Giáo trình Tổ chức sản xuất CDQL: Phần 1
lượt xem 8
download
Phần 1 giáo trình sau đây gồm nội dung chương 1 và chương 2. Nội dung phần này trình bày nhiệm vụ cụ thể của bộ máy giúp việc trong công ty khai thác công trình thủy lợi, tổng quan về tổ chức sản xuất trong công ty khai thác công trình thủy lợi. Giáo trình này dành cho đối tượng cao đẳng nghề Thủy lợi và những ai quan tâm đến vấn đề trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tổ chức sản xuất CDQL: Phần 1
- BÀI MỞ ĐẦU I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Môn học Tổ chức và quản lý sản xuất nghiên cứu cơ chế tổ chức và quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nghiên cứu hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kể cả việc tổ chức mua bán các sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và việc tiêu thụ thành phẩm mà các doanh nghiệp này chế tạo ra. - Môn học này nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sản xuất kinh doanh. Để có thể hiểu rõ các quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quá trình nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, từ chiến lược kinh doanh đến các nghiệp vụ kinh doanh, các yếu tố của quá trình kinh doanh và quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối tượng nghiên cứu của môn học là: + Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam đang áp dụng. + Nghiên cứu môi trường kinh doanh, nghiên cứu thị trường và khách hàng. Nghiên cứu các quy định của pháp luật, các chính sách của Đảng và nhà nước thẻ hiện trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi thời kỳ. + Nghiên cứu cách thức đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm, tiền lương, thời gian lao động, thù lao lao động theo đúng quy định của pháp luật. - Phạm vi nghiên cứu của môn học là toàn bộ các vấn đề cơ bản có hệ thống đặt ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên ta chỉ nghiên cứu xem xét những vấn đề lớn, có tầm quan trọng nhất trong họat động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Những vấn đề khác, tuy rất quan trọng và cũng không thể thiếu được nhưng đã có các môn học khác trình bày. Môn học này sẽ không đề cập để tránh trùng lắp. II. Phương pháp nghiên cứu môn học Môn học Tổ chức và quản lý sản xuất là môn học lý thuyết cơ sở trong các nghề cơ khí, nghĩa là chỉ nghiên cứu các vấn đề chung về tổ chức và quản lý của doanh nghiệp không phân biệt riêng theo nghề cơ khí. Phương pháp nghiên cứu của môn học này là: 1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Khi nghiên cứu môn học này phải dựa trên phương pháp luận duy vật và nhìn nhận thực tế bằng phương pháp biện chứng, tránh duy tâm; nghiên cứu phải đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể, có quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển và trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. 2. Phương pháp học lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tế Học lý luận gắn liền với thực hành. Lý luận mang tính hệ thống, khái quát và logic. Khi học môn học này cần phải liên hệ thực tế thông qua các tài liệu, sách báo, … viết về sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; các chính sách của nhà nước trong thực tề kinh doanh. Liên hệ thực tế bằng cách tham quan (kiến tập) hoặc nghe báo cáo thực tế, đặc biệt có thể nghiên cứu, tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập tốt nghiệp. Thực tế phong phú, đa dạng, phức tạp và có tính cụ thể (thời gian, địa điểm) cũng như điều kiện vật chất. Vì vậy cần phân tích thực tế để nhận thấy sự sâu sắc, khái quát của lý luận và củng cố lý luận đã được trang bị. III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. “Công trình thuỷ lợi”: là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh, đê kè và bờ bao các loại. 2. "Hệ thống công trình thuỷ lợi" là tập hợp các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau trong quản lý, vận hành và bảo vệ trong một lưu vực hoặc một khu vực nhất định. 3. "Hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh" là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên . 4. "Hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện" là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. 5. "Hệ thống công trình thuỷ lợi liên xã" là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 xã hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. 6. "Cống đầu kênh” theo quy định của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP" là
- công trình dẫn nước hoặc tiêu nước cho một diện tích hưởng lợi nhất định thuộc trách nhiệm quản lý của người hưởng lợi. Chi phí quản lý, vận hành, tu sửa và bảo vệ các công trình từ cống đầu kênh đến mặt ruộng do người hưởng lợi đóng góp (gọi tắt là phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng). 7. “Tổ chức hợp tác dùng nước” là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh.
- Chương I TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CÔNG TY KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT - Tổ chức sản xuất là việc phân chia quá trình sản xuất phức tạp thành các quá trình thành phần (các bước công việc), trên cơ sở đó áp dụng những hình thức công nghệ, các biện pháp tổ chức phân công lao động và các phương tiện, công cụ lao động thích hợp, đồng thời tìm biện pháp phối hợp một cách hài hoà giữa các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất theo không gian và thời gian về quá trình sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất - Quản lý là quá trình làm việc cùng với nhau và thông qua những người khác để đạt được các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường biến động. Trọng tâm của quá trình này là tính hiệu lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực có giới hạn. II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP Khái niệm doanh nghiệp: doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất hoặc cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho nền kinh tế quốc dân. - Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... - Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. - Doanh nghiệp phát triển tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. - Có thể nói vai trò của doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành
- mạnh hoá các vấn đề xã hội, thực tế đó đã được phản ảnh qua kết quả hoạt động của doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau đều có điểm giống nhau: + Có phương tiện sản xuất, nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật, bí quyết; + Mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị máy móc của người cung ứng; + Sản xuất ra của cải hoặc dịch vụ để bán cho khách hàng, hoặc cung cấp cho xã hội. - Doanh nghiệp phải kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp cần phải xác định giá bán sản phẩm, dịch vụ cho phép bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra. Do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý sản xuất. III. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm - Có 3 quan điểm khác nhau về doanh nghiệp Nhà nước: + Quan điểm thứ nhất: cho rằng doanh nghiệp Nhà nước là tất cả các tổ chức do Chính phủ lập ra với nhiệm vụ cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Theo quan điểm này, mọi tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế, giáo dục, cứu trợ… đều được gọi là các doanh nghiệp Nhà nước. - Quan điểm thứ hai: cho rằng, doanh nghiệp Nhà nước là các tổ chức do Chính phủ lập ra và quản lý, nhằm mục đích mang lại lợi nhuận và một khi được thiết lập, nó hầu như được tự do hoạt động như các doanh nghiệp tư nhân. - Quan điểm thứ ba: cho rằng 1 doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp Nhà nước, khi nó đáp ứng được các điều kiện sau: + Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp, hoặc nếu không thì Chính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát những chính sách chung mà doanh nghiệp theo đuổi, bổ nhiệm hoặc cách chức ban quản lý doanh nghiệp. + Nhiệm vụ của doanh nghiệp là sản xuất hàng hoá và dịch vụ để tiêu thụ trên thị trường.
- + Doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế, lấy thu bù chi và phấn đấu có lãi. - Nếu 1 doanh nghiệp, thiếu điều kiện thứ nhất, được coi là doanh nghiệp tư nhân. Nếu thiếu điều kiện thứ 2 và thứ 3 thì được cọi là một chức năng thông thường của Nhà nước. Ở một số nước, doanh nghiệp Nhà nước (hay doanh nghiệp công cộng) được coi là doanh nghiệp quốc doanh trong đó có nước ta. - Trong các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân, người ta còn phân biệt thành nhiều loại khác nhau, căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, hình thức tạo vốn và công nghệ hoạt động. Chẳng hạn, căn cứ vào hình thức tạo vốn, các doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp (quốc doanh hoặc tư nhân) thuần tuý, với 100% vốn là của nhà nước hoặc của tư nhân; doanh nghiệp liên doanh (do sự góp vốn liên doanh của một số công ty trong và ngoài nước với nhau); doanh nghiệp cổ phần (do việc hình thành vốn được thực hiện bằng cách phát hành và bán cổ phiếu). 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các loại hình doanh nghiệp 2.1. Doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp công hữu, quốc doanh) Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở nước ta hiện nay. Đặc tính: - Sở hữu tài sản của các doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quản lý, nói cụ thể hơn nguồn vốn sản xuất của doanh nghiệp do ngân sách nhà nước cấp, phát từ khi bắt đầu hoạt động. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm nguồn vốn sản xuất kinh doanh bằng các quỹ được hình thành theo chế độ của nhà nước. - Sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động do Giám đốc (người quản lý) do nhà nước chỉ định, bổ nhiệm. - Hoạt động của các doanh nghiệp một mặt dựa vào nhu cầu của thị trường, mặt khác phải dựa vào các phương hướng, đường lối, chính sách của nhà nước, nó chịu sự chi phối trực tiếp của nhà nước trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. - Loại hình doanh nghiệp này tồn tại trong bất kỳ quốc gia nào và nó phổ biến trong các ngành trọng yếu của nền kinh tế như nhiên liệu, năng lượng, thông tin liên lạc, các ngành phục vụ phúc lợi công cộng … 2.2. Doanh nghiệp tư nhân Là đơn vị sản xuất kinh doanh do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
- nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đặc tính: - Tài sản trong doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của một cá nhân duy nhất. Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, việc quản lý, điều hành đơn vị sẽ do người chủ sở hữu tài sản thực hiện hoặc họ có thể thuê mướn người điều hành. - Người chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm pháp lý vô hạn (Unlimites liability) về các khoản nợ của doanh nghiệp, tức là họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đã được nhà nước quy định trong luật doanh nghiệp tư nhân – theo luật doanh nghiệp. - “Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức không thấp hơn vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. - Người chủ có quyền trong việc sắp xếp, tố chức, thuê mướn nhân công, trả lương, sa thải người lao động do đó cần phải có những luật định chặt chẽ để bảo vệ người lao động (Luật lao động). Ví dụ: quy định mức lương tối thiểu, lập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi người lao động. - Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, loại hình này được nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và khuyến khích phát triển mạnh mẽ trong các ngành nghề ngoại trừ một số ngành nghề quan trọng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia cũng như tác động đến những cân đối kinh tế chủ yếu của đất nước. 2.3. Doanh nghiệp chung vốn - Là đơn vị sản xuất kinh doanh có sự tham gia ít nhất từ 2 cá nhân trở lên. Tài sản chung vốn có thể hữu hình (vốn, nhà xưởng, máy móc thiết bị, lao động…), hoặc vô hình (uy tín, danh tiếng, bằng phát minh sáng chế …) do đó cần xác định chính xác phần đóng góp của mỗi bên. - Ở nước ta có công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Khái niệm công ty: là loại hình doanh nghiệp mà các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn vào công ty do đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn của mình góp vào công ty, như vậy trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần vốn góp của mình. - Mỗi công ty muốn có đầy đủ tư cách pháp nhân phải thoả mãn những
- điều kiện tối thiểu như sau: + Phải có tài sản riêng và chịu trách nhiệm về tài sản của mình. + Phải có trụ sở và tên riêng (được đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền). + Phải có đầy đủ tư cách pháp lý để tham gia vào các quan hệ dân sự. + Phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. - Hiện nay chúng ta có hai hình thức công ty: + Công ty trách nhiệm hữu hạn (L.t.d): là loại công ty mà vốn góp của các thành viên phải đóng đầy đủ ngay khi thành lập công ty, việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên được tự do nhưng nếu chuyển nhượng cho người ngoài thì phải được sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho số ít nhất ¾ vốn điều lệ của công ty. Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà luật pháp quy định để được thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. + Công ty cổ phần: là loại công ty mà số cổ đông tối thiều là 3 (ba); số cổ phiếu của công ty có thể ghi tên hoặc không ghi tên và mỗi cổ động có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. Loại cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng, loại cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của Hội đồng quản trị. Trong quá trình hoạt động, nếu cần thiết mở rông quy mô (và chứng minh hiệu quả của việc mở rộng quy mô này) thì công ty cổ phần có quyền phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu. Việc phát hành các loại chứng khoán này phải thông qua thị trường chứng khoán. + Công ty liên doanh: trách nhiệm của các bên tham gia góp vốn là hữu hạn theo phần đóng góp vào liên doanh của mình. Loại hình liên doanh này tỏ ra thích hợp ở những nơi, những quốc gia có điều kiện thuận lợi về tài nguyên vật, lực nhưng bị hạn chế về vốn, về kỹ thuật sản xuất, do đó phải chung vốn với các đơn vị khác (trong và ngoài nước) để khai thác tiềm lực này. 4. Mô hình tổ chức của công ty khai thác công trình thuỷ lợi 4.1. Tình hình và nguyên tắc tổ chức quản lý 4.1.1. Tình hình tổ chức quản lý
- - Theo báo cáo của Cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông, hiện cả nước 100 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa với giá trị ước tính khoảng 125.000 tỷ đồng, bao gồm 1959 hồ chứa có dung tích trữ lớn hơn 0,2 triệu m3 (tổng dung tích trữ 24,8 tỷ m3, tổng năng lực thiết ế tưới đạt khoảng 505.000 ha); trên 1.000 km kênh trục lớn; hơn 5.000 cống tưới iêu lớn và 23.000 km đê, bờ bao các loại. Tổng năng lực thiết kế tưới của các hệ hống bảo đảm cho khoảng 3,4 triệu ha đất canh tác, trong đó diện tích đất trồng lúa ược tưới hàng năm đạt 6,85 triệu ha (vụ Đông Xuân là 2,90 triệu ha, vụ Hè Thu là ,09 triệu ha và vụ Mùa là 1,86 triệu) và diện tích rau màu và cây công nghiệp ngắn gày được tưới hiện đã đạt khoảng 1 triệu ha. Ngoài ra còn ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp khoảng trên 5 tỷ m3 / năm - Theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 và các quy định hiện hành khác, bộ máy quản lý Nhà nước đối về thuỷ lợi từ Trung ương đến địa phương được tổ chức theo bộ máy hành chính nhà nước 4 cấp. Ở Trung ương, Bộ Nông nghiệp & PTNT được Chính phủ giao chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên phạm vi cả nước. Bộ Nông nghiệp &PTNT giao Cục Thuỷ lợi giúp Bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ này. Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp & PTNT lại giao Chi Cục Thuỷ lợi hoặc một đơn vị trực thuộc khác giúp Sở trực tiếp thực hiện chứcnăng nhiệm vụ này. Ở cấp huyện, UBND huyện giao cho một Phòng chuyên môn làm chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về thuỷ lợi trên địa bàn huyện và ở cấp xã, UBND xã giao cho cán bộ giao thông thuỷ lợi quản lý. 4.1.2. Nguyên tắc tổ chức quản lý
- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước Về quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi Bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng tăng cường, củng cố và phát triển qua các thời kỳ, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.v.v. Các hệ thống công trình vận hành an toàn, phòng chống và hạn chế các rũi ro do thiên tai lũ lụt và hạn hán, phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội trước mọi diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết. 4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý 4.2.1.Chức năng - Quản lý nước: Điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác. - Quản lý công trình: Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công
- trình vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài. - Tổ chức và quản lý kinh tế: Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi, kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật. 4.2.2. Nhiệm vụ - Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tưới tiêu nước, cấp nước theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn công trình, phục vụ sản xuất, xã hội, dân sinh kịp thời và hiệu quả. - Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên cơ sở hợp đồng đặt hàng với cơ quan có thẩm quyền hoặc kế hoạch được giao. - Sử dụng vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. - Tận dụng công trình, máy móc thiết bị, lao động, kỹ thuật, đất đai, cảnh quản và huy động vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, với điều kiện không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được giao và tuân theo các quy định của pháp luật. Tóm lại, chức năng, nhiệm vụ của các ổ chức quản lý có thể tóm tắt như sau: 2.3.1. Việc tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính hệ thống của công trình, kết hợp quản lý theo lưu vực và vùng lãnh thổ. Bảo đảm an toàn và khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi trong việc tưới tiêu, cấp nước phục vụ các ngành sản xuất, dân sinh, kinh tế - xã hội và môi trường. 2.3.2. Mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động, yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành và điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Bảo đảm mỗi hệ thống công trình, công trình thuỷ lợi phải do một tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành và bảo vệ. 2.3.3. Việc quản lý, vận hành và bảo vệ các công trình đầu mối lớn, công trình quan trọng, hệ thống kênh trục chính và các kênh nhánh có quy mô lớn, kỹ thuật vận hành phức tạp phải do doanh nghiệp có năng lực và kinh
- nghiệm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện để bảo đảm vận hành công trình an toàn, hiệu quả. 2.3.4. Tổ chức, cá nhân được giao hoặc có tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi phải có đủ năng lực, kinh nghiệm phù hợp với quy mô, tính chất, yêu cầu kỹ thuật của từng công trình, hệ thống công trình được giao, chịu trách nhiệm trước cơ quan đặt hàng (hoặc cơ quan hợp đồng dịch vụ), cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi được giao. 2.3.5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp tổ chức quản lý hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng hưởng lợi tổ chức quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh.
- Chương II NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA BỘ MÁY GIÚP VIỆC TRONG CÔNG TY KHAI THÁC CÔNG TÌNH THUỶ LỢI I. BAN GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG 1. Chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành thủy lợi trên địa bàn tỉnh về: Quy hoạch thủy lợi, đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, là Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của sở và của tỉnh. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý các công trình thủy lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt; - Triển khai thực hiện các quy định về quản lý sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt, lở ven sông trên địa bàn tỉnh; - Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thủy lợi, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo quy định; - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V; việc quyết định phân lũ, chậm lũ để hộ đê trong phạm vi của địa phương theo quy định.
- + Phòng Thủy lợi theo dõi, tổng hợp hoạt động chuyên môn của các đơn vị: Ban QLDA chuyên nghành Nông nghiệp và PTNT, TT nước sạch và VSMTNT và Cty TNHH 01TV Khai thác Thủy lợi. 2. Quy chế Ban giám đốc 2.1. Phạm vi trách nhiệm giải quyết công việc của Giám đốc Sở - Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Giám đốc Sở là người quyết định chỉ đạo và điều hành toàn diện các mặt hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về chất lượng, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Sở Nông nghiệp và PTNT soạn thảo, về chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển, chương trình sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả thực hiện các chương trình, đề án của Sở. - Trực tiếp giữ các chức vụ: Chủ tịch Hội đồng hương, Hội đồng Thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, chủ các tài khoản có nguồn kinh phí từ ngân sách. Trong một số trường hợp cụ thể Giám đốc Sở có thể ủy quyền cho các Phó Giám đốc làm chủ tài khoản đối với phần việc được phân công; - Trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác tổ chức cán bộ, quy hoạch, kế hoạch, tài chính và đầu tư; Giám đốc sở chịu trách nhiệm về đối nội, đối ngoại, là người phát ngôn chính thức của ngành. - Theo dõi, nắm bắt về lĩnh vực nông nghiệp và PTNT - Chủ trì các cuộc họp của Ban Giám đóc, họp giao ban công tác, kết luận các vấn đề thảo luận trong cuộc họp và các vấn đề chưa thông nhất giữa các thành viên trong Ban Giám đốc Sở. - Đại diện Ban Giám đốc Sở giải quyết các vấn đề có liên quan trong hệ thống chính trị của cơ quan như: Đảng bộ Sở, Công đoàn ngành, Hội Cựu chiến binh ngàng ( theo Quy chế phối hợp đã ký). - Khi đi công tác vắng dài ngày, Giám Đốc Sở ủy quyền bằng văn bản cho 01 Phó Giám đốc thay mặt điều hành, giải quyết công việc của Sở. 2.2. Phạm vi trách nhiệm giải quyết công việc của các Phó Giám đốc Sở
- Giúp việc cho Giám đốc Sở, được Giám đốc Sở phân công phụ trách một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước phát luật về phần việc được phân công phụ trách. Được sử dụng quyền hạn của Giám đốc Sở để giải quyết tất cả các công việc thuộc lĩnh vực được phân công. 2.2.1. Phó Giám đốc Sở, phụ trách công tác nông nghiệp - Phụ trách quản lý lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn, chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chỉ đạo điều hành Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực; phát triển sản xuất rau an toàn, chế biến nông sản, chương trình ứng dụng công nghệ cao, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông, lâm và thủy sản theo quy định của tỉnh. - Chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện 2.2.2. Phó Giám đốc phụ trách công tác thủy lợi - Phụ trách công tác thủy lợi, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phòng chống lụt bão và hạn hán. Chỉ đạo điều hành các chương trình: xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai về bão, lũ, lụt, sạt, lở, hạn hán, úng ngập, chua phèn của Sở và tỉnh. - Chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện 2.2.3. Phó Giám đốc phụ trách Thanh tra và phát triển nông thôn - Phụ trách công tác thanh tra, thủy sản, kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại và phát triển nông thôn. Chỉ đạo điều hành các chương trình: phát triển nông thôn và các vùng đồng bào dân tộc, các xã đặc biệt khó khăn, chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, phiast triển thủy sản, phát triển chế biến đối với các ngành và lĩnh vực cơ điện, ngành nghề, làng nghề nông thôn, bảo quản sau thu hoạch; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, mô hình phát triển nông thôn. - Chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
- thôn các huyện 2.2.4. Phó Giám đốc Sở phụ trách công tác lâm nghiệp - Phụ trách các chương trình về lâm nghiệp; bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản; các chương trình khoa học – kỹ thuật về lâm nghiệp. Phụ trách các chương trình hợp tác của ngành với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước. Tham gia là thanh viên thường trực Ban Chỉ đạo về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của tỉnh. - Chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện - Ngoài các nội dung được phân công theo dõi, các Phó Giám đốc còn tham gia các ban và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở. Trường hợp cần thiết phải xử lý gấp công việc quan trọng, Giám đốc Sở có thể tham gia trực tiếp để chỉ đạo và điều hành giải quyết các phần việc đã phân công công cho Phó Giám đốc. - Phó giám đốc được giao phụ trách lĩnh vực đi vắng dài ngày thì Giám đốc sở phân công cho các các Phó Giám đốc phụ trách đảm nhiệm công việc hoặc Giám đốc trực tiếp xử lý, điều hành phần việc của Phó Giám đốc đi vắng. 3. Quy chế Văn phòng Sở Chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu cho Lãnh đạo sở theo dõi tổng hợp thực hiện nhiệm vụ công tác của các phòng, ban, đơn vị để phục vụ cho lãnh đạo sở chỉ đạo, điều hành hoạt động theo tuần. tháng, quý, năm. - Tham mưu cho Lãnh đạo sở về công tác quản trị, hành chính văn phòng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, dữ liệu theo đúng quy định về công tác văn thư, chế độ bảo mật; thực hiện các chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước sau khi được UBND tỉnh phê duyệt. - Tham mưu cho Lãnh đạo sở trong công tác xây dựng, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngành; theo dõi về các chương trình hợp tác quốc tế. - Theo dõi, tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng, ban phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo sở; xây dựng chương trình,
- lịch công tác tuần, tháng cho Lãnh đạo Sở. - Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban xây dựng, đề xuất các chương trình hợp tác Quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vị của Sở theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật. - Về hành chính: chủ trì, đề xuất, kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008; thực hiện cơ chế một cửa tiếp nhận các công việc và hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đến làm việc và của các cán bộ, công chức trong cơ quan; tiếp nhận công văn, tài liệu chuyển đến trực tiếp hoặc chuyển qua mạng, Fax có liên quan để công việc của Sở xem xét và xử lý, chuyến đúng tuyến, phân bố để các phòng, ban liên quan thực hiện giải quyết. - Kiểm tra về thể thức văn bản trước khi chuyển cho Lãnh đạo Sở ký duyệt ban hành; lưu trữ hồ sơ tài liệu, phát hành công văn đi, quản lý công văn đến; quản lý con dấu và in ấn, phát hành tài liệu theo đúng chế độ quy định hành chính, văn thư, thực hiện chế độ bảo mật (đối với các thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước). - Tham mưu xây dựng và quản trị mạng vi tính (LAN), kết nối thông tin với các đơn vị trong nội bộ Sở. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thiết lập các Mdul chuyên ngành trên Website tỉnh. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy và phát triển nông thôn. - Về quản trị: Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan Sở theo quy định của phát luật; thực hiện quản lý trật tự an toàn trong nội bộ cơ quan; quản lý tài sản, cơ sở vật chất phục vụ cho cơ quan gồm trang thiết bị kỹ thuật,thông tin liên lạc; tổ chức tiếp đón khác đến làm việc, hội họp; thực hiện việc quản lý các nguồn kinh phí được cấp, đảm bảo chi đúng, chỉ đủ theo chế đọ hiện hành, phục vụ cho các hoạt động của văn phòng Sở; quản lý điều động xe và các phương tiện phục vụ công tác cơ quan. - Tham mưu lãnh đạo Sở đề xuất xử lý các hồ sơ, công việc có liên quan để các tổ chức chính trị - xã hội của các cơ quan, đơn vị gửi đến. - Tham mưu xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt, cơ quan xanh, sạch đẹp; - Được thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh Giám đốc Sở Sao y và ký sao y các tài liệu có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ gửi đến các phòng, ban
- đơn vị trực thuộc ngành. Ký thừa lệnh các văn bản hướng dẫn, nhắc nhở về chuyên môn hành chính, quản trị đối với các đơn vị trực thuộc; ký thông báo kết luật cuộc họp, làm viêc. + Văn phòng sở có 18 người: trong đó có 01 Chánh văn phòng và 02 Phó Chánh văn phòng. + Chánh Văn phòng đề xuất phân công nhiệm vụ công việc đối với từng cán bộ, công chức trong văn phòng, báo cáo Ban Giám đốc Sở xem xét quyết định. 4. Quy chế Phòng thanh tra Chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cựu và xử lý các vi phạm phát luật về nông, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi quản lý theo quy định của phát luật; - Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính; phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất kế hoạch thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đó; - Theo dõi, kiểm tra thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định sau thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vị của sở; - Nhiệm vụ trong công tác thanh tra hành chính: + Thanh tra việc thực hiện chính xác, phát luật, nhiệm vụ được giao của các đơn vị, các nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; thực hiện kết luận, quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý; + Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo quy định của phát luật bà theo hướng đẫn của Thanh tra tỉnh; Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định của phát luật về công tác thanh tra; phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt đọng của thanh tra nội bộ, thanh tra nhân
- dân ở các cơ quan, đơn vị đó. - Nhiệm vụ công tác thanh tra chuyên ngành: + Thanh tra việc chấp hành các quy định, quy phạm tiêu chuẩn lỹ thuật, điều kiện sản xuật kinh doanh của các đơn vị, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; + Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm phát luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xã định hành vị vi phạm phát luật gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản phát luật của Nhà nước được phát hiện qua thanh tra; - Về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: + Tham mưu xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng của ngành, hướng dẫn xây dựng kế hoạch các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ngành; + Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của phát luật; + Phối hợp thực hiện thanh tra công vị đối với các đơn vị trực thuộc; thanh tra các vụ việc khác do Giám đốc sở giao theo quy định của pháp luật. - Thanh tra Sở có 06 người: Trong đó 01 Chánh Thanh tra và 02 Phó Chánh Thanh tra. - Chánh Thanh tra đề xuất phân công công việc cụ thể cho cán bộ, công chức trong phòng, báo cáo Ban Giám đốc Sở quyết định. 5. Quy chế Phòng kế hoạch - tài chính Chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu cho Giám đốc Sở về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, công tác xây dựng cơ bản và phát triển nông thôn. - Tham mưu trong việc chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án, các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực ngành đã được phê duyệt; hướng dẫn,
- các đơn vị trực thuộc, phòng kinh tế, phòng Nông nghiệp và PTNT các địa phương xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch ngành được UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT giao; - Tham mưu Giám đốc Sở, trình UBND tỉnh để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các Hội, tổ chức phi Chính phủ thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn theo quy định của phát luật; - Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông sản, lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Sở; - Tham mưu cho Giám đốc Sở chỉ đạo theo dõi Chi cục Phát triển nông thôn về các lĩnh vực. - Theo dõi quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. - Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý của Sở; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp, ngành nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến đối với các ngành hàng và lĩnh vực cơ điện, ngành nghề, làng nghề nông thôn, bảo quản sau thu hoạch thuộc phạm vị quản lý của Sở; - Kiểm tra việc hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. - Tham mưu việc tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất giành cho nông nghiệp sau khi được phê duyệt. - Hướng dẫn và kiểm tra quyết toán việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị trực thuộc và đơn vị sự nghiệp công lập hoạt đọng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của phát luật; hướng dẫn việc quản lý tài chính, tài sản của các đơn vị thuộc ngành theo phân cấp và theo quy định định pháp luật;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tổ chức sản xuất
29 p | 722 | 238
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 1
8 p | 644 | 215
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 2
8 p | 355 | 148
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 3
8 p | 383 | 139
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 4
8 p | 330 | 126
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 5
8 p | 317 | 120
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 6
8 p | 236 | 101
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 7
8 p | 243 | 91
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 8
8 p | 256 | 85
-
Giáo trình Tổ chức lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận bếp (dùng cho các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1 - Vũ Thị Bích Phượng
63 p | 520 | 83
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 10
6 p | 236 | 78
-
Giáo trình tổ chức sản xuất part 9
8 p | 202 | 78
-
Giáo trình Tổ chức lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận bếp (dùng cho các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 2 - Vũ Thị Bích Phượng
74 p | 303 | 65
-
Giáo trình Tổ chức sản xuất (dùng trong các trường Trung học chuyên nghiệp): Phần 1 - Nguyễn Thượng Chính
44 p | 133 | 46
-
Giáo trình Tổ chức sản xuất (dùng trong các trường Trung học chuyên nghiệp): Phần 2 - Nguyễn Thượng Chính
34 p | 166 | 38
-
Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 2
80 p | 29 | 15
-
Giáo trình Tổ chức sản xuất CDQL: Phần 2
30 p | 77 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn