intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vi sinh học đại cương: Tuần 7 - Nguyễn Mạnh Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Vi sinh học đại cương" Tuần 7 - Virus, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đặc tính chung của virus; Hình dạng – kích thước của virus; Cấu trúc của virus; Sinh sản của virus độc; Hiện tượng sinh tan – virus ôn hoà;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vi sinh học đại cương: Tuần 7 - Nguyễn Mạnh Cường

  1. VI SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (203516 – 3TC) Week 7 - Virus GV: NGUYỄN MẠNH CƯỜNG Email: nnguyenccuong@gmail.com
  2. GIỚI THIỆU • Virus là tập hợp phân loại nhỏ hơn tế bào, có đặc trưng của sự sống. • Không giống bất kỳ 1 sinh vật nào, chúng được xem như là dạng trung gian của giới hữu sinh và giới vô sinh. • Năm 1979, có ý kiến cho rằng virus là đại diện cho giới sinh vật phi bào (ko có cấu tạo tế bào).
  3. I. Đặc tính chung của virus • Có kích thước siêu hiển vi, Ø Ko thể thấy ở kính hiển vi thường, chỉ thấy ở kính hiển vi điện tử. Ø Ko thể lắng trong ly tâm thường mà chỉ lắng trong siêu ly tâm. Ø Có thể xuyên qua lọc vi khuẩn. Ø Đơn vị dùng để đo đạt là nanometre (1 nm = 10-9 m) • Virus ko có cấu tạo tế bào, chỉ là vật chất sống đơn giản chứa 1 loại acid nucleic (DNA hoặc RNA) được bao bọc bởi 1 vỏ protein. Ø Acid nucleic điều hành sự tổng hợp các thành phần tạo virus, vỏ protein có nhiệm vụ bảo vệ acid nucleic và giúp virus bám vào tế bào.
  4. I. Đặc tính chung của virus • Virus ko có trao đổi chất, ko sinh sản trong môi trường dinh dưỡng bình thường, chúng chỉ hoạt động sinh sản nếu được nuôi trong tế bào sống. Như thế chúng có đời sống ký sinh nội bào bắt buộc. • Virus có khả năng kết tinh thành tinh thể trong 1 số trường hợp đặc biệt.
  5. I. Đặc tính chung của virus • Theo từng giai đoạn chức năng, virus có các tên gọi khác nhau: Ø Varion (hạt virus): là dạng virus hoàn chỉnh, nhưng ở trạng thái bất hoạt vì sống ngoài tế bào chủ. Ø Vegetative virus (virus sinh dưỡng): là dạng acid nucleic của virus khi xâm nhập vào tế bào. Đây là dạng virus đang trong giai đoạn sinh sản tế bào. Ø Viroid (sợi virus): là virus ko hoàn chỉnh, chỉ có acid nucleic, ko có vỏ protein bao bọc bên ngoài, chúng có khả năng gây bệnh. Ø Virus ôn hoà (provirus): acid nucleic của virus ở trạng thái kết hợp với NST của tế bào ký chủ, trường hợp này virus ko phá hoại tế bào ký chủ.
  6. II. Hình dạng – kích thước của virus • Virus có nhiều dạng hình thái khác nhau Ø Dạng hình cầu: là dạng thường hay gặp, đa số virus gây bệnh cho người và động vật thuộc dạng này, như virus cúm, virus quai bị, virus ung thư ở người và ĐV, kích thước từ 100-150 nm. Ø Dạng hình que: gồm hầu hết virus gây bệnh cho thực vật như virus đốm lá thuốc, virus đốm khoai tây, kích thước từ 15-250 nm. Ø Dạng hình khối: gồm các virus có nhiều góc cạnh, có nhiều cấu trúc phức tạp, như virus đậu mùa, virus khối u ở người và ĐV, virus đường hô hấp, kích thước từ 30-300 nm. Ø Dạng tinh trùng: gồm 2 phần, phần đầu dạng hình khối 6 cạnh, phần sau là đuôi dạng hình que, tiêu biểu là virus của vi khuẩn gọi là thực thể khuẩn (phage hoặc bacteriophage) có kích thước từ 10-250 nm.
  7. III. Cấu trúc của virus • Bao gồm: nhân, vỏ, ở 1 số virus còn có lớp màng bao ngoài. 3.1. Nhân (core) • Chứa acid nucleic (DNA hoặc RNA), là vật liệu mang thông tin di truyền của virus. • Hầu hết các virus thực vật chứa RNA. • Virus gây bệnh cho người và ĐV, một số chứa DNA, một số chứa RNA. • Thực thể khuẩn (phage) thì chỉ chứa DNA. -------------------------------------------------------------------------------------- ü DNA của virus thường là DNA 2 sợi và 1 số ít virus có DNA 1 sợi. üRNA virus thường là RNA 1 sợi, và 1 số ít virus có RNA 2 sợi.
  8. III. Cấu trúc của virus 3.1. Nhân (core) - tt • Trong dạng virus hình que, acid nucleic sắp xếp như 1 mạch xoắn giống như vòng lò xo xoắn ốc (acid nucleic có dạng sợi). • Trong dạng virus hình khối, hình cầu và phần đầu của thực thể khuẩn thì acid nucleic nằm cuộn tròn chính giữa như 1 cuộn len rối (acid nucleic có dạng vòng). 3.2. Vỏ (capsid) • Là lớp vỏ trực triếp bao bọc lấy nhân của virus, có bản chất là protein. • Capsid được tạo thành từ những đơn vị hình thái, được gọi là capsomer.
  9. III. Cấu trúc của virus 3.2. Vỏ (capsid) - tt • Capsomer được tạo thành từ những mạch peptid cuộn lại theo cấu trúc bậc 2 và bậc 3, gọi là những đơn vị cấu trúc, mỗi đơn vị cấu trúc có thể là 1 mạch hay nhiều mạch peptid. • Mỗi đơn vị hình thái có thể là 1 hoặc nhiều nhiều đơn vị cấu trúc hợp thành. • Tập hợp capsid bao quanh acid nucleic của nhân virus được gọi là nucleocapsid.
  10. III. Cấu trúc của virus 3.3. Lớp vỏ bọc ngoài (envelop) • Ở 1 số virus, ngoài nuclecapsid còn có thêm lớp vỏ ngoài, đó là phần bao bọc ngoài cùng của virus chứa các phức chất lipoprotein, glucoprotein, ngoài ra còn có enzyme và kháng nguyên gây ngưng kết. • Nguồn gốc của lớp màng ngoài là từ các thành phần màng của tế bào chủ, vi dụ virus nhóm Hecpet hay Arbovirus khi thoát ra ngoài tế bào chủ, virus có thêm lớp màng tế bào (đôi khi là lớp màng nhân) của ký chủ và làm thành lớp bao ngoài của virus. • Sự hiện diện của lớp vỏ bọc ngoài là 1 tiêu chuẩn để phân loại virus.
  11. III. Cấu trúc của virus Tuỳ theo kiểu sắp xếp của capsid, virus có 3 kiểu cấu trúc 1. Kiểu cấu trúc xoắn: • Acid nucleic của virus xoắn thành hình lò xo, còn capsomer sắp xếp bên ngoài theo sát từng vòng một tạo thành ống xoắn, do vậy virus có hình dạng que trông giống như bắp ngô mà lõi là acid nucleic, hạt là capsomer. • Điển hình là virus đốm thuốc lá.
  12. III. Cấu trúc của virus 2. Kiểu cấu trúc khối • VD như virus đường hô hấp, virus đường ruột, virus khối u, có dạng hình khối đa diện có nhiều góc cạnh đối xứng với nhau rõ rệt, nhân là acid nucleic nằm cuộn tròn chính giữa, còn capsomer sắp xếp chặt chẽ tạo thành các mặt đa diện bao xung quanh. • Các capsomer đối xứng nhau qua mặt cắt của khối đa diện theo 1 quy luật nhất định. • Trong tự nhiên thường gặp virus có cấu trúc hình khối 4 mặt (tetraedre), 8 mặt (octaedre) và 20 mặt (icasaedre) tam giác với các trục đối xứng cấp 5, cấp 3, cấp 2. Các cấp quy định các góc quay của capsomer quanh các trục: bậc 5 có góc quay 360o/5 = 72o, bậc 3 có góc quay 360o/3 = 120o, bậc 2 sẽ có góc quay 180o.
  13. III. Cấu trúc của virus • Nếu biết số lượng capsomer trên 1 mặt tam giác của khối đa diện 20 mặt, có thể tính được tổng các capsomer theo công thức sau: N = 10 x (n-1)2 + 2 § N: Tổng số đơn vị hình thái (số lượng capsomer) § n: Số đơn vị hình thái / số lượng capsomer trên 1 mặt tam giác § VD: Adenovirus có n=6, vậy: N= 10 x (6-1)2 + 2 = 252 Cấu tạo virus khối đa diện
  14. III. Cấu trúc của virus 3. Kiểu cấu trúc phức tạp • Tiêu biểu là thực thể khuẩn (phage) – được ký hiệu là T, và các virus có vỏ bọc ngoài như virus HIV, virus Herpec và virus Sar-Cov2.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2