Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
<br />
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM<br />
CÁC HUYỆT THẦN MÔN, TÂM, TỲ, THẬN, VÙNG DƯỚI ĐỒI KẾT HỢP<br />
VỚI THỂ CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN<br />
Ngô Quang Vinh*, Trịnh Thị Diệu Thường*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Hiện nay, benzodiazepine vẫn là nhóm thuốc hàng đầu trong điều trị mất ngủ không thực tổn.<br />
Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài benzodiazepine luôn đi cùng nhiều tác dụng phụ và nguy cơ lệ thuộc thuốc. Vì<br />
vậy, việc sử dụng những trị liệu không dùng thuốc trong điều trị mất ngủ không thực tổn ngày càng được chú<br />
trọng, trong đó nổi lên vai trò ngày càng lớn của châm cứu. Mặc dù đã và đang được ứng dụng trong nhiều bệnh<br />
lý, tuy nhiên vai trò của nhĩ châm, đặc biệt khi kết hợp cùng thể châm, trong điều trị mất ngủ không thực tổn vẫn<br />
chưa được đánh giá rõ ràng. Vì thế chúng tôi tiến hành so sánh sự thay đổi thang điểm PSQI trước và sau khi nhĩ<br />
châm trên nền thể châm ở bệnh nhân mất ngủ không thực tổn.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, chúng tôi tiến hành nhĩ<br />
châm trên nền thể châm 25 bệnh nhân mất ngủ không thực tổn trong vòng 28 ngày và so sánh sự thay đổi thang<br />
điểm PSQI qua 3 thời điểm (ngày 0, ngày 14 và ngày 28).<br />
Kết quả: Sau 28 ngày can thiệp qua 3 thời điểm lúc bắt đầu can thiệp, ngày 14 và ngày 28 cho thấy điểm<br />
PSQI trung bình giảm theo thời gian lần lượt là 12,30 ± 1,20, 10,50 ± 1,70, 6,90 ± 2,40. Sự giảm của điểm PSQI<br />
có ý nghĩa thống kê ngày tại thời điểm ngày 14 so với ban đầu (p