Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
KẾT QUẢ NGẮN HẠN PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH<br />
Ở NGƯỜI CAO TUỔI<br />
Đặng Thị Thanh Trúc*, Nguyễn Văn Tân**, Võ Thành Nhân**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn phẫu thuật bắc cầu mạch vành (PTBCMV) ở người ≥60 tuổi.<br />
Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dọc, hồi cứu. Nghiên cứu tiến hành trên 274 bệnh<br />
nhân ≥ 60 tuổi được PTBCMV đơn thuần có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) tại khoa Mổ Tim Bệnh viện<br />
Tim Tâm Đức từ tháng 3/2006 đến tháng 5/2014 thỏa tiêu chí chọn bệnh. Các dữ liệu trước phẫu thuật, trong<br />
phẫu thuật và sau phẫu thuật được thu thập theo mẫu in sẵn.<br />
Kết quả: Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện sau phẫu thuật là 5,5%. Tỉ lệ các biến cố trong bệnh viện sau phẫu<br />
thuật khác bao gồm: nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) (41,6%), suy tim cung lượng thấp (35,4%), rung nhĩ mới<br />
(19,3%), suy thận cấp (10,9%), nhiễm trùng vết mổ sâu (2,2%), rối loạn nhịp thất (1,8%), chảy máu phải phẫu<br />
thuật lại (1,8%), thở máy kéo dài (19%). Thời gian nằm hồi sức sau phẫu thuật trung vị là 3 (tứ phân vị 2-5) và<br />
thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung vị là 14 (tứ phân vị 11-19).<br />
Kết luận: Người cao tuổi phẫu thuật bắc cầu mạch vành có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể vẫn an toàn. Cần<br />
chú ý đến một số biến cố chiếm tỉ lệ cao sau phẫu thuật như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cung lượng thấp để<br />
chẩn đoán và điều trị kịp thời.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
IN-HOSPITAL OUTCOMES OF CORONARY ARTERY BYPASS GRAFTING SURGERY IN PATIENTS<br />
AGE 60 YEARS OR OLDER<br />
Đang Thi Thanh Truc, Nguyen Van Tan, Vo Thanh Nhan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 358 - 363<br />
Objectives: We studied in-hospital outcomes of coronary artery bypass grafting surgery in patients age 60<br />
years or older.<br />
Methods: Retrospective longitudinal study. From March 2006 to May 2014, 274 consecutive patients of 60<br />
years or older underwent isolated coronary artery bypass grafting surgery on cardiopulmonary bypass satisfied<br />
include criteria in Deparment of Cardiac Surgery, Tam Duc Heart Hospital. The preoperative, operative and<br />
postoperative data were collected by existing-form.<br />
Results: The in-hospital mortality was 5.5%. The other postoperative adverse events included acute<br />
myocardial infarction (41.6%), low cardiac output syndrome (35.4%), new atrial fibrillation (19.3%), acute renal<br />
failure (10.9%), deep sternal wound infection (2.2%), ventricular arrhythmias (1.8%), re-exploration for bleeding<br />
(1.8%), mechanical ventilation > 24 hours (19%). The median SICU (Surgical Intensive Care Unit) stay was 3<br />
(quartiles, 2-5) and the median postoperative length of stay was 14 (quartiles, 11-19).<br />
Conclusions: Coronary artery bypass grafting surgery can be performed in elderly population satisfactorily.<br />
However, we have to attend carefully to some significant postoperative adverse events such as acute myocardial<br />
infarction, low cardiac output syndrome .<br />
Key words: Elderly, coronary artery bypass grafting surgery, cardiopulmonary bypass, in-hospital outcomes.<br />
Bệnh viện Tim Tâm Đức<br />
**Bộ Môn Lão khoa-Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Đặng Thị Thanh Trúc ĐT: 01265294247 Email: dr.thanhtruc75@gmail.com<br />
<br />
358<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cùng với xu hướng của thế giới, tỉ lệ người<br />
cao tuổi (NCT) ở Việt Nam tăng nhanh trong<br />
những thập niên gần đây. Tỉ lệ NCT Việt Nam<br />
tăng từ 6,9% năm 1979 lên 9,45% năm 2007, dự<br />
kiến 11,24% năm 2020 và đến 28,5% năm<br />
2050(17,19).<br />
Tỉ lệ bệnh mạch vành tăng theo tuổi, do đó<br />
số lượng NCT cần PTBCMV ngày càng tăng.<br />
Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ<br />
PTBCMV ở NCT cải thiện tình trạng sức khỏe,<br />
chức năng, tuổi thọ và chất lượng sống(6).<br />
Tuy nhiên, NCT thường có bệnh mạch vành<br />
nghiêm trọng hơn (bệnh thân chung hoặc nhiều<br />
nhánh mạch vành), rối loạn chức năng thất trái,<br />
đã được phẫu thuật tim trước đây. Ngoài ra,<br />
NCT cũng có nhiều bệnh đi kèm như đái tháo<br />
đường (ĐTĐ), tăng huyết áp (THA), bệnh phổi<br />
tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh mạch máu<br />
não (BMMN), suy thận, bệnh động mạch ngoại<br />
biên (BĐMNB)(6). Do đó, NCT có nguy cơ bị các<br />
biến cố sau phẫu thuật cao hơn so với người trẻ<br />
được PTBCMV cũng như tăng chi phí điều trị.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tại Việt Nam, PTBCMV khởi đầu chậm hơn<br />
so với thế giới gần 40 năm, lần đầu thực hiện vào<br />
cuối những năm 1990. Trong nước, các nghiên<br />
cứu đánh giá kết quả PTBCMV chưa nhiều và<br />
chưa có nghiên cứu chuyên biệt cho NCT.<br />
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để<br />
xem xét kết quả ngắn hạn của PTBCMV đơn<br />
thuần có chạy THNCT ở NCT như thế nào.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhân ≥ 60 tuổi được<br />
PTBCMV đơn thuần có chạy THNCT tại khoa<br />
Mổ Tim Bệnh viện Tim Tâm Đức thỏa tiêu chí<br />
chọn bệnh từ tháng 3/2006 đến tháng 5/2014.<br />
Tiêu chí loại trừ:<br />
Các bệnh nhân được nong và đặt giá đỡ<br />
(stent) trong lòng động mạch vành hay can thiệp<br />
thất bại trước khi chuyển PTBCMV.<br />
Các bệnh nhân PTBCMV kèm các phẫu thuật<br />
tim mạch khác.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả dọc, hồi cứu.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
(P=0,236 là tỉ lệ NMCTC sau PTBCMV ở bệnh nhân ≥60 tuổi từ nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Duyên(4)).<br />
thất, chảy máu phải mổ lại, thở máy kéo dài, thời<br />
Thu thập dữ liệu<br />
gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện sau phẫu<br />
Chúng tôi thu thập các dữ liệu trước phẫu<br />
thuật và tỉ lệ tử vong trong bệnh viện.<br />
thuật như tuổi, giới, BMI (Body Mass Index), hút<br />
Các đặc điểm trước phẫu thuật như<br />
thuốc lá (HTL), tiền căn nhồi máu cơ tim<br />
BĐMNB, BMMN, tính chất của phẫu thuật theo<br />
(NMCT), ĐTĐ, THA, rối loạn lipid máu (RLLM),<br />
định nghĩa của Hội các Nhà Phẫu Thuật Lồng<br />
suy thận, COPD, BĐMNB, BMMN, tính chất<br />
Ngực (STS) 2011(2,18).<br />
phẫu thuật , NYHA, phân loại đau thắt ngực<br />
Các biến cố sau phẫu thuật: rối loạn nhịp thất<br />
theo Hội Tim Mạch Canada (CCS), tổn thương<br />
bao gồm nhịp nhanh thất, rung thất, NMCTC<br />
động mạch vành, EF thất trái , creatinin máu ,<br />
theo định nghĩa phổ quát 2012(8), các biến cố suy<br />
men tim (CK-MB, troponin). Các dữ liệu trong<br />
thận cấp, nhiễm trùng vết mổ sâu theo định<br />
phẫu thuật gồm loại mạch máu làm cầu nối, số<br />
nghĩa của STS 2011.<br />
miệng nối xa, thời gian THNCT, thời gian kẹp<br />
động mạch chủ, số lần liệt tim. Các biến cố trong<br />
Xử lý số liệu<br />
bệnh viện sau phẫu thuật bao gồm NMCTC, suy<br />
Nhập vàxử lý số liệu bằng phần mềm<br />
tim cung lượng thấp, rung nhĩ mới, suy thận cấp,<br />
STATA 12. Các biến số định lượng được trình<br />
nhiễm trùng vết mổ xương ức sâu, rối loạn nhịp<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực<br />
<br />
359<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn nếu<br />
phân phối chuẩn và trung vị, tứ phân vị nếu<br />
phân phối không chuẩn. Các biến số định tính<br />
hay các biến định lượng có phân nhóm được<br />
trình bày theo tần suất và tỷ lệ phần trăm. Giá trị<br />
p 70 tuổi<br />
là 85,2±27,5 phút và 46,8±17,2 phút. Theo<br />
Naughton C và cs (2009) Anh(12), thời gian<br />
THNCT >90 phút là yếu tố dự báo độc lập của tử<br />
vong 30 ngày sau phẫu thuật.<br />
So với các tác giả trong nước thì thời gian<br />
này của chúng tôi ngắn hơn. Phạm Hữu Minh<br />
Nhựt (2007) Viện Tim TPHCM(13), thời gian<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
THNCT và thời gian kẹp động mạch chủ trung<br />
bình là 154±33,8 phút và 95,6±20,5 phút, Lê Thị<br />
Mỹ Duyên (2009) Bệnh viện Chợ Rẫy(4)là<br />
188,7±42,8 phút và 107,9±30 phút. Thời gian này<br />
tùy thuộc vào kỹ thuật cũng như sự thành thạo<br />
của phẫu thuật viên.<br />
<br />
Các biến cố trong bệnh viện sau phẫu thuật<br />
Nhồi máu cơ tim cấp<br />
NMCTC trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
41,6% và NMCT có sóng Q là 5,1%. Theo<br />
Nalysnyk L và cs (2003)(11), phân tích gộp 176<br />
nghiên cứu từ năm 1990 đến 2001 với 205.717<br />
bệnh nhân NMCT dao động từ 0-29,2% và Lê<br />
Thị Mỹ Duyên (2009)(4) với 141 bệnh nhân từ 4084 tuổi, NMCT sau phẫu thuật là 22,7%. Tỉ lệ<br />
NMCT của chúng tôi tương đối cao so với các tác<br />
giả trên, tuy nhiên, do tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
khác nhau nên khó so sánh.<br />
NMCT có sóng Q sau PTBCMV của các tác<br />
giả Mullany CJ và cs (1999) Mỹ(10), ở bệnh nhân<br />
≥65 tuổi là 4,1%, Rocha ASC và cs (2012) Brazil(15),<br />
ở bệnh nhân ≥70 tuổi là 5,8%, Weintraub WS và<br />
cs (2003) Mỹ, ở bệnh nhân ≥60 tuổi là 3,5%. Tỉ lệ<br />
NMCT có sóng Q trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi cao hơn các tác giả Mỹ.<br />
<br />
Suy tim cung lượng thấp<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi 35,4% cao<br />
hơn so với Mullany CJ và cs (1999) Mỹ(10), ở bệnh<br />
nhân ≥65 tuổi là 10,1%, Rao V và cs (1996)<br />
Canada(14)ở bệnh nhân ≥70 tuổi 13%, Lê Thị Mỹ<br />
Duyên (2009) là 18,4%. Tuy nhiên, tiêu chuẩn<br />
chẩn đoán cũng khác nhau.<br />
Rung nhĩ mới<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi 19,3%. Theo các<br />
tác giả Krane M và cs (2011) Đức(7) ở bệnh nhân<br />
≥80 tuổi là 22%, Rocha ASC và cs (2012) Brazil(15)<br />
≥70 tuổi là 15,6%, Sabzi F và cs (2013) Iran(16) >70<br />
tuổi là 13,5%, Mariscalco G và cs (2008) Ý(9) là<br />
31%. Theo ACCF/AHA 2011(6) tỉ lệ rung nhĩ sau<br />
PTBCMV từ 20 đến 50%. Tỉ lệ rung nhĩ trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi không cao. Sử dụng<br />
các thuốc ức chế beta trước và sau phẫu thuật, sử<br />
<br />
361<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
dụng amiodarone trước phẫu thuật giảm tỉ lệ<br />
rung nhĩ sau PTBCMV(6).<br />
<br />
Suy thận cấp<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
10,9%.Theo các tác giả Alexander KP và cs<br />
(2000)(1) ≥80 tuổi là 6,9%, Rocha ASC và cs<br />
(2012)(15) ≥70 tuổi là 7,8%, Sabzi F và cs (2013)(16)<br />
>70 tuổi là 14,2%. Tiêu chuẩn khác nhau nên<br />
cũng khó so sánh.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tuy tỉ lệ một số biến cố sau phẫu thuật cao,<br />
nhưng tỉ lệ tử vong không cao. Do đó,<br />
PTBCMV ở NCT vẫn an toàn, tuy nhiên cần<br />
chú ý đến một số biến cố chiếm tỉ lệ cao như<br />
NMCTC, suy tim cung lượng thấp để chẩn<br />
đoán và điều trị kịp thời.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Chảy máu phải phẫu thuật lại:<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,8%.<br />
Theo các tác giả Mullany CJ và cs (1999) Mỹ(10)<br />
≥65 tuổi là 3,2%, Dacey LJ và cs (1998) Mỹ(3) ≥60<br />
tuổi là 4,1%, Lê Thị Mỹ Duyên (2009) là 6,4%. Tỉ<br />
lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối<br />
thấp so với các nghiên cứu trên. Có thể do các<br />
phẫu thuật viên thận trọng trong cầm máu, cũng<br />
như điều chỉnh các rối loạn đông máu tốt.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Nhiễm trùng vết mổ xương ức sâu<br />
Là biến chứng nặng sau phẫu thuật, theo<br />
ACCF/AHA 2011 tỉ lệ này chiếm 0,45 đến 5%(6)<br />
và tỉ tử vong lên đến 10-47%.Nghiên cứu của<br />
chúng tôi là 2,2%, Lê Thị Mỹ Duyên là 1,4%(4),<br />
Phạm Hữu Minh Nhựt là 2,1%(13), Mullany CJ và<br />
cs (1999) Mỹ(10) ≥65 tuổi là 0,6%, Rocha ASC và cs<br />
(2012) Brazil (15) ≥70 tuổi là 5,1%. Tỉ lệ này của<br />
chúng tôi cao hơn tác giả Mỹ.<br />
<br />
Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,5%.<br />
Theo các tác giả Gersh và cs (1983)Mỹ(5) ≥65 tuổi<br />
là 5,2%, Rao V và cs (1996)Canada(14) ≥70 tuổi là<br />
5%, Alexander và cs (2000)Mỹ(1) ≥80 tuổi là 8,1%,<br />
Rocha và cs (2012) Brazil(15) ≥70 tuổi là 8,9%,<br />
Nalysnyk L và cs(11) dao động từ 0 đến 6,6%. So<br />
với các tác giả khác, tỉ lệ tử vong của chúng tôi<br />
không cao.<br />
<br />
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu chỉ thực hiện tại Bệnh viện Tim<br />
Tâm Đức nên tính đại diện chưa cao.<br />
<br />
362<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
15.<br />
<br />
Alexander KP et al. (2000). "Outcomes of Cardiac Surgery in<br />
Patients Age >= 80 Years: Results from the National<br />
Cardiovascular Network", Journal of the American College of<br />
Cardiology, vol 35, pp.731-738.<br />
Bojar RM (2011). "Manual of perioperative care in adult<br />
cardiac<br />
surgery",<br />
5th<br />
Edition,<br />
Wiley-Blackwell,<br />
Massacchusetts, USA.<br />
Dacey LJ et al. (1998). "Reexploration for Hemorrhage<br />
Following Coronary Artery Bypass Grafting", Arch Surg, Vol<br />
133, pp.442-447.<br />
Gersh BJ et al. (1983). "Coronary arteriography and coronary<br />
artery bypass surgery: morbidity and mortality in patients<br />
ages 65 years or older. A report from the Coronary Artery<br />
Surgery Study", Circulation, Vol 67, pp.483-491.<br />
Hillis LD et al. (2011). "2011 ACCF/AHA Guideline for<br />
Coronary Artery Bypass Graft Surgery", Journal of the<br />
American College of Cardiology, Vol 58, No 24, pp.e123-210.<br />
Krane M et al. (2011), "Twenty years of cardiac surgery in<br />
patients aged 80 years and older: risks and benefits", Ann<br />
Thorac Surg, Vol 91, pp.506-513,<br />
Kristian T et al. (2012). "Third Universal Definition of<br />
Myocardial Infarction", Journal of the American College of<br />
Cardiology, Vol 60, pp.1-18.<br />
Lê Thị Mỹ Duyên (2009). "Đánh giá kết quả ngắn hạn và trung<br />
hạn bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch vành", Luận<br />
văn Thạc Sĩ Y Học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Mariscalco G et al. (2008). "Atrial fibrillation after isolated<br />
coronary surgery affects late survival", Circulation, Vol 118,<br />
pp.1612-1618.<br />
Mullany CJ et al. (1999). "Effect of Age in the Bypass<br />
Angioplasty<br />
Revascularization<br />
Investigation<br />
(BARI)<br />
Randomized Trial", Ann Thorac Surg, Vol 67, pp.396-403.<br />
Nalysnyk L et al. (2003). "Adverse events in coronary artery<br />
bypass graft (CABG) trials: a systematic review and analysis",<br />
Heart, Vol 89, No 7, pp.767-772.<br />
Naughton C et al. (2009). "Early and late predictors of<br />
mortality following on-pump coronary artery bypass graft<br />
surgery in the elderly as compared to a younger population",<br />
European Journal of Cardio-thoracic Surgery, Vol 36, pp.621627.<br />
Phạm Hữu Minh Nhựt (2007). "Đánh giá kết quả sớm phẫu<br />
thuật bắc cầu động mạch vành ở bệnh nhân tổn thương ba<br />
nhánh động mạch vành", Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Đại Học Y<br />
Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009).<br />
Rao V et al. (1996). "Predictors of cardiac output syndrome<br />
after coronary artery bypass", J Thorac Cardiovasc Surg, Vol<br />
112, pp.38-51.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />