intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vi sinh học đại cương: Tuần 6 - Nguyễn Mạnh Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Vi sinh học đại cương" Tuần 6 - Sinh trưởng vi sinh vật, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Sinh trưởng và phát triển; Lý thuyết về sự sinh trưởng của VSV; Đường cong sinh trưởng; Pha suy vong (Death Phase);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vi sinh học đại cương: Tuần 6 - Nguyễn Mạnh Cường

  1. VI SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (203516 – 3TC) Week 6 – Sinh trưởng VSV GV: NGUYỄN MẠNH CƯỜNG Email: nnguyenccuong@gmail.com
  2. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN • Sinh trưởng ở VSV là sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào. • Phát triển ở VSV thường đề cập đến vấn đề tăng lên ở số lượng tế bào. • Một tế bào VSV trong điều kiện môi trường thích hợp sẽ không ngừng hấp thu các chất dinh dưỡng và tiến hành trao đổi chất.
  3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN • Nếu quá trình đồng hoá lớn hơn quá trình dị hoá thì tổng số nguyên sinh chất sẽ không ngừng tăng lên, kết quả khối lượng, thể tích, kích thước tế bào sẽ tăng lên --> Tế bào đang sinh trưởng. • Cá thể sẽ phát triển thành quần thể và sự phát triển của các cá thể dẫn đến sự phát triển của quần thể đó.
  4. Đồng hoá và dị hoá • Đồng hóa: là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng. • Dị hóa: Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình đồng hóa tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng. Ø Dị hóa là tập hợp các phản ứng liên quan đến sự phân hủy các phân tử phức tạp như protein, glycogen và triglyceride thành các phân tử đơn giản hoặc các monome như axit amin, glucose và axit béo tương ứng.
  5. Lý thuyết về sự sinh trưởng của VSV • Trong 1 môi trường phù hợp, VSv sẽ sinh trưởng, tăng khối lượng, tăng thể tích, tổng hợp các thành phần tế bào cho đến khi kích thước lớn gấp đôi, VSV sẽ phân chia thành 2 tế bào riêng biệt. • Nếu số tế bào ban đầu là N0, thì sau n lần phân chia, ta sẽ có tổng số tế bào là: N = No x 2 n • Giá trị n (số lần phân chia hay số thế hệ) có thể tính theo: ! n= x (logN – log N0) "#$%
  6. Lý thuyết về sự sinh trưởng của VSV • Giả dụ, vk phân chia n lần sau thời gian t, khoảng thời gian giữa 2 lần phân chia liên tiếp (hay thời gian cần cho việc tăng đôi số tế bào) gọi là thời gian thế hệ và biểu thị là: “g” & &!(&" g= = log 2 x ' )#$* ( )#$*# Ø Trong đó: t2 - t1 lượng thời gian trôi qua giữa cuối và đầu, được tính theo giờ (h)
  7. Lý thuyết về sự sinh trưởng của VSV •Giá trị nghịch đảo của thời gian thế hệ hay là số lần phân chia sau 1 đơn vị thời gian gọi là hằng số tốc độ phân chia “C”. ! # ! %&"()%&"(! C= = = x " $ %&"' $")$# •Hằng số tốc độ phân chia C phụ thuộc vào 1 số điều kiện: loài VSV, nhiệt độ và môi trường nuôi cấy.
  8. Lý thuyết về sự sinh trưởng của VSV • Thời gian thế hệ càng ngắn, VSV sinh trưởng và sinh sản càng nhanh vì: ! C= nên n = c x t. " • Thay giá trị “n” vào công thức ban đầu N = No x 2n ta có: N = No x 2ct
  9. Đường cong sinh trưởng • Chỉ xác định được trong 1 hệ thống nuôi cấy kín (không thêm bớt chất dinh dưỡng). ? • Sự tăng trưởng của VSV trong hình thức sinh sản trực phân sẽ thể hiện ở biểu đồ hàm log (logarit) giữa số lượng tế bào và thời gian nuôi cấy.
  10. Pha tiềm phát (Lag phase) • Khi cấy vi sinh vật vào một môi trường mới số lượng thường không tăng lên ngay, đó là giai đoạn Tiềm phát hay pha Lag • Trong giai đoạn này tế bào chưa phân cắt nhưng thể tích và khối lượng tăng lên rõ rệt do có sự tăng các thành phần mới của tế bào. • Nguyên nhân là do tế bào ở trạng thái già, thiếu hụt ATP, các cofactor cần thiết và ribosome. • Thành phần môi trường mới không giống môi trường cũ cho nên tế bào cần một thời gian nhất định để tổng hợp các enzyme mới nhằm sử dụng được các chất dinh dưỡng mới.
  11. Giai đoạn logarit (Log Phase) hay Pha Luỹ Thừa (Exponential Phase) • Trong giai đoạn này vi sinh vật sinh trưởng và phân cắt với nhịp độ tối đa so với bản tính di truyền của chúng nếu gặp môi trường và điều kiện nuôi cấy thích hợp. • Nhịp độ sinh trưởng của chúng là không thay đổi trong suốt giai đoạn này, các tế bào phân đôi một cách đều đặn. • Quần thể tế bào trong giai đoạn này có trạng thái hóa học và sinh lý học cơ bản là như nhau cho nên việc nuôi cấy ở giai đoạn này thường được sử dụng để nghiên cứu sinh hóa học và sinh lý học vi sinh vật.
  12. Giai đoạn Ổn định (Stationary Phase) hay Pha Cân bằng • Trong giai đoạn này số lượng tế bào sống là không thay đổi, có thể do số lượng tế bào mới sinh ra cân bằng với số lượng tế bào chết đi, hoặc là tế bào ngừng phân cắt mà vẫn giữ nguyên hoạt tính trao đổi chất. • Nồng độ vi khuẩn trong giai đoạn ổn định thường vào khoảng 109/ml. Với các vi sinh vật khác thường không đạt được đến nồng độ này. Với động vật nguyên sinh và vi tảo thường chỉ đạt đến nồng độ 106/ml.
  13. Pha suy vong (Death Phase) • Số lượng tế bào sống giảm xuống do tiêu hao chất dinh dưỡng và việc tích lũy các chất thải độc hại trong môi trường sống của VSV. • Tổng số tế bào sống và tế bào chết không thay đổi vì các tế bào chết chưa bị phân hủy. Muốn xác định số lượng tế bào sống phải pha loãng ra rồi cấy lên thạch đĩa và đưa vào điều kiện thích hợp để xác định số khuẩn lạc xuất hiện.
  14. Pha suy vong (Death Phase) • Sau khi số lượng tế bào đột nhiên giảm xuống thì tốc độ chết của tế bào chậm lại. Đó là do một số cá thể sống lại nhờ có tính đề kháng đặc biệt mạnh. Vì điều này và những nguyên nhân khác làm cho đường cong của giai đoạn tử vong có thể khá phức tạp.
  15. QUESTIONS? ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0