
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến:
“Phát triển nuôi cá lồng bè bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái”
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - website: www.khuyennongvn.gov.vn 8
hình và những hộ có nhu cầu học tập, làm theo mô hình nuôi cá trong lồng bè đảm bảo an
toàn thực phẩm. Các hộ sau khi được tập huấn đã áp dụng kỹ thuật mới vào nuôi cá tại
gia đình mình.
+ Tập huấn ngoài mô hình: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung
tâm Khuyến nông các tỉnh tổ chức 12 lớp tập huấn ngoài mô hình cho 374 học viên là các
hộ nông dân nuôi cá tiêu biểu tại các tỉnh tham gia dự án. Kết quả đánh giá 100% học
viên đạt yêu cầu, nắm được kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cá.
- Thông tin tuyên truyền: Tổng số tổ chức được 31 cuộc thăm quan hội thảo đầu bờ
(mỗi mô hình tổ chức 01 cuộc) thu hút được 930 người tham gia. Qua các cuộc thăm
quan, hội thảo người nuôi có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau có thể rút ra
những bài học về cách chuẩn bị lồng nuôi, lựa chọn con giống tốt, cách chăm sóc, quản
lý lồng nuôi để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, các hộ dân còn được trực tiếp trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm, giải đáp những thắc mắc, tình huống thường gặp xảy ra trong quá trình nuôi
lồng trên hồ chứa từ các cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia nuôi cá lồng hồ chứa. Xây dựng
được 01 bộ tài liệu “hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trong lồng bè trên sông và hồ chứa”;
thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa
phương để nhân rộng mô hình.
- Hiệu quả và khả năng nhân rộng:
+ Từ các kết quả của các mô hình cho thấy mô hình khuyến ngư nuôi cá trong lồng bè
trên hồ chứa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao với lãi suất từ 60 triệu đến 70 triệu/ 100 m3
lồng bè. Tương đương tăng khoảng 18% so với các mô hình nuôi truyền thống. Tuy nhiên
điều quan trọng hơn là mô hình đã đem lại cho người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm,
bước đầu đã tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong việc nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi
các đối tượng cá trong lồng trên các hồ chứa.
+ Thành công của dự án đã giúp người dân các tỉnh vùng cao như Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang thay đổi vật liệu nuôi từ sử dụng lồng tre và gỗ
thời gian sử dụng ngắn nhiều rủi ro sang sử dụng lồng lưới khung sắt, thép giúp tặng
được sản lượng, giảm dịch bệnh hiệu quả cao hơn, giúp hạn chế phá rừng bảo vệ môi
trường sinh thái.
+ Từ hiệu quả của mô hình đã đánh thức được tiềm năng nuôi cá lồng bè trên hồ chứa
tại các tỉnh miền núi phía Bắc lâu nay đã bị bỏ quên nhằm đa dạng các hình thức nuôi,
tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước sẵn có tại địa phương. Tăng thu nhập cho người
sản xuất nâng cao đời sống nông ngư dân quanh khu vực lòng hồ góp phần phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững, xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện thành
công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.