Giới thiệu cua biển - Crabs
lượt xem 5
download
Cua biển thuộc lớp giác xác, bộ mười chân, là đối tượng hải sản quý, có giá trị thương mại cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Việt Nam có nguồn lợi cua khá phong phú, phân bố ở khắp các vùng biển, ao đầm, cửa sông, vùng vịnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giới thiệu cua biển - Crabs
- CUA BIỂN - CRABS GIỚI THIỆU CHUNG: Cua biển thuộc lớp giác xác, bộ mười chân (Decapoda), là đối tượng hải sản quý, có giá trị thương mại cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Việt Nam có nguồn lợi cua khá phong phú, phân bố ở khắp các vùng biển, ao đầm, cửa sông, vùng vịnh. Ở vùng biển Việt Nam cua xanh và cua bùn là hai loài cua có kích thước lớn, có giá trị kinh tế cao. Cua có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dày, thường có màu xanh lục hay vàng sẫm. Câu chuyện về cua biển : Vòng đời của cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau. Giai đoạn ấu trùng trôi nổi, nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con. Cua con bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hoặc chui vào các bụi cây, hốc đá. Đồng thời, cua chuyển đời sống từ trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn, vùng cửa sông hay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên. Cua ở giai đoạn thành thục có tập tính di cư ra vùng nước mặn để sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản. Mùa sinh sản của cua biển ở miền Bắc Việt Nam là tháng 2-3 và tháng 7-8, ở miền Nam từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Ấu trùng cua thích hợp với độ mặn nước từ 25-30‰, cua con và cua trưởng thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2-38‰. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng, cua cần môi trường nước có độ mặn 22-32‰. 0 Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30 C. Cua chịu đựng pH từ 7,5-9,2 và thích hợp nhất là 8,2-8,8. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0,06-1,6m/s. Tính ăn của cua biến đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng, cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay cả xác chết động vật. Cua con 2-7cm ăn chủ yếu giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá… Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng cũng có khả năng nhịn đói 10 – 15 ngày. Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía. Khứu giác cũng rất phát triển giúp cua phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi gặp kẻ thù, chúng lẩn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khoẻ. Lột xác và tái sinh
- Quá trình phát triển của cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần kột xác thay đổi thao từng giai đoạn. Ấu trùng cua lột xác trong vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày/lần. Cua lớn lột xác chậm hơn nửa tháng hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hút nước lột xác. Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 đến 4 năm, qua mỗi lần lột xác khối lượng cua tăng trung bình 20-50%. Cua biển có kích thước tối đa là 19-28cm, khối lượng từ 1-3 kg/con. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài và chiều rộng thì cua đực nặng hơn cua cái Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng… Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào kỹ thuật nuôi cua lột. Khai thác Sản lượng khai thác tự nhiên cua biển hằng năm của Việt nam đạt khoảng 400 tấn. Mùa vụ khai thác thường vào tháng 2- 10. Khối lượng khai thác thông thường là 0,5-1kg/con, kích thước khoảng 7,5-10cm. Các hình thức khai thác: Lồng bẫy, lưới đáy, lưới cua hoặc bắt tay. Nuôi cua Những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng, nên cùng với nghề khai thác tự nhiên, nghề nuôi cua đã phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước, tuy nhiên nguồn con giống chủ yếu vẫn còn phụ thuộc vào khai thác ngoài tự nhiên. Ðể giải quyết vấn đề con giống, đã có một số đề tài nghiên cứu về sinh sản nhân tạo một số giống cua, ghẹ. Từ năm 1998, Trung Tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III (nay là Viện Nghiên cứu thủy sản III) đã thực hiện đề tài Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua xanh loài Scylla serrata. Trong thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã thu được kết quả rất khả quan. Công trình nghiên cứu đã được trao hai giải nhất INFOTECH của Việt Nam và giải thưởng WIPO của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới dành cho công trình khoa học xuất sắc nhất. Hiện nay cua được nuôi phổ biến khắp các tỉnh ven biển Việt Nam, đặc biệt là vùng cửa sông Châu thổ phía Bắc (Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định) và các tỉnh Duyên Hải Nam Bộ. Năng suất nuôi riêng cua đã đạt trên 1000 kg/ha/vụ Sản phẩm cua lột hiện nay là mặt hàng thực phẩm phổ biến có giá trị xuất khẩu cao, được chế biến thành sản phẩm cua tẩm bột chiên, một món ăn hấp dẫn và quen thuộc đối với thị trường châu Á, xu hương đang mở rộng sang nhiều thị trường khác trên thế giới. Xuất khẩu Do cua thường được xuất khẩu ở dạng sống hoặc đông lạnh nguyên con, thị trường chủ yếu là Trung Quốc và một số thị trường lân cận nên giá trị xuất khẩu thường biến động. Năm 2004, khối lượng xuất khẩu đạt gần 6000 tấn, giá trị hơn 25 triệu USD.
- CÁC LOÀI CUA CHỦ YẾU CÓ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM 1. Cua Xanh Tên tiếng Anh: Indo-Pacific Swamp Ccrab, Green Crab Tên khoa học: Scylla serrata (Forskal,1775) - Phân bố: khắp các vùng biển và trong các ao, đầm nước lợ - Mùa vụ khai thác: tháng 2 - 10 - Ngư cụ khai thác: Lưới cua, lưới đáy, bẫy, bắt tay - Kích thước khai thác: 7,5-10 cm - Khả năng nuôi: đối tượng nuôi quan trọng, đã sản xuất nhân tạo con giống - Dạng sản phẩm: Sống, tươi, đông lạnh 2. Cua Bùn Tên tiếng Anh: Mud Crab Tên khoa học: Scylla paramamosain (Estampador,1949) - Phân bố: khắp vùng biển Việt Nam, nhiều nhất là vùng biển miền Trung và Nam Bộ - Mùa vụ khai thác: Tháng 1 - 10 - Ngư cụ khai thác: Lưới cua, lưới đáy, bẫy, bắt tay - Kích thước khai thác: 7,5-9,5 cm - Khả năng nuôi: đối tượng nuôi có giá trị - Dạng sản phẩm: Sống, tươi, đông lạnh THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA CUA
- Thịt cua là nguồn protein chất lượng cao, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho dinh dưỡng của cơ thể. Trong thịt cua cũng chứa phospho, kẽm, đồng, canxi, sắt và rất ít chất béo, đặc biệt là các chất béo no. Tuy nhiên, thịt cua cũng chứa một hàm lượng cholesterol cao và cũng có thể làm tăng mức cholestero trong máu của chúng ta. Hầu hết các tổ chức y tế trên thế giới như Hiệp hội Y tế Mỹ đã khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên ăn 300mg. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thực phẩm ăn được Tên thực Thành phần chính Muối khoáng Vitamin phẩm Năng lượng Nước Prôtêin Lipit Glucid Tro Canxi Phospho Sắt A B1 B2 PP Kcal g mg mg Cua 103 72,2 17,5 0,6 7,0 2,7 141 191 3,8 35,8 0,03 0,71 2,7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giới thiệu giảm phát thải từ mất rừng và suy thái rừng (REDD)
4 p | 477 | 148
-
GIỚI THIỆU KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA, BASA
3 p | 387 | 89
-
Giáo trình nuôi trồng hải sản - Chương 1: Giới thiệu và tổng quan về nghề nuôi Hải sản
10 p | 176 | 45
-
Tự chế biến thức ăn cho cá
2 p | 224 | 33
-
Giới hạn luân trùng trong ương ấu trùng cua biển (Zoae 1)
4 p | 59 | 12
-
Bài giảng Sinh thái vùng cửa sông ven biển - Chương 4: Biện pháp quản lý bền vững
6 p | 104 | 8
-
Bệnh phổ biến ở tôm càng và biện pháp phòng trị
4 p | 96 | 6
-
Một số tiến bộ kỹ thuật chính thích ứng biến đổi khí hậu giúp tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
11 p | 72 | 6
-
Giới thiệu khái niệm quản lý biển dựa vào hệ sinh thái và vai trò của khu bảo tồn biển đối với ngành thủy sản
6 p | 24 | 4
-
Lợi ích và rủi ro của cây trồng biến đổi gen trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại
10 p | 45 | 3
-
Tổng quan những biến đổi hóa sinh, sinh lí trong quá trình phát triển và chín của quả hồng (Diospyros kaki Thunb.)
3 p | 54 | 3
-
Thành phần loài và phân bố của rong biển vùng triều ven biển một số tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình
8 p | 76 | 3
-
Cải thiện phương pháp tưới tiêu để giảm thiểu độ mặn trong vùng rễ nhằm nâng cao năng suất lúa ở vùng ven biển phía Bắc Việt Nam thông qua kỹ thuật đồng vị và các kỹ thuật khác liên quan
12 p | 46 | 2
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu và module tra cứu hình ảnh nảy mầm của một số giống lúa phổ biến ở Việt Nam
13 p | 74 | 2
-
Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Khoang Cổ Đỏ Amphiprion frenatus Brevoort 1856
6 p | 77 | 2
-
Công nghệ chế biến bảo quản thủy sản bằng áp suất cao
10 p | 9 | 2
-
Kinh nghiệm hợp tác tư nhân trong bảo tồn linh trưởng - Hồ Hải Yến
9 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu với ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ
14 p | 54 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn