intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vi sinh học đại cương: Tuần 2&3 - Nguyễn Mạnh Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Vi sinh học đại cương" Tuần 2&3 Hình thái cấu tạo vi sinh vật nhân sơ, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được những kiến thức như: Mô tả cấu trúc và chức năng của thành tế bào và vỏ capsule; Phân biệt những đặc điểm cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn Gram+ và vi khuẩn Gram-; So sánh những điểm giống và khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn, cổ khuẩn và vi sinh vật nhân thực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vi sinh học đại cương: Tuần 2&3 - Nguyễn Mạnh Cường

  1. VI SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (203516 – 3TC) Week 2-3 – Hình thái cấu tạo VSV nhân sơ (Prokaryote) GV: NGUYỄN MẠNH CƯỜNG Email: nnguyenccuong@gmail.com
  2. Learning objectives 1. Mô tả cấu trúc và chức năng của thành tế bào và vỏ capsule. 2. Phân biệt những đặc điểm cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn Gram+ và vi khuẩn Gram-. 3. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn, cổ khuẩn và vi sinh vật nhân thực. Tài liệu tham khảo: Chapters 1 + 2 sách Broch Biology of Microorganisms
  3. Thành tế bào vi khuẩn Trả lời các câu hỏi sau: 1. Liệt kê các cơ quan thành phần ở VK Gram + và Gram -; và cho biết cấu tạo và chức năng của từng cơ quan là gì? 2. So sánh sự khác nhau giữa tế bào vi khuẩn gram – và tế bào vi khuẩn gram +. 3. Vẽ lại hình bên trên và chú thích tên các bộ phận cơ quan bằng tiếng việt.
  4. Sơ đồ cây tiến hoá
  5. Cấu tạo đặc trưng của vi khuẩn (đại diện tế bào prokaryote)
  6. Cấu tạo tế bào prokaryote 1. Thể nhân (nucleoid): Ø Nhân không phân hoá thành khối rõ rệt, không có màng nhân bao bọc và không có tiểu hạch, thoi vô sắc. Ø Nhân của vi khuẩn là một nhiễm sắc thể vòng được cấu tạo từ 2 mạch phân tử ADN xoắn lại với nhau. Sợi ADN này thường rất dài, được cuộn thành nhiều búi, nằm trong tế bào chất, được gọi là vùng nhân hay thể nhân.
  7. Cấu tạo tế bào prokaryote 1. Thể nhân (nucleoid): ØThể nhân xuất phát từ chỗ lõm của màng tế bào chất là mesosome, có vai trò quan trọng trong sự tách rời 2 nhiễm sắc thể con khi tế bào vi khuẩn phân đôi. Ø Nhiễm sắc thể của vi khuẩn đảm nhiệm mọi chức năng di truyền, những đặc tính của tế bào cho thế hệ sau.
  8. Cấu tạo tế bào prokaryote 1.1. Plasmid: Ø Trong tế bào chất của 1 số vi khuẩn có một hay nhiều phân tử DNA vòng, xoắn kép, có kích thước nhỏ hơn nhiều so với nhiễm sắc thể được gọi là plasmid. Ø Plasmid có khả năng nhân đôi độc lập với NST và di truyền cho các thế hệ sau. Ø Plasmid có thể di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác qua hiện tượng giao phối của vi khuẩn. Ø Plasmid có nhiều loại, có tên gọi liên quan đến nhiều tính trạng, đặc tính mà nó quy định cho vi khuẩn. (VD: Yếu tố F - plasmid quy định tính trạng phái tính của VK; Yếu tố R – plasmid quy định tính đề kháng với kháng sinh ở VK.)
  9. Cấu tạo tế bào prokaryote 2. Tế bào chất (Cytoplasm): Ø TBC là thành phần chính của tế bào vk, là 1 khối chất keo, bán lỏng, chứa 80-90% nước. Thành phần chủ yếu là phức chất lipoprotein. Ø TBC của vk không có ti thể (mitochondria), bộ máy golgi, trung thể (centrosome), lục lạp (chloroplasts), và hệ thống võng nội chất.
  10. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.1. Mesosome: Ø Là những thể hình cầu giống bong bóng nằm gần vách ngăn ngang và chỉ xuất hiện khi tế bào phân chia. Ø Có đường kính khoảng 2.500 Å (Ångström; 1 ångström (Å) = 10−10 metre =10-4 micrometre = 0,1 nanometre). Chiều dầy của mỗi mesosome = 75 Å. Ø Mesosome liên kết chặt chẽ với thể nhân của vi khuẩn và có vai trò quan trọng trong việc hình thành vách ngăn khi tế bào phân chia. Ngoài ra, mesosome còn tham gia vào hoạt động hô hấp của tế bào.
  11. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.2. Ribosome: Ø Ribosome là những đại phân tử, được tìm thấy trong tất cả các tế bào, thực hiện quá trình tổng hợp protein sinh học. Ø Ribosome liên kết các axit amin với nhau theo thứ tự quy định bởi các codon của phân tử ARN thông tin để tạo thành chuỗi polypeptide. Ø Số lượng ribosome trong tế bào vi khuẩn rất khác nhau. Trong tế bào E. coli đang phát triển mạnh có khoảng 15.000 ribosome.
  12. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.2. Ribosome: Ø Phần lớn ribosome nằm tự do trong tế bào chất. Ø Cấu tạo của ribosome gồm 2 tiểu thể có kích thước khác nhau. Tiểu thể lớn có hằng số lắng là 50 S (Svedberg, 1 S = 10-13 cm/s), tiểu thể nhỏ có hằng số lắng là 30 S. Các tiểu thể này có thể được liên kết hoặc tách rời bằng cách thay đổi nồng độ Mg++ trong môi trường.
  13. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.2. Ribosome: ØThành phần hoá học ribosome gồm 40-60% RNA, 30- 35% protein, còn lại là 1 số ít lipid, enzymes và 1 số chất khoáng (giàu Mg2+ ít Ca2+). Ø Ribosome là trung tâm tổng hợp protein của tế bào, nhưng chỉ 5-10% tổng số ribosome trong tế bào tham gia hoạt động này. Các ribosome tham gia hoạt động này ở dạng “tập họp ribosome” gọi là polyribosome. Trong polyribosome các ribosome liên kết nhau nhờ sợi RNA thông tin.
  14. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.3. Không bào (vacuole): Ø Được bao bọc bởi màng tonoplasm có cấu tạo lipoprotein Ø Có chứa các chất thải và các chất độc hại được tạo thành trong hoạt động sống của tế bào. 2.4. Không bào khí (vacuole gaseuse): Ø Thường hiện diện trong 1 số vi khuẩn lam, vi khuẩn quang hợp màu tía và màu lục và 1 vài loại vi khuẩn sống trong nước như: họ Halobacteriales và loài Thiothrix. Ø Sắc tố ở VSV có 2 loại: (1) Ở VSV ko quang dưỡng: có vai trò bảo vệ, (2) ở VSV quang dưỡng: có vai trò trong quang hợp.
  15. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.5. Các thể hạt (thể vùi – inclusions): Ø Gồm các loại hạt có kích thước ko giống nhau. Ø Có thể thấy rõ qua kính hiển vi kể cả khi ko nhuộm màu. Ø Thường được VSV sử dụng như chất dự trữ. Ø Được hình thành khi tế bào tổng hợp thừa chất và được sử dụng khi thiếu thức ăn.
  16. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.5.1. Các hạt carbohydrate: Ø Nhiều loại vi khuẩn thuộc loại Enterobacterioceae hoặc thuộc giống Clostridium thường tích luỹ trong tế bào các hạt bắt màu xanh, đỏ - xanh, đỏ – nâu khi nhuộm với Iod; đó là các hạt tinh bột glycogen. Khi thiếu thức ăn, vi khuẩn sẽ sử dụng các hạt này để cung cấp năng Metachromatic granules lượng và nguồn carbon.
  17. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.5.2. Các hạt mỡ: Ø Là các hạt polyhydroxybutyrate (PHB), là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của tế bào. Có thể quan sát qua kính hiển vi khi nhuộm tế bào với Soudan đen. 2.5.3. Các hạt volutin: Ø Còn gọi là các hạt dị nhiễm sắc (metachromatic granules) vì khi nhuộm với Blue Methylene nó sẽ có màu đỏ. Đó là các hạt polyphosphate, nguồn dự trữ phosphate của tế bào.
  18. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.5.4. Các hạt cyanophycine và carboxysome: Ø Ở vk lam Cyanobacteries Ø Hạt cyanophycine là đại phân tử polypeptide cấu tạo từ acid aspartic và arginin, là nguồn dự trữ nitơ của vk. Ø Carboxysome: hiện diện ở vk lam, vk nitrat và vk Thiobacillus. Hạt có kích thước khoảng 100 nm, chứa ribulose-1,5- biphosphate carboxylase. 2.5.5. Hạt lưu huỳnh: Ø Một số vk như Beggiatoa, Thiothrix có chứa trong tế bào các hạt S, là sản phẩm của quá trình oxy hoá các chất H2S và các hợp chất sulfide. Đây là nguồn dự trữ năng lượng của tế bào.
  19. Cấu tạo tế bào prokaryote 2.5.6. Tinh thể oxalat calci: Ø Trong vk Chromatim okenii có 1 tinh thể hình thoi có bản chất là chất vô cơ, oxalat calci, là sản phẩm dị hoá của chúng. 2.5.7. Tinh thể diệt côn trùng: Ø Xuất hiện ở vk Bacillus thuringensis. Trong giai đoạn hình thành bào tử, xuất hiện 1 tinh thể hình thoi, bản chất là alkaloid, một chất độc đối với côn trùng.
  20. Cấu tạo tế bào prokaryote
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
84=>0