viên. Tuy nhiên do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo trình không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu và sửa chữa để giáo trình ngày càng hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn. Chủ biên: T.S Nguyễn Bình Nhự
- 4 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 2 GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN ................................................................................. 7 BÀI 1: ĐIỀU TRA DỊCH HẠI LÚA .................................................................. 8 Mục tiêu ............................................................................................................... 8 A. Nội dung ......................................................................................................... 8 1.Tìm hiểu về thành phần dịch hại và dịch hại chính trên cây lúa ...................... 8 1.1. Tìm hiểu về thành phần dịch hại lúa ............................................................ 8 1.2. Tìm hiểu về dịch hại chính trên cây lúa ....................................................... 9 2. Điều tra dịch hại lúa....................................................................................... 12 2.1. Khái niệm về điều tra dịch hại .................................................................... 12 2.2. Mục đích của việc điều tra thành phần dịch hại ......................................... 12 3. Điều tra thành phần và dịch hại chính hại lúa ............................................... 12 3.1. Điều tra thành phần dịch hại lúa ................................................................. 12 3.1.1 Mục đích và yêu cầu của việc điều tra thành phần dịch hại lúa ............... 12 3.1.2. Tìm hiểu về phương pháp điều tra thành phần dịch hại .......................... 13 3.1.3. Thực hiện việc điều tra thành phần dịch hại trên ruộng lúa nhân giống . 13 3.2. Điều tra một số đối tượng sâu hại chính trên cây lúa ................................. 18 3.2.1. Điều tra sâu đục thân lúa ......................................................................... 18 3.2.2. Điều tra sâu cuốn lá lúa ........................................................................... 21 3.2.3. Điều tra rầy hại lúa .................................................................................. 22 3.3. Điều tra một số bệnh hại chính trên cây lúa ............................................... 23 3.3.1. Điều tra bệnh đạo ôn ................................................................................ 23 3.3.2. Điều tra bệnh khô vằn.............................................................................. 27 3.3.3. Điều tra bệnh bạc lá lúa ........................................................................... 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 30 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 31 BÀI 2: PHÒNG TRỪ SÂU HẠI LÚA .............................................................. 33 Mục tiêu ............................................................................................................. 33 A. Nội dung ....................................................................................................... 33
- 5 1. Nhận biết và phòng trừ sâu đục thân lúa ....................................................... 33 1.1. Tìm hiểu triệu chứng, tác hại do sâu đục thân lúa ...................................... 34 1.2. Nhận biết các pha phát dục của một số loại sâu đục thân lúa thường gặp . 34 1.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh sống và gây hại của sâu đục thân lúa ................... 36 1.4. Phòng trừ sâu đục thân lúa ......................................................................... 38 1.4.1. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa ..................................................... 38 1.4.2. Thực hành một số biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa ........................ 39 2. Nhận biết và phòng trừ sâu cuốn lá lúa ......................................................... 40 2.1. Tìm hiểu về triệu chứng, tác hại do sâu cuốn lá lúa ................................... 40 2.2. Nhận biết các pha phát dục của sâu cuốn lá lúa ......................................... 42 2.3. Đặc điểm sinh sống và gây hại của sâu cuốn lá lúa ................................... 44 2.4. Phòng trừ sâu cuốn lá lúa ........................................................................... 45 2.4.1. Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá lúa ....................................................... 45 2.4.2. Thực hành một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá lúa .......................... 45 3. Nhận biết và phòng trừ rầy hại lúa ................................................................ 46 3.1. Tìm hiểu triệu chứng, tác hại do rầy hại lúa ............................................... 46 3.2. Nhận biết các pha phát dục của một số đối tượng rầy hại lúa .................... 47 3.3. Đặc điểm sinh sống và quy luật phát sinh gây hại ..................................... 48 3.4. Phòng trừ rầy hại lúa .................................................................................. 49 3.4.1. Biện pháp phòng trừ rầy hại lúa .............................................................. 49 3.4.2. Thực hành một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá lúa .......................... 50 4. Nhận biết và phòng trừ bọ xít hại lúa ............................................................ 50 4.1. Tìm hiểu triệu chứng, tác hại do bọ xít hại lúa........................................... 50 4.2. Nhận biết các pha phát dục của một số đối tượng bọ xít hại lúa................ 51 4.3. Đặc điểm sinh vật học và quy luật phát sinh gây hại của bọ xít hại lúa .... 52 4.4. Phòng trừ bọ xít hại lúa .............................................................................. 53 4.4.1. Biện pháp phòng trừ bọ xít hại lúa .......................................................... 53 4.4.2. Thực hành một số biện pháp phòng trừ bọ xít hại lúa ............................. 53 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 54 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 55 BÀI 3: PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI LÚA ........................................................... 56 Mục tiêu ............................................................................................................. 56
- 6 A. Nội dung ....................................................................................................... 56 1. Nhận biết và phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa.................................................. 56 1.1. Tim hiểu về triệu chứng, tác hại của bệnh đạo ôn ...................................... 56 1.2. Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm sinh vật học của nấm đạo ôn . 58 1.3. Phòng trừ bệnh đạo ôn ................................................................................ 59 2. Nhận biết và phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa................................................ 60 2.1. Tìm hiểu về triệu chứng, tác hại do bệnh khô vằn trên lúa ........................ 60 2.2. Đặc điểm sinh vật học và quy luật phát sinh gây hại của nấm gây bệnh khô vằn........ 62 2.3. Phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa .................................................................. 63 3. Nhận biết và phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa ................................................... 63 3.1. Tìm hiểu triệu chứng, tác hại của bệnh bạc lá lúa ...................................... 63 3.2. Đặc điểm sinh vật học và quy luật phát sinh gây hại ................................. 65 3.3. Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa ..................................................................... 67 4. Nhận biết và phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn ............................................ 67 4.1. Tìm hiểu triệu chứng, tác hại của bệnh đốm sọc vi khuẩn ......................... 67 4.2. Đặc điểm sinh vật học và quy luật phát sinh gây hại của vi khuẩn gây bệnh đốm sọc vi khuẩn ............................................................................................... 68 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT BỆNH HẠI LÚA ......................... 69 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 70 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 71 BÀI 4: PHÒNG TRỪ CỎ DẠI HẠI LÚA ........................................................ 72 Mục tiêu ............................................................................................................. 72 A. Nội dung ....................................................................................................... 72 1. Tìm hiểu về cỏ dại ......................................................................................... 72 2. Tác hại của cỏ dại đối với việc nhân giống lúa ............................................. 72 3. Phân loại cỏ dại.............................................................................................. 73 4. Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của cỏ dại..................................................... 74 5. Nhận biết một số loại cỏ dại hại lúa .............................................................. 76 5.1. Đặc điểm một số loại cỏ chính hại lúa ....................................................... 76 5.2. Điều tra xác định loại cỏ chính hại lúa ....................................................... 79 6. Phòng trừ cỏ dại ............................................................................................. 79 6.1. Phòng trừ cỏ dại ruộng lúa cấy ................................................................... 79
- 7 6.2 Phòng trừ cỏ dại ruộng lúa gieo sạ .............................................................. 82 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 83 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 83 BÀI 5: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI KHÁC HẠI LÚA ....................................... 84 Mục tiêu ............................................................................................................. 84 A. Nội dung ....................................................................................................... 84 1. Phòng trừ chuột hại lúa .................................................................................. 84 1.1. Tìm hiểu về triệu chứng, tác hại do chuột gây ra trên lúa .......................... 84 1.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, quy luật phát sinh phát triển của chuột .. 85 1.3. Thực hành một số biện pháp trừ chuột hại lúa ........................................... 87 2. Phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa ..................................................................... 94 2.1. Tìm hiểu về triệu chứng, tác hại do ốc bươu vàng ..................................... 94 2.2. Nhận biết ốc bươu vàng .............................................................................. 94 2.3. Đặc điểm sinh vật học và quy luật phát sinh gây hại của ốc bươu vàng.... 95 2.4. Phòng trừ ốc bươu vàng.............................................................................. 96 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 98 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 98 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 99 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun ........................................................................ 99 II. Mục tiêu của mô đun..................................................................................... 99 III. Nội dung chính của mô đun......................................................................... 99 IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành .......................................................... 100 4.1. Nguồn lực cần thiết cho việc giảng dạy môđun ....................................... 100 4.2. Phạm vi áp dung chương trình.................................................................. 101 4.3. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun.......... 101 4.4. Những trọng tâm chương trình cần chú ý................................................. 101 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 102 VI. Tài liệu tham khảo .................................................................................... 104
- 8 MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI Mã mô đun: MĐ04 GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN Mô đun được đưa vào chương trình nhằm giới thiệu một cách tổng thể các nhóm dịch hại trên cây lúa. Các phần mục của giáo trình môđun đề cập những kiến thức về phương pháp điều tra phát hiện, đặc điểm sinh sống gây hại cũng như quy luật phát sinh phát triển của các nhóm dịch hại (sâu bệnh, cỏ dại và một số đối tượng khác). Trên cơ sở kiến thức và kỹ năng được học trong mô đun học viên có khả năng điều tra sự biến động của các đối tượng dịch hại chính chính, nhận biết chúng và vận dụng những hiểu biết về đặc tính sinh học, quy luật phát sinh gây hại vào việc phòng trừ có hiệu quả nhằm bảo vệ an toàn cho ruộng lúa nhân giống.
- 9 BÀI 1: ĐIỀU TRA DỊCH HẠI LÚA Mã bài: MĐ04.1 Dịch hại lúa là yếu tố gây nhiều tổn thất cho sản xuất lúa nói chung và sản xuất lúa giống nói riêng. Nắm bắt tình hình phát sinh phát triển của dịch hại trên đồng ruộng là việc làm cần thiết nhằm tiến hành các biện pháp khống chế trừ diệt hợp lý và có hiệu quả. Điều tra dịch hại là việc làm nhằm mục tiêu nói trên. Bài điều tra dịch hại lúa được xây dựng nhằm cung cấp những hiểu biết cần thiết về mục đích, nội dung và phương pháp thực hiện việc điều tra dịch hại trên đồng ruộng. Đồng thời cũng góp phần hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong quá trình điều tra dịch hại. Mục tiêu Sau khi học xong bài học học viên có khả năng: - Mô tả được phương pháp điều tra thành phần dịch hại và các đối tượng dịch hại chính trên cây lúa. - Thực hiện được việc chọn ruộng, điểm điều tra theo đúng quy định về điều tra dịch hại. - Tiến hành được việc điều tra thành phần dịch hại lúa và diễn biến các đối tượng dịch hại chính. - Lập được bảng biểu đúng quy chuẩn phản ánh thành phần dịch hại. - Xác định được các chỉ tiêu đánh giá tình hình diễn biến dịch hại chính và áp dụng công thức tính toán được các chỉ tiêu đó. A. Nội dung 1.Tìm hiểu về thành phần dịch hại và dịch hại chính trên cây lúa 1.1. Tìm hiểu về thành phần dịch hại lúa * Khái niệm dịch hại Dịch hại cây trồng nói chung, dịch hại lúa nói riêng là khái niệm dùng để chỉ các sinh vật gây hại cho cây trồng, bao gồm: sâu hại, sinh vật gây bệnh, cỏ dại và nhiều loại sinh vật khác. Bằng các phương thức khác nhau, có thể trực tiếp gây tổn hại hoặc tranh chấp nguồn sống, gây hạn chế bất lợi, các sinh vật này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng làm giảm năng suất, phẩm chất nông sản phẩm, thậm chí gây tình trạng mất trắng không cho thu hoạch. * Thành phần dịch hại
- 10 Thành phần dịch hại là khái niệm dùng để phản ánh mức độ phong phú về các đối tượng dịch hại trên một loại cây trồng trong một giai đoạn nào đó. Là tập hợp tất cả các loài dịch hại xuất hiện trên loại cây trồng ở giai đoạn đó. Trong thành phần dịch hại có những loài xuất hiện và gây hại trong một thời gian dài thậm chí suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây, nhưng có loài chỉ xuất hiện trong một thời điểm hoặc thời gian ngắn. Mức độ gây hại của chúng cũng có sự khác biệt giữa các loài và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Thành phần dịch hại được phản ánh qua các chỉ tiêu: loại dịch hại, thời điểm xuất hiện, thời điểm kết thúc, mức độ phổ biến. Để có được kết quả về thành phần dịch hại cần thực hiện việc điều tra, kết quả điều tra được phản ánh qua mẫu biểu theo quy định (xem mục 3.1.3). * Thành phần dịch hại lúa + Về sâu hại: theo kết quả điều tra trong thành phần dịch hại lúa có 88 loài sâu hại bao gồm: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, rầy xám, bọ trĩ, ruồi đục nõn, bọ xít dài, bọ xít đen, bọ xít gai, sâu gai, sâu đục thân cú mèo, sâu đục thân 5 vạch, sâu cắn gié, sâu đo xanh, sâu cuốn lá lớn, châu chấu hại lúa vv… + Về bệnh hại: thành phần bệnh hại trên cây lúa được xác định có trên 40 loại bao gồm: bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, đen lép hạt lúa, bệnh vàng lá lúa. tiêm lửa, đốm nâu, đốm sọc vi khuẩn, bệnh von, thối bẹ lá đòng, hoa cúc, thối thân, thối rễ, thối hạt, tuyến trùng thân, tuyến trùng rễ vv… + Cỏ dại: chưa có tài liệu thống kê đầy đủ về số loài cỏ dại, nhưng nhìn chung thành phần cỏ dại rất đa dạng. Một số loài có thể kể như: cỏ lồng vực, cỏ lông lợn, cỏ bợ, cỏ chỉ nước, cỏ năn, cỏ lác, cỏ rau mác, rong, cỏ bấc vv... 1.2. Tìm hiểu về dịch hại chính trên cây lúa * Khái niệm về dịch hại chính Trong thành phần dịch hại không phải đối tượng nào cũng phát sinh gây hại nghiêm trọng. Dịch hại chính là loại dịch hại thường xuyên xuất hiện ở mức độ phổ biến và gây hại nặng. Ở thời điểm hiện tại chúng đang xuất hiện với mật độ cao và trong thời gian ngắn sắp tới có khả năng phát triển mạnh. + Đối tượng địch hại chính không phải là cố định mà có sự thay đổi tuỳ thuộc các yếu tố: Các yếu tố thuộc về cây trồng: loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng, phát triển, tình hình sinh trưởng thực tế của cây. Các yếu tố thuộc về dịch hại và thiên địch: loại sâu, bệnh hại, thành phần và sự phát triển của thiên địch. Các yếu tố thuộc về điều kiện thời tiết khí hậu. Tác động của con người ở thời điểm hiện tại: chế độ chăm sóc (phân bón, nước tưới vv..), các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đã tiến hành.
- 11 + Để xác định đối tượng sâu hại chính cần căn cứ vào nhiều tiêu chí, nhưng chủ yếu là tình hình phát triển và mức độ gây hại của loại dịch hại đó ở thời điểm hiện tại, mức độ phát triển các thiên địch: - Tình hình phát triển và mức độ gây hại của dịch hại. Tuỳ loại dịch hại cụ thể, tình hình phát triển và mức độ gây hại của dịch hại ở thời điểm hiện tạiđược thể hiện ở mật độ sâu, tỷ lệ bệnh, mật độ cỏ dại Một loại sâu trong thành phần sâu hại chỉ có thể trở thành đối tượng sâu hại chính khi mật độ sâu điều tra được ở thời điểm hiện tại lớn. Mật độ sâu hiện tại cao là bằng chứng về sự tích luỹ tăng lên về số lượng sâu hại, mật độ sâu càng lớn thì càng có khả năng trở thành đối tượng chính. Tương tự như vậy, một loại bệnh hay cỏ dại chỉ có thể trở thành đối tượng hại chính khi mật độ, tỷ lệ của chúng đạt một giá trị nhất định nào đó. Tuy nhiên cần chú ý một số loại sâu có khả năng di chuyển mạnh (ví dụ bọ xít dài hại lúa chỉ có khả năng gây hại nặng ở giai đoạn lúa trỗ đến chín sáp, sâu cắn gié chỉ gây hại nặng vào giai đoạn lúa chín, sáp thu hoạch). Đối với những loại sâu này có thể tại thời điểm điều tra mật độ không cao nhưng chúng cũng có thể trở thành đối tượng sâu hại chính khi nguồn thức ăn trở nên thích hợp. Đối với bệnh giai đoạn gây hại đặc thù cũng là yếu tố cần chú ý khi xác định đối tượng bệnh hại chính (ví dụ bệnh đạo ôn hại cổ bông dù tỷ lệnh không cao vẫn có thể gây tác hại trầm trọng). - Mức độ phát triển của thiên địch Mức độ phát triển của thiên địch được thể hiện qua tỷ lệ sâu bị ký sinh. Trong thực tế nhiều trường hợp mật độ sâu điều tra được ở thời điểm hiện tại cao nhưng do thiên địch phát triển mạnh (tỷ lệ sâu bị ký sinh cao) thì cũng ít có khả năng trở thành đối tượng sâu hại chính. - Mức độ gây hại tại thời điểm hiện tại Mức độ gây hại là chỉ tiêu quan trọng số 1 cần lưu ý khi xác định một đối tượng sâu hại có phải là đối tượng sâu hại chính hay không. Đối với sâu, mức độ hại được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ lệ hại: Tỷ lệ hại là tỷ lệ % các cá thể (lá, dảnh, bông, hạt) bị hại so với tổng số các thể theo dõi và được tính theo công thức 1.1 Công thức 1.1 Số cá thể bị hại TLH (%) = x 100 Tổng số cá thể theo dõi Đối với bệnh. mức độ hại được đánh giá qua chỉ tiêu chỉ số bệnh. Chỉ số bệnh được xác định theo công thức 1.2 dưới đây:
- 12 Công thức 1.2 ∑(a×b) CSB (%) = × 100 N×T Trong đó: a là số cá thể bị bệnh ở mỗi cấp b là trị số cấp bệnh tương ứng N là tổng số các thể điều tra T là trị số cấp bệnh cao nhất theo bảng phân cấp * Dịch hại chính trên lúa Như đã phân tích trong phần trên, đối tượng sâu hại chính trên lúa không ổn định mà có sự khác biệt tuỳ thuộc vào từng vùng, vụ gieo trồng. Theo kết quả nghiên cứu trên các vùng trồng lúa của cả nước có các loài sâu hại chính như: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu. Bệnh hại chính: bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, đen lép hạt lúa, bệnh vàng lá lúa. Các đối tượng khác gây hại với mức độ nhẹ hơn được gọi là dịch hại thứ yếu. Dịch hại chính và dịch hại thứ yếu trên lúa được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 1: Một số dịch hại chính và dịch hại thứ yếu trên lúa Loại dịch hại Dịch hại chính Dịch hại thứ yếu Sâu hại Sâu đục thân hai Rầy lưng trắng; Rầy xanh đuôi đen; chấm; Sâu cuốn lá Rầy xám; Ruồi đục nõn; Bọ xít nhỏ; Rầy nâu; Bọ xít đen; Bọ xít gai; Sâu gai; Sâu đục dài thân cú mèo; Sâu đục thân 5 vạch; Sâu cắn gié; Sâu đo xanh; Sâu cuốn lá lớn; Châu chấu Bệnh Bệnh đạo ôn; Bệnh Bệnh tiêm lửa; Bệnh đốm nâu; khô vằn; Bệnh bạc lá; Bệnh đốm sọc vi khuẩn; Bệnh von; Bệnh đen lép hạt; Bệnh thối bẹ lá; Bệnh hoa cúc; Bệnh vàng lùn xoắn lá Bệnh thối thân; Bệnh thối rễ Cỏ dại Cỏ lồng vực; Cỏ lông Cỏ chỉ nước; Cỏ năn; Cỏ lác; Cỏ lợn; Cỏ bợ rau mác; Rong; Cỏ bấc vv... Dích hại khác Ốc bươu vàng, chuột vv...
- 13 2. Điều tra dịch hại lúa 2.1. Khái niệm về điều tra dịch hại Để tiến hành việc phòng trừ dịch hại cây trồng nói chung và dịch hại lúa nói riêng cần thiết phải có được những thông tin cần thiết về tình hình diễn biến thực tế của chúng trên đồng ruộng. Những thông tin đó chỉ có thể có được một cách kịp thời và chính xác thông qua việc khảo sát diễn biến thực tế tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Vì vậy điều tra là công việc cần thiết bắt buộc phải tiến hành trong công tác bảo vệ thực vật nhằm tạo cơ sở cho việc phòng trừ dịch hại có hiệu quả. Điều tra dịch hại là việc khảo sát xác định tình hình về sự xuất hiện phát sinh phát triển và mức độ của dịch hại trên đồng ruộng. Nội dung của điều tra dịch hại bao gồm các bước: Chọn ruộng Chọn điểm Tiến hành các thao tác điều tra trong điểm đã chọn Việc chọn ruộng, điểm điều tra phải đảm bảo yêu cầu đại diện cho toàn khu vực điều tra, để kết quả điều tra từ các điểm đó phản ánh đúng thực trang tình hình dịch hại trên toàn khu vực. Các thao tác điều tra phải tuân thủ được tiến hành theo các quy định để có thể cho kết quả điều tra chính xác nhất (chi tiết về cách tiến hành các bước này được nêu trong mục 3.1.3). 2.2. Mục đích của việc điều tra thành phần dịch hại Điều tra dịch hại nhằm cung cấp các thông tin cần thiết không những cho việc lập kế hoạch và thực hiện việc phòng trừ dịch hại mà còn tạo cơ sở cho việc dự tính dự báo. Mục tiêu cụ thể của việc điều tra dịch hại bao gồm: Xác định thành phần dịch hại có mặt trên đồng ruộng. Xác định đối tượng dịch hại chính và thời điểm phát sinh của các đối tượng đó. Xác định mức độ phát triển và gây hại của chúng. 3. Điều tra thành phần và dịch hại chính hại lúa 3.1. Điều tra thành phần dịch hại lúa 3.1.1 Mục đích và yêu cầu của việc điều tra thành phần dịch hại lúa Điều tra thành phần dịch hại ruộng lúa nhân giống nhằm nắm bắt các đối tượng dịch hại xuất hiện gây hại. Xác định thời điểm xuất hiện của chúng. Kết quả của việc điều tra này là danh mục các đối tượng dịch hại. Danh mục đó
- 14 được sử dụng như một tài liệu để xác định đối tượng dịch hại chính, từ đó đi sâu điều tra diễn biến và dự kiến biện pháp phòng trừ diệt phù hợp. Yêu cầu: - Người thực hiện việc điều tra phải nắm vững phương pháp và kỹ thuật điều tra. - Nhận biết được và phân biệt chính xác các đối tượng dịch hại, các pha phát dục của sâu hại, các giai đoạn phát triển của bệnh hại, cỏ dại. - Phản ánh được kết quả điều tra thông qua việc ghi chép thành phần dịch hại theo biểu mẫu quy định. 3.1.2. Tìm hiểu về phương pháp điều tra thành phần dịch hại Nhằm xác định một cách toàn diện thành phần dịch hại các phương pháp được tiến hành bao gồm: Điều tra dịch hại trong đất. Điều tra dịch hại trong tàn dư cây trồng. Điều tra bằng cách sử dụng bẫy (bẫy côn trùng, bẫy bào tử nấm vv…). Điều tra trên ruộng cây trồng đang sinh trưởng. Tuy nhiên để phục vụ việc phòng trừ, việc điều tra thành phần dịch hại chủ yếu áp dụng phương pháp điều tra trên ruộng cây trồng đang sinh trưởng. Phần dưới đây đề cập phương pháp và kỹ thuật thực hiện phương pháp này trên đối tượng cây trồng là cây lúa nhân giống. 3.1.3. Thực hiện việc điều tra thành phần dịch hại trên ruộng lúa nhân giống * Xác định thời gian điều tra - Điều tra định kỳ 7 ngày/lần. - Điều tra bổ sung ở các giai đoạn mẫn cảm: đẻ nhánh, làm đòng trỗ * Địa bàn điều tra Khu vực nhân giống lúa. Diện tích tối thiểu 1 ha. * Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu điều tra Để thực hiện việc điều tra thành phần dịch hại lúa cần chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu với số lượng sau (tính cho lớp 30 học viên).
- 15 Bảng 2: Dụng cụ sử dụng điều tra sâu hại lúa Đơn vị Số TT Dụng cụ Ghi chú tính lƣợng 1 Vợt Chiếc 10 2 Khay Chiếc 10 3 Bình tam giác Chiếc 30 4 Túi nilon đựng mẫu Chiếc 30 5 Panh Chiếc 10 6 Kính lúp Chiếc 30 7 Kéo Chiếc 10 8 Biểu ghi kết quả điều Bộ 10 tra 9 Thước mét Chiếc 10 10 Cọc tiêu Chiếc 50 Chiều cao 1,2 – 1,5m 11 Kính hiển vi Chiếc 10 Dùng kiểm tra xác định vi sinh vật gây bệnh 12 Dầu nhớt Lít 0,5 Có thể dùng dầu đã qua sử dụng 13 Hoá chất cố định, nhuộm mẫu vi sinh vật gây bệnh * Tổ chức thực hiện điều tra thành phần dịch hại lúa: - Tổ chức nhóm 3 học viên thực hiện quá trình điều tra theo các bước và hướng dẫn sau. - Giáo viên giám sát kết hợp kiểm tra việc thực hiện các thao tác trên thực tế ruộng điều tra.
- 16 Bảng 3: Quy trình điều tra thành phần dịch hại lúa và hƣớng dẫn thực hiện Bƣớc Hƣớng dẫn thực hiện + Chọn - Căn cứ vào các yếu tố điều tra (giống, chân đất, mức độ bón ruộng phân vv...) chọn một số ruộng đại diện cho mỗi yếu tố. Ruộng và điều tra cánh đồng phải đại diện cho các yếu tố nói trên. - Ruộng điều tra có diện tích tối thiểu 720m2. + Xác - Áp dụng phương pháp lấy điểm ngẫu nhiên: trên ruộng đã chọn định lấy ngẫu nhiên một số điểm để điều tra. điểm - Xác định điểm điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm: điều tra trên mỗi ruộng đã chọn, dùng cọc tiêu xác định hai đường chéo. Trên hai đường chéo lấy 5 điểm: 4 điểm nằm trên hai đường chéo; 1 điểm ở điểm giao nhau của 2 đường (sơ đồ 1). Điểm điều tra cách bờ ít nhất 2m. Sơ đồ1: Xác định điểm điều tra theo phƣơng pháp đƣờng chéo 5 điểm + Xác định Tại mỗi điểm, điều tra 10 khóm với lúa cấy. Đối với mạ hoặc lúa yếu tố điều gieo thẳng điều tra theo khung 40×50cm. tra + Điều Đối với sâu hại tra trong - Quan sát từ xa (khoảng 1m) ghi chép các loại sâu hại, các pha có mỗi khả năng di chuyển mạnh. điểm - Vào tận nơi trong điểm quan sát, tìm thu thập các pha sâu hại ít di chuyển, các triệu chứng trên đó có sâu (dảnh bị héo, lá bị cuốn vv...), bóc ra bắt sâu xác định loại sâu. - Vợt bắt sâu: dùng vợt để thu thập các loại sâu nhỏ, di chuyển. Vợt tại nhiều vị trí trên ruộng điều tra, sau 8-10 lần vợt dừng lại kiểm tra sâu, ghi lại số liệu, vứt bỏ sâu đi và vợt lượt tiếp theo. Chú ý: để thu gom triệt để trong quá trình vợt cần giữ sao cho 1/3 miệng vợt nằm sâu dưới độ cao của lá lúa. - Đánh giá mức độ phổ biến của sâu hại
- 17 Mức độ phổ biến của sâu được phản ánh qua tần suất xuất hiện sâu hại. Tần suất xuất hiện được tính theo công thức 1.3. Công thức 1.3 Tổng số điểm phát hiện thấy sâu Tần suất xuất hiện (%) = × 100 Tổng số điểm điều tra Thang phân cấp mức độ phổ biến được quy định đối với từng loại hoặc nhóm sâu hại. Ví dụ đối với nhóm rầy hại lúa thang phân cấp mức độ phổ biến như sau (bảng 4): Bảng 4: thang phân cấp mức độ phổ biến nhóm rầy hại lúa Tần suất xuất hiện Mức độ phổ biến Ký hiệu (%) < 10 Ít gặp + 11 – 20 Phổ biến ++ 21 – 50 Rất phổ biến +++ > 50 Xuất hiện hàng loạt ++++ Đối với bệnh hại - Vào điểm điều tra quan sát, thu thập triệu chứng bệnh (dảnh, lá, bông, hạt bị hại vv...). Đối với lúa gieo thẳng thông thường điều tra 10 khóm, hoặc 10 dảnh ngẫu nhiên trong 10 khóm với lúa cấy. - Chẩn đoán xác định loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Để thực hiện mục đích này có thể chẩn đoán bằng cách quan sát bằng mắt thường hoặc sử dụng các công cụ chẩn đoán. So sánh triệu chứng cây bị bệnh với các triệu chứng bệnh điển hình thường gặp trên đồng ruộng. - Các mẫu bệnh mà triệu chứng không thể hiện một cách đặc trưng, không thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh cần đưa về nuôi cấy giám định trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân. - Xác định mức độ phổ biến của bệnh sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ bệnh. Tỷ lệ bệnh được tính theo công thức 1.4 Công thức 1.4 Số cá thể bị bệnh (dảnh, lá, bông, hạt) TLB (%) = × 100 Tổng số cá thể điều tra (dảnh, lá, bông, hạt)
- 18 Phân cấp mức độ phổ biến theo thang phân cấp (bảng 5) Bảng 5: thang phân cấp đánh giá mức độ phổ biến của bệnh hại Tỷ lệ bệnh Mức độ phổ biến Ký hiệu (%) < 10 Ít phổ biến + 11 – 25 Phổ biến ++ 26 – 50 Rất phổ biến +++ >50 Bệnh xuất hiện hàng loạt ++++ + Phản Ghi chép kết quả điều tra từng kỳ điều tra theo biểu mẫu: ánh kết Bảng 6: Mẫu biểu ghi kết quả điều tra thành phần dịch hại quả điều tra (sử dụng cho từng kỳ điều tra) Kỳ điều tra: ngày..….. tháng….. năm….. Bộ phận Mức độ phổ TT Loại dịch hại hại biến* 1 2 ... * Tổng Tổng hợp kết quả điều tra thành phần sâu hại qua các kỳ điều tra hợp kết theo mẫu biểu bảng 7: quả điều Bảng 7: Mẫu tổng hợp thành phần sâu hại qua các kỳ điều tra tra Thời Thời Giai Mức độ Loại sâu TT điểm xuất điểm kết đoạn gây phổ biến hại hiện thúc hại nặng cao nhất* 1 2 3 ….
- 19 * Các dạng sai hỏng có thể gặp và cách hạn chế, khắc phục. Bảng 8: Các dạng sai hỏng có thể gặp và cách hạn chế, khắc phục TT Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách hạn chế, khắc phục 1 Thành phần Chọn quá ít ruộng điều Tăng số ruộng điều tra. Chọn dịch hại trong tra, không đại diện cho ruộng, điểm điều tra đại diện danh mục khu vực. cho giống, đất đai, địa hình, không phản chân đất. ánh đầy đủ, sát thực tế Việc điều tra không Nghiên cứu kỹ đặc điểm xuất phát từ đặc điểm sinh học, đặc tính gây hại, sinh sống gây hại của giai đoạn sinh trưởng của cây dịch hại. lúa. Phương pháp điều tra Điều tra bổ sung không phù hợp với đặc Áp dụng phương pháp điều tra điểm của dịch hại. phù hợp cho từng đối tượng, Bộ dụng cụ điều tra giai đoạn phát triển. không phù hợp. Kiểm tra dụng cụ điều tra về chủng loại, chất lượng sử dụng. 3.2. Điều tra một số đối tượng sâu hại chính trên cây lúa Trong thành phần sâu hại lúa, những năm gần đây đối tượng sâu hại chính được xác định bao gồm: Sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, đối với các vùng trung du, miền núi còn có thêm bọ xít dài (bọ xít hôi) cũng được coi là đối tượng sâu hại chính. Việc điều tra chi tiết về tình hình diễn biến của các loại sâu này có vai trò quan trọng đối với việc phòng trừ. Phần dưới đây đề cập phương pháp và kỹ thuật thực hiện điều tra diễn biến các loại sâu hại nói trên và các chỉ tiêu tính toán đánh giá tình hình xuất hiện, gây hại của chúng các. 3.2.1. Điều tra sâu đục thân lúa * Quy trình điều tra sâu đục thân lúa:
- 20 Bảng 9: Các bƣớc điều tra diễn biến sâu đục thân lúa và hƣớng dẫn thực hiện Bƣớc Hƣớng dẫn thực hiện Bước 1: Tiến hành theo phương pháp nêu trong phần 3.1.3 chuẩn bị địa bàn, dụng cụ vật liệu Bước 2: Tiến hành theo phương pháp nêu trong phần 3.1.3 chọn ruộng điều tra Bước 3: Tiến hành theo phương pháp nêu trong phần 3.1.3 chọn điểm điều tra Bước 4: xác - Đối với mạ và lúa gieo thẳng: điều tra theo khung 40 × 50 cm định mẫu - Đối với lúa cấy: mỗi điểm điều tra 10 khóm điều tra Bước 5: tiến + Điều tra trứng: hành thao tác - Đếm tất cả các ổ trứng trên các lá của khóm lúa, mạ tại mỗi điều tra tại điểm mỗi điểm - Tính mật độ ổ trứng trên 1m2 theo công thức 1.5 Công thức 1.5 Số ổ trứng thu được 2 Mật độ ổ trứng (ổ/m ) = Tổng diện tích điều tra (m2) + Điều tra sâu non và nhộng: - Thu tất cả các dảnh héo, bông bạc. Đếm số dảnh héo bông bạc, tính tỷ lệ hại theo công thức 1.1 - Chẻ dảnh héo, bông bạc bắt sâu non và nhộng. Phân tuổi sâu Tuổi 1: dài 4-5mm, đầu đen, có khoang đen trên mảnh lưng, thân màu xám Tuổi 2: dài 6-8 mm, đầu nâu, mình trắng sữa. Tuổi 3: dài 8-12 mm. Tuổi 4: dài 12-18 mm, đầu nâu, mình vàng xám. Tuổi 5: dài 15-20 mm, đầu nâu mình vàng nhạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý dịch hại - MĐ04: Trồng rau hữu cơ
101 p | 478 | 220
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho cây chuối - MĐ04: Trồng chuối
96 p | 369 | 136
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho sầu riêng, măng cụt - MĐ06: Trồng sầu riêng, măng cụt
80 p | 308 | 108
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng dưa hấu, dưa bở
116 p | 222 | 78
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại mía - MĐ04: Kỹ thuật trồng mía đường
69 p | 240 | 74
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng vải, nhãn
92 p | 233 | 67
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng đậu lạc
158 p | 199 | 57
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại dứa - MĐ05: Trồng dứa (khóm, thơm)
99 p | 217 | 56
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy - MĐ05: Trồng mai vàng, mai chiếu thủy
82 p | 212 | 55
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại ong - MĐ05: Nuôi ong mật
46 p | 227 | 51
-
Giáo trình Quản lý dịch hại nho - MĐ04: Trồng nho
104 p | 158 | 50
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại khoai tây - MĐ05: Nhân giống và trồng khoai tây
108 p | 168 | 50
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng măng tây, cà rốt, cải củ
109 p | 150 | 50
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu - MĐ03: Trồng dâu – nuôi tằm
58 p | 189 | 47
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại
158 p | 184 | 39
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
71 p | 44 | 5
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
71 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn