Khóa luận tốt nghiệp: Chế tạo vật liệu từ cứng nanocomposite Mn-Ga-Al/Fe-Co
lượt xem 7
download
Vật liệu từ cứng (VLTC) được người Trung Quốc sử dụng để chế tạo kim chỉ nam dùng để chỉ hướng từ trước công nguyên. Việc phát minh ra VLTC có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Đề tài nghiên cứu chế tạo được vật liệu từ cứng tổ hợp nano Mn-Ga-Al/Fe-Co có tính chất từ cứng tốt có thể ứng dụng trong thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Chế tạo vật liệu từ cứng nanocomposite Mn-Ga-Al/Fe-Co
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ NGUYỄN THỊ LUYẾN CHẾ TẠO VẬT LIỆU TỪ CỨNG NANOCOMPOSITE Mn-Ga-Al/Fe-Co Chuyên ngành: Vật lí chất rắn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀ NỘI, 2018
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ NGUYỄN THỊ LUYẾN CHẾ TẠO VẬT LIỆU TỪ CỨNG NANOCOMPOSITE Mn-Ga-Al/Fe-Co Chuyên ngành: Vật lí chất rắn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn khoa học GVC. ThS. NGUYỄN MẪU LÂM HÀ NỘI, 2018
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin được cảm ơn GVC.ThS. Nguyễn Mẫu Lâm là người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin được cảm ơn toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã dạy dỗ và trang bị cho tôi những tri thức khoa học trong suốt bốn năm học đại học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến những người thân trong gia đình, anh, chị, em và bạn bè đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi khắc phục khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin được cảm ơn Phòng chuyên đề Khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Phòng Thí nghiệm Trọng điểm về Vật liệu và Linh kiện Điện tử và Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Và sự tài trợ kinh phí đề tài cấp cơ sở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ LUYẾN
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của GVC. ThS. Nguyễn Mẫu Lâm. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ LUYẾN
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU TỪ CỨNG NANOCOMPOSITE Mn-Ga-Al/Fe-Co ............................................................................................... 5 1.1. Lịch sử phát triển của vật liệu từ cứng ....................................................... 5 1.2. Mô hình Kneller - Hawig ........................................................................... 7 1.3. Hệ vật liệu từ cứng Mn-Ga-Al ................................................................. 14 1.3.1. Cấu trúc tinh thể Mn-Ga-Al .................................................................. 14 1.3.2. Tính chất từ cứng của hệ Mn-Ga-Al ..................................................... 14 1.3.3. Phương pháp chế tạo ............................................................................. 14 1.4. Hệ vật liệu từ mềm Fe-Co ........................................................................ 15 1.4.1. Cấu trúc tinh thể .................................................................................... 15 1.4.2.Tính chất từ ............................................................................................ 15 1.4.3. Phương pháp chế tạo ............................................................................. 16 CHƯƠNG 2 KĨ THUẬT THỰC NGHIỆM ................................................... 17 2.1. Chế tạo vật liệu từ cứng nanocomposite Mn-Ga-Al/Fe-Co ..................... 17 2.1.1. Chế tạo hợp kim từ cứng Mn-Ga-Al ..................................................... 17 2.1.2. Chế tạo hợp kim từ mềm Fe-Co bằng phương pháp đồng kết tủa ........ 26 2.1.3. Chế tạo vật liệu từ cứng nanocomposite Mn-Ga-Al/Fe-Co .................. 30 2.2. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc. .................................................... 31 2.2.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X. ................................................................. 31 2.2.2. Phương pháp phân tích hiển vi điện tử quét (SEM). ............................ 32
- 2.3. Các phép đo nghiên cứu tính chất từ........................................................ 33 2.3.1. Phép đo từ nhiệt trên hệ từ kế mẫu rung ............................................... 33 2.3.2. Phép đo từ trễ trên hệ từ trường xung ................................................... 34 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 36 3.1. Chế tạo pha từ cứng Mn-Ga-Al và pha từ mềm Fe-Co ........................... 36 3.2. Chế tạo vật liệu từ cứng Nanocomposite ................................................. 39 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44
- DANH MỤC HÌNH Hình 1. Mô hình nam châm tổ hợp nano 2 Hình 1.1. Lịch sử phát triển của vật liệu từ cứng. 5 Hình 1.2. Mẫu vi cấu trúc một chiều và cấu trúc vi từ của vật liệu composite tương tác trao đổi được sử dụng làm cơ sở để tính kích thước tới hạn của vùng pha. 8 Hình 1.3. Cấu trúc hai chiều lí tưởng của nam châm đàn hồi. 12 Hình 1.4. Đường cong từ trễ của hai pha từ cứng và từ mềm. 12 Hình 1.5. Các đường cong khử từ điển hình. 13 Hình 1.6. Cấu trúc tinh thể của Mn-Ga-Al 14 Hình 1.7. Các dạng cấu trúc tinh thể của Fe-Co (bcc, fcc, hcp). 15 Hình 1.8. Sự thay đổi của từ độ bão hòa của hợp kim Fe-Co theo tỉ lệ Co . 16 Hình 2.1. Sơ đồ khối của hệ nấu mẫu bằng hồ quang. 18 Hình 2.2. Hệ nấu hợp kim hồ quang. 18 Hình 2.3. Nguyên lý kỹ thuật nghiền cơ năng lượng cao (nghiền bi). 20 Hình 2.4. Máy nghiền cơ SPEX 8000D cùng cối và bi nghiền. 21 Hình 2.5. Cấu tạo chi tiết máy nghiền SPEX 8000D . 22 Hình 2.6. Sơ đồ khối của buồng khí Ar 23 Hình 2.7. Ảnh thực của buồng khí Ar. 24 Hình 2.8. Hệ ép mẫu bột thành khối. 25 Hình 2.9. Lò xử lý nhiệt Lindlerg Blue M. 25 Hình 2.10. Buồng xử lý mẫu. 26 Hình 2.11. Các hóa chất sử dụng chế tạo Fe-Co bằng phương pháp đồng kết tủa 26 Hình 2.12 .Các dụng sử dụng chế tạo tạo Fe-Co 27 Hình 2.13. Máy khuấy từ. 27 Hình 2.14. Máy rung siêu âm. 27 Hình 2.15. Máy đo độ Ph. 27
- Hình 2.16. Nhiệt kế. 28 Hình 2.17. Cân điện tử 28 Hình 2.18. Bộ thí nghiệm chế tạo mẫu. 29 Hình 2.19. Hiện tượng nhiễu xạ tia X. 31 Hình 2.20. Thiết bị Bluker Advance D-8 32 Hình 2.21. Thiết bị HITACHI S - 4800. 33 Hình 2.22. Hệ đo từ kế mẫu rung (VSM) 34 Hình 2.23. Hệ đo từ trường xung (PFM) 35 Hình 2.24. Sơ đồ nguyên lý của hệ đo từ trường xung. 35 Hình 3.1. Ảnh SEM của các mẫu a) 𝑀𝑛65𝐺𝑎20𝐴𝑙15 và b) 𝐹𝑒65𝐶𝑜35. 36 Hình 3.2. Giản đồ nhiễu xạ tia X (a) và (b) đường cong từ trễ của các mẫu 𝑀𝑛65𝐺𝑎20𝐴𝑙15 và 𝐹𝑒65𝐶𝑜35. 37 Hình 3.3. Giản đồ nhiễu xạ tia X của bột 𝑀𝑛65𝐺𝑎20𝐴𝑙15 với nhiệt độ khác nhau trong 15 phút. 38 Hình 3.4. Các đường cong từ trễ của mẫu 𝑀𝑛65𝐺𝑎20𝐴𝑙15 được ủ trong các nhiệt độ khác nhau trong 15 phút (a) và được ủ ở nhiệt độ 650℃ trong các thời gian khác nhau. 39 Hình 3.5. Đường cong từ trễ ở nhiệt độ phòng của vật liệu nanocomposite 𝑀𝑛65𝐺𝑎20𝐴𝑙15/ 𝐹𝑒65𝐶𝑜35 với 5, 10, 15 và 20% trọng lượng 𝐹𝑒65𝐶𝑜35. 40 Hình 3.6. Các đường đặc trưng (a - e) và giá trị tích năng lượng từ cực đại phụ thuộc vào phần trăm khối lượng 𝐹𝑒65𝐶𝑜35 của vật liệu từ cứng nanocomposite 41
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vật liệu từ cứng (VLTC) được người Trung Quốc sử dụng để chế tạo kim chỉ nam dùng để chỉ hướng từ trước công nguyên. Việc phát minh ra VLTC có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. VLTC có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế như: máy phát điện, bộ phận trong thiết bị phát âm thanh (loa, tai nghe...), công nghệ thông tin, quân sự, y học... Để đáp ứng điều đó việc nghiên cứu, tìm kiếm vật liệu mới nhằm tạo ra những VLTC có phẩm chất từ tốt hơn được thúc đẩy mạnh mẽ. Kể từ khi phát minh ra nam châm vĩnh cửu (NCVC) chứa đất hiếm là cuộc cách mạng lớn trong lịch sử phát triển của VLTC vì tích năng lượng từ cực đại của nó rất cao. Nam châm đất hiếm là tên gọi của các loại NCVC được làm từ các hợp chất hoặc hợp kim của các nguyên tố đất hiếm và kim loại chuyển tiếp mà điểm hình nam châm đất hiếm dựa trên hợp chất SmCo (𝑆𝑚𝐶𝑜5 , 𝑆𝑚2 𝐶𝑜17 ) và 𝑁𝑑2 𝐹𝑒14 𝐵. Với hợp chất 𝑆𝑚𝐶𝑜5 có trường tinh thể dị hướng lớn 𝐻𝐴 = 28,6 𝑇 vì vậy cho lực kháng từ lớn, có từ độ bão hòa thấp 𝑀𝑠 = 840 𝑘𝐴/𝑚 và nhiệt độ Curie cao 𝑇𝐶 = 1003 𝐾 vì vậy độ suy giảm phẩm chất theo nhiệt độ thấp nên thường được sử dụng trong các ứng dụng ở nhiệt độ cao và thường được gọi là nam châm nhiệt độ cao. Loại nam châm này có khả năng cho tích năng lượng từ cực đại (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 đạt 28,5 MGOe. Hệ 𝑁𝑑2 𝐹𝑒14 𝐵 (thường gọi tắt là pha 2:14:1) có dị hướng từ tinh thể lớn, có từ độ bão hòa rất lớn nên có khả năng cho tích năng lượng từ cao, loại tốt nhất có khả năng cho giá trị (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 = 64 𝑀𝐺𝑂𝑒. Hai hợp chất này rất quan trọng để chế tạo nam châm đất hiếm và chúng được phân bố sử dụng khá lớn trên thế giới. Ngày nay giá cả các nguyên tố chế tạo đất hiếm ngày càng khan hiếm và giá thành ngày càng cao, hơn 95% được cung cấp bởi Trung Quốc. Năm 2010 Trung Quốc cắt giảm 40% lượng đất hiếm và hạn chế xuất khẩu đất hiếm ra 1
- thế giới. Do đó dẫn đến cuộc khủng hoảng đất hiếm làm cho giá thành tăng vọt. Vì vậy đây cũng chính là vấn đề được các nhà thực nghiệm đang nghiên cứu để tìm ra vật liệu thay thế đất hiếm. Các hợp chất có nguồn gốc từ Mn chẳng hạn như Mn-Ga, Mn-Bi và nam châm Mn-Al đã thu hút sự chú ý như có thể thay thế cho vật liệu nam châm vĩnh cửu đất hiếm vì sự tiện lợi của nó như giá thành rẻ. Bên cạnh đó các nhà khoa học tìm kiếm các hệ vật liệu từ cứng mới. Năm 1991 E.F.Kneller and R.Hawig đề xuất mô hình nam châm trao đổi đàn hồi (Exchange-Spring Magnet - ESM) hình 1. Hình 1. Mô hình nam châm tổ hợp nano [12] Để chế tạo vật liệu từ cứng tổ hợp nano chúng tôi lựa chọn pha từ cứng Mn-Ga-Al vì pha từ này lực kháng từ lớn cỡ 20kOe và giá thành rẻ với pha từ mềm chúng tôi lựa chọn Fe-Co vì hệ hợp kim này có từ độ bão hòa cao. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Phòng chuyên đề Khoa Vật lý trường ĐHSP Hà Nội 2, Phòng thí nghiệm trọng điểm về vật liệu và linh kiện điện tử, Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam. Vì những lý do trên nên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Chế tạo vật liệu từ cứng nanocomposite Mn-Ga-Al/Fe-Co” 2. Mục đích nghiên cứu Chế tạo được vật liệu từ cứng tổ hợp nano Mn-Ga-Al/Fe-Co có tính chất từ cứng tốt có thể ứng dụng trong thực tế. 2
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chế tạo mẫu từ cứng Mn-Ga-Al . - Chế tạo mẫu từ mềm Fe-Co. - Nghiên cứu chế tạo mẫu nanocomposite Mn-Ga-Al/Fe-Co. - Khảo sát cấu trúc mẫu. - Khảo sát các tính chất từ của mẫu. - Viết bài tham gia hội nghị, hội thảo khoa học về đề tài đang nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Hệ hợp kim từ cứng Mn-Ga-Al. - Hệ hợp kim từ mềm Fe-Co. - Vật liệu từ cứng nano composite Mn-Ga-Al/Fe-Co. b. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu chế tạo hợp kim từ cứng Mn-Ga-Al, từ mềm Fe-Co và vật liệu từ cứng nanocomposite Mn-Ga-Al/Fe-Co bằng phương pháp nghiền trộn và phương pháp hóa. - Khảo sát cấu trúc của mẫu trên các hệ đo: SEM, XRD. - Khảo sát các tính chất từ của mẫu trên các hệ đo: VSM, PFM. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp: + Tạo mẫu khối bằng lò nấu hồ quang. + Tạo mẫu bột bằng máy nghiền cơ năng lượng cao. + Tìm hiểu cấu trúc và kích thước hạt của mẫu bằng phép phân tích nhiễu xạ tia X và hiển vi điện tử. + Khảo sát tính chất từ của mẫu bằng hệ từ trường xung và từ kế mẫu rung. 3
- 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương: + Chương 1: Tổng quan về liệu từ cứng nanocompositte Mn-ga-Al/Fe-Co + Chương 2: Thực nghiệm. + Chương 3: Kết quả và thảo luận. 4
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU TỪ CỨNG NANOCOMPOSITE Mn-Ga-Al/Fe-Co 1.1. Lịch sử phát triển của vật liệu từ cứng Vật liệu từ cứng (VLTC) được phát hiện và sử dụng sớm trong lịch sử loài người. Được người Trung Quốc sử dụng để chế tạo ra các kim chỉ nam dùng để chỉ hướng từ TCN. Các vật liệu từ cứng thương phẩm dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1740 đến năm 1750 ở Châu Âu. Nhưng bước đột phá về chất lượng và phạm vi ứng dụng chỉ bắt đầu diễn ra mạnh vào cuối thế kỉ XX, kể từ khi phát minh nam châm vĩnh cửu (NCVC) chứa đất hiếm. Hình 1.1. Lịch sử phát triển của vật liệu từ cứng [12] Năm 1931 tại Nhật Bản Mishima chế tạo ra nam châm AlNiCo. Nam châm AlNiCo ban đầu chỉ có tích năng lượng cực đại (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 cỡ 1MGOe. Do thay đổi công nghệ chế tạo đã làm cho (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 tăng lên đến cỡ 10 MGOe. Với giá thành thấp và nhiệt độ Curie cao (830℃) nam châm này hiện nay được sử dụng rộng rãi. 5
- Vào những năm 1950, công ty Philip (Hà Lan) đã khám phá ra vật liệu ferit từ cứng tổ hợp với công thức 𝑀𝐹𝑒12 𝑂19 với M là Ba, Sr, Pb hoặc tổ hợp của chúng. Do giá thành rẻ và nó là vật liệu được sử dụng nhiều nhất mặc dù (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 của nó chỉ cỡ 5 MGOe và chiếm khoảng 50% tổng giá trị NCVC của trên toàn thế giới. Vào những năm 60 của thế kỉ 20, hợp kim 𝑆𝑚𝐶𝑜5 được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu Karl Strnat (đại học tổng hợp Dyton, Ohio, Mỹ). Vật liệu này có (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 cao cỡ 30MGOe để tạo ra NCVC. Từ đó dẫn đến một họ VLTC mới rất quan trọng – họ nam châm đất hiếm. Nam châm đất hiếm Coban từ khi phát hiện ra được khai thác một cách triệt để. Dẫn đến chúng trở nên đắt đỏ và nguồn cung cấp không được ổn định vào năm 1970. Vì vậy đặt ra vấn đề tìm kiếm vật liệu thay thế mới. Năm 1983, vật liệu từ 𝑁𝑑8 𝐹𝑒77 𝐵5 với (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 cao cỡ 36,2 MGOe được chế tạo thành công bởi Sagawa cùng với các cộng sự tại hãng kim loại Sumitomo (Nhật Bản). Một số phòng thí nghiệm hiện nay trên thế giới đã chế tạo thành công 𝑁𝑑8 𝐹𝑒77 𝐵5 có (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 cao hơn cỡ 57 MGOe bằng phương pháp chế tạo thiêu kết. Năm 1988, vật liệu có (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 cỡ 12,4 MGOe đã được tìm ra bởi Coehoom và các cộng sự ở phòng thí nghiệm Philip Research (tại Hà Lan). Vật liệu từ này bao gồm pha từ cứng 𝑁𝑑2 𝐹𝑒14 𝐵 (chiếm 15% thể tích) và 2 pha từ mềm 𝐹𝑒3 𝐵 (chiếm 73% thể tích), 𝛼 − 𝐹𝑒 (chiếm 12% thể tích). VLTC loại này được gọi là vật liệu nanocomposite. Vật liệu này do nó chứa ít đất hiếm và cách chế tạo đơn giản mặc dù nó có (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 thấp nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi với giá thành rẻ. Những năm gần đây, do khủng hoảng về đất hiếm nên các nhà khoa học tập trung nghiên cứu chế tạo vật liệu từ cứng chứa ít hoặc không chứa đất hiếm nhằm giảm giá thành và đáp ứng ứng dụng của nam châm. 6
- Các hệ VLTC không chứa đất hiếm thì hệ Mn-Ga hiện đang được nghiên cứu tích cực bởi hệ đó có lực kháng từ cao cỡ 20KOe với giá thành rẻ. 1.2. Mô hình Kneller - Hawig Năm 1991, để giải thích đặc tính và các tương tác từ của nam châm đàn hồi Kneller – Hawig đã dựa trên mô hình tương tác trao đổi giữa các hạt sắt từ có kích thước nhỏ cỡ nanomet đã đứa ra mô hình lý thuyết một chiều về nam châm đàn hồi hai pha có cấu trúc nanomet. Với một vật liệu từ cho trước, (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 được xác định bởi: (BH)max Js2/40 (1.1) Trong đó Js = 0Ms là độ phân cực từ độ bão hòa. Từ (1.1) ta thấy rằng (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 chỉ phụ thuộc vào Js. Nhưng trên thực tế (𝐵𝐻)𝑚𝑎𝑥 còn phụ thuộc cả vào cảm ứng từ dư 𝐵𝑟 (để đạt giới hạn (1.1) 𝐵𝑟 ≈ 𝐽𝑠 ). Trường tới hạn cho sự đảo chiều từ độ bất thuận nghịch cao HN ≥ Js/20 = Ms/2 (đây còn được gọi là trường tạo hầm đảo từ). Khi vật liệu có hệ số dị hướng từ tinh thể K lớn (K >> J s 2 /4 0 ) thì giới giạn (1.1) có thể đạt được. Nhưng trong thực tế giới hạn lí thuyết này khó có thể đạt được. Các tính chất từ của vật liệu được đánh giá bởi tỉ số: = K/ (Js2/40). Nếu >>1,tức là Hc và (BH) max lớn. Tính chất từ của vật liệu này do dị hướng từ tinh thể K quyết định. Vật liệu này được gọi là vật liệu từ cứng (vật liệu k). Nếu
- của vật liệu từ cứng và tính từ dư cao của vật liệu từ mềm. Để đáp ứng được điều đó các vấn đề đặt ra là kích thước các hạt, tỷ phần của các hợp kim để tạo ra hai pha đó phải tối ưu và phải lựa chọn công nghệ nào cho phù hợp. Để giải quyết vấn đề này Kneller và Hawig đã đưa ra mô hình một chiều để trình bày các nguyên lý cơ bản của sự tương tác trao đổi giữa pha từ cứng và pha từ mềm. gi¶m Hình 1.2. Mẫu vi cấu trúc một chiều và cấu trúc vi từ của vật liệu composite H.1.2. M« h×nh Kneller - Hawig tương tác trao đổi được sử dụng làm cơ sở để tính kích thước tới hạn của vùng pha 8
- (a) độ từ hóa đạt bão hòa. (b)-(c) Sự khử từ khi tăng từ trường nghịch đảo H trong trường hợp bm >> bcm. (d) Sự khử từ trong trường hợp giảm bm đến kích thước tới hạn bcm . Theo mô hình này, vật liệu composite bao gồm một chuỗi các pha k và pha m xen kẽ nhau, nằm dọc theo trục x với độ rộng mỗi vùng tương ứng là 2bk và 2bm. Giả thiết dị hướng từ tinh thể là dị hướng đơn trục trong cả hai pha k và pha m, trục dễ song song với trục z và vuông góc với trục x. Tương tác trao đổi sắt từ của pha k và pha m được thực hiện của các mômen từ thông qua biên pha của hai pha. Một cách gần đúng có thể xem năng lượng trong vách miền chỉ bao gồm năng lượng dị hướng và năng lượng trao đổi, từ đó năng lượng của mỗi đơn vị diện tích trên vách 180o xác định bởi: = K + A(/)2 (1.2) Với là độ dày vách K là hằng số dị hướng từ tinh thể A là hằng số trao đổi. Ở điều kiện cân bằng, () có giá trị cực tiểu, tức là d/d = 0. Từ điều kiện này, độ dày vách miền và năng lượng trên một đơn vị diện tích vách miền ở trạng thái cân bằng 0 và o được xác định bởi: 0 = (A/K)1/2 (1.3) o = 2(AK)1/2 (1.4) Để xác định kích thước tới hạn pha từ mềm được xác định như là độ dài tương tác trao đổi toàn phần của pha m, tức là m = bcm. Ta giả thiết rằng kích thước tới hạn của pha từ cứng có giá trị cỡ bk = 0k = (Ak/Kk)1/2 với chú ý rằng do Kk khá lớn nên bk khá nhỏ. Nếu hệ ban đầu từ độ trong pha mềm không đổi bắt đầu đảo từ từ trạng thái bão hòa (hình 1.2a), khi trường ngoài H đảo chiều và tăng dần thì sự đảo từ bắt đầu xảy ra từ giữa pha mềm. 9
- Đầu tiên ta xét trường hợp bm không đổi và lớn xấp xỉ độ dày vách miền cân bằng, bm 0m = (Am/Km)1/2 >> 0k bk vì Kk >> Km . Khi quá trình đảo từ xảy ra, trong pha mềm sẽ hình thành hai vách miền kiểu xoay (vách 180o) (hình 1.2b). Khi H tiếp tục tăng (hình 1.2c), các vách này bị đẩy về phía biên pha k, mật độ năng lượng trong các vách này tăng vượt giá trị cân bằng của nó Em = m/m > E0m = 0m/. Khi đó, do Kk >> Km, từ độ bão hòa Msk trong pha k có thể xem như không đổi. Quá trình này diễn ra cho tới khi Em đạt đến mật độ năng lượng cân bằng E0k của vách pha k : Em = m/m E0k = 0k/0k = 2Kk (1.5) Lúc này, vách miền sẽ bắt đầu xâm chiếm vào pha k dẫn đến sự đảo từ không thuận nghịch trong cả hai vùng pha m và pha k. Trường tới hạn tương ứng HNo thấp hơn trường dị hướng của pha k (HNo< HAk = 2Kk / Msk). Trong trường hợp này trường kháng từ HcM, được định nghĩa bởi M(HcM)= 0, nhỏ hơn nhiều so với trường tới hạn HNo do Msm > Msk và cũng do ta đã giả sử rằng bm > bk. Vậy đường cong khử từ giữa Mr (H= 0) và M(HcM) = 0 là hoàn toàn thuận nghịch. Nếu bm giảm đến giá trị nhỏ hơn độ dày vách cân bằng bm < om thì HNo giữ không thay đổi nhưng HcM tăng vì nếu H < HNo thì độ dày của các vách 180o trong pha m bị giữ với giá trị m = bm < om. Từ đây độ rộng tới hạn bcm của pha m cho lực kháng từ HcM cực đại được xác định bởi (1.4) với m = bcm. Từ (1.5) chúng ta thấy rằng đối với m bé (m
- Kk = 2.106 J/m3, ta có bcm 5 nm. Như vậy, đối với trường hợp tương tác trao đổi tối ưu kích thước của pha m là 2bcm = 10 nm.Nhưng thực tế cho thấy khó có thể tính được giá trị độ dày tới hạn lý thuyết cho pha k. Tuy nhiên, Kneller và Hawig cho rằng cũng rất hợp lý nếu giả thiết rằng độ dày tới hạn của pha k thoả mãn bck = 0k = (Ak/Kk)1/2 (như đã giả thiết từ đầu). Thông thường Ak < Am vì nói chung nhiệt độ Curie của pha k là thấp hơn pha m, điều này dẫn đến bck nhận giá trị như bcm, tức là bck bcm. Dựa vào (1.5) chúng ta có thể thấy rằng hằng số trao đổi Am của pha m càng lớn thì độ dài tương tác trao đổi bcm của pha m càng lớn. Ngược lại, hằng số dị hướng từ tinh thể Kk của pha k càng lớn thì độ dài tương tác trao đổi bcm của pha m càng nhỏ. Các tham số từ khác được tính theo (1.6) như sau: Từ độ bão hòa trung bình của vật liệu xác định bởi: MS = vkMsk + (1-vk)Msm (1.7 ) Trong đó Msk, Msm lần lượt là từ độ bão hoà của pha cứng và pha mềm vk, (1-vk) là tỷ phần thể tích tương ứng. Dễ thấy rằng trong trường hợp tỷ phần hai pha bằng nhau thì Ms = (Msk+ Msm)/2. Độ từ dư rút gọn liên hệ với tỷ phần thể tích mỗi pha theo công thức: M r v k m rk M sk (1 v k )msm M sm mr (1.8) Ms Ms K1k Trường tạo mầm đảo từ: H No (1.9) o M sm Trường hợp bm > bcm , HcM phụ thuộc bm theo công thức: 11
- A m 2 1 H cM . (1.10) 2 0 M sm b 2m Hình 1.3. Cấu trúc hai chiều lí tưởng của nam châm đàn hồi [15] Do mẫu Kneller và Hawig khá đơn giản không thể cho một kết quả thật chính xác, phù hợp với cấu trúc thực. Tuy nhiên, mẫu cũng đã mô tả được một cách định lượng mối liên hệ cơ bản giữa vi cấu trúc và tính chất từ của vật liệu có tương tác trao đổi. Thực nghiệm chỉ ra rằng nam châm phải bao gồm hai pha sắt từ, một trong hai pha là pha từ cứng để tạo trường kháng từ cao, còn pha còn lại là pha từ mềm để cho độ từ hoá bão hòa cao. Hình 1.4. Đường cong từ trễ của hai pha từ cứng và từ mềm 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Nghiên cứu bào chế Liposome Doxorubicin 2mg/ml bằng phương pháp pha loãng Ethanol
50 p | 642 | 124
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nạn tảo hôn và tác động của nó đến chương trình dân số/kế hoạch hóa gia đình ở vùng người Hmông huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
10 p | 650 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp Nanosilica từ vỏ trấu và chế tạo vật liệu Composite trên nền nhựa Polylactide Acid/Silica
68 p | 246 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Chế tạo máy VINACOMIN
117 p | 271 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai
86 p | 77 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và chế tạo thiết bị lái tự cân bằng
108 p | 30 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần May xuất khẩu Đại Đồng
62 p | 26 | 12
-
Khoá luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng Cr (VI) của than hoạt tính biến tính bằng H3PO4 trên nền vỏ cà phê
54 p | 61 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 24 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn NextTech
60 p | 45 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp: Chế tạo vật liệu nano oxit sắt từ bọc polymer để định hướng ứng dụng trong tăng cường thu hồi dầu
80 p | 32 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng Cr(VI) của than hoạt tính biến tính bằng KOH từ vỏ cà phê
51 p | 52 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp: Chế tạo hệ thống đầu dò điều khiển từ xa cho các thí nghiệm về phóng xạ ở phổ thông
85 p | 30 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Thế hệ mới NMS
64 p | 22 | 9
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thiết kế chế tạo khung cơ khí hệ thống điều khiển điện tâm đồ gắng sức
7 p | 23 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chế tạo vật liệu từ cứng Mn-Ga-Al bằng phương pháp nguội nhanh
44 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn