Hội chứng chuyển hóa ở nhân viên y tế trước và sau khi can thiệp
lượt xem 3
download
Công trình nghiên cứu này đặt mục tiêu xác định tỷ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở nhân viên y tế (NVYT) của bệnh viện Nhật Tân (tỉnh An Giang) và áp dụng các biện pháp can thiệp có tính khả thi nhằm giảm tỷ lệ hiện mắc. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ nhân viên của bệnh viện được khám sức khỏe 2 lần vào tháng 7/2018 và tháng 7/2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội chứng chuyển hóa ở nhân viên y tế trước và sau khi can thiệp
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TRƯỚC VÀ SAU KHI CAN THIỆP Châu Hữu Hầu, Hia Kim Khuê, Đỗ Thị Quốc Trinh Bệnh viên Đa khoa Nhật Tân, An Giang TÓM TẮT: Công trình nghiên cứu này đặt mục tiêu xác định tỷ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở nhân viên y tế (NVYT) của bệnh viện Nhật Tân (tỉnh An Giang) và áp dụng các biện pháp can thiệp có tính khả thi nhằm giảm tỷ lệ hiện mắc. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ nhân viên của bệnh viện được khám sức khỏe 2 lần vào tháng 7/2018 và tháng 7/2019. Phương pháp sử dụng là nghiên cứu can thiệp, tiến cứu. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ hiện mắc HCCH ở nhân viên bệnh viện Nhật Tân ban đầu là 18,8%, giảm xuống còn 15,9% (p
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 vào khoảng 34,7% dân số trưởng thành vào năm 2011-2012 so với năm 2003-2004 là 32,9% và tỷ lệ lưu hành tăng theo tuổi [1]. Tỷ lệ mắc HCCH trong một cộng đồng thường tương đương với tỷ lệ béo phì và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường týp 2. Theo Trần Quang Bình và cs, tỷ lệ hiện mắc HCCH tại thành phố Hồ Chí Minh là 12% ở người ≥ 20 tuổi vào năm 2001, và 8.2% dân số ≥15 tuổi vào năm 2003 ở Khánh Hòa [2]. Trong khi đó tỷ lệ hiện mắc HCCH ở Trung Quốc năm 2017 vào khoảng 15,5% dân số[3]. Yeh và cs nghiên cứu tại Đài Loan, nhận thấy các NVYT dường như luôn phơi nhiễm với nhiều tác động xấu đến sức khỏe, do khối lượng công việc nặng, căng thẳng, thời gian làm việc dài và làm việc theo ca nên nguy cơ mắc HCCH cao hơn cộng đồng chung. Tỷ lệ hiện mắc HCCH chung trong nghiên cứu của Yeh và cs là 12,0%. Bác sĩ có tỷ lệ hiện mắc HCCH cao nhất với 2 bệnh phổ biến là béo phì và đái tháo đường [3].Tại Iran, nghiên cứu của Niazi và cs cho thấy tần suất của HCCH là 22,4%; tuổi cao, làm việc theo ca và ít hoạt động thể lực có liên quan đến tần số mắc HCCH. Các tác giả đề nghị điều chỉnh các yếu tố nghề nghiệp và tâm lý xã hội liên quan đến HCCH cho các NVYT [4] Tại Việt Nam, NVYT cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến HCCH do khối lượng công việc lớn, chế độ trực gác, việc giao tiếp với bệnh nhân và thân nhân người bệnh, hay ở trong tình trạng căng thẳng với bệnh tật và với bệnh nhân. Hơn nữa, NVYT luôn cần phải xuất hiện trước người bệnh với hình thức, vóc dáng dễ thuyết phục nhất. Nếu như chính họ lại mắc phải HCCH với tình trạng béo phì hay quá ốm gày thì làm sao hướng dẫn cho người bệnh và người nhà cách phòng chống bệnh tật. Hiện chưa có công trình nghiên cứu thử nghiệm can thiệp phòng, chống HCCH trên NVYT tại Việt Nam. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1) Mô tả tỷ lệ hiện mắc HCCH ở NVYT của bệnh viện Nhật Tân, năm 2018; 2) Đánh giá kết quả biện pháp can thiệp có tính khả thi và do NVYT tự nguyên thực hiện nhằm giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến HCCH. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Là NVYT của bệnh viện Nhật Tân thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đối tượng loại trừ gồm NVYT của bệnh viện đang nghỉ việc, đang mang thai hoặc nghỉ sau sinh, đi học, người không có mặt đủ 2 lần khám sức khỏe định kỳ của Bệnh viện. 2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu. 3. Cỡ mẫu và chọn mẫu: Số NVYT của bệnh viện Nhật Tân được đưa vào nghiên cứu là 245 người, có tuổi đời từ 21 tới 72 tuổi, tuổi trung bình 33,8 ± 10,2; nam: 96 người và nữ: 149. người. Chọn mẫu: Đưa vào danh sách nghiên cứu toàn bộ NVYT đáp ứng đúng yêu cầu tuyển chọn và có mặt vào 2 đợt khám sức khỏe định kỳ của Bệnh viện vào tháng 7/2018 (khám trước can thiệp) và tháng 7/2019 (khám sau can thiệp). 4. Chỉ số nghiên cứu và cách thu thập số liệu: Nghiên cứu sử dụng kết quả khám sức khỏe định kỳ cho NVYT của Bệnh viện, sử dụng các chỉ số đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, vòng eo, ngoài ra có các xét nghiệm cần thiết cho nghiên cứu: Sinh hóa (glucose, HDL-C, triglyceride), fibroscan để xác định mức nhiễm mỡ gan với thông số giảm âm có Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 137
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 kiểm soát (CAP). Chỉ số BMI được áp dụng theo tiêu chí của TCYTTG (WHO) cho dân cư khu vực châu Á-Thái Bình Dương. a. Tiêu chí xác định HCCH: Chúng tôi dùng tiêu chí của IDF (International Diabete Federation) cập nhật năm 2006 được ưa dùng nhất hiện nay [6] - Béo phì trung tâm với vòng eo ở nam ≥90 cm và nữ ≥80 cm; - Cộng với bất kỳ 2 trong số các yếu tố sau đây: + Triglyceride ≥150 mg/dl (1,7 mmol/l) hoặc điều trị tăng triglyceride; + HDL-C nam
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Tỷ lệ mắc HCCH chung và theo giới tính trước và sau khi can thiệp Giới Tổng số HCCH trước CT, p=0,311 HCCH sau CT, p=0,025 crosstables: p Không HCCH Không HCCH 2 Nữ 149 (100%) 118 (79,2%) 31 (20,8%) 119 (79,9%) 30 (20,1) 55.61
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Bảng 3. Biến động BMI cụ thể ở từng nhóm trước-sau khi can thiệp BMI ban đầu BMI sau 6 (số người và tỷ lệ) (số người và tỷ lệ) Thấp cân Bình Quá cân Béo phì thường Thấp cân (
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Bảng 4. Biểu đồ ROC thể hiện các yếu tố nguy cơ: tuổi, BMI, CAP (BGNMKDR) với HCCH trước và sau can thiệp Các AUC Độ Đặc p Các AUC Độ Đặc p biến lần % nhạy hiệu biến lần % nhạy % hiệu 1 % % 2 % Tuổi 73,8 74,3 64,1 0,000 Tuổi 71,2 60,9 74,9 0.000 BMI 1 60,0 53,8 66,0 0.049 BMI 2 50,5 76,1 74,4 0.000 CAP 1 76,4 97,4 45,1 0.000 CAP 2 47,6 71,7 75,9 0.000 Hình 3. Biểu đồ ROC và Bảng. HCCH và các yếu tố nguy cơ Nhận xét: Nghiên cứu HCCH với các yếu tố nguy cơ như tuổi, BMI và CAP lần 1 (trước can thiệp) và lần 2 (sau can thiệp) thì thấy HCCH chịu tác động của 3 yếu tố này khá cao. BÀN LUẬN Nhật Tân là một bệnh viện ngoài công lập nằm tại thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang. Bệnh viện được cấp phép hoạt động kể từ ngày 08/3/2004. Hai năm gần đây số NVYT thường xuyên của bệnh viện trên 300 người, phục vụ việc chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho bà con trong và ngoài tỉnh. Sau những nghiên cứu về thực trạng mắc HCCH trong NVYT vào năm 2017-2018, chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp phòng ngừa mắc bệnh tiếp theo. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hiện mắc HCCH chung ở nhân viên y tế bệnh viện Nhật Tân vào thời điểm tháng 7/2018 (trước khi can thiệp) là 18,8%, trong đó nữ mắc HCCH có phần cao hơn với 20,8% so với nam chỉ có 15,6%, nhưng khác Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 141
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 biệt giữa 2 giới không có ý nghĩa thống kê với p=0,311. Tác giả Trần Quang Bình và cs nghiên cứu trên người trung niên ở vùng đồng bằng sông Hồng vào năm 2014 cho biết tỷ lệ hiện mắc HCCH là 16,3% [2]. Khi phân tích theo từng nhóm NVYT như bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hành chánh thì không thấy khác biệt có ý nghĩa. Yeh và cs [3] nghiên cứu tại một trung tâm y tế ở phía bắc Đài Loan về tỷ lệ hiện mắc HCCH chung là 12%; nhưng bác sĩ có tỷ lệ mắc HCCH cao nhất (18,3%) và thấy béo phì và đường huyết cao là những bất thường phổ biến, lần lượt là 29,3% và 10,5%; NVBV nói chung có tỷ lệ mắc HCCH trung bình trong khi các bác sĩ và nhân viên hành chính có tỷ lệ mắc cao hơn so với các nhóm nhân viên khác. Hiện nay HCCH có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở các nước Nam Mỹ, Flores và cs [5] nghiên cứu ở NVYT Mexico năm 2010 cho thấy khoảng 68% nam giới và 74% phụ nữ ở Mexico bị thừa cân hoặc béo phì, và những con số này được dự đoán sẽ tăng lên 88% và 91%, tương ứng vào năm 2050. Tỷ lệ mắc HCCH được ước tính lên tới 40 % trong số những người trưởng thành ở Mexico. Kết quả sau khi can thiệp trong thời gian liên tục 6 tháng bằng nhiều biện pháp khả thi cho cá nhân và tập thể, tỷ lệ hiện mắc HCCH chung cho toàn bộ 245 đối tượng NVYT đã giảm từ 18,8% xuống còn 15,9%, sự khác biệt rất rõ với p0,05) thì đối tượng nam giới giảm mắc HCCH rõ rệt hơn (từ 15,6% còn 9,4%, p
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 thiệp xuống còn 15,9% sau khi can thiệp (p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp nguyên phát khám bệnh ngoại trú tại bệnh viện tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2020
7 p | 14 | 6
-
Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum (4/2018 - 4/2019)
7 p | 9 | 5
-
Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt điều trị tại khoa Nội 4 bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2021
6 p | 16 | 5
-
Khảo sát tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở sĩ quan - quân nhân chuyên nghiệp sư đoàn bộ binh X - Quân đoàn Y
6 p | 29 | 5
-
Tỷ lệ và các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đồng bào dân tộc thiểu số người Xơ Đăng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
8 p | 14 | 4
-
Phân tích yếu tố ảnh hưởng và khả năng dự đoán hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị olanzapin thông qua mô hình cây quyết định
10 p | 17 | 3
-
Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nam cao tuổi mắc bệnh gút điều trị tại khoa Nội 4 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
7 p | 28 | 3
-
Bài giảng Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nữ trên 45 tuổi tại Bệnh viện C Đà Nẵng
24 p | 39 | 3
-
Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân ung thư được hóa trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
6 p | 48 | 3
-
Đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở người không thừa cân hoặc béo phì
7 p | 53 | 3
-
Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa theo NCEP-ATP III ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai
4 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân loãng xương tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
6 p | 6 | 2
-
Tương quan giữa kích thước thất trái với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
5 p | 2 | 2
-
Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
5 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
6 p | 57 | 2
-
Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh thiếu 21-α hydroxylase
5 p | 15 | 2
-
Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa điều trị đau - vật lí trị liệu - y học cổ truyền Bệnh viện Trưng Vương
8 p | 56 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ
10 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn