intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vi sinh học đại cương: Tuần 4 - Nguyễn Mạnh Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Vi sinh học đại cương" Tuần 4 - Hình thái cấu tạo vi sinh vật nhân thực, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Hình thái và cấu tạo; Sự sinh sản của nấm mốc; Hệ thống phân loại nấm mốc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vi sinh học đại cương: Tuần 4 - Nguyễn Mạnh Cường

  1. VI SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (203516 – 3TC) Week 4: Hình thái cấu tạo VSV nhân thực (Eukaryote) – MOLD GV: NGUYỄN MẠNH CƯỜNG Email: nnguyenccuong@gmail.com
  2. NỘI DUNG A. NẤM MỐC I. Hình thái và cấu tạo II. Sự sinh sản của nấm mốc III.Hệ thống phân loại nấm mốc
  3. A. NẤM MỐC Neospora rassa I. Hình thái và cấu tạo 1. Hình thái • Nấm mốc có dạng hình sợi phân nhánh gọi là khuẩn ty hay sợi nấm (hypha). Những sợi này sinh trưởng ở đỉnh và phát triển nhanh tạo thành khuẩn ty thể (mycelia). • Về màu sắc, nấm mốc có nhiều màu sắc khác nhau: đen (Asp. niger), trắng (Mucor, Rhizopus), xanh (Penecillium), đỏ (Neospora rassa). Asp. niger
  4. 1. Hình thái nấm mốc • Có 2 dạng sợi nấm: 1. Dạng sợi nấm có vách ngăn - cơ cấu tế bào: đa số nấm mốc khuẩn ty có vách ngăn. Các khuẩn ty được tạo thành bởi một chuỗi tế bào nối tiếp nhau. Ngăn cách 2 tế bào là 1 màng ngăn. Vách ngăn ở đây không hoàn toàn mà có các lỗ hổng ở giữa vách giúp cho sự trao đổi chất giữa các tế bào. 2. Dạng sợi nấm ko vách ngăn – cơ cấu cộng bào: ở các nấm bậc thấp khuẩn ty thường ko có vách ngăn, toàn bộ khuẩn ty là 1 sợi nấm phân nhánh trong suốt có nhiều nhân, rải rác trong tế bào chất, gọi là tb đa nhân. Ở loại này, vách ngăn chỉ được thành lập để ngăn cách cơ quan sinh sản hoặc biệt lập phần khuẩn ty bị thương. Vách ngăn ở đây hoàn toàn kín.
  5. 1. Hình thái nấm mốc • Khi phát triển trên môi trường đặc, sợi nấm thường phân biệt 2 loại rõ rệt: 1. Khuẩn ty khí sinh: phát triển trên bề mặt cơ chất. Từ khuẩn ty khí sinh sẽ có 1 số sợi phát triển thành những cơ quan sinh sản đặc biệt mang bào tử gọi là cuống bào tử. 2. Khuẩn ty cơ chất (khuẩn ty dinh dưỡng): phát triển sâu vào cơ chất, giúp nấm mốc bám chặt vào cơ chất và hấp phụ các chất dinh dưỡng trong đó.
  6. 2. Cấu tạo nấm mốc Hay sợi nấm
  7. 2. Cấu tạo nấm mốc
  8. 2. Cấu tạo nấm mốc • Sợi nấm có đường kính từ 0.5-1.0 µm, được bao bọc bởi 1 lớp màng mỏng gọi là thành tế bào. Hầu hết tế bào nấm ko chứa cellulose như ở thực vật mà lại có chất kitin. • Thành tế bào nấm mốc chứa: Ø 80-90% polysaccharide Ø 3-8% lipid Ø 4% protein Ø 1-3% hexozamin Ø Phần nhỏ chất màu (melanin) • Màng TBC của nấm mốc dày khoảng 7 µm, chứa lipid (40% ) và protein (38%). • Nấm mốc đã có nhân phân hoá. Nhân thường hình tròn, đôi khi kéo dài, đường kính khoảng 2-3 µm. • Ty thể nấm mốc có hình elip, luôn di động.
  9. 3. Các hình thái đặc biệt của khuẩn ty • Vòi hút (Haustoria) Ø Ở 1 số loài nấm mốc ký sinh trên thực vật, chúng có khuẩn ty phát triển trong tổ chức của cây gọi là sợi nội sinh hoặc trên bề mặt của cây gọi là sợi ngoại sinh. Từ các khuẩn ty này sẽ mọc ra những cơ quan đặc biệt gọi là vòi hút, có hình mấu tròn, hình ống hoặc hình sợi phân nhánh cắm sâu vào trong các tế bào của cây để hấp thu các chất dinh dưỡng. • Sợi thòng lọng (sợi nấm bẫy mồi) Ø Một số nấm mốc ở dưới đất có khả năng phát sinh ra các đoạn sợi nấm đặc biệt để bắt 1 số động vật nhỏ ở dưới đất như tuyết trùng, amid.
  10. 3. Các hình thái đặc biệt của khuẩn ty • Sự tổ hợp của khuẩn ty Ø Trong nhiều trường hợp sợi nấm không có vách ngăn, chúng có thể nối với nhau thông qua 1 số cầu nối để tạo kết cấu đặc biết giống như tổ chức mô thực vật gọi là rễ giả (rhizoide). • Thể đệm (stroma) Ø Cấu tạo bởi nhiều sợi nấm kết chặt lại với nhau theo nhiều hướng tạo thành những dạng quả thể đặc biệt, bên trong hoặc bên trên thể đệm có chứa các cơ quan sinh sản.
  11. 3. Các hình thái đặc biệt của khuẩn ty • Hạch nấm (Sclerotium) Ø Hạch nấm là khối sợi nấm rắn chắc, thường có tiết diện tròn, không mang bộ phận sinh sản. Lớp tế bào phía ngoài của hạch nấm có thành tế bào dầy và hoá melanin nên có màu tối. Lớp tế bào bên trong có thành tế bào mỏng hơn và không có màu. Hạch nấm có kích thước thay đổi tuỳ loài và thường gặp ở các nấm thuộc lớp Ascomycetes, Basidomycetes, Deuteromycetes. Ø Hạch nấm giúp nấm chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hạch nấm có thể phát triển thành khuẩn ty mới. • Bó sợi (Coremium) Ø Những sợi nấm có thể kết hợp lại với nhau theo chiều dọc tạo thành một bó khá thẳng, chặt và dài gọi là bó nấm như ở các nấm thuộc giống Sprocybe, Stysanus.
  12. II. Sự sinh sản của nấm mốc •Nấm mốc có thể sinh sản theo những hình thức chủ yếu sau: 1. Sinh sản dinh dưỡng 2. Sinh sản vô tính bằng bào tử 3. Sinh sản hữu tính
  13. 1. Sinh sản dinh dưỡng a. Sinh sản dinh dưỡng bằng sợi nấm • Từ 1 đoạn khuẩn ty riêng lẻ có thể nhanh chóng phát triển thành khuẩn ty nếu gặp điều kiện thuận lợi. b. Sinh sản bằng bào tử áo (chlamydospore) • Trên sợi nấm xuất hiện những tế bào dạng tròn, có màng dày bao bọc bên trong chứa rất nhiều chất dự trữ giúp tế bào chịu được điều kiện bất lợi trong 1 thời gian dài. • Bào tử áo có thể là đơn bào hoặc đa bào, có thể nằm giữa hoặc là đầu khuẩn ty. • Khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử áo sẽ nẩy mầm và phát triển thành 1 khuẩn ty mới. • Ngoài ra, 1 số nấm mốc có thể phát triển bằng hạch nấm.
  14. 2. Sinh sản vô tính bằng bào tử • Sự sinh sản vô tính quan trọng hơn sinh sản hữu tính trong sự phát triển nòi giống do sản xuất ra một lượng lớn cá thể và xảy ra nhiều lần trong mùa sinh sản. • Cách sinh sản vô tính thông thường nhất ở nấm là bằng bào tử. • Có 2 hình thức sinh sản vô tính chính: 1. Sự sinh sản bào tử kín (bào tử bọc – sporangiospore) 2. Sự hình thành bào tử đính (bào tử trần, bào tử bụi – conidiospore)
  15. 2.1. Sinh sản bào tử kín • Bào tử kín được hình thành trong các bọc đặc biệt gọi là nang (sporangium). • Nang được hình thành bên trong những sợi nấm lớn hơn các khuẩn ty thường được gọi là cuống nang (hoặc cuống bào tử). • Cuống nang có loại phân nhánh và không phân nhánh. • Cuống nang thường phát triển sâu vào trong nang và làm thành 1 cái lõi có hình dạng khác nhau tuỳ loài nấm mốc. Khi nang nở, các bào tử thoát ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm tạo khuẩn ty mới. • Bào tử kín ở lớp Chytridomycetes và Oomycetes mang 1-2 tiên mao có khả năng di động trong nước gọi là động bào tử (zoospore).
  16. 2.1. Sinh sản bào tử kín
  17. 2.2. Sinh sản bào tử đính • Nhiều loài nấm mốc và tất cả các loài thuộc lớp Deuteromycetes có khả năng sinh sản vô tính vằng bào tử đính. • Những tế bào sinh conidi được hình thành trực tiếp trên các sợi nấm bình thường hoặc trên các sợi nấm đặc biệt gọi là cuống bào tử đính (conidiosphore). Cuống bào tử có thể phát triển thành những dạng khá phức tạp tuỳ loài nấm mốc. • Ở giống Aspergillus, trên đầu cuống sinh bào tử được phân bố những cơ quan sinh bào tử gọi là túi đỉnh (versicle). Túi đỉnh có thể hình cầu (Asp. niger), hình bầu dục (Asp. flavus) hoặc hình chuỳ (Asp. clavatus). Tế bào khuẩn ty phát triển thành cuống sinh bào tử gọi là tế bào chân. Đầu túi đỉnh mọc ra những tế bào hình ống gọi là thể bình (sterigmata). Đầu thể bình hình thành các đính bào tử nối dài với nhau tạo thành chuỗi. Khi chín, bào tử đính tách khỏi đầu thể bình và phát tán.
  18. 2.2. Sinh sản bào tử đính
  19. • Ở giống Penicillium, bộ phận mang bào tử có dạng phân 2.2. Sinh nhánh hình chổi. Đầu nhánh hình thành cuống bào tử. Cuốn có thể phân nhánh 1 ,2, hoặc 3 tầng, trên đó là các sản bào tử thể bình, tận cùng là chuỗi đính bào tử. Hệ thống các bộ đính phận bắt đầu từ cuống sinh bào tử đến thể bình giống 1 cái chổi nên nấm Penicillium còn được gọi là nấm chổi. Các bộ phận của thể chổi có thể phát triển đối xứng hoặc ko đối xứng với trục cuống.
  20. 2.2. Sinh sản bào tử đính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1