Hệ thống anten thông minh <br />
Nguyễn Thanh Hiếu <br />
<br />
1. GIỚI THIỆU CHUNG <br />
Hệ thống anten thông minh là một hệ thống gồm nhiều phần tử anten kết hợp với khả <br />
năng xử lý tín hiệu để tối ưu hoá phát xạ và/hoặc thu nhận tự động đáp ứng với môi <br />
trường tín hiệu. Vậy anten đóng vai trò gì trong hệ thống thông tin? Câu trả lời là anten <br />
đóng vai trò là cổng truyền năng lượng tần số vô tuyến (RF) được ghép với bộ phát tới <br />
môi trường bên ngoài và ngược lại đến bộ thu từ môi trường bên ngoài. Anten là hệ thống <br />
bị sao nhãng nhất trong các hệ thống truyền thông cá nhân. Cách thức mà năng lượng <br />
được phát và thu từ không gian xung quanh có ảnh hướng lớn đến hiệu suất sử dụng phổ, <br />
chi phí thiết lập một mạng mới, và chất lượng dịch vụ do mạng cung cấp. <br />
Bài viết này giới thiệu các khái niệm cơ bản về các hệ thống anten thông minh và các đặc <br />
tính vượt trội quan trọng của thiết kế hệ thông anten thông minh so với các phương pháp <br />
vô hướng truyền thống. Những điểm khác biệt để phân biệt giữa các công nghệ khác <br />
nhau cũng được đề cập đến. Các công nghệ này bao gồm các anten phân tập đơn giản đến <br />
các hệ thống dàn anten thích nghi. Đồng thời bài báo cũng đề cập đến vấn đề truyền tín <br />
hiệu trong thông tin vô tuyến và cuối cùng là nêu những ứng dụng của hệ thống anten <br />
thông minh. <br />
2. Thuật ngữ về anten thông minh thích nghi <br />
Để hiểu rõ hệ thống anten thông minh làm việc, hãy nhắm mắt và tưởng tượng có <br />
người đi quanh phòng. Bạn sẽ nhận thấy bạn có thể xác định vị trí của họ mà không nhìn <br />
thấy họ bởi vì: <br />
• Bạn nghe thấy tín hiệu của người nói qua hai tai, cảm giác âm thanh <br />
• Giọng nói đến tai vào các thời điểm khác nhau <br />
• Não của bạn, một bộ xử lý tín hiệu chuyên nghiệp, thực hiện rất nhiều tính toán và <br />
phối hợp thông tin tính ra vị trí người nói <br />
Não của bạn cũng thêm thông tin về cường độ tín hiệu từ hai tai nên bạn có thể cảm nhận <br />
được âm thanh theo một hướng đã chọn to hơn nhiều so với hướng khác. Các hệ thống <br />
anten thích nghi cũng thực hiện giống như vậy, sử dụng anten thay vì tai. Kết quả là 8, 10 <br />
hay 12 tai có thể được sự dụng để chỉnh và tăng tín hiệu thông tin. Vì anten thực hiện cả <br />
hai chức năng nghe và nói, nên hệ thống anten thích nghi có thể gửi tín hiệu ngược lại <br />
trên cùng hướng đã phát đi. Điều này có nghĩa là hệ thống anten không chỉ nghe được lớn <br />
hơn gấp 8, 10 hay 12 lần mà còn trả lời đáp lại to và trực tiếp hơn. Đi thêm một bước <br />
nữa, nếu có thêm người nói, hệ thống xử lý tín hiệu nội có thể chỉnh các nhiễu không <br />
mong muốn và sau đó tập trung vào một cuộc nói chuyện tại một thời điểm. Do đó, các <br />
hệ thống dàn thích nghi nâng cao có khả năng tương tự phân biệt giữa các tín hiệu mong <br />
muốn và tín hiệu không mong muốn. <br />
3. Anten và các hệ thống anten <br />
Anten <br />
Anten vô tuyến nhân đôi năng lượng điện từ từ một môi trường (không gian) đến môi <br />
trường khác (ví dụ dây, cáp đồng trục, ống dẫn sóng). Thiết kế vật lý có thể thay đổi đáng <br />
kể. <br />
Anten vô hướng <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 <br />
Từ khi xuất hiện truyền thông không dây, có anten đơn cực, phát và nhận như nhau trong <br />
mọi hướng. Để tìm được đối tượng sử dụng, phần tử này phát quảng bá theo mọi hướng <br />
<br />
với giản đồ giống hệt nhau. Môi trường tần số vô tuyến (RF) không biết về đối tượng sử <br />
<br />
dụng, phương pháp này tán xạ các tín hiệu, khi tới được đúng đối tượng sử dụng thì năng <br />
lượng tín hiệu chỉ bằng một phần nhỏ tổng năng lượng đã phát xạ vào môi trường. <br />
Sơ đồ Sơ đồ<br />
vùng phủ sóng vùng phủ sóng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Anten Anten<br />
Nhìn ngang Nhìn từ trên xuống<br />
<br />
Hình 1. Anten vô hướng và vùng phủ của nó <br />
<br />
Vì hạn chế này, chiến lược thiết kế anten đơn hướng cố gắng vượt qua những <br />
thách thức của môi trường bằng cách đơn giản là nâng cao mức công suất của tín hiệu <br />
phát quảng bá. Trong một số lượng lớn các đối tượng sử dụng (và nhiễu), nó tạo ra tình <br />
huống xấu nhất là đối tượng sử dụng bị mất tín hiệu do nhiễu của các đối tượng trong <br />
cùng tế bào hoặc các tế bào liền kề. <br />
Trong ứng dụng hướng lên (đối tượng sử dụng đến trạm gốc), anten đơn hướng không <br />
cung cấp tăng ích mong muốn cho tín hiệu của đối tượng sử dụng dành riêng. Nói một <br />
cách khác, đối tượng sử dụng át năng lượng tín hiệu cạnh tranh. Tuy vậy, kĩ thuật một <br />
phần tử không thể loại bỏ có lựa chọn các tín hiệu gây nhiễu với các tín hiệu của đố i <br />
<br />
tượng sử dụng được phục vụ và không có khả năng định hướng đa đường không gian hay <br />
khả năng cân bằng. <br />
Các chiến lược đơn hướng trực tiếp và ngược lại ảnh hưởng đến hiệu suấ t phổ, tái sử <br />
dụng tần số. Những hạn chế này thúc đẩy các nhà thiết kế hệ thống và hoạch định mạng <br />
liên tục có các phát minh và điều chỉnh hiệu quả. Trong những năm gần đây, hạn chế về <br />
chất lượng, dung lượng và vùng phủ sóng của công nghệ anten phát quảng bá trong các <br />
hệ thống không dây đã đưa đến một cuộc cách mạng trong thiết kế nền tảng và vai trò của <br />
anten trong hệ thống không dây. <br />
Các anten định hướng <br />
Một anten định hướng được xây dựng để có các hướng phát và thu ưu tiên cố định. Như <br />
một giải pháp thay thế cho phương pháp bổ sung thêm các vị trí phát mới, rất nhiều tháp <br />
anten thông thường ngày nay phân chia thành các tế bào hình quạt. Một vùng 3600 <br />
thường được phân chia thành 3 vùng nhỏ 1200, mỗi vùng này được bao phủ bởi phương <br />
pháp quảng bá hẹp. Để cân bằng hơn, các anten quạt cho độ tăng ích cao hơn trong những <br />
vùng hạn chế của góc phương vị khi so sánh với các anten đơn hướng. Điều này thường <br />
được biết đến như là tăng ích phần tử anten và không nên nhầm với tăng ích xử lý trong <br />
các hệ thống anten thông minh. <br />
Khi các anten quạt nhân lên số kênh sử dụng, chúng không tránh khỏi những hạn chế của <br />
anten đơn hướng tiêu chuẩn như nhiễu đồng kênh, được miêu tả chi tiết ở phần sau. <br />
2 <br />
Nhìn ngang Nhìn từ trên xuống<br />
<br />
<br />
Hình 2. Anten định hướng và vùng bao phủ của nó <br />
<br />
Các hệ thống anten <br />
Làm thế nào một anten có thể thông minh hơn? Trước tiên, thiết kế vật lý của nó phải <br />
được thay đổi bằng cách thêm nhiều phần tử. Thứ hai, một anten có thể trở thành một hệ <br />
thống anten được thiết kế để dịch tín hiệu trước khi phát tại mỗi phần tử liên tiếp để đảm <br />
<br />
bảo có hiệu quả tổng hợp. Khái niệm phần cứng và mềm cơ bản được biết đến như <br />
là <br />
anten mảng dịch pha. Phần sau tóm tắt phát triển theo thứ tự tăng dần về lợi ích và tính <br />
thông minh. <br />
Các hệ thống phân vùng (quạt) <br />
Các hệ thống anten phân vùng nhận một vùng tế bào truyền thống và phân chia nó thành <br />
các phân vùng mà các phân vùng này được bao phủ bởi các ăng ten định hướng ở cùng <br />
một điểm trạm gốc. Về mặt hoạt động, mỗi vùng được xem như một tế bào riêng biệt, <br />
phạm vi lớn hơn trong trường hợp đơn hướng. Các anten phân vùng tăng khả năng tái sử <br />
dụng kênh tần số như hệ thống tế bào bằng cách giảm các nhiễu đáng kể ở tế bào gốc, và <br />
chúng được sử dụng rộng rãi cho mục đích này. Trên thực tế, dùng 6 phân vùng cho một <br />
tế bào. Khi kết hợp nhiều anten định hướng, trạm gốc có thể bao phủ mọi hướng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhìn ngang Nhìn từ trên xuống<br />
<br />
<br />
Hình 3. Anten quạt và vùng phủ của nó <br />
Các hệ thống phân tập <br />
Trong các thế hệ tiếp theo của anten thông minh, hệ thống phân tập tích hợp hai phần tử <br />
anten ở trạm gốc, có một sự phân tách nhỏ về vật lý (phân tập không gian) để cải thiện <br />
khả năng thu. <br />
Phân tập giúp tăng cường cường độ hiệu dụng của tín hiệu thu được bằng cách sử dụng <br />
một trong hai phương pháp sau: <br />
Phân tập chuyển mạch: Giải thiết là có ít nhất một anten tại vị trí mong muốn ở <br />
một thời điểm cho trước, hệ thống này liên tục chuyển mạch giữa các anten (kết <br />
<br />
<br />
3 <br />
nối mỗi kênh thu với anten phục vụ tốt nhất) nên luôn luôn sử dụng phần tử có tín <br />
hiệu lớn nhất. Trong khi giảm những ảnh hưởng tiêu cực của fađinh, chúng không <br />
làm tăng độ tăng ích vì vậy ở mỗi thời điểm chỉ sử dụng một anten. <br />
Kết hợp phân tập: Phương pháp này hiệu chỉnh sai pha giữa hai tín hiệu đa đường <br />
và kết hợp một cách hiệu quả công suất của cả hai tín hiệu để tạo độ tăng ích. Các <br />
hệ thống phân tập khác, như hệ thống kết hợp tỉ số cực đại, kết hợp các tín hiệu ra <br />
của tất cả các anten để cực đại hoá tỉ số năng lượng tín hiệu thu được tổng hợp <br />
trên nhiễu. <br />
Vì các trạm gốc kiểu tế bào vĩ mô thường phát công suất lớn hơn nhiều ở hướng <br />
xuống (từ trạm gốc tới đối tượng sử dụng) so với thiết bị đầu cuối di động phát trên <br />
hướng ngược lại, nên phần lớn các hệ thống anten phân tập được cải tiến để thực hiện <br />
ở hướng lên (từ đối tượng sử dụng tới trạm gốc). <br />
<br />
Hố đen Anten<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vùng phủ đơn phần Vùng phủ với phân<br />
tử với fađinh tập chuyển mạch<br />
<br />
Hình 4. Phân tập chuyển mạch và vùng phủ<br />
Anten<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vùng phủ đơn Vùng phủ phân tập<br />
phần tử kết hợp<br />
<br />
Hình 5. Kết hợp phân tập và vùng phủ <br />
<br />
Anten phân tập hoàn toàn là thao tác chuyển mạch từ một phần tử đang làm việc sang <br />
một phần tử khác. Mặc dù phương pháp này làm giảm đáng kể fađinh đa đường, nhưng ở <br />
mỗi thời điểm nó chỉ dùng một phần tử nên không cải thiện tăng ích hướng lên so với <br />
phương pháp một phần tử. Trong môi trường nhiễu cao, giải pháp đơn giản là khoá tín <br />
hiệu mạnh nhất hoặc trích công suất tín hiệu cực đại từ anten thì không phù hợp và có thể <br />
gây ra việc thu tín hiệu nhiễu thay vì tín hiệu mong muốn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 <br />
Nhu cầu phát một số lượng lớn đối tượng sử dụng hiệu quả hơn mà không trộn lẫn <br />
nhiễu đưa đến những tiến bộ của các hệ thống anten, các hệ thống này tích hợp một cách <br />
thông minh vận hành đồng thời của các phần tử anten phân tập. <br />
Tính thông minh <br />
Việc sử dụng nhiều anten và xử lý tín hiệu phục vụ các tế bào tỏ ra thông minh hơn. Trên <br />
thực tế, việc phát minh ra các bộ xử lý tín hiệu số (DSP), các bộ xử lý đa năng, cũng như <br />
phần mềm cho các kỹ thuật xử lý tín hiệu (các thuật toán) đã tạo ra các anten thông minh <br />
cho các hệ thống thông tin tế bào. <br />
Ngày nay, khi các giải pháp sử dụng phổ hiệu quả đang gia tăng, các hệ thống như vậy sẽ <br />
cho vùng phủ sóng rộng hơn cho mỗi vị trí tế bào, khả năng loại bỏ nhiễu tốt hơn, cải <br />
thiện dung lượng nhiều hơn. <br />
4. Thế nào là một hệ thống anten thông minh? <br />
Thực tế, anten không thông minh, mà phải một hệ thống anten mới thông minh. Cùng <br />
được đặt ở một trạm gốc, một hệ thống anten thông minh kết hợp một dàn anten với khả <br />
năng xử lý tín hiệu số để phát và thu với độ nhạy không gian cao và thích nghi tốt. Nói <br />
cách khác, một hệ thống như vậy có thể tự động thay đổi hướng của giản đồ bức xạ của <br />
nó để đáp ứng với môi trường tín hiệu. Điều này làm tăng đáng kể các đặc tính chất <br />
lượng (như dung lượng) của một hệ thống vô tuyến. <br />
Các loại hệ thống anten thông minh <br />
Các thuật ngữ phổ biến thường được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực công nghệ hệ thống <br />
anten thông minh bao gồm anten thông minh, dàn dịch pha, SDMA, xử lý không gian, tạo <br />
chùm số, hệ thống anten thích nghi. Các hệ thống anten thông minh thường được phân <br />
loại thành chùm chuyển mạch và các hệ thống dàn thích nghi. <br />
Chùm chuyển mạch: một số hữu hạn các mẫu xác định trước, cố định hoặc kết <br />
hợp. <br />
Dàn thích nghi: Một số không xác định các mẫu được điều chỉnh theo thời gian <br />
thực. <br />
Anten chùm chuyển mạch <br />
Các hệ thống anten chùm chuyển mạch tạo ra các chùm cố định với độ nhạy được tăng <br />
lên theo các hướng đặc biệt. Các hệ thống anten này phát hiện cường độ tín hiệu, chọn từ <br />
các chùm cố định, xác định trước ra một chùm, và chuyển từ một chùm này sang chùm <br />
khác khi mà đối tượng sử dụng di động trong khắp vùng. <br />
Thay vì định dạng mẫu anten định hướng bằng các đặc tính kim loại và thiết kế vật lý <br />
một phần tử đơn, hệ thống chùm tia chuyển mạch kết hợp các đầu ra của các anten để tạo <br />
ra các chùm quạt (định hướng) với độ nhạy không gian cao hơn các phương pháp một <br />
phần tử thông thường. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5 <br />
Hình 6. Vùng phủ của anten chùm <br />
<br />
Anten dàn thích nghi <br />
Công nghệ anten thích nghi giới thiệu một loại anten thông minh tiên tiến hiện nay. Sử <br />
dụng các thuật toán xử lý tín hiệu mới, hệ thống thích nghi đã tận dụng khả năng của nó <br />
để định vị có hiệu quả và tìm kiếm một cách chủ động các loại tín hiệu khác nhau để tối <br />
thiểu hoá nhiễu và cực đại hoá tín hiệu định thu. <br />
Cả hai phương pháp đều cố gắng tăng độ tăng ích theo vị trí người sử dụng, tuy nhiên chỉ <br />
hệ thống thích nghi là có độ tăng ích tối ưu trong khi cùng xác định, tìm và tối thiểu hoá <br />
các tín hiệu nhiễu. <br />
<br />
Người dùng <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhiễu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Vùng phủ của anten dàn thích nghi <br />
Mô tả hệ thống <br />
Các anten đơn hướng khác biệt rõ ràng với các anten thông minh ở số lượng anten được sử <br />
dụng. Tuy nhiên, các hệ thống dàn thích nghi và chùm chuyển mạch cùng chung khá <br />
nhiều đặc tính phần cứng và được phân biệt chủ yếu bởi tính thông minh thích nghi. Để <br />
xử lý thông tin có độ nhạy hướng cao cần phải có một dàn các phần tử anten (thường là <br />
từ 4 đến 12 phần tử), các tín hiệu vào từ các phần tử đó được kết hợp tạo ra tín hiệu phát <br />
được điều khiển thích nghi. Các phần tử anten có thể được sắp xếp theo đường thẳng, <br />
đường tròn, hay cấu hình mặt phẳng, và thường được lắp đặt ở trạm gốc, mặc dù chúng <br />
vẫn được sử dụng ở cả máy tính xách tay hay điện thoại di động. <br />
Tại sao chúng lại là anten thông minh? Một anten đơn giản làm việc trong môi trường <br />
tần số vô tuyến (RF) đơn giản. Giải pháp anten thông minh cần khi số lượng người sử <br />
dụng, nhiễu, độ phức tạp của môi trường truyền sóng tăng lên. Sự thông minh nằm ở khả <br />
năng xử lý tín hiệu số. Và nhờ định dạng số mà nó phát huy được thế mạnh về độ chính <br />
xác cũng như linh hoạt trong cách vận hành. Việc bắt đầu và kết thúc đàm thoại cũng <br />
tương tự như trong thông tin tương tự. Nhưng hệ thống anten thông minh bắt tín hiệu, <br />
chuyển đổi và điều chế tín hiệu tương tự và truyền đi dưới dạng tín hiệu số rồi lại <br />
đổ i <br />
ngược trở về thông tin tương tự. <br />
Trong các hệ thống anten thích nghi, khả năng xử lý tín hiệu cơ bản còn được tăng lên <br />
nhờ áp dụng các thuật toán tiên tiến để điều khiển thao tác khi ở trong những điều kiện <br />
hoạt động phức tạp. <br />
5. Mục đích của hệ thống anten thông minh <br />
Mục đích của hệ thống anten thông minh là tăng chất lượng tín hiệu và tăng dung lượng <br />
hệ thống. Các đặc trưng và lợi ích của anten thông minh được liệt kê trong bảng 1. <br />
Bảng 1: Các đặc trưng và lợi ích của hệ thống anten thông minh <br />
Đặc trưng Lợi ích<br />
Tăng ích tín hiệu: Các tín hiệu vào từ các Vùng phủ sóng rộng hơn: Tập trung năng<br />
<br />
<br />
6 <br />
phần tử anten được kết hợp với nhau để lượng được phát đi trong tế bào làm tăng <br />
tối ưu hoá công suất sẵn có nhằm tạo bán kính phủ sóng của trạm gốc. Yêu cầu <br />
được một mức độ phủ sóng nhất định. công suất thấp hơn giúp cho tuổi thọ của <br />
nguồn pin dài hơn, cũng như kích cỡ thiết <br />
bị nhỏ gọn hơn.<br />
Loại bỏ nhiễu: Mẫu anten có thể phát Dung lượng tăng: Điều khiển chính xác <br />
về phía nguồn nhiễu cùng kênh, nhờ đó mức không của tín hiệu, giảm nhiễu, kết <br />
cải thiện được tỉ số tín hiệu trên nhiễu hợp với giảm khoảng cách tái sử dụng tần <br />
của các tín hiệu thu được. số sẽ làm tăng dung lượng. Nhiều công <br />
nghệ thích nghi hỗ trợ khả năng tái sử dụng <br />
tần số trong cùng một tế bào.<br />
Phân tập không gian: Thông tin tổng hợp Loại bỏ hiệu ứng đa đường: có thể giảm <br />
từ dàn được sử dụng để tối thiểu hoá trải trễ của kênh một cách hiệu quả, hỗ trợ<br />
fađinh và các hiệu ứng không mong tốc độ bit cao hơn mà không cần các bộ cân <br />
muốn khác của truyền sóng đa đường bằng.<br />
<br />
Tiết kiệm công suất: Kết hợp các tín Giảm chi phí: Chi phí cho bộ khuếch đại <br />
hiệu vào từ các phần tử để tối ưu hoá công suất thấp hơn, công suất tiêu thụ ít <br />
tăng ích xử lý trong hướng xuống hơn và độ tin cậy cao hơn. <br />
<br />
<br />
6. Truyền sóng: Nhiễu đa đường và nhiễu cùng kênh <br />
Những suy luận về truyền sóng <br />
Chúng ta tưởng tượng là ném một hòn đá xuống một hồ nước. Các vòng sóng phát đi từ <br />
điểm ném hoàn toàn đồng dạng mà chỉ khác về cường độ. Việc phát quảng bá hoàn toàn <br />
đơn hướng này cũng giống như một tín hiệu của người gọi bắt đầu từ thiết bị đầu cuối và <br />
đi lên. Nó thể hiện một tín hiệu ở khắp mọi nơi mà nó truyền đi. <br />
Với một trạm gốc ở một cự ly nào đó từ sóng gốc. Nếu mẫu không bị nhiễu thì trạm gốc <br />
không gặp khó khăn trong việc nhận biết các sóng. Nhưng khi các sóng này chạm đến bờ <br />
thì nó phản xạ lại và giao với các sóng gốc ban đầu. Khi kết hợp với nhau chúng có thể bị <br />
yếu đi hay mạnh lên. Đây chính là vấn đề nhiễu đa đường. <br />
Bây giờ, nếu ném nhiều hòn đá vào những vùng khác nhau trong hồ nước, tương đương <br />
như nhiều cuộc gọi khác nhau cùng bắt đầu. Vậy thì trạm gốc ở một vị trí nào đó trong hồ <br />
sẽ làm thế nào để phân biệt được tín hiệu của nguồn nào và từ hướng nào đến. Vấn đề <br />
này được gọi là nhiễu cùng kênh. Đây là suy luận hai chiều, để phân biệt được những <br />
người gọi (hay các tín hiệu trong không gian), một trạm gốc phải đủ thông minh để đặt <br />
thông tin mà nó phân tích vào trong bối cảnh không gian. <br />
Đa đường <br />
Khi tín hiệu vô tuyến phát đi bị phản xạ bởi những cấu trúc vật lý, gây ra nhiều đường tín <br />
hiệu giữa trạm gốc và thiết bị đầu cuối sử dụng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7 <br />
Tín hiệu A hướng trực tiếp<br />
<br />
<br />
Trạm gốc<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Hiệu ứng đa đường <br />
Các vấn đề liên quan đến đa đường <br />
Một vấn đề do các tín hiệu phản xạ không mong muốn là pha của các sóng đến trạm thu <br />
không phù hợp với nhau. Hình 9 minh hoạ hai tín hiệu bị lệch pha với nhau tại máy thu. <br />
Tín hiệu mong muốn <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời gian <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tín hiệu phản xạ <br />
<br />
<br />
Hình 9. Tín hiệu đa đường 2 pha <br />
Những vấn đề do hiện tượng đa đường gây ra: <br />
Fađinh: Khi sóng của các tín hiệu đa đường bị lệch pha, cường độ tín hiệu sẽ bị <br />
giảm. Hiện tượng này vẫn được biết đến là “fađinh Rayleigh” hay “fađinh nhanh”. <br />
Sự suy giảm là sự thay đổi liên tục, là hiện tượng 3 chiều. Cường độ tín hiệu thu <br />
bị thay đổi thất thường và rất nhanh chóng gây ra suy giảm về chất lượng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8 <br />
Chu trình Chu trình<br />
không giảm không giảm<br />
Biên độ <br />
tín hiệu <br />
<br />
Ngưỡng <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giảm Giảm<br />
Thời gian <br />
<br />
<br />
Hình 10. Hiệu ứng fađinh Rayleigh <br />
<br />
Triệt tiêu pha: Khi sóng của hai tín hiệu đa đường lệch pha nhau 1800 thì chúng sẽ <br />
triệt tiêu nhau, như vậy khó duy trì được cuộc gọi. Nói một cách khác, một cuộc <br />
gọi chỉ có thể duy trì được trong một khoảng thời gian nhất định khi không có tín <br />
hiệu mặc dù với chất lượng rất tồi. Hậu quả là khi tín hiệu kênh điều khiển bị <br />
mất, <br />
vùng phục vụ mà cuộc gọi được thiết lập sẽ không thể thực hiện được. <br />
<br />
Tín hiệu mong muốn <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời gian <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tín hiệu phản xạ <br />
Hình 11. Triệt tiêu pha <br />
Trải trễ: Ảnh hưởng của hiện tượng đa đường đến chất lượng tín hiệu đối với giao <br />
<br />
diện không gian số có một chút khác biệt. Các tín hiệu phản xạ của cùng một tín <br />
hiệu có thể đến bộ thu ở những thời điểm khác nhau. Điều này gây ra nhiễu xuyên <br />
<br />
ký tự. Khi điều này xảy ra thì tỉ lệ lỗi bit tăng, thậm chí là chất lượng tín hiệu có <br />
thể bị suy giảm đáng kể. <br />
<br />
Time 1 Time 3<br />
<br />
<br />
Time 2 <br />
<br />
Trạm gốc <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 12. Đa đường gây nên trải trễ <br />
9 <br />
Nhiễu đồng kênh: Hiện tượng này xuất hiện khi tần số sóng mang cùng đến một <br />
máy thu từ hai máy phát khác nhau, gây ra suy giảm chất lượng tín hiệu. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 13. Nhiễu giao thoa đồng kênh trong cùng một mạng tế bào <br />
Như chúng ta biết, cả anten quảng bá và hệ thống anten tập trung đều tán xạ tín <br />
hiệu trong vùng tương đối rộng. Các tín hiệu này có thể không đến được với đúng người <br />
sử dụng như ý muốn, chúng lại là nhiễu cho những người sử dụng khác ở cùng tần số <br />
trong cùng một tế bào hay các tế bào lân cận. <br />
Khi các anten phân vùng nhân số kênh sử dụng lên, chúng không khắc phục được nhược <br />
điểm này của anten quảng bá. Vấn đề quản lý nhiễu đồng kênh trở thành hạn chế đầu tiên <br />
trong việc cực đại hoá dung lượng của hệ thống. Để khắc phục nhiễu cùng kênh, các hệ <br />
thống anten thông minh không chỉ tập trung hướng vào đối tượng sử dụng như ý muốn <br />
mà trong nhiều trường hợp, những điểm vô giá trị hoặc khoảng nhiễu có chủ tâm được <br />
hướng về phía các đối tượng không mong muốn.. <br />
<br />
7. Kiến trúc của các hệ thống anten thông minh <br />
Các hệ thống anten thông minh làm việc như thế nào? <br />
Các hệ thống dàn thích nghi và chùm chuyển mạch truyền thống cho phép một trạm gốc <br />
đáp ứng yêu cầu về chùm tia mà chúng phát đi cho mỗi đối tượng sử dụng ở xa một cách <br />
hiệu quả nhờ điều khiển phản hồi nội bộ. Nói chung, mỗi lần sẽ tạo ra một búp sóng <br />
<br />
chính về phía các đối tượng sử dụng riêng biệt và cố gắng loại bỏ nhiễu hay tạp âm ngoài <br />
các búp sóng chính. <br />
Xử lý hướng lên <br />
Ở đây giả thiết là một anten thông minh chỉ được lắp đặt ở trạm gốc mà không lắp đặt ở <br />
khối thuê bao. Các thiết bị đầu cuối vô tuyến từ xa sẽ phát bằng cách dùng anten vô <br />
hướng. Đến trạm gốc, sẽ tách biệt các tín hiệu mong muốn với nhiễu. <br />
Thông thường, tín hiệu thu được từ các phần tử anten phân bố trong không gian sẽ được <br />
nhân với một trọng số, đây chính là sự điều chỉnh biên độ và pha. Các tín hiệu này được <br />
kết hợp để tạo ra mảng đầu ra. Một thuật toán thích nghi điều khiển các trọng số này theo <br />
các mục đích xác định trước. Với một hệ thống chùm tia chuyển mạch, tiêu chí này có thể <br />
là độ khuếch đại tối đa, với một hệ thống dàn thích nghi, có thể còn phải xem xét đến <br />
nhiều yếu tố khác. Việc tính toán động như vậy sẽ cho phép hệ thống có thể thay đổi <br />
được các mẫu bức xạ của nó để tối ưu hoá tín hiệu thu. <br />
<br />
Xử lý hướng xuống <br />
<br />
<br />
10 <br />
Nhiệm vụ phát có lựa chọn theo không gian là vấn đề cơ bản để phân biệt giữa các hệ <br />
thống chùm tia chuyển mạch và hệ thống dàn thích nghi. Như mô tả dưới đây, các hệ <br />
thống chùm tia chuyển mạch thông tin với các đối tượng sử dụng bằng cách thay đổi giữa <br />
các mẫu định hướng đặt trước, phần lớn dựa trên cường độ tín hiệu. Trong khi đó, hệ <br />
thống dàn thích nghi cố gắng nhận biết môi trường RF tốt hơn và phát có chọn lọc hơn. <br />
Loại xử lý hướng xuống được sử dụng tuỳ theo hệ thống thông tin sử dụng TDD, khi đó <br />
nó sẽ phát và thu cùng tần số (ví dụ PHS và DECT); hay FDD, khi đó nó sẽ dùng tần số <br />
phát và thu riêng biệt . Phần lớn, trong các hệ thống FDD, có thể xem xét các đặc tính <br />
truyền sóng và fading hướng lên và hướng xuống một cách độc lập. Trong khi đó, với các <br />
hệ thống TDD, các kênh hướng lên và hướng xuống có thể coi là tương hỗ. Vì vậy, kênh <br />
hướng lên trong các hệ thống TDD được sử dụng để phát chọn lọc theo không gian. <br />
Trong các hệ thống FDD, kênh hướng lên lại không thể sử dụng trực tiếp và cần phải <br />
xem xét các loại xử lý khác của xử lý hướng xuống. <br />
<br />
Các hệ thống chùm tia chuyển mạch <br />
Về khía cạnh các mẫu bức xạ, chùm tia chuyển mạch là mở rộng của phương pháp vi tế <br />
bào hiện tại hay phương pháp phân vùng tế bào của việc chia một tế bào thông thường. <br />
Phương pháp này còn chia các vùng vĩ mô thành nhiều vùng vi mô nhằm cải thiện dung <br />
lượng và phạm vi. Mỗi một vùng vi mô gồm một mẫu tia cố định được xác định trước với <br />
độ nhạy lớn nhất được đặt ở trung tâm của chùm tia còn độ nhạy thấp hơn được đặt ở các <br />
<br />
vị trí khác. Việc thiết kế hệ thống như vậy liên quan đến các phần tử anten có độ rộng <br />
chùm tia góc phương vị hẹp, tăng ích lớn. Hệ thống chùm tia chuyển mạch chọn một <br />
trong số các mẫu chùm tia cố định đã xác định trước (dựa trên sự kết hợp trọng số của <br />
các đầu ra anten) có công suất đầu ra lớn nhất trong kênh của đối tượng sử dụng ở xa. Sự <br />
lựa chọn này được định hướng bởi RF hay phần cứng và phần mềm của DSP băng gốc. <br />
Hệ thống chuyển mạch chùm tia của nó theo các hướng khác nhau trong toàn không gian <br />
bằng cách thay đổi pha tín hiệu dẫn đến các phần tử anten hay thu được từ các phần tử <br />
anten. Khi đối tượng sử dụng di động đi vào một vùng vĩ mô nhất định, hệ thống này sẽ <br />
chọn vùng vi mô có tín hiệu mạnh nhất. Trong suốt cuộc gọi, hệ thống sẽ giám sát cường <br />
độ tín hiệu và chuyển mạch nó sang các vùng vi mô cố định khác khi cần thiết. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chiến lược Chiến lược<br />
chuyển mạch thích ứng<br />
<br />
Hình 14. Búp sóng chính và búp sóng không mà hệ thống chùm chuyển mạch và hệ thống <br />
dãy thích ứng có thể lựa chọn tín hiệu người sử dụng (đường xanh) và nhiễu đồng kênh <br />
(đường vàng) <br />
Hệ thống anten thông minh thông tin trực tiếp bằng cách tạo ra các mẫu chùm tia xác <br />
định. Khi một anten thông minh hướng búp sóng chính của nó với độ tăng ích tăng cường <br />
trong hướng của đối tượng sử dụng, tự nhiên nó sẽ tạo ra các búp biên và không (hay các <br />
vùng tương ứng có độ tăng ích trung bình và tối thiểu so với búp sóng chính). <br />
<br />
<br />
11 <br />
Sự khác biệt giữa hai hệ thống này là điều khiển các búp sóng chính và búp không với <br />
mức độ chính xác và độ linh hoạt biến thiên. <br />
<br />
Phương pháp anten thích nghi <br />
Các hệ thống anten thích nghi thông tin giữa một đối tượng sử dụng và trạm gốc theo <br />
cách khác, có chịu ảnh hưởng về mặt không gian. Bằng cách điều chính môi trường RF <br />
khi nó thay đổi, công nghệ anten thích nghi có thể thay đổi các mẫu tín hiệu một cách chủ <br />
động tới gần vô cực để tối ưu hoá chất lượng hệ thống vô tuyến. <br />
Dàn thích nghi sử dụng các thuật toán xử lý tín hiệu phức tạp để phân biệt một cách liên <br />
tục giữa các tín hiệu mong muốn, tín hiệu đa đường và tín hiệu nhiễu cũng như tính toán <br />
hướng đến của chúng. Phương pháp này cập nhật liên tục hướng phát chiến lược của nó <br />
dựa vào việc thay đổi cả vị trí của tín hiệu mong muốn và nhiễu. Khả năng xác định đối <br />
tượng sử dụng với các búp sóng chính và nhiễu với búp không đảm bảo là quỹ dự trữ <br />
đường truyền luôn luôn cực đại vì không có các vùng vi mô cũng như các mẫu xác định <br />
trước. <br />
Hình 15 minh hoạ vùng phủ sóng tương đối giữa hệ thống chùm tia chuyển mạch được <br />
phân vùng truyền thống và hệ thống anten thích nghi. Cả hai loại hệ thống anten thông <br />
minh đều có độ tăng ích đáng kể so với hệ thống phân vùng truyền thống. Mức nhiễu <br />
thấp ở phía bên trái thể hiện cho một hệ thống vô tuyến mới với các mức thâm nhập thấp <br />
hơn. Mức nhiễu lớn ở phía bên phải thể hiện cho hệ thống vô tuyến có nhiều đối tượng sử <br />
dụng hoặc một đối tượng sử dụng nhiều mẫu tái sử dụng tần số lấn nhau hơn. Khi ấy, <br />
khả năng loại nhiễu của hệ thống thích nghi sẽ cho vùng phủ sóng đáng kể hơn so <br />
với hệ thống chùm tia chuyển mạch hay truyền thống.<br />
Thích ứng<br />
Thích ứng<br />
<br />
Chùm chuyển mạch<br />
<br />
Chùm chuyển mạch<br />
Ô quy ước<br />
Ô quy ước<br />
Môi trường <br />
Môi trường <br />
nhiễu thấp nhiễu cao <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 15. Vùng phủ với chùm chuyển mạch và anten thích nghi <br />
Những lợi ích và hạn chế của các hệ thống dàn thích nghi và chùm chuyển mạch <br />
Tích hợp: Các hệ thống chùm chuyển mạch được thiết kế để triển khai rộng rãi <br />
trong các hệ thống tế bào với xu hướng là có thể trang bị thêm. Trong khi đó, các hệ <br />
thống dàn thích khi được triển khai theo phương án tích hợp đầy đủ. <br />
Vùng phủ sóng: Các hệ thống chùm tia chuyển mạch có thể tăng bán kính phủ sóng <br />
của trạm gốc từ 20 đến 200% so với các hệ thống tế bào phân vùng thông thường, <br />
tuỳ điều kiện môi trường cũng như phần mềm và phần cứng sử dụng. Vùng phủ <br />
sóng tăng lên sẽ tiết kiệm cho nhà khai thác những chi phí cho cơ sở hạ tầng, và giá <br />
thành trung bình cho khách hàng sẽ thấp xuống. Việc chuyển mạch động từ chùm <br />
tia sang chùm tia sẽ tiết kiệm dung lượng vì hệ thống không cần phát tất cả các tín <br />
<br />
<br />
12 <br />
hiệu theo mọi hướng. Tuy nhiên, các hệ thống dàn thích nghi có thể phủ sóng rộng <br />
hơn, và đồng đều hơn khi có cùng mức công suất như hệ thống chùm chuyển mạch. <br />
Nén nhiễu: Anten chùm chuyển mạch nén nhiễu đến từ các hướng, trừ hướng trung <br />
tâm của chùm chủ động. Đây là giải pháp thích hợp nhất để giảm thiểu mức độ <br />
nhiễu đồng kênh nhưng lại khó khăn trong việc phân biệt giữa tín hiệu mong muốn <br />
và tín hiệu nhiễu. Nếu tín hiệu nhiễu tại trung tâm của chùm tia được chọn, và <br />
người sử dụng ở xa trung tâm chùm tia thì tín hiệu nhiễu có thể tăng hơn rất nhiều <br />
so với tín hiệu mong muốn. Trong trường hợp này, chất lượng cho người sử dụng <br />
chịu sự suy giảm mạnh. Công nghệ dãy thích ứng hiện tại giúp loại bỏ nhiễu mạnh <br />
hơn. Bởi vì nó truyền nguyên dạng của một tổ hợp nên nó tập trung hơn, tạo ra ít <br />
can nhiễu hơn so với trường hợp chùm chuyển mạch. <br />
Đa truy nhập phân chia theo không gian: Trong số các công nghệ phức tạp mà anten <br />
thông minh sử dụng có đa truy nhập phân chia theo không gian SDMA để định vị, <br />
đánh dấu các thiết bị đầu cuối cố định hay di động, quét một cách thích nghi các tín <br />
hiệu phát về phía người sử dụng để tránh nhiễu. Công nghệ dàn thích nghi đạt được <br />
độ nén nhiễu cao nên việc tái sử dụng tần số có hiệu quả tốt hơn ở các mô hình tái <br />
sử dụng tần số lục giác cố định tiêu chuẩn. Kỹ thuật này có thể cấp phát tần số thích <br />
nghi cho người sử dụng ở bất kỳ vị trí nào. Việc xử lý không gian động tạo ra mỗi <br />
vùng khác nhau cho mỗi người sử dụng và cấp phát tần số/kênh theo thời gian thực. <br />
Xử lý tín hiệu không gian tích hợp phân tích và đo tán xạ của môi trường RF ở mức <br />
cao hơn. Trong khi kỹ thuật quét chùm cho một hướng phát chính xác về phía người <br />
sử dụng, xử lý không gian cực đại hoá việc sử dụng các anten để kết hợp các tín <br />
hiệu trong không gian theo phương pháp một người sử dụng một chùm tia. <br />
Người dùng 1 Người dùng 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 16. Xử lý không gian đầy đủ có thể hỗ trợ hai thuê bao trên cùng một kênh <br />
Ai có thể sử dụng công nghệ anten thông minh ? <br />
Công nghệ anten thông minh có thể cải thiện đáng kể chất lượng và chi phí kinh tế. cho <br />
hệ thống vô tuyến. Nó cho phép các nhà khai thác mạng PCS, tế bào và mạch vòng nội <br />
hạt vô tuyến hiện thực hoá việc tăng đáng kể về chất lượng tín hiệu, dung lượng và vùng <br />
phủ sóng. <br />
Các nhà khai thác thường đòi hỏi kết hợp những lợi ích khác nhau này tuỳ từng thời <br />
điểm. Do vậy, các hệ thống đó thường có độ linh hoạt cao về cấu hình và khả năng nâng <br />
cấp có hiệu quả nhất về mặt chi phí trong các giải pháp mang tính lâu dài. <br />
Các tiêu chuẩn áp dụng <br />
Các hệ thống anten thông minh có thể áp dụng cho tất cả các chuẩn và giao thức vô tuyến <br />
trong bảng 2, với một vài hiệu chỉnh. <br />
<br />
<br />
<br />
13 <br />
Bảng 2: Các tiêu chuẩn áp dụng<br />
Phương thức truy nhập Tương tự Đa truy nhập phân chia theo tần số <br />
(FDMA) (ví dụ: AMPS, TACS, NMT)<br />
Số Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) <br />
(ví dụ: GSM, IS136), đa truy nhập phân chia theo mã <br />
(CDMA) ( ví dụ: IS95)<br />
Phương thức song công Song công chia theo tần số (FDD), song công chia <br />
theo thời gian (TDD) <br />
<br />
Tính trong suốt với mạng<br />
<br />
Tính linh hoạt của công nghệ anten thông minh thích nghi cho phép tạo ra các sản phẩm và <br />
dịch vụ giá trị gia tăng, điều này tạo cho các nhà khai thác nhiều ưu thế cạnh tranh. <br />
Anten thông minh thích nghi không bị giới hạn bởi định dạng điều chế đặc biệt hay giao <br />
thức giao diện không gian nào. Chúng phù hợp với tất cả các kỹ thuật điều chế giao diện <br />
không gian hiện hành. <br />
Ưu thế bổ sung của xử lý không gian <br />
Việc xử lý không gian đem lại lợi ích cho rất nhiều hệ thống thông tin vô tuyến như các <br />
hệ thống tế bào có tính di động cao, các hệ thống dải ngắn có tính di động thấp, các ứng <br />
dụng mạch vòng nội hạt vô tuyến, thông tin vệ tinh, mạng LAN vô tuyến. Nhờ dùng một <br />
dàn anten, mà có thể nhân các kênh lên trong không gian, giống như trong tần số và thời <br />
gian. Để tăng dung lượng hệ thống, cần phải phát và thu theo không gian lựa chọn. Nhiều <br />
người đồng ý rằng những lợi ích của xử lý không gian sẽ ảnh hưởng không giới hạn tới <br />
các mặt trong thiết kế hệ thống vô tuyến. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
IEC Web tutorials <br />
ITUR documentations <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14 <br />