intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giày cao gót đe dọa sức khỏe đôi chân

Chia sẻ: Doremi Doremi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguy cơ do đi giày cao gót thường xuyên Đi giày cao gót sẽ làm vóc dáng đẹp, hấp dẫn, gợi cảm hơn. Bạn có cảm giác tự tin hơn khi chiều cao của phụ nữ Việt vốn khiêm tốn lại được chắp cánh. Thêm nữa chủ nhân của những đôi giày cao gót của các hãng nổi tiếng còn có điều kiện để phô bày sự giàu có của mình. Phụ nữ thường mang giày cao gót khi đi chơi, đi dancing hay đi làm. Tuy nhiên thường xuyên đi giày cao gót là nguyên nhân gây đau khớp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giày cao gót đe dọa sức khỏe đôi chân

  1. Giày cao gót đe dọa sức khỏe đôi chân Nguy cơ do đi giày cao gót thường xuyên Đi giày cao gót sẽ làm vóc dáng đẹp, hấp dẫn, gợi cảm hơn. Bạn có cảm giác tự tin hơn khi chiều cao của phụ nữ Việt vốn khiêm tốn lại được chắp cánh. Thêm nữa chủ nhân của những đôi giày cao gót của các hãng nổi tiếng còn có điều kiện để phô bày sự giàu có của mình. Phụ nữ thường mang giày cao gót khi đi
  2. chơi, đi dancing hay đi làm. Tuy nhiên thường xuyên đi giày cao gót là nguyên nhân gây đau khớp chân. Xét về mặt lịch sử, việc đi trên đôi chân của mình là kết quả của quá trình tiến hóa để tạo thành con người, khi mà với dáng đứng thẳng, hai chi trước có thể giải phóng và trở thành công cụ làm việc. Tuy nhiên, chính dáng đứng thẳng cũng là một nguy cơ đối với các khớp chi dưới và cột sống khi các cấu trúc này phải hứng chịu trọng lượng của chính cơ thể. Ngoài ra khi lao động, mang vác vật nặng thì cơ thể lại phải chịu những tải trọng bổ sung, dễ dẫn đến tổn thương cơ xương khớp. Nhưng cơ thể lại có những cơ cấu thích nghi với điều kiện mới. Bàn chân có cấu trúc vòm khiến trọng lượng cơ thể được phân bố đều trên cả diện tích bàn chân. Tuy nhiên khi dùng giày cao gót, cơ chế vòm của bàn chân bị phá vỡ. Giày cao gót thường có sự chênh lệch đáng kể độ cao giữa đế giày và mũi giày. Khi đi giày cao gót thì gót chân ở vị trí cao hơn đáng kể so với mũi bàn chân, do vậy gót chân phải trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể. Mô mềm gan bàn chân vốn có tác dụng như một giảm xóc cũng không chịu được tải trọng quá lớn, bị chấn thương kéo dài. Dần dần mọc gai xương gót, có thể làm tổn thương vùng gót chân bị tăng lên đáng kể. Mũi bàn chân là một phần phải chịu lực thứ hai sau cổ chân, lại bị bó hẹp do mũi giày nhọn ở đầu. Phần mũi bàn chân, đến lượt mình cũng phải hứng chịu phần đáng kể trọng lượng cơ thể, dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm các khớp bàn chân, ngón chân và biến dạng khớp, đặc biệt là ngón chân cái bị trẹo ra ngoài, còn các ngón chân khác cũng bị biến dạng, thoái hóa ở các mức độ khác nhau. Bàn chân sưng phù do máu dồn về đôi chân gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Như vậy đi giày cao gót có thể gây phù, đau và biến dạng
  3. bàn chân, lỏng lẻo khớp cổ chân hay khớp cổ chân bị thoái hóa sớm, mọc gai xương gót. Mức độ tổn thương đôi chân phụ thuộc vào loại giày cao gót cũng như thời gian đi giày. Việc thường xuyên đi giày cao gót hoặc đi giày cao gót trong thời gian quá dài là nguyên nhân chủ yếu gia tăng mức độ tổn thương đôi chân. Mức độ tổn thương còn phụ thuộc cả vào cách thức sử dụng giày. Khi đi trên đường mấp mô hay bước hụt thì người chủ giày cao gót dễ dàng mất thăng bằng, trọng tâm lệch khỏi chân đế, dẫn đến phản xạ uốn lượn người để giữ thăng bằng, tương tự như động tác của diễn viên xiếc đi trên dây. Điều đó làm tăng tải trọng đột ngột lên các khớp. Gân cơ, dây chằng khớp cũng phải làm việc hết sức vất vả. Điều đó đẩy nhanh quá trình chấn thương chi dưới. Lời khuyên Để hạn chế bớt các tác hại của giày cao gót đối với sức khỏe đôi chân, bạn nên hạn chế tối đa việc đi giày quá cao. Chỉ đi giày cao gót trong thời gian ngắn trong các dịp lễ hội, tiếp đón chính thức, long trọng, đi đường ngắn và phẳng. Còn khi đến cơ quan làm việc, bạn nên đi giày mềm hay dép. Không chọn giày quá chật mà nên chọn giày có độ ôm vừa phải, khi đi có cảm giác dễ chịu. Cần chọn những đôi giày làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại để không gây cọ xát và kích ứng cho vùng da chân. Phần đế giày không quá nhọn và dốc so với mũi giày. Chiều cao thích hợp của đế giày là từ 2 - 4cm, đường kính từ 3 - 5cm. Ngoài ra bạn cũng cần chăm sóc đôi chân hàng ngày như ngâm chân nước ấm có pha thêm chút muối, mát xa chân.
  4. Triệu chứng của tổn thương cơ xương khớp do giày cao gót Có hai loại tổn thương cơ xương khớp do giày cao gót là các tổn thương cấp tính và tổn thương mạn tính. Tổn thương cấp tính có thể xảy ra nhanh chóng như là một tai nạn do đi giày cao gót, khi bước hụt hay bị ngã. Khi đó người đi giày cao gót có thể bị bong gân, trật khớp, giãn dây chằng hay nặng hơn là ngã gãy xương. Tổn thương mạn tính cơ xương khớp vùng chi dưới xảy ra khi đi giày cao gót trong thời gian dài. Khi đó, tổn thương thường chỉ ở mức độ nhẹ, trong đó các khớp chi dưới hay gân cơ, dây chằng phải hứng chịu các vi chấn thương kéo dài. Tuy nhiên, theo thời gian, các vi chấn thương như vậy tích lũy lại, dẫn đến xuất hiện một số bệnh lý mạn tính như thoái hóa khớp, mọc gai xương, lỏng lẻo khớp. Người đi giày cao gót thường phàn nàn về các triệu chứng như đau nhức các khớp chi dưới, sưng hai bàn chân, đi lại, đứng lên hay ngồi xuống khó khăn. Dần dần xảy ra biến dạng bàn chân. Do bàn chân là một phần phải chịu lực thứ hai sau cổ chân, lại bị bó hẹp do mũi giày nhọn ở đầu, kết quả là ngón chân cái bị trẹo ra ngoài, còn các ngón chân khác cũng dễ bị
  5. thoái hóa sớm. Bàn chân sưng phù do máu dồn về đôi chân gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Nếu lại có thêm một số yếu tố nguy cơ khác thì quá trình thoái hóa xương khớp ngày càng được đẩy nhanh hơn. Đó là tình trạng béo phì, hút thuốc lá, hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng hay đi nhiều, dị dạng phát triển xương khớp hay một số bệnh khớp từ trước đó. PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc(Khoa Khớp - BV Bạch Mai)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2