intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kích (binh khí)

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

140
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kích (tiếng Trung: 戟), là một loại vũ khí lạnh của người Trung Quốc, được dùng như một loại khí tài quân sự dưới dạng này hay dạng khác có lẽ từ thời nhà Thương cho đến khi kết thúc nhà Thanh. Ngày nay nó vẫn được dùng trong tập luyện nhiều môn võ thuật Trung Hoa. Kích trông bề ngoài tương tự như thương hay mâu (các loại giáo) ở nhiều bộ phận, với một/hai lưỡi nhỏ hình trăng lưỡi liềm gắn vào phần đầu và một núm tua bằng lông ngựa màu đỏ đính vào chỗ mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kích (binh khí)

  1. Kích (binh khí) Lữ Bố với cây thiên phương họa kích.
  2. Kích (tiếng Trung: 戟), là một loại vũ khí lạnh của người Trung Quốc, được dùng như một loại khí tài quân sự dưới dạng này hay dạng khác có lẽ từ thời nhà Thương cho đến khi kết thúc nhà Thanh. Ngày nay nó vẫn được dùng trong tập luyện nhiều môn võ thuật Trung Hoa. Kích trông bề ngoài tương tự như thương hay mâu (các loại giáo) ở nhiều bộ phận, với một/hai lưỡi nhỏ hình trăng lưỡi liềm gắn vào phần đầu và một núm tua bằng lông ngựa màu đỏ đính vào chỗ mà phần đầu của vũ khí này nối liền với phần cán. Nó đã từng là loại vũ khí tương đối phổ biến của bộ binh, đặc biệt là biến thể phổ biến của nó trong thời kỳ đồ đồng gọi là mác (戈- qua), mặc dù nó cũng được kỵ binh và những người ngồi trên xe ngựa sử dụng. Có một vài kiểu kích, chẳng hạn loại với lưỡi hình chữ nhật có răng cưa thay vì dạng trăng lưỡi liềm, hoặc phần mũi là mũi giáo cộng với hai lưỡi cong đính kèm. Có thể coi nó là loại vũ khí hỗn hợp, kết hợp giữa mâu với qua (mác) hay việt (một loại rìu) hoặc câu (một loại móc) với cán bằng tre hay gỗ. Kích thước phần mũi nhọn của giáo là khoảng 13-15 cm, phần lưỡi ở bên dài khoảng 15-17 cm. Có các loại kích cán dài (trường kích) được sử dụng đơn lẻ bằng cả hai tay và kích cán ngắn (đoản kích) được người ta sử dụng đồng thời cả hai kích gọi là song kích. Về tên gọi các chủng loại có phương thiên kích, long nha kích, đơn đao kích, quân đao kích, cổ kích, hồ điệp kích v.v Các loại kích này có 2 hoặc 3 điểm tấn công sắc bén, (các) lưỡi bên và phần mũi của giáo, cộng với phần cán cũng có thể dùng để tấn công đối thủ. Cách thức mà các lưỡi bên gắn với phần mũi chính là khác biệt tùy theo từng loại kích, nhưng thông thường luôn có các khoảng trống giữa phần mũi và các lưỡi bên. Các "khía" này có thể được sử dụng để làm kẹt vũ khí của đối phương và sau đó người dùng kích chỉ cần giật mạnh vũ khí của anh ta để tước hoặc làm gãy vũ khí của đối phương. Người dùng kích có thể tấn công đối phương bằng cán của kích, với các
  3. lựa chọn như lôi kéo kích ngược lại để móc bằng lưỡi bên; hoặc tấn công địch thủ bằng phần lưỡi phẳng để đối phương ngã khỏi ngựa. Mâu Mâu là tên một loại vũ khí lạnh, phát triển từ thương mà ra. Mâu có có cán dài, mũi nhọn bằng kim loại. Khác với thương, mũi mâu thường có hình thù kỳ dị. Phía sau mũi có thể có một số gút nút hoặc uốn lượn dích dắc để tăng hiệu quả sát thương. Trong các loại mâu, biết đến nhiều nhất là xà mâu, có mũi mâu uốn éo giống hình con rắn. Phép dùng mâu chủ yếu là đập, đâm, chọc ngoài ra còn có nhiều kỹ năng khác tùy theo hình dạng của mũi mâu. Mã tấu Mã tấu là một loại vũ khí, còn được gọi là Đại đao tồn tại từ rất lâu đời ở các nước Châu Á, tuy nhiên ngày nay các nước Âu-Mĩ cũng sử dụng mã tấu. Mã tấu là cách gọi của một loại kiếm truyền thống, nó có hình dạng là một thanh kiếm dài có độ cong vừa phải, sắc một lưỡi, đa phần là cứng chứ không mềm như kiếm, phần chuôi cầm bằng gỗ để giảm trọng l ượng (khác với kiếm và đao vì 2 loại này phần chuôi thường làm bằng kim loại). Gần giống như lưỡi hái. Mã tấu là vũ khí tích hợp chuyên dụng cuả kị binh trong điều kiện chiến đấu trên lưng ngựa.Do mã tấu có sống đao khá dày và bén một lưỡi nên tăng độ cứng cho vũ khí và tăng lực chém khi kết hợp với đà phi của ngựa-Chữ Mã là để chỉ NGỰA (Kị Binh). Do sức sát thương cao, bền và dễ chế tạo nên Mã Tấu được trang bị rất
  4. phổ biến trong quân đội thời trung đại và một số đội quân hiện đại vẫn dùng để tăng khả năng chiến đấu cận chiến của bộ binh Một số người thường gọi kiếm Nhật là mã tấu, nhưng điều này chưa hẳn đúng bởi ví dụ ở Việt Nam vào thời Trần có một loại đao to bản có sức sát thương lớn cũng được gọi là mã tấu. Ngày nay, ít người còn phân biệt rõ ràng giữa kiếm và mã tấu, nói chung để phân biệt chỉ có thể dựa vào hình dáng, kiếm thì thẳng còn mã tấu thì cong. Kiếm nhật (Katana) là một thanh KIẾM chứ không phải Mã tấu vì kiếm nhật lưỡi mỏng và rất dễ gãy nếu bị đánh ngang thân kiếm.Mã tấu tiêu chuẩn là phải dày,nặng,tạo lực chém cao nhất khi bổ-quét ngang và sống phải dày để chịu lực trong điều kiện chiến đấu khắc nghiệt (Mài mòn, cùn lưỡi). Kiếm nhật không đáp ứng được các yêu cầu này. Văn hóa chiến tranh Âu-Mĩ không có từ ngữ nào nói về vũ khí có hình dạng của mã tấu tuy nhiên bây giờ mã tấu đã xu nhập vào trong giới xã hội đen của các nước này mà đi đầu là kiếm Nhật thông qua các bộ phim nói về tinh thần võ sĩ đạo. Machete-Dao quắm và Scimitar-Loan Đao của nguời Hồi giáo là Mã tấu Xà mâu Xà mâu là một loại vũ khí lạnh, có lưỡi dài (dài hơn lưỡi thương) uốn cong như hình con rắn (tiếng Hán: con rắn gọi là xà). Theo từ điển Hán-Việt Thiều Chửu thì phàm loại nào biến từ thương mà ra, có hình thù quái lạ thì gọi là mâu[cần dẫn nguồn].
  5. Thời Tam Quốc Trung Quốc, nhân vật Trương Phi từng dùng bát xà mâu khi xung trận. Thủy hử truyện cũng có anh hùng Lâm Xung, sử dụng xà mâu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2