intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỘI CHỨNG ÂM HƯ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ÂM HƯ là hội chứng : -Có biểu hiện lâm sàng (BHLS) là âm hư tân dịch thiếu, hoặc âm hư không chế được dương nên có triệu chứng (TC) : thể trạng gầy còm, miệng ráo họng khô, chóng mặt mất ngủ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay và ngực nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), về chiều gò má đỏ hồng, tiểu tiện lượng ít sắc vàng, đại tiện khô kết, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. -Có nguyên nhân (NN) do : +Tiên thiên suy tổn. +Ốm lâu hao tổn. +Giai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỘI CHỨNG ÂM HƯ

  1. HỘI CHỨNG ÂM HƯ ÂM HƯ là hội chứng : -Có biểu hiện lâm sàng (BHLS) là âm hư tân dịch thiếu, hoặc âm hư không chế được dương nên có triệu chứng (TC) : thể trạng gầy còm, miệng ráo họng khô, chóng mặt mất ngủ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, l òng bàn chân tay và ngực nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), về chiều gò má đỏ hồng, tiểu tiện lượng ít sắc vàng, đại tiện khô kết, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. -Có nguyên nhân (NN) do : +Tiên thiên suy tổn. +Ốm lâu hao tổn. +Giai đoạn cuối của nhiệt bệnh, âm dịch bị hao thương. -Thường xuất hiện trong các bệnh : +Hư lao. +Lao sái. +Đái tháo đường (Tiêu khát). +Hoa mắt chóng mặt (Huyễn vậng). -Thường xuất hiện trong các hội chứng : Tâm âm hư, can âm hư, tỳ âm hư, phế âm hư, thận âm hư; vị âm hư; khí âm đều hư, tâm khí âm đều hư, phế khí âm đều hư; can thận âm hư, phế thận âm hư. Cần chẩn đoán phân biệt với (CĐPB) : 1.Huyết hư là hội chứng : -Có BHLS là huyết dịch trong cơ thể không đầy đủ, chân tay và tạng phủ mất sự nuôi d ưỡng mà xuất hiện suy nhược toàn thân nên có TC : sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng bủng, sắc môi nhợt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, chân tay tê dại, phụ nữ hành kinh lượng ít, kéo dài, thậm chí bế kinh, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế vô lực. -Có NN do : +Nội thương mệt mỏi, tư lự quá độ, ngấm ngầm hao tổn âm huyết. +Tỳ vị hư
  2. yếu, sự sinh hoá khí huyết không đầy đủ. +Mất huyết quá nhiều. -Thường xuất hiện trong các bệnh : +Hồi hộp (tâm quí). +Hư lao. +Huyễn vậng. +Đầu thống. +Kính chứng. +Huyết chứng. +Tiện bí. +Sốt (Phát nhiệt). +Kinh nguyệt không đều. +Bế kinh. +Không thụ thai. 2.Tân dịch suy tổn là hội chứng : -Có BHLS là thiếu tân dịch như mồ hôi, nước bọt, vị dịch, trường dịch, … nên có TC : miệng khô họng ráo, môi mũi khô nẻ, ho khan mất tiếng, da dẻ khô ráo, mắt rít không nhuận, tiểu tiện sẻn ít, khô ruột, đại tiện khó, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc tróc mảng, bề mặt lưỡi không nhuận, mạch tế sác. -Có NN do : +Táo nhiệt thương tân trong các bệnh nội thương hoặc ngoại cảm. +Ra mồ hôi, thổ tả quá mức. +Chữa nhầm. - Thường xuất hiện trong các bệnh ngoại cảm, nhiệt bệnh : +Bệnh dương minh. +Phong ôn. +Thu táo. -Thường xuất hiện trong các bệnh nội thương : +Phế nuy. +Bí đại tiện (Tiện bí). +Bạo tả. +Đái tháo đường. +Ế cách. 3.Thấp uất nhiệt phục -Có BHLS/TC là : +Mình nóng, khó ch ịu, về chiều thì nóng hơn, ra mồ hôi mà nhiệt không lui (khác với ngũ tâm phiền nhiệt, về chiều gò má đỏ của Âm hư), mỏi mệt yếu sức; +Ngực bụng trướng, đầu nặng như bó, chân tay nặng nề, kém ăn, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch nhu sác là những hiện tượng thấp tà nghẽn trệ, là những chứng mà Âm hư không có. -Có NN do Khí hậu ôn nhiệt, hoặc lội nước dầm mưa, ở nơi ẩm ướt, thấp tà xâm phạm vào cơ thể; tính của thấp là nặng, đục, ngăn trở dương khí, nhiệt không thể thấu phát, tuyên tán gây nên. ĐIỀU TRỊ
  3. 1.Hư lao -NN : Phú bẩm bất túc; Phòng lao quá độ, âm tinh bị suy hao; Tạng phủ hư tổn. -TC : Hoa mắt chóng mặt, tai ù, nặng thì tai điếc, tóc rụng, răng lung lay, miệng khô họng đau, về chiều gò má ửng hồng, mồ hôi trộm, hình thể gày còm, thần sắc ủ rũ, đau lưng mỏi gối, hai chân yếu ớt, lưỡi đỏ, tân dịch thiếu, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch trầm tế. -Chẩn đoán (CĐ) : Thận âm bất túc, hư yếu lâu ngày không phục hồi. -Phép chữa (PC) : Tư bổ thận âm. -Phương (P) : Đại bổ âm hoàn (Đan Khê tâm pháp). -Dược (D) 1: Hoàng bá, Tri mẫu đều 16g, Thục địa, Quy bản đều 24g, Tuỷ sống lợn vừa đủ. Quy bản đun lấy nước, 3 vị còn lại tán, thêm Tuỷ sống lợn và nước sắc Quy bản làm hoàn, ngày 3 lần, mỗi lần 8g. -P 2 : Đại bổ âm tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư). -D2 : Nhân sâm 12g, Thục địa 20g, Hoài sơn, Đương quy, Đỗ trọng, Kỷ tử đều 8g, Sơn thù nhục, Cam thảo đều 4g. Sắc uống. -P 3 : Tả quy hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư). -D 3 : Thục địa 32g, cao Quy bản, cao Ban long, Hoài sơn, Sơn thù nhục, Kỷ tử, Thỏ ty tử, Ngưu tất đều 12g. Sắc uống. Gia giảm (GG): +Mồ hôi trộm nhiều, thêm : Mẫu lệ 16g, Miết giáp, Địa cốt bì, Sài hồ đều 6g để tư âm tiềm dương. +Di tinh, thêm : Kim anh tử, Khiếm thực đều 12g, Long cốt 16g, Sa uyển tật lê 8g để cố tinh chỉ tiết. +Tai điếc chân yếu nhiều, thêm : Hà thủ ô 12g, Hoàng tinh 8g, bột Tử hà sa hoà uông 4g để trấn tinh, mạnh gân, bổ thận.
  4. -TC : Chóng mặt, gò má đỏ, đau họng, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay và ngực nóng, di tinh, mỏi lưng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi tróc mảng, mạch tế sác. -CĐ : Âm hư hoả vượng. -PC : Làm mạnh thuỷ để chế ngự dương quang. -P : Lục vị địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết) gia giảm. -D : Thục địa 32g, Sơn thù nhục, Hoài sơn đều 16g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả đều 12g.+/-. GG: +Nếu di tinh, phải Bổ thận âm, tả hư hoả, thêm : Tri mẫu, Hoàng bá đều 8g (Tri bá địa hoàng hoàn). +Nếu hoạt tinh do thận âm bất túc lâu ngày, phải tư dưỡng thận âm, bổ thận cố tinh, thêm : Quy bản, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Thỏ ty tử, Phỉ tử, Bạch thạch chi, Long cốt, Mẫu lệ, Tang phiêu tiêu đều 12g, Ngũ vị tử 8g (Lục vị địa hoàng hoàn hợp Bí tinh hoàn gia giảm). +Mất ngủ nặng, phải Tư thận tráng thuỷ để chế hoả, an thần định chí, thêm : Hoàng liên 16g, Hoàng cầm, Bạch thược đều 8g, A giao 12g, Kê tử hoàng 2 quả (Lục vị địa hoàng hoàn hợp Hoàng liên a giao thang). 2.Lao sái, ho lao -NN : Vi khuẩn lao Koch xâm nhập, tạng phế bị tổn hại, bệnh lâu ngày làm cho phế âm suy tổn, âm hư sinh nội nhiệt. -TC : Nóng âm ỉ trong xương, gò má đỏ, khạc ra máu, ngực sườn đau, ra mồ hôi trộm, tâm phiền mất ngủ, chất lưỡi đỏ tía, mạch tế sác, … -CĐ : Âm hư phế nhiệt. -PC : Dưỡng âm thanh phế. -P : Tần giao miết giáp tán (Vệ sinh bảo giám). -D : Tần giao 20g, Miết giáp, Địa cốt bì, Sài hồ đều 40g, Đương quy, Tri mẫu đều 20g, lá Thanh cao 5 lá, Ô mai 1 quả.
  5. 3.Tiêu khát -NN : Cơ thể vốn âm hư, lại lao thương quá độ, hoặc tình chí không điều hoà, lại ăn uống nhiều chất có năng l ượng cao, nung nấu thành nhiệt tổn hai âm dịch. -TC : Khát, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều, nước tiểu có vị ngọt, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. -CĐ : Âm hư dịch thiếu. -PC : Tư dưỡng âm dịch, nhuận táo, sinh tân chỉ khát. -P : Lục vị địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết) gia giảm / Bát tiên trường thọ hoàn gia giảm.. -D : Thục địa 32g, Hoài sơn, Sơn thù đều 24g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Mạch môn, Hoàng tinh, Thạch hộc, Ngọc trúc, Thỏ ty tử đều 12g, Ngũ vị tử 8g. 4.Huyễn vậng -NN : Âm hư dẫn đến can phong nội động. -TC : Chóng mặt, ù tai, chân tay lẩy bẩy, bắp thịt máy động, lòng bàn chân tay và ngực nóng, buồn nôn, nôn mửa, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. -CĐ : Can phong nội động do âm hư. -PC : Dưỡng âm dẹp phong. -P : Đại định phong châu (Ôn bệnh điều biện) gia giảm. - D : Bạch thược, Can địa hoàng, Mạch môn đều 24g, Quy bản, Miết giáp đều 16g, A giao 12g, Ma nhân, Ngũ vị tử đều 8g, Kê tử hoàng (Lòng đỏ trứng gà) 2 quả; Trần bì, Bán hạ đều 8g, Cúc hoa, Câu đằng đều 12g.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2