
5. Quản lý môi trường, sức khỏe tôm ương
- Thường xuyên theo dõi
sức khỏe tôm ương.
- Sau 7 ngày ương, có thể
siphon loại bỏ các chất lắng tụ ra
khỏi bể ương.
- Định kỳ kiểm tra các yếu
tố môi trường như: pH, kiềm, độ
mặn, khí độc, màu nước,… có kế
hoạch bổ xung kịp thời, giúp tôm
phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống cao.
- Tuỳ vào tình hình tăng
trưởng và phát triển của tôm
trong giai đoạn ương để tăng
hoặc giảm lượng thức ăn so với
bảng khuyến cáo.
* Lưu ý: Các bước bổ sung
mật đường hàng ngày:
+ Cân đủ lượng mật đường
theo yêu cầu, hòa vào nước có
nhiệt độ 60oC, để nguội ủ sau 24
giờ, hòa thêm nước tạt vào bể
ương lúc 9 giờ.
+ Ngâm khoáng trước 3-4 tiếng, khuấy điều, lấy nước trong tạt.
6. Chuyển tôm sang nuôi giai đoạn 02
- Trước khi chuyển tôm cần cấp nước từ vuông nuôi qua hệ thống túi lọc
sang bể ương 2-3 ngày để thuần hóa cho tôm quen dần với môi trường vuông
nuôi.
- Trước khi chuyển tôm cắt không cho ăn 01 cử trước đó, sau đó chuyển
sang vuông nuôi.
- Nên sang tôm vào sáng sớm, chiều mát, tránh thời điểm tôm lột xác đồng
loạt.
- Sử dụng lưới kéo hoặc dùng vợt để thu tôm chuyển sang vuông nuôi giai
đoạn 02.
- Quá trình vận chuyển tôm đến vuông nuôi cần có hệ thống oxy để đảm
bảo tôm khỏe mạnh trước khi thả xuống vuông nuôi.
II. KỸ THUÂT NUÔI GIAI ĐOẠN 02