Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HOÀN THIỆN YẾU TỐ KỸ THUẬT CỦA XÉT NGHIỆM TÌM ĐỘT BIẾN<br />
MẤT ĐOẠN VÙNG AZFa, AZFb VÀ AZFc NHIỄM SẮC THỂ Y<br />
Nguyễn Minh Hà*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu : Đột biến mất đoạn vùng AZF trên nhiễm sắc thể Y đã được xác định có liên quan đến tình<br />
trạng rối loạn sinh tinh và gián đoạn trưởng thành tinh trùng.<br />
Mục tiêu : Hoàn thiện kỹ thuật xét nghiệm phát hiện loại đột biến này.<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu : Thử nghiệm một số yếu tố kỹ thuật của xét nghiệm : chọn<br />
loại enzyme Taq polymerase phù hợp, xác định độ nhạy của multiplex PCR mix.<br />
Kết quả : HotStart Taq DNA Polymerase của Qiagen® là enzyme tối ưu cho kỹ thuật nhưng Thermo<br />
Taq Polymerase của ABgene® vẫn cho kết quả vẫn chấp nhận được. Độ nhạy của MPCR mix được xác<br />
định là 5ng DNA/µl trong khi nồng độ DNA tốt nhất cho phản ứng là 20ng/µl.<br />
Kết luận : Đã xác định thành công một số điều kiện kỹ thuật của xét nghiệm, hy vọng kết quả trên sẽ<br />
giúp ích cho các nghiên cứu tiếp theo khảo sát loại đột biến này.<br />
Từ khóa : Multiplex PCR, AZF (azoospermia factor)<br />
<br />
ASTRACT<br />
OPTIMIZATION OF TECHNICAL CONDITIONS FOR THE TEST OF AZFa, AZFb AND AZFc<br />
MICRODELETION<br />
Nguyen Minh Ha * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 23 - 26<br />
Background : Microdeletions in the AZF regions of the Y chromosome are defined to be related to<br />
abnormal spermatogenesis and sperm maturation arrest.<br />
Objectives : This study was carried-out in order to optimize some technical conditions of the AZF<br />
microdeletion test.<br />
Method : we test some technical conditions of the test : choosing the siutable DNA Taq Polymerase,<br />
defining the sensitivity of the multiplex PCR mix.<br />
Results : We suggest that HotStart Taq DNA Polymerase (Qiagen®) is the best enzyme for this test.<br />
However, the result of multiplex PCR with Thermo Taq Polymerase (ABgene®) is also good. The sensitivity<br />
of the multiplex PCR mix is 5ng DNA/µl while the optimal DNA concentration is 20ng/µl.<br />
Conclusion : We have defined some technical conditions of this test and we hope that these results will<br />
be useful for next researches about this mutation.<br />
Keywords : Multiplex PCR, AZF (azoospermia factor)<br />
<br />
*<br />
<br />
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. Hồ Chí Minh<br />
ĐT: 0989 21 23 82<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: ThS. Nguyễn Minh Hà<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản<br />
<br />
Email: drnguyenminhha@gmail.com<br />
<br />
23<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Trước đây vô sinh thường được cho là do<br />
người vợ. Tuy nhiên khi các khảo sát trên nam<br />
giới được đẩy mạnh thì có 35-40% nguyên<br />
nhân vô sinh là do người chồng, trong đó<br />
khoảng 90% có liên quan đến các bất thường<br />
sinh tinh (2). Các đột biến mất đoạn vùng AZF<br />
của nhiễm sắc thể Y, được tác giả Tiepolo và<br />
Zuffardi báo cáo lần đầu tiên năm 1976, có<br />
liên quan đến sự rối loạn sinh tinh và gián<br />
đoạn trưởng thành tinh trùng do đó làm giảm<br />
mạnh khả năng có con (4). Đứng trước nhu cầu<br />
cần có một công cụ khảo sát loại rối loạn di<br />
truyền này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
nhằm hoàn thiện các yếu tố kỹ thuật của xét<br />
nghiệm tìm đột biến vùng AZFa, b và c trên<br />
nhiễm sắc thể Y.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH<br />
Lấy 3mL máu ngoại biên chống đông bằng<br />
EDTA. Ly trích DNA bộ gen từ tế bào bạch<br />
cầu với tỷ số tinh khiết từ 1,8 – 2,0.<br />
Mỗi mẫu DNA được chạy 2 phản ứng<br />
Multiplex PCR cùng lúc, mỗi phản ứng<br />
khuếch đại 5 đoạn DNA (gồm 2 đoạn gen<br />
ZFY, SRY là chứng nội tại và 3 đoạn gen<br />
thuộc 3 vùng AZFa, b, c). Các cặp mồi sử<br />
dụng phát hiện được 95% trường hợp mất<br />
đoạn trên vùng AZF (3). Chứng nam, chứng nữ<br />
(DNA của một người nam và người nữ bình<br />
thường) và chứng nước được chạy song song<br />
với mỗi mẫu DNA bệnh nhân. Lần lượt thay<br />
đổi các loại Taq DNA polymerase (HotStart<br />
Taq polymerase của Qiagen®, Thermo Taq<br />
của<br />
ABgene®,<br />
Taq<br />
polymerase<br />
của<br />
Promega®) với lượng không đổi là 2u/50 μl<br />
phản ứng để xác định được loại enzyme tối<br />
ưu cho phản ứng. Nồng độ trong một phản<br />
ứng của Mg2+ là 6.5mM, của mồi là 2µmol mỗi<br />
loại và của dNTPs là 0,3mM. Chu kỳ nhiệt<br />
phản ứng là 950C 6’ , 940C 30’’ , 550C 30’’, 720C<br />
60’’ , 35 chu kỳ, 720C 10’. Sản phẩm PCR được<br />
chạy điện di ở 100V trong 40 phút trên gel<br />
agarose 2,5%, với chất phát quang ethidium<br />
<br />
24<br />
<br />
bromide và thước đo 100 đôi base. Đọc kết<br />
quả dưới đèn UV và chụp hình lưu lại (3).<br />
Bảng 1: Các đoạn gen được khuếch đại trong<br />
phần phản ứng<br />
Đoạn khuếch đại Kích thước(đôi base)<br />
<br />
Phản ứng<br />
1<br />
<br />
Phản ứng<br />
2<br />
<br />
ZFY ( chứng )<br />
SRY (chứng )<br />
sY86 ( AZFa )<br />
sY127 ( AZFb )<br />
sY254 (AZFc)<br />
ZFY ( chứng )<br />
SRY (chứng )<br />
sY84 ( AZFa )<br />
sY134 ( AZFb )<br />
sY255 (AZFc)<br />
<br />
495<br />
472<br />
320<br />
274<br />
380<br />
495<br />
472<br />
326<br />
301<br />
126<br />
<br />
Xác định độ nhạy của MPCR mix bằng cách<br />
pha loãng liên tiếp DNA đã biết trước nồng độ<br />
của một người nam bình thường (không vô<br />
sinh, tinh trùng đồ bình thường, đã làm xét<br />
nghiệm không bị đột biến tại vùng AZF) với<br />
nước cất, bắt đầu từ 20 ng/μl (1,3). Các DNA pha<br />
loãng này sẽ được cho vào PCR mix để đạt các<br />
nồng độ DNA cuối trong phản ứng là 10 ng/μl,<br />
5 ng/μl và 2,5 ng/μl. Dùng một PCR mix làm<br />
chứng (-) và dung dịch cho vào PCR mix này là<br />
nước cất. Độ nhạy của PCR mix được xác định<br />
là lượng DNA tối thiểu được cho vào ống phản<br />
ứng mà vẫn cho được đủ và rõ 5 sản phẩm<br />
khuếch đại mong muốn thấy được trên gel điện<br />
di (ứng với mỗi phản ứng).<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
1.Thử nghiệm các loại Taq polymerase :<br />
Kỹ thuật hot start PCR (sử dụng HotStart<br />
Taq DNA Polymerase) có ưu điểm là hạn chế<br />
được sự hình thành sản phẩm không đặc hiệu<br />
(rất quan trọng khi thiết kế PCR đa mồi)<br />
nhưng lại có giá thành cao. Do đó, chúng tôi<br />
thử nghiệm xét nghiệm với 3 loại DNA Taq<br />
polymerase khác nhau (Hình 1)<br />
Hình 1 cho thấy phản ứng chạy bằng<br />
HotStart Taq DNA Polymerase của Qiagen®<br />
cho lượng sản phẩm nhiều nhất đồng thời<br />
hoàn toàn không có các sản phẩm phụ không<br />
mong muốn. Do đó, chúng tôi đề nghị đây là<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
loại Taq polymerase<br />
nghiệm này.<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5 M<br />
<br />
Phản ứng 1<br />
<br />
tối<br />
<br />
ưu<br />
<br />
cho<br />
<br />
xét<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quả rõ ràng là 5 ng/μl, trong khi nồng độ<br />
DNA tối ưu 20 ng/μl.<br />
<br />
1 2<br />
<br />
3<br />
<br />
4 5<br />
<br />
Phản ứng 2<br />
<br />
Hình 1 : Hình ảnh gel khi chạy phản ứng MPCR<br />
với các loại Taq DNA Polymerase khác nhau.<br />
<br />
Hình 2 : Hình ảnh gel với các nồng độ DNA pha<br />
loãng<br />
<br />
M : thước đo 100 đôi base – Giếng 1: HotStart Taq<br />
DNA Polymerase của Qiagen® -Giếng 2: nước cất<br />
– Giếng 3: Taq DNA Polymerase (buffer màu) của<br />
Promega® - Giếng 4 : Thermo Taq DNA<br />
Polymerase của ABgene® - Giếng 5: Taq DNA<br />
Polymerase (buffer không màu) của Promega® -<br />
<br />
M : thước đo 100 đôi base - Giếng 1, 6: nồng độ<br />
DNA 20ng/μl - Giếng 2, 7: nồng độ DNA<br />
10ng/μl – Giếng 3, 8: nồng độ DNA 5 ng/μl –<br />
Giếng 4, 9: nồng độ DNA 2,5 ng/μl – Giếng 5,<br />
10: nước.<br />
<br />
Phản<br />
<br />
ứng<br />
<br />
sử<br />
<br />
dụng<br />
<br />
Thermo<br />
<br />
Taq<br />
<br />
Polymerase của ABgene® và Taq DNA<br />
Polymerase của Promega® cho kết quả kém<br />
hơn : lượng sản phẩm tạo thành ít hơn nhưng<br />
cũng không có sản phẩm phụ không đặc hiệu.<br />
Trong đó, phản ứng sử dụng Taq DNA<br />
Polymerase của ABgene® cho kết quả rõ hơn<br />
phản ứng sử dụng Taq DNA Polymerase của<br />
Promega®. Vì vậy, nếu để hạ giá thành xét<br />
nghiệm, có thể chọn Taq polymerase của<br />
ABgene® với giá thành trung bình mà vẫn<br />
cho hình ảnh kết quả chấp nhận được.<br />
<br />
2. Xác định độ nhạy của kỹ thuật<br />
(MPCR mix):<br />
Hình 2 cho thấy bắt đầu từ nồng độ 2,5<br />
ng/μl hình ảnh gel không còn rõ ràng để nhận<br />
<br />
Phản ứng<br />
<br />
3. Kết quả áp dụng kỹ thuật xét nghiệm<br />
trên DNA bệnh nhân:<br />
Áp dụng quy trình xét nghiệm (sử dụng<br />
Thermo Taq polymerase của ABgene®) trên 3<br />
mẫu DNA bệnh nhân nam vô sinh vô căn<br />
(được chẩn đoán bởi Khoa Hiếm Muộn bệnh<br />
viện Từ Dũ).<br />
Ở hình 3, giếng số 1, DNA bệnh nhân có<br />
đủ 5 vạch tương ứng 5 đoạn được khuếch đại<br />
trên mỗi phản ứng, do đó bệnh nhân không bị<br />
đột biến. Ở giếng số 2, DNA bệnh nhân mất<br />
vạch ở vị trí khoảng 380 đôi base (tương ứng<br />
sY254 của AZFc) trên phản ứng 1 và vạch ở vị<br />
trí khoảng 126 đôi base (tương ứng sY255 của<br />
AZFc) trên phản ứng 2. Do đó bệnh nhân bị<br />
mất đoạn tại AZFc. Ở giếng số 3, DNA bệnh<br />
nhân mất vạch ở vị trí khoảng 274 đôi base<br />
(tương ứng sY127 của AZFb) trên phản ứng 1<br />
và vạch ở vị trí khoảng 301 đôi base (tương<br />
ứng sY134 của AZFb) trên phản ứng 2. Do đó<br />
bệnh nhân bị mất đoạn tại AZFb.<br />
<br />
thấy tất cả 5 vạch trên mỗi phản ứng. Do đó,<br />
chúng tôi đề nghị nồng độ DNA tối thiểu mà<br />
MPCR mix có thể khuếch đại để xác định kết<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản<br />
<br />
25<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
MPCR mix là 5ng/µl.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Hình 3 : Kết quả Phần phản ứng cơ bản của xét<br />
nghiệm trên 3 DNA bệnh nhân.<br />
M : thước đo 100 đôi base – Giếng 1 : DNA bệnh<br />
nhân không mất đoạn - Giếng 2: DNA bệnh nhân<br />
mất đoạn AZFc - Giếng 3 : DNA bệnh nhân mất<br />
đoạn AZFb - Giếng 4 : chứng nam - Giếng 5 :<br />
chứng nữ - Giếng : nước cất<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã xác định được một số điều<br />
kiện kỹ thuật của xét nghiệm tìm đột biến mất<br />
đoạn vùng AZFa, b và c. Phản ứng Multiplex<br />
PCR sẽ cho kết quả tối ưu nếu được chạy<br />
bằng HotStart Taq DNA Polymerase của<br />
Qiagen®. Tuy nhiên Thermo Taq Polymerase<br />
của ABgene® vẫn cho kết quả chấp nhận<br />
được. Nồng độ DNA tối ưu nên sử dụng cho<br />
phản ứng là 20ng/μl trong khi độ nhạy của<br />
<br />
26<br />
<br />
1.<br />
<br />
Krausz C, Forti G, Ken M. (2003). Review : The Y<br />
chromosome and male fertility and infertility. International<br />
journal of andrology. 26 : 70 – 75.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Matsumoto AM. (1998). Pathophysiology of male infertility.<br />
Infertility Evaluation and Treatment – Key, Chang, Rebar,<br />
Soules 37 : 557 – 565.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Simoni M., Bakker E., Krausz C. (2004). EAA/EMQN best<br />
practice giudelines for molecular diagnosis of Ychromosomal microdeletions. State of the art 2004. Int. J.<br />
Andro. 27:240-249.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Tiepolo L. and Zuffardi O. (1976). Localization of factors<br />
controlling spermatogenesis in the nonfluorescent portion<br />
of the human Y chromosome long arm. Hum. Genet. 34 : 119<br />
– 124.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Stahl P.J., Masson P., Mielnik A. et al (2009). A decade of<br />
experience emphasize that testing for Y microdeletions is<br />
essential in American men with azoospermia and severe<br />
oligozoospermia. The Official Journal of the American Society<br />
for Reproductive Medicine. Published online 06 November<br />
2009. http://www.fertstert.org/article/S0015-0282(09)036851/abstract<br />
<br />
6.<br />
<br />
Y chromosome Microdeletions : To determine the etiology<br />
of azoospermia or oligospermia resulting in male infertility.<br />
Published online August 2009. http://www.arupconsult.com<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />