Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 4 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
lượt xem 3
download
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 4 Vi sinh vật nhân thật, cung cấp cho người học những kiến thức như: Vi nấm (Fungi, Mycology); Một số dạng biến hóa của khuẩn ty; Sinh sản vô tính bằng bào tử; Sinh sản hữu tính bằng bào tử; Vai trò của nấm mốc; Động vật nguyên sinh (Protista);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 4 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
- 9/18/2020 Chương 4. Vi sinh vật nhân thật • Vi nấm • Nấm men • Nấm mốc • Protista • Tảo Vi nấm (Fungi, Mycology) • Là nhóm sinh vật dị dưỡng (heterotrophs) với thành phần loài đa dạng. Nhiều loài đóng vai trò quan trong trọng đối với sinh thái (Sử dụng và chuyển hóa các chất hữa cơ, sinh vật chết). Một số loài khác sống ký sinh (parasite). • Hầu hết là sinh vật đa bào (trừ nấm men). Không có mũ nấm hay quả thể. • Hầu hết là sinh vật hiếu khí (aerobe) hoặc kỵ khí tùy tiện (facultative anaerobe). • Thành tế bào được cấu tạo bởi chitin (polysaccharide). • Đã xác định được trên 100,000 loài trong đó có nhiều loài (trên 100) có khả năng gây độc cho người và động vật. • Rất nhiều loại nấm gây bệnh trên thực vật. 1
- 9/18/2020 Nấm men (Yeast) Là nhóm nấm có vị trí phân loại không thống nhất nhưng có các đặc điểm chung sau: • Tồn tại ở trạng thái đơn bào • Đa số sinh sản theo cách nảy chồi, một số trường hợp có hình thức phân cắt tế bào • Nhiều loài nấm men có khả năng lên men các nguồn đường khác nhau • Thích nghi với môi trường có chứa đường cao, có tính axít cao • Phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Đã xác định được trên 1500 loài chiếm 1% tổng số vi nấm. • Đơn bào, có nhân thật, thường có hình bầu dục, hình cầu, hình trứng, hình elip... • Kích thước tế bào nấm men lớn hơn vi khuẩn, đường kính khoảng từ 1- 5µm và dài khoảng 5-30µm. • Các loài nấm men có khuẩn ty hoặc khuẩn ty giả. • Thành tế bào dày khoảng 25nm, cấu tạo bởi glucan hoặc kitin, khoảng 10% protein (một phần là các enzim) và một lượng nhỏ lipit. • Màng tế bào chất cấu tạo chủ yếu là protein (50% khối lượng khô), còn lại là lipit (40%) và một ít polisaccarit. • Nhân được bao bọc bởi một màng nhân như ở các sinh vật có nhân thật khác. Màng nhân có cấu trúc hai lớp. • Ti thể của nấm men cũng giống như các nấm sợi và các sinh vật có nhân khác. Các tế bào nấm men khi già sẽ xuất hiện không bào chứa các enzym thủy phân, poliphotphat, lipoit, ion kim loại… • Chúng là những vi sinh vật hiếu khí hoặc kị khí không bắt buộc 2
- 9/18/2020 Sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi (budding) • Nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính phổ biến nhất gặp ỏ hầu hết nấm men. Ở điều kiện thuận lợi nấm men sinh sôi nảy nở rất nhanh. • Khi một chồi xuất hiện các enzym thủy phân sẽ làm phân giải phần polisacarit của thành tế bào làm cho chồi chui ra khỏi tế bào mẹ. • Vật chất mới được tổng hợp sẽ được huy động đến chồi và làm chồi phình to dần lên khi đó sẽ xuất hiện vách ngăn giữa chồi và tế bào mẹ. Thành phần của vách ngăn cũng tương tự như thành tế bào. • Sau đó chồi tách khỏi tế bào mẹ. Saccharomyces cerevisiae Blastomyces dermatitidis Candida albicans 3
- 9/18/2020 Budding Yeast Sinh sản vô tính bằng hình thức phân cắt (Fission) Phân cắt ở các tế bào nấm men cũng tương tự như ở vi khuẩn. Tế bào dài ra, ở giữa mọc ra vách ngăn chia tế bào ra thành hai phần tương đương nhau mỗi tế bào con có một nhân. Hình thức sinh sản này thường gặp ở nấm men Schizosaccharomyces. Schizosaccharomyces pombe 4
- 9/18/2020 Fission Yeast Sinh sản hữu tính Ở nấm men có hình thức sinh sản hữu tính bằng bào tử đính. Bào tử đính được hình thành do sự tiếp nối của hai tế bào khác giới, chỗ tiếp nối sẽ tạo một lỗ thông và qua đó nguyên sinh chất có thể đi qua để tiến hành phối chất và nhân cùng đi qua để tiến hành phối nhân. Qua phân bào giảm nhiễm sẽ tạo thành các tế bào con. 5
- 9/18/2020 Hình thành bào tử Khuẩn ti giả (pseudohypha), bào tử chồi (blastospores), và bào tử áo (chlamydospore) ở Candida albicans 6
- 9/18/2020 Vai trò của nấm men • Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm: sản xuất rượu, bia, bánh mỳ, nước giải khát… • Ứng dụng trong chăn nuôi: sản xuất sinh khối… • Ứng dụng trong công nghệ sinh học: cao nấm men, vật chủ biểu hiện protein… • Nhiều loài gây bệnh cho người và động vật. Phân loại nấm men • Đặc điểm hình thái: tế bào, khuẩn lạc, kiểu nẩy chồi, các dạng bào tử vô tính và hữu tính, khuẩn ty và khuẩn ty giả... • Đặc điểm sinh lý và sinh hoá Khả năng lên men các loại đường, đồng hóa đồng hóa các nguồn carbon, nitro Khả năng sinh trưởng trong môi trường khuyết thiếu (thiếu hụt một số amino acid hay vitamin như myo-Inositol, calcium pantothenate, biotin, thiamine hydrochloride, pyridoxin hydrochloride, niacin, folic acid, p-aminobenzoic acid). Khả năng sinh acid từ glucose, thủy phân ure, phân giải Arbutin, lipid, tạo thành tinh bột, khả năng sinh sắc tố, hóa lỏng gelatine Khả năng sinh trưởng ở các môi trường nhiệt độ khác nhau, môi trường chứa 50% và 60% glucoza, môi trường chứa acid acetic 1%. 7
- 9/18/2020 Nấm sợi (Filamentous fungi)/ Nấm mốc (Mold) • Là tên gọi chung của tất cả các loại nấm không sinh mũ nấm và không phải nấm men. • Thường có cấu tạo đa bào, phân nhánh, có khả năng sinh trưởng đỉnh và tạo ra hệ sợi nấm. Sợi nấm có dạng hình ống, bên trong chứa chất nguyên sinh có thể lưu động. • Chiều ngang tương tự nấm men (1-5µm), chiều dài có thể lên tới vài cm, là sinh vật dị dưỡng sống ký sinh hoặc hoại sinh. • Đã có nhân hoàn chỉnh, phần ngọn của sợi nấm thường tập trung nhiều nhân. • Hệ sợi nấm của hầu hết các loài có vách ngăn tạo ra thể đa bào, mỗi tế bào có thể có một hoặc nhiều nhân. Một số nấm bậc thấp (Mucor, Rhizopus), khuẩn ty không có vách ngăn, toàn bộ sợi nấm là một tế bào phân nhánh. • Không có khả năng di động. • Hiếu khí bắt buộc, sinh trưởng tốt trong điều kiện thông khí • Chịu ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ và độ axit. 8
- 9/18/2020 Một số dạng biến hóa của khuẩn ty Sợi áp (Appressorium): Phần nấm tiếp xúc với vật chủ sẽ phình to, tăng diện tích tiếp xúc với vật chủ. Phần này thường có hình dĩa, nhiều nhân, áp chặt vào vật chủ. Các mô của vật chủ chịu tác động của enzym nấm tiết ra sẽ bị phá hủy. 9
- 9/18/2020 Sợi hút (Haustorium): Gặp ở nấm ký sinh, chúng mọc ra các khuẩn ty và phân nhánh đâm sâu vào tế bào chủ, ở đó chúng biến thành các hình dạng khác nhau (cầu, ngón tay, sợi…). Chúng sử dụng để hút chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ. Rễ giả (Rhizoid): Trông gần giống như chùm rễ phân nhánh, có tác dụng bám chặt vào cơ chất, hấp thụ các chất (Nấm Rhizopus…). 10
- 9/18/2020 Sợi thòng lọng (Hyphal ring): Sợi nấm có khuyên tròng nằm dọc theo sợi nấm, mỗi khuyên được tạo thành bởi ba tế bào nối tiếp nhau vào nối với sợi chính bằng một đoạn ngắn. Khi mặt trong của ba tế bào này tiếp xúc với con mồi thì các không bào sẽ phồng to ra, khuyên co lại thắt chặt con mồi, sau đó mọc ra các nhánh đâm xuyên vào con mồi và tiếp tục hình thành sợi hút (Nấm Arthrobotrys…). Thể đệm (stroma): giống như một cái đệm ghế, cấu tạo bởi nhiều khuẩn ty bện chặt với nhau theo nhiều hướng. Trên hoặc trong thể đệm có mang các cơ quan sinh sản. 11
- 9/18/2020 Hạch nấm (Sklerotium): Là khối sợi rắn chắc thường có hình tròn không màng các cơ quan sinh sản. Chỉ có ở các nấm có vách ngăn, là dạng sống nghỉ của nấm để trải qua các điều kiện bất lợi. Hạch nấm gồm hai lớp, lớp ngoài là vỏ rắn cấu tạo bởi các sợi nấm già tổ hợp thành mô giả có thành dày, sắc tố vàng, đen, nâu… lớp trong cấu tạo bởi các sợi nấm bình thường. Sinh sản vô tính bằng bào tử • Bào tử đốt (arthrospore): các khuẩn ty sinh sản có sự ngắt đốt, mỗi một đốt được coi như một bào tử, rơi vào môi trường sẽ phát triển thành khuẩn ty mới. • Bào tử màng dầy/ áo (chlamydospore): trên các đoạn của khuẩn ty sinh sản xuất hiện các phần lồi hình tròn hay hơi tròn có màng dầy bao bọc. • Bào tử nang (sporangiospore): trên các đoạn của khuẩn ty sinh sản phình to dần hình thành một cái bọc hay gọi là nang, trong bọc chứa nhiều bào tử. • Bào tử đính (Conidium): nhiều loài nấm có hình thức sinh sản này, các bào tử được hình thành tuần tự, liên tiếp từ khuẩn ty sinh sản. Phần lớn bào tử đính là nội sinh -được sinh ra từ bên trong. 12
- 9/18/2020 (Bào tử áo) (Bào tử cuống) (Bào tử đốt) (Bào tử chồi) (Bào tử đính) Sinh sản bằng bào tử đốt ở nấm Phellinus noxius 13
- 9/18/2020 Sinh sản bằng bào tử áo ở nấm Arthrobotrys flagrans Sinh sản bằng bào tử nang ở nấm Rhizopus spp. 14
- 9/18/2020 Sinh sản bằng bào tử đính ở nấm Penicillium spp. Sinh sản bằng bào tử đính ở nấm Aspergillus spp. 15
- 9/18/2020 Sinh sản hữu tính bằng bào tử Bào tử tiếp hợp (zygospore): khi hai khuẩn ty khác giống gần nhau sẽ xuất hiện hai mấu lồi được gọi là nguyên phôi nang (progametangia), hai mấu lồi có sự tiếp xúc và có sự xuất hiện vách ngăn tách hai phần đầu của hai mấu lồi thành hai tế bào đa nhân-hai tiểu giao tử tiếp hợp tạo thành một hợp tử có màng dầy bao bọc được gọi là bào tử tiếp hợp. Sau một thời gian sống tiềm tàng, bào tử tiếp hợp sẽ nẩy mầm phát triển thành một nang trong chứa nhiều bào tử. 16
- 9/18/2020 • Bào tử túi (ascospore ): trên một khuẩn ty đơn bội sinh sinh ra hai cơ quan sinh sản là túi giao tử đực hình ống và túi giao tử cái hình thành ở một đầu của khuẩn ty, phía trên thể sinh túi có một ống dài gọi là sợi thụ tinh. • Khi túi giao tử đực tiếp xúc với sợi thụ tinh thì khối nguyên sinh chất chứa nhiều nhân của túi giao tử đực sẽ qua sợi thụ tinh để vào thể sinh túi và nguyên sinh chất sẽ có sự phối hợp với nhau. • Các nhân sắp xếp với nhau từng đôi một (đực, cái). Trên thể sinh túi sẽ mọc ra nhiều sợi sinh túi, các nhân kép được chuyển vào trong các sợi sinh túi từng phần sẽ phân chia nhiều lần và hình thành vách ngăn làm cho sợi sinh túi sẽ bị phân chia thành nhiều tế bào chứa nhân kép. • Tế bào ở cuối sợi uốn cong lại. Nhân kép phân chia một lần tạo ra 4 nhân sau đó tế bào này tách ra thành 3 tế bào tế bào giữa chứa hai nhân, tế bào gốc và ngọn chứa 4 nhân. • Tế bào giữa hình thành túi bào tử. • Tế bào ngọn và gốc sau này sẽ tiếp hợp thành một tế bào hai nhân, sau đó phát triển thành một túi mới. Bào tử túi sẽ dài ra, hai nhân sẽ hợp thành một nhân lưỡng bội. Sau đó phân chia liên tiếp hai lần để tạo thành 8 nhân đơn bội. • Các nhân kết hợp với một phần nguyên sinh chất và có màng bọc tạo thành bào tử túi. • Tùy theo loại nấm mà số lượng, hình dạng, kích thước màu sắc bào tử túi sẽ khác nhau, khi bào tử thoát ra ngoài thì nẩy mầm. 17
- 9/18/2020 18
- 9/18/2020 • Bào tử đảm (basidiospore): Khi hai khuẩn ty đơn bội khác tính tiếp cận nhau thì trên một khuẩn ty sẽ xuất hiện một ống nối với khuẩn ty kia, nhân và nguyên sinh chất qua ống nối cũng được chuyển qua khuẩn ty ấy để tạo thành khẩn ty thứ cấp có chứa hai nhân. • Khi tế bào ở đầu khuẩn ty này chuẩn bị phân cắt thì đoạn giữa hai nhân xuất hiện một ống nhỏ mọc hướng về chồi gốc của tế bào, một nhân sẽ chui vào trong ống và từng nhân phân chia tạo thành 4 nhân con, sau đó xuất hiện hai vách ngăn tạo ra 3 tế bào: một tế bào hai nhân ở đỉnh, một tế bào một nhân ở gốc và một tế bào một nhân bên cạnh. • Tế bào hai nhân sẽ phát triển thành đảm và hai tế bào kia sẽ kết hợp để tạo thành một tế bào hai nhân khác. • Trong đảm hai nhân sẽ kết hợp với nhau, sau đó phân chia liên tiếp hai lần (lần đầu giảm nhiễm) thành 4 nhân con. Đảm phình to, phía trên xuất hiện 4 cuống nhỏ, sau đó mỗi nhân sẽ chui vào trong một thể bình và phát triển thành bào tử đảm. • Đảm có thể sinh ra trực tiếp trên đám khuẩn ty hoặc những cơ quan đặc biệt gọi là quả đảm. 19
- 9/18/2020 • Bào tử noãn (Oospore ): đầu tiên có sự xuất hiện noãn khí trên đỉnh các sợi nấm sinh sản. Noãn khí chín chứa nhiều noãn cầu. Cơ quan giao tử đực được sinh ra gần noãn khí sẽ tiến đến gần để tiếp xúc với noãn khí. • Sau khi tiếp xúc giao tử đực sẽ sinh ra một hoặc vài ống xuyên chứa một nhân và một phần nguyên sinh chất thụ tinh cho một noãn cầu để tạo thành một noãn bào tử. • Noãn bào tử có màng bao bọc và sau sau một thời gian phân chia giảm nhiễm sẽ phát triển thành một khuẩn ty mới. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương - ĐH Nông Lâm Huế
147 p | 639 | 146
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Phần 2 - ĐH Nông lâm Huế
130 p | 268 | 52
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Phần 1 - ĐH Nông lâm Huế
47 p | 237 | 46
-
Bài giảng Vi sinh vật học đại cương: Chương 1 - ThS. Trịnh Ngọc Nam
26 p | 170 | 42
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương - Đào Hồng Hà
278 p | 49 | 8
-
Bài giảng Vi sinh vật học: Chương 1 - Đại cương về vi sinh vật
16 p | 24 | 8
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 5 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
6 p | 34 | 5
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
5 p | 30 | 5
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 2.1 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
16 p | 39 | 5
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
4 p | 25 | 4
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 4 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
9 p | 38 | 4
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 3 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
19 p | 39 | 4
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 2.2 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
6 p | 19 | 3
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 1 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
17 p | 48 | 3
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 3 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
38 p | 26 | 3
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 2 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
20 p | 39 | 3
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 5 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
9 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn