intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình trạng đa thuốc quá mức ở người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị nội trú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Xác định tỉ lệ đa thuốc quá mức, mối liên quan giữa đa thuốc quá mức và thời gian nằm viện, số lần tái nhập viện, tỉ lệ tử vong trong vòng 90 ngày. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, theo dõi dọc trên 280 người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị tại khoa Lão-Chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 8/2022 đến 5/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình trạng đa thuốc quá mức ở người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị nội trú

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh;27(3):75-81 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.10 Khảo sát tình trạng đa thuốc quá mức ở người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị nội trú Trịnh Thị Bích Hà1,2, Thân Hà Ngọc Thể1,2, Nguyễn Ngọc Hoàn Băng1,* Bộ môn Lão khoa, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 2 Khoa Lão-Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Đa thuốc quá mức là vấn đề hay gặp ở dân số cao tuổi hoặc ung thư. Đối với người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối, tỉ lệ và mối liên quan giữa đa thuốc quá mức và các kết cục lâm sàng bất lợi chưa được đánh giá. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đa thuốc quá mức, mối liên quan giữa đa thuốc quá mức và thời gian nằm viện, số lần tái nhập viện, tỉ lệ tử vong trong vòng 90 ngày. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, theo dõi dọc trên 280 người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị tại khoa Lão-Chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 8/2022 đến 5/2023. Kết quả: Tỉ lệ đa thuốc quá mức (≥12 loại thuốc) là 41,8%. Đa thuốc quá mức liên quan đến thời gian nằm viện kéo dài (p=0,015) nhưng không liên quan đến số lần tái nhập viện (p=0,445) và tỉ lệ tử vong trong 90 ngày [HR = 1,09 (0,81 – 1,48), p=0,546]. Kết luận: Đa thuốc quá mức rất phổ biến ở người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối, có thể dự báo tình trạng nằm viện kéo dài, nhưng không liên quan đến số lần tái nhập viện và tử vong trong vòng 90 ngày. Từ khóa: cao tuổi; đa thuốc quá mức; ung thư giai đoạn cuối Abstract SURVEY OF HYPERPOLYPHARMACY CONDITION IN OLDER INPATIENTS WITH END-STAGE CANCER Trinh Thi Bich Ha, Than Ha Ngoc The, Nguyen Ngoc Hoan Bang Background: Hyperpolypharmacy is a common issue in the elderly or cancer population. For elderly patients with terminal-stage cancer, the rate and association between hyperpolypharmacy and adverse clinical outcomes have not been well evaluated. Ngày nhận bài: 11-07-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 15-08-2024 / Ngày đăng bài: 17-08-2024 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng. Bộ môn Lão khoa, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: hoanbang1996@gmail.com © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 75
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 Objective: Determine the rate of hyperpolypharmacy, the association between hyperpolypharmacy and the length of hospital stay, the 90-day number of readmissions, the 90-day mortality rate. Methods: A descriptive cross-sectional study with longitudinal follow-up was conducted on 280 elderly patients with terminal-stage cancer treated at the Geriatrics-Palliative Care Department, University Medical Center Ho Chi Minh City from August 2022 to May 2023. Results: The rate of hyperpolypharmacy (≥12 medications) was 41.8%. Hyperpolypharmacy was associated with prolonged hospital length of stay (p=0.015) but was not associated with the 90-day number of readmissions (p=0.445) or the 90-day mortality rate [HR = 1.09 (0.81 – 1.48), p=0.546]. Conclusions: Hyperpolypharmacy is very common in elderly patients with terminal-stage cancer and may predict prolonged hospital stays but is not associated with the 90-day number of readmissions or 90-day mortality rate. Key words: elderly; hyperpolypharmacy; end-stage cancer 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dựa trên tổng quan của chúng tôi về các tài liệu y văn, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khảo Ung thư là một trong những nguyên nhân góp phần gia sát vấn đề đa thuốc quá mức trên người bệnh cao tuổi hoặc tăng tỉ lệ bệnh tật ở người cao tuổi. Số liệu thống kê về ung người bệnh mắc ung thư nói chung. Thế nhưng số lượng thư dành riêng cho người bệnh cao tuổi tại Việt Nam chưa công trình nghiên cứu dành cho đối tượng người bệnh mắc được công bố chính thức. Tuy nhiên ở Anh, theo báo cáo ung thư là người cao tuổi hiện còn hạn chế. Ở Việt Nam, thống kê từ năm 2016 đến năm 2018, ung thư là bệnh được chưa có nghiên cứu đánh giá về tình trạng đa thuốc quá mức chẩn đoán hầu hết ở người bệnh cao tuổi, với 36% trường dành riêng cho đối tượng người bệnh cao tuổi mắc ung thư, hợp rơi vào độ tuổi từ 75 tuổi trở lên và tỉ lệ mắc ung thư đạt đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối. Trong khi đó, mô hình đỉnh cao nhất ở nhóm tuổi 85-89 tuổi [1]. chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) tích hợp cùng Lão khoa đã được xây dựng tại khoa Lão – CSGN, bệnh viện Đại học Y Dược Hiện nay, định nghĩa đa thuốc thường được sử dụng nhất dựa trên số lượng thuốc mà người bệnh sử dụng tại một bất Thành phố Hồ Chí Minh và người bệnh cao tuổi mắc ung kì thời điểm lớn hơn một điểm cắt nào đó mà nghiên cứu qui thư giai đoạn cuối là đối tượng đại diện cho mô hình chăm định [2]. Đa thuốc quá mức (tạm dịch từ hyperpolypharmacy sóc sức khỏe này. hoặc excessive polypharmacy) thường lấy điểm cắt dao động Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên người bệnh cao tuổi 9 – 12 thuốc [3-6]. mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị nội trú tại khoa Lão – Người bệnh cao tuổi mắc ung thư, đặc biệt là ung thư giai CSGN, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đoạn cuối, khi nhập viện vì một vấn đề cấp tính ví dụ như để trả lời các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: tỉ lệ đa thuốc quá nhiễm trùng, thường họ phải đối mặt với tình trạng đa thuốc mức là bao nhiêu và có mối liên quan nào giữa đa thuốc quá quá mức do nhiều nguyên nhân như: mức và các kết cục bất lợi bao gồm thời gian nằm viện, số lần tái nhập viện và tỉ lệ tử vong trong vòng 90 ngày hay (1) cần dùng các loại thuốc để điều trị bệnh cấp tính như không. Tương ứng với 2 câu hỏi nghiên cứu, chúng tôi có kháng sinh để điều trị nhiễm trùng,..., mục tiêu nghiên cứu là: (2) khi nằm viện, cần tiếp tục sử dụng các loại thuốc phòng ngừa và điều trị các bệnh mạn tính đi kèm mà người bệnh Xác định tỉ lệ đa thuốc quá mức. cao tuổi đã dùng trước đây, Xác định mối liên quan giữa đa thuốc quá mức và các kết (3) các triệu chứng và biến chứng của ung thư giai đoạn cuối cục bất lợi bao gồm thời gian nằm viện, số lần tái nhập viện cần phải được sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc để kiểm soát và tỉ lệ tử vong trong vòng 90 ngày ở người bệnh cao tuổi triệu chứng và giảm nhẹ các biến chứng do ung thư gây ra. mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị nội trú. 76 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.10
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 3 * 2024 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP 2.2.4. Phương pháp chọn mẫu NGHIÊN CỨU Chọn mẫu toàn bộ trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2023 với những người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn 2.1. Đối tượng nghiên cứu bệnh. Với thời gian theo dõi là 90 ngày, chúng tôi chốt danh Người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị sách người bệnh tham gia nghiên cứu và kết thúc theo dõi nội trú tại khoa Lão –CSGN, bệnh viện Đại học Y Dược vào tháng 8/2023. Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2022 đến 5/2023. 2.2.5. Định nghĩa biến số 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh Một thuốc được ghi nhận đầu tiên hoạt chất của nó phải Cao tuổi (≥60 tuổi). tra cứu được mã theo hệ thống phân loại ATC 2022 của Tổ chức Y tế Thế giới tại trang web Có chẩn đoán ung thư bất kì giai đoạn di căn xa https://www.whocc.no/atc_ddd_index/ [7]. Một hoạt chất (TxNxM1) theo hệ thống phân giai đoạn AJCC 8 (kể cả ung được tính là một thuốc, trường hợp thuốc phối hợp 2 hay 3 thư không rõ ổ nguyên phát). hoạt chất, ví dụ như viên uống phối hợp Tự nguyện hoặc người đại diện hợp pháp đồng ý tham gia Tramadol/Paracetamol được tính là 2 thuốc. Thời điểm ghi nghiên cứu nếu người bệnh bị suy giảm nhận thức hoặc mất nhận là trước xuất viện 1 ngày, tức ngày trước ngày người khả năng quyết định. bệnh xuất viện từ 0:00 đến 23:59. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Đa thuốc quá mức: tổng số loại thuốc sử dụng ≥12 thuốc. Thời gian nằm viện
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 giữa 2 nhóm. 3. KẾT QUẢ Mối liên quan giữa đa thuốc quá mức và số lần tái nhập viện trong vòng 90 ngày Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 08/2022 – 05/2023, có tổng cộng 298 người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu Tương tự mối liên quan giữa đa thuốc quá mức và thời của chúng tôi. Sau thời gian theo dõi 90 ngày, có 18 người gian nằm viện. bệnh/người chăm sóc không thể liên lạc được để đánh giá Mối liên quan giữa đa thuốc quá mức và tỉ lệ tử vong trong các kết cục, do đó bị loại bỏ ra khỏi nghiên cứu. Cuối cùng, vòng 90 ngày cỡ mẫu của nghiên cứu chúng tôi là 280 người bệnh hoàn tất Sử dụng hồi quy Cox để tìm chỉ số HR và đường biểu diễn thời gian theo dõi. Kaplan-Meier kèm test log-rank để đánh giá sự khác biệt về Sơ lược tổng kết về tình trạng đa thuốc quá mức, có 117 tỉ lệ tử vong trong vòng 90 ngày giữa 2 nhóm đa thuốc quá người bệnh (41,8%) thuộc nhóm đa thuốc quá mức (12 mức và không đa thuốc quá mức. thuốc) và nhóm không đa thuốc quá mức (
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 3 * 2024 Đa thuốc quá mức 1.00 (12 thuốc) HR = 1,09 (0,81 – 1,48), p = 0,546 Loại ung thư nguyên phát p (log-rank test) = 0,542 Không Đạt Tỉ lệ đạt 0.75 T ỉ lệ ngư ờ i bệnh còn số ng Ung thư mô tạo máu và dạng 8 11 42,1% lympho 0.50 Ung thư vú 1 9 10,0% Còn lại 6 8 42,8% 0.25 Tổng cộng 117 163 41,7% 3.2. Mối liên quan giữa đa thuốc quá mức và các 0.00 kết cục bất lợi 0 20 40 60 80 100 Thời gian sống còn 3.2.1. Đa thuốc quá mức – thời gian nằm viện và Nhóm không đa thuốc quá mức Nhóm đa thuốc quá mức số lần tái nhập viện Bảng 32. Thời gian nằm viện và số lần tái nhập viện trong vòng Hình 1. Ảnh hưởng của đa thuốc quá mức ((12 thuốc) đến tử 90 ngày giữa nhóm đa thuốc quá mức và không đa thuốc quá vong theo thời gian trong vòng 90 ngày thể hiện theo đường mức cong Kaplan-Meier Không Tổng Đa thuốc Kết cục đa thuốc P§ (N=280) quá mức quá mức 4. BÀN LUẬN Thời gian nằm 11,2 ± 8,0 12,6 ± 7,4 10,3 ± 8,3 0,015 viện (ngày) 4.1. Đặc điểm nhân trắc học Số lần tái nhập 0,42 ± 0,74 0,46 ± 0,79 0,39 ± 0,70 0,445 Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 71,6 ± 8,3, tỉ viện (lần) lệ người bệnh thuộc nhóm tuổi 60 – 69 tuổi và 70 tuổi trở lên § Kiểm định T-student lần lượt có tỉ lệ là 49,2% và 50,8%, trong khi đó nghiên cứu Thời gian nằm viện ở dân số chung là 11,2 ± 8,0 (ngày). của Garfinkel D có độ tuổi dân số lớn hơn là 79,5 ± 7,9, với Nhóm đa thuốc quá mức có số ngày nằm viện nhiều hơn 90% là người 70 tuổi [3]. Sự khác biệt về tuổi và nhóm tuổi nhóm không đa thuốc quá mức một cách ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm đa thuốc quá mức và không đa thuốc quá mức (p=0,015), lần lượt là 12,6 ± 7,4 (ngày) và 10,3 ± 8,3 (ngày). không được ghi nhận, điều này có vẻ không phù hợp với đối Trong khi đó, số lần tái nhập viện ở nhóm tổng là 0,42 ± 0,74 tượng người bệnh cao tuổi khi tuổi càng tăng, bệnh mạn tính và không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm cũng tăng theo khiến số lượng thuốc sử dụng cũng nhiều hơn (p=0,445) (Bảng 3). [4]. Tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh người bệnh cao tuổi mắc 3.2.2. Đa thuốc quá mức và tử vong ung thư giai đoạn cuối và đang điều trị tại một cơ sở có kết hợp giữa 2 chuyên ngành Lão khoa và CSGN, việc áp dụng Khi phân tích sống còn, kết quả cho thấy tình trạng đa CSGN và chăm sóc cuối đời dành cho đối tượng có kì vọng thuốc quá mức không liên quan đến tỉ lệ tử vong trong vòng 90 sống ngắn có thể đã giảm việc kê toa sử dụng thuốc điều trị ngày [HR=1,09 (0,81 – 1,48), p=0,546] (Bảng 4, Hình 1). các bệnh mạn tính, một phần nào khử đi yếu tố về tuổi tác Bảng 3. Mối liên quan giữa đa thuốc quá mức – tử vong trong động lên tình trạng đa thuốc quá mức. Trong nghiên cứu của vòng 30 ngày và 90 ngày Garfinkel D, số lượng nam:nữ là 102:100 (1:1) có khác biệt Đa thuốc quá mức về tỉ lệ giới tính so với nghiên cứu của chúng tôi là 1,4 [3]. Kết cục Tổng ( 12 thuốc) Sự khác biệt về giới tính không được ghi nhận giữa 2 nhóm (N = 280) HR (KTC 95%)¥ p đa thuốc quá mức và không đa thuốc quá mức, điều này phù hợp với y văn vì yếu tố này không góp phần làm tăng tình Tử vong trong 173 (61,7%) 1,09 (0,81 – 1,48) 0,546 trạng đa thuốc quá mức [8]. Hoạt động chức năng kém vòng 90 ngày ¥ Hồi quy cox (ECOG3 – 4) chiếm tỉ lệ hầu hết ở cả dân số tổng và 2 nhóm https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.10 https://www.tapchiyhoctphcm.vn| 79
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 đa thuốc quá mức và không đa thuốc quá mức. Nghiên cứu Đáng lẽ ra, dân số bệnh nặng của chúng tôi phải tái nhập viện cũng ghi nhận không có sự khác biệt về hoạt động chức năng thường xuyên do các triệu chứng của ung thư giai đoạn cuối hay tình trạng suy mòn giữa 2 nhóm, điều này phù hợp với y hoành hành và khó kiểm soát, tuy nhiên cần phải nhìn nhận văn vì bệnh lí ung thư giai đoạn cuối chứ không phải đa thuốc lại các vấn đề gây nhiễu khác chưa được bao gồm trong quá mức là yếu tố quan trọng đẩy người bệnh rơi con đường nghiên cứu như: người bệnh có thể không quay lại nhập viện suy giảm hoạt động chức năng và suy mòn. Việc kê toa điều ở cơ sở nghiên cứu vì một lý do nào đó, ví dụ như lựa chọn trị thuốc cho 2 tình trạng này, hiện nay chỉ là điều trị nâng đỡ cơ sở khác hoặc quyết định ở nhà điều trị, người bệnh quá và không có thuốc đặc trị. nặng, tử vong sớm ngay sau khi xuất viện lần đầu tiên. 4.3.3. Đa thuốc quá mức và tỉ lệ tử vong trong 4.2. Tỉ lệ đa thuốc quá mức vòng 90 ngày So sánh với nghiên cứu của Garfinkel D cũng trên cùng Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tử vong trong dân số đối tượng là người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối trong vòng 30 ngày và 90 ngày theo dõi ở mức rất cao lần điều trị nội trú [3], tỉ lệ đa thuốc quá mức (12 thuốc) ghi lượt là 35,7% và 62,7%. Nghiên cứu trên dân số tương tự của nhận là 23,0%, kết quả nghiên cứu của chúng tôi (41,8%) có Garfinkel D ghi nhận tỉ lệ còn cao hơn lần lượt là 63% và phần cao hơn. Nguyên nhân có thể là do dân số của chúng 89% [3]. Chúng tôi không đạt được kết quả có sự khác nhau tôi khảo sát có triệu chứng và bệnh tật đi kèm nặng nề hơn giữa 2 nhóm về tử vong. Lý giải cho kết quả của nghiên cứu về cả số lượng lẫn mức độ mặc dù đối tượng của cả hai chúng tôi có thể là do người bệnh cao tuổi mắc ung thư giai nghiên cứu đều thực hiện tương tự nhau. đoạn cuối đã nhập vào khoa CSGN để điều trị nội trú, dù triệu chứng nặng hay nhẹ, có nhiều hay ít bệnh tật cấp – mạn 4.3. Mối liên quan giữa đa thuốc quá mức và các tính khiến họ phải dùng nhiều thuốc hay ít thuốc, thì tỉ lệ tử kết cục bất lợi vong cũng như nhau theo diễn tiến và tiên lượng cuối đời của 4.3.1. Đa thuốc quá mức và thời gian nằm viện bệnh lí ung thư giai đoạn cuối. Thời gian nằm viện ở dân số chung là 11,2 ± 8,0 (ngày). Trên người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Việt Nam, kết 5. KẾT LUẬN quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ và Phùng Hoàng Đạo có thời gian nằm viện là 8,8 ± 5,5 (ngày) và 15,3 Tình trạng đa thuốc quá mức xảy ra rất phổ biến ở người ± 13,7 (ngày) [9,10]. Thời gian nằm viện của dân số chúng bệnh cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị nội trú. Qua tôi không nằm ngoài mức dao động giữa 2 nghiên cứu này. nghiên cứu này có thể nhận thấy đa thuốc quá mức có thể là Các nghiên cứu này đánh giá sự liên quan giữa thời gian nằm yếu tố dự báo tình trạng người bệnh cần nằm viện kéo dài, viện với tỉ lệ sử dụng thuốc không thích hợp do đó không thể tuy nhiên đây có thể không phải là yếu tố liên quan đến các đưa ra so sánh với đề tài nghiên cứu của chúng tôi. kết cục số lần tái nhập viện và tử vong trong vòng 90 ngày ở Khi so sánh sự khác biệt về thời gian nằm viện, nhóm đa đối tượng này. Song song với những ý nghĩa mang lại, thuốc quá mức có thời gian nằm viện nhiều hơn có ý nghĩa nghiên cứu cũng tồn tại những hạn chế cần được nêu ra như thống kê (p=0,015). Điều này có thể suy luận tình trạng đa số lượng người tham gia còn ít, thời gian theo dõi người bệnh thuốc quá mức có thể là chỉ dấu cho tình trạng bệnh nặng, còn ngắn cũng như chưa khảo sát thông tin người bệnh còn cần dùng nhiều thuốc hơn và cần phải nằm viện nhiều ngày hoá trị trước khi nhập viện hay không vì hoá trị có thể gây ra hơn để điều trị. các tác dụng phụ và đòi hỏi phải sử dụng thuốc để kiểm soát tác dụng phụ, ảnh hưởng đến tình trạng đa thuốc quá mức. 4.3.2. Đa thuốc quá mức và số lần tái nhập viện trong vòng 90 ngày 6. KIẾN NGHỊ Số lần tái nhập viện trung bình của nghiên cứu chúng tôi là 0,42 ± 0,74 và không có sự khác biệt về số lần nhập viện Khi thực hiện nghiên cứu tương tự, cần khắc phục các hạn giữa 2 nhóm đa thuốc quá mức và không đa thuốc quá mức. chế của nghiên cứu chúng tôi như thu thập số lượng mẫu lớn 80 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.10
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 3 * 2024 hơn, thời gian theo dõi kéo dài hơn và bổ sung khảo sát thông statistics. Cancer Research UK website. 2018. URL: tin người bệnh còn hoá trị trước khi nhập viện. https://www.cancerresearchuk.org/health- professional/cancer-statistics/incidence/age#heading-Zero. Nguồn tài trợ 2. Khezrian M, McNeil CJ, Murray AD, Myint PK. An Nghiên cứu này không nhận tài trợ. overview of prevalence, determinants and health outcomes of polypharmacy. Ther Adv Drug Saf. 2020 Jun 12;11:2042098620933741. Xung đột lợi ích 3. Garfinkel D, Ilin N, Waller A, Torkan-Zilberstein A, Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết Zilberstein N, Gueta I. Inappropriate medication use này được báo cáo. and polypharmacy in end-stage cancer patients: Isn't it the family doctor's role to de-prescribe much earlier? Int ORCID J Clin Pract. 2018 Apr;72(4):e13061. Thân Hà Ngọc Thể 4. Hajjar ER, Hanlon JT, Sloane RJ, Lindblad CI, Pieper https://orcid.org/0000-0003-0731-3045 CF, Ruby CM, et al. Unnecessary drug use in frail older people at hospital discharge. J Am Geriatr Soc. 2005 Sep;53(9):1518-1523. Đóng góp của các tác giả Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng, Thân Hà 5. Khaledi AR, Kazemi M, Tahmasebi M. Frequency of Ngọc Thể Polypharmacy in Advanced Cancer Patients Consulted with the Palliative Service of Imam Khomeini Hospital Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Ngọc Hoàn (Tehran), Iran, 2017. Asian Pac J Cancer Prev. 2019 Jan Băng, Thân Hà Ngọc Thể 25;20(1):131-134. Thu thập dữ liệu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng 6. Nightingale G, Hajjar E, Swartz K, Andrel-Sendecki J, Giám sát nghiên cứu: Trịnh Thị Bích Hà Chapman A. Evaluation of a pharmacist-led medication assessment used to identify prevalence of and Nhập dữ liệu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng associations with polypharmacy and potentially Quản lý dữ liệu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng, Trịnh Thị Bích Hà inappropriate medication use among ambulatory senior adults with cancer. J Clin Oncol. 2015 May Phân tích dữ liệu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng 1;33(13):1453-1459. Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng 7. Methodology WCCfDS. ATC/DDD Index 2022. WHO Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Trịnh Thị Bích Hà, Collaborating Centre for Drug Statistics Methodology Thân Hà Ngọc Thể. Norwegian Institute of Public Health website. 2022. URL: https://www.whocc.no/atc_ddd_index/. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 8. Guthrie B, Makubate B, Hernandez-Santiago V, Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban Dreischulte T. The rising tide of polypharmacy and biên tập. drug-drug interactions: population database analysis 1995-2010. BMC Med. 2015 Apr 7;13:74. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức 9. Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ. Khảo sát tình trạng chỉ định thuốc không thích hợp và tương tác thuốc-thuốc ở người Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính đồng mắc điều trị nội nghiên cứu Y sinh học Đại Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trú Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20(6):295-306. số 635/HĐĐĐ-ĐHYD, ngày 1/8/2022. 10. Phùng Hoàng Đạo. Chỉ định thuốc không thích hợp ở người cao tuổi nội trú - Bệnh viện Thống Nhất-Thành TÀI LIỆU THAM KHẢO phố Hồ Chí Minh. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013;17(4):199-205. 1. UK CR (2018). Cancer incidence by age. Cancer incidence https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.10 https://www.tapchiyhoctphcm.vn| 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2