intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì...

Chia sẻ: La Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

151
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà Trần đã ghi vào cuốn Việt sử những trang sử vô cùng chói lọi vói ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông và một sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Nền văn minh của dân tộc Việt đã có một bước tiến dài dưới các triều đại nhà Trần. Những trang sử hào hùng đó của nhà Trần có được là nhờ tinh thần vua tôi một lòng vì dân vì nước. Vì nhà Trần có những tướng lĩnh tài năng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão… Những tướng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì...

  1. Học bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì... Bài viết Nhà Trần đã ghi vào cuốn Việt sử những trang sử vô cùng chói lọi vói ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông và một sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Nền văn minh của dân tộc Việt đã có một bước tiến dài dưới các triều đại nhà Trần. Những trang sử hào hùng đó của nhà Trần có được là nhờ tinh thần vua tôi một lòng vì dân vì nước. Vì nhà Trần có những tướng lĩnh tài năng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão… Những tướng lĩnh tài ba ấy đã góp phần làm nên cái "hào khí Đông A" trong văn học thời Trần. Sau những tháng năm chinh chiến và đã có được rất nhiều công ao đối với cuốc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Phạm Ngũ Lão - một tướng lĩnh tài ba của Trần Hưng Đạo - đã tổng kết lại cuộc đời chinh chiến của mình: Múa giáo non sông trải mấy thâu Ba quân hùng khí át sao Ngưu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
  2. Trên thực tế, những gì nhà Trần đã làm được cho lịch sử dân tộc Việt Nam là một điều rất đáng tự hào, không chỉ của riêng những tướng lĩnh nhà Trần mà còn là của cả dân tộc. Theo quan niệm công danh của Nho giáo thì việc "Múa giáo non sông trải mây thâu" ấy cũng đã là một sự nghiệp công danh đáng tự hào, người quân tử đã thực hiện đủ nghĩa vụ "tề gia trị quốc bình thiên hạ". Thế nhưng, người tướng lĩnh trongh bài thơ này lại có tâm sự "Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu". Công lao của Vũ Hầu (Gia Cát Lượng) đối với nhà Thục là điều không thể tranh cãi. Sự nghiệp của Gia Cát Lượng đã trở thành lý tưởng sống của các bậc chính nhân quân tử theo tư tưởng Nho gia. Việc thua kém Vũ Hầu về công lao binh nghiệp là lẽ đương nhiên, không có gì đáng hổ thẹn. Trong bài thơ này, tác giả cũng không có ý so sánh sự nghiệp của mình với Gia Cát Lượng. "Chuyện Vũ Hầu" được nhắc đến không phải để so sánh mà nó có ý nghĩa tượng trưng cho lí tưởng về trách nhiệm của đấng nam nhi đối với xã hội. Vì thế sự hổ thẹn của tác giả trong bài thơ này không phải "là quá đáng, kiêu kì". Đó là sự băn khoăn, trăn trở day dứt của một con người về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Đó chính là biểu hiện sâu sắc nhất của tình yêu quê hương đất nước. Hướng đến sự nghiệp của Vũ Hầu là hướng đến một lí tưởng sống cao đẹp, "đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước". Sống ở trên đời này, không phải ai cũng biết thẹn, thẹn với bản thân mình và thẹn với tất cả mọi người. Biết thẹn nghĩa là còn biết sống, còn biết thế nào là phải trái, tốt xấu. Nỗi "then" của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một con người có nhân cách cao cả. Đây không phải là sự xấu hổ của một người trót làm điều xấu, cũng không phải sự tự ti của một người vô tích sự, vô nghĩa trước cuộc đời. Người tướng lĩnh ấy đã "Múa giáo non sông trải mấy thâu" và đã góp nhiều công lớn, đã góp phần
  3. làm nên cái "hùng khí nuốt sao Ngưu", điều đó đã đủ làm nên sự vẻ vang cho một cuộc đời. Viết đoạn văn miêu tả nhà tù trưởng Đam Săn khi chiến thắng Mtao Mxây Bài viết Đam Săn là một tù trưởng giàu mạnh nhất trong những tù trưởng giàu mạnh. Với sức mạnh bạt núi ngăn sông chàng đã chiến thắng được tù trưởng Mtao Mxây. Và làng của Đam Săn đã mạnh lại càng mạnh hơn. Mừng chiến thắng buôn làng đã mở hội, đó là một ngày hội thật vui vẻ, thật nô nức và đầy tự hào. Cả buôn làng âm vang tiếng chiêng quý, tiếng vòng nhạc rung, cỏ cây, núi rừng và con người cùng ca khúc khải hoàn. Rượu tràn ra khắp nhà, gương mặt mọi người đều hân hoan và đầy tự hào. Nhà Đam Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních nhà, thức ăn đầy nhà, hoa nở khắp buôn. Họ vui mừng trong chiến thắng, họ tự hào vì tù trưởng của họ là người anh hùng và buôn làng của họ ngày càng giàu mạnh. Nổi bật trong ngày hội mừng chiến thắng ấy là hình ảnh oai hùng như bậc thánh thần của Đam Săn. Chàng là biểu tượng cho sức mạnh của cả cộng đồng. Đam Săn thật oai phong, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới là
  4. một cái nong hoa", "Đam Săn uống không biết say, ăn không biết no, nói không biết chán". Niềm vui của Đam Săn tràn cả sang cây cỏ, núi rừng, trải khắp buôn làng. Đam Săn đẹp như một dũng tướng "Ngực quấn chéo một một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến… Đam Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ". Đam Săn oai hùng và được buôn làng trân trọng như một vị thần. Cả buôn làng của Đam Săn đã ăn mừng chiến thắng suốt cả mùa khô. Họ vui mừng và tự hào về vị tù trưởng can trường của mình. Đam Săn là biểu tượng văn hoá đầy tự hào của nhân dân Tây Nguyên. Đó là một trong những hình tượng nghệ thuật đẹp nhất của văn học dân gian Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2