Phần III<br />
<br />
VI SINH VẬT GÂY BỆNH<br />
■<br />
<br />
184<br />
<br />
■<br />
<br />
Bài 11<br />
<br />
VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT<br />
M Ụ C T IÊ U<br />
1. Phân biệt được đặc điểm của nhóm vi khuẩn gây bệnh chuyên biệt và gãy<br />
bệnh cơ hội.<br />
<br />
2 . Nắm được các phương pháp nhận định vi khuẩn.<br />
3. Ưng dụng được vào phòng ngừa và trị liệu.<br />
<br />
1. PHÂN LOẠI<br />
<br />
Đây là nhóm lớn, gồm nhiều loại vi khuẩn khác nhau, sống ở đường ruột. Sự hiện<br />
diện của chúng trong ống tiêu hóa khác nhau tùy theo vị trí, tuổi tác và thay đổi tùy<br />
theo chế độ ăn uống.<br />
Hệ vi khuẩn đường ruột phức tạp nên việc phân loại chúng dựa trên nhiều quan<br />
điểm khác nhau: theo họ hoặc theo khả năng gây bệnh của vi khuẩn hoặc kết hợp cả<br />
hai, trong đó cần lưu ý đến tính chất hiếu khí hay ky khí và tính kháng nguyên.<br />
1.1.Họ E n te ro b ac te riac e ae<br />
<br />
Vi khuẩn gày bệnh chuyên biệt<br />
Gây bệnh với các triệu chứng bệnh lý, không hội sinh, đôi khi ở dạng bệnh<br />
nhiễm không biểu lộ gồm các chi Salmonella, Shigella. Bệnh truyền do vệ sinh môi<br />
trường kém, nhiễm do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua nước uống, thức ăn nhiễm<br />
phân hay qua trung gian động vật.<br />
Vi khuẩn gây bệnh cơ hội<br />
Hệ vi khuẩn hội sinh<br />
E. coli, Aerobacter, Klebsiella... Khi có cơ hội xâm nhập (như chấn thương hay thủ<br />
thuật y tế), chúng đi vào máu gãy nhiễm ở những cơ quan như nhiễm trùng niệu. Trong tự<br />
nhiên, sự hiện diện của chúng trone neuồn nước cho biết nước đã bị nhiễm phân người hay<br />
động vật, nên có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh chuyên biệt có thê có trong phân, hoặc<br />
nhiễm Enterococcus, virus bại liệt, viêm gan virus... do phân bệnh nhân.<br />
<br />
185<br />
<br />
Hệ vi khuẩn hoại sinh<br />
Proteus, Providencia, Serratia... Trong tự nhiên có trong đất, nước, phân nhiễm<br />
vào do thức ăn hay vật dụng của người hay do thủ thuật y tế.<br />
1.2. Họ P seu do m on aceae<br />
<br />
Đáng lưu ý có Pseudomonas aeruginosa (cũng hiện diện trong không khí, đất<br />
gây bệnh cơ hội ở đường niệu, mắt) và Vibrio cholerae (nay xếp vào họ Vibrinoaceae)<br />
gây bệnh chuyên biệt.<br />
1.3. Nhóm vi khuẩn lactic<br />
<br />
Nhóm này gồm một số vi khuẩn có khả năng lên men tạo acid lactic như các<br />
chủng Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium bifidum... Đây là những vi khuẩn có<br />
lợi trong ruột. Sự hiện diện của chúng trong ruột tùy theo lứa tuổi, thường có nhiều<br />
trong ruột trẻ sơ sinh.<br />
2. ĐẶ C Đ IỂ M NUÔI CẤY<br />
<br />
Phần lớn vi khuẩn đường ruột phát triển dễ dàng trên môi trường thông thường,<br />
hiếu khí, kỵ khí tùy ý. Chúng khác nhau về khả năng sử dụng carbohydrat, và yếu tố<br />
này được dùng để phân biệt nhóm vi khuẩn hay loài. Các loại đường hay sử dụng để<br />
phân biệt là: glucose, lactose, saccharose, mannitol... Nhóm vi khuẩn gây bệnh chuyên<br />
biệt thì không lên men lactose, trong khi nhóm vi khuẩn cơ hội lên men được lactose.<br />
Trong nhóm này người ta còn phân biệt loại lên men lactose nhanh (18-24 giờ sau khi<br />
ủ) và lên men lactose chậm (24-48 giờ sau khi ủ). Điều này cho phép thực hiện các<br />
phản ứng sinh hóa để định danh vi khuẩn đường ruột hoặc sử dụng các môi trường<br />
nuôi cấy thích hợp để phân lập chúng từ bệnh phẩm. Để phàn lập vi khuẩn gây bệnh<br />
đường ruột có thể phải sử dụng một hệ thống môi trường gồm: môi trường phong phú,<br />
môi trường dinh dưỡng, môi trường phân biệt, môi trường chọn lọc.<br />
3. KHÁ NG NG UYÊN<br />
3.1. Kháng nguyên o<br />
<br />
Đây là kháng nguyên của thành tế bào vi khuẩn, cấu tạo bởi lipopolysaccharid,<br />
có những đặc tính sau: chịu được nhiệt, không bị cồn phá hủy nhưng bị hủy bởi formol<br />
và rất độc (chí cần 1/20 mg là giết chết chuột nhắt sau 2 giờ). Kháng nguyên này khi<br />
xâm nhập cơ thế’ có thể gây sốt, giám bạch cầu, sau đó tăng, giảm lympho bào và bạch<br />
<br />
186<br />
<br />
cầu ưa acid (thấy ở bệnh nhân thương hàn hoặc sốt do nội độc tố). Kháng nguyên o<br />
khi gặp kháng thể sẽ xảy ra phản ứng ngưng kết, phản ứng này được sử dụng để phân<br />
biệt những typ huyết thanh khác nhau (serotype) trong các vi khuẩn cùng một loài.<br />
3.2. K háng nguyên H<br />
<br />
Đây là kháng nguyên của tiêm mao có trên 50 loại khác nhau. Kháng nguyên H<br />
cấu tạo bởi protein, có đặc tính sau: không chịu được nhiệt, bị cồn phá hủy, không bị<br />
hủy bởi formol. Khi gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết.<br />
3.3. K háng nguyên K<br />
<br />
Đây là kháng nguyên của nang hay màng bao (outer coat), còn gọi kháng<br />
nguyên mặt ngoài, chỉ có ở một số loại vi khuẩn. Có hơn 100 loại khác nhau. Một số<br />
kháng nguyên K cấu tạo là polysaccharid, một số khác là protein. Kháng nguyên K<br />
nếu che phủ vi khuẩn, sẽ ngăn cản phản ứng ngưng kết kháng nguyên o và có liên hệ<br />
đến độc tính của vi khuẩn, ở Salmonella được gọi là kháng nguyên Vi.<br />
Dựa vào thành phần của kháng nguyên o , H, K người ta sẽ định danh vi khuẩn<br />
chính xác và phân biệt được nhiều thứ trong một loài. Ví dụ E. coli có thể có công thức<br />
kháng nguyên: 0 55, K5, H 21 ...<br />
4. Đ Ộ C TỐ<br />
<br />
4.1. Nội độc tố<br />
<br />
Hầu hết các vi khuẩn đường ruột đều có nội độc tố, bản chất là lipopolysaccharid<br />
(LPS), chỉ được phóng thích ra ngoài khi vi khuẩn bị phá hủy. Nội độc tố bển với tác<br />
động của nhiệt, trọng lượng phân tử khá cao (100-900.000). Nội độc tố gây ra triệu<br />
chứng chung như sốt, nóng, giảm bạch cầu, hạ huyết áp, đông máu nội mạch rải rác.<br />
Cấu trúc hóa học:<br />
-<br />
<br />
Dây oligosaccharid (mannose-rhamnose-galactose): Tạo tính chuyên biệt của<br />
kháng nguyên.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phần lỗi: Gồm N-acetylglucosamin-glucose-galactose và heptose giống nhau ở<br />
tất cả các vi khuẩn. Sườn luân phiên heptose và nhóm KDO (2-keto-3-desoxyoctulonic acid) với lipid A có độc tính.<br />
<br />
187<br />
<br />
4.2. Ngoại độc tô<br />
<br />
Một số vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố có vai trò bệnh lý quan trọng trong việc gây<br />
tiêu chảy và hội chứng lỵ (Shigatoxin). Vài gốc E.coli sản xuất ngoại độc tố<br />
(.Enteroto.xin). Đây là một độc tố nhiệt hoại gồm 2 tiểu đơn vị A và B. B gắn vào màng<br />
tế bào ruột non và làm cho A dễ xâm nhập vào màng ruột. A kích thích adenylcyclase<br />
trong tế bào ruột non làm gia tăng quá trình tổng hợp AMP vòng (cAMP) sẽ kích thích<br />
tiết ion C1 và bicarbonat ra khỏi tế bào và ngăn chặn tái hấp thu Na+ dẫn đến sự bài<br />
tiết muối gây tiêu chảy trầm trọng. Độc tố nhiệt hoại có cấu trúc, chức năng miễn dịch<br />
giống độc tố của V. cholerae. Vài gốc E. coli khác sản xuất enterotoxin bền với nhiệt,<br />
hoạt hóa men guanylcyclase làm tăng cGMP ở trong tế bào dẫn đến kích thích bài tiết<br />
muối, nước gây tiêu chảy.<br />
Một số vi khuẩn đường ruột sản xuất bacteriocin (bacteriocin, colicin). Độc tố<br />
này có tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn cùng loài hay khác loài. Và có<br />
thể dùng bacteriocin để định typ vi khuẩn.<br />
5. VI KHUẨN G Â Y BỆNH ĐƯỜNG RUỘ T<br />
<br />
5.1. Chi S alm onella<br />
<br />
Đặc điếm hình thể học và tính chất sinh hóa<br />
Trực khuẩn Gram âm, di động, hiếu khí tùy ý, không lên men lactose, tạo H2S,<br />
không tạo urease (dùng để phân biệt với chi Proteus), phản ứng MR dương tính, Indol<br />
âm tính. Một số tính chất khác thay đổi tùy theo loài. Vi khuẩn nuôi cấy được trên các<br />
môi trường thông thường. Các môi trường phân lập dựa trên yếu tố lên men hay không<br />
lên men lactose của vi khuẩn và sử dụng chất chỉ thị màu để nhận định. Các môi<br />
trường thường dùng để phân lập Salmonella là môi trường Mac Conkey, EMB, s s (cho<br />
khóm không màu), môi trường BSA (cho khóm đen ánh kim loại).<br />
Trên môi trường rắn có thể có hai dạng khuẩn lạc:<br />
-<br />
<br />
D ạng S: khuẩn lạc nhẵn tròn, lồi.<br />
<br />
-<br />
<br />
D ạng R: nhăn, không đều, dẹp khô.<br />
Ngoài ra, các môi trường phân lập vi khuẩn đường ruột đều sử dụng muối mật để<br />
<br />
ngăn chặn vi khuẩn Gram dương, chỉ để vi khuẩn Gram âm phát triển.<br />
<br />
188<br />
<br />