intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm trả lời một số câu hỏi phỏng vấn

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

293
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đi tham dự bất kì một cuộc phỏng vấn xin việc nào bạn cũng cần phải chuẩn bị trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra dành cho bạn. Tài liệu sau gồm 18 câu hỏi và gợi ý cách trả lời hoàn thiện, khéo léo nhất dành cho bạn tham khảo để nâng cao kỹ năng và có thể hoàn thành một cuộc phỏng vấn xin việc thành công

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm trả lời một số câu hỏi phỏng vấn

  1. Kinh nghiệm trả lời một số câu hỏi phỏng vấn 1. “Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở công ty chúng tôi?” Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải nghiên cứu tìm hiểu về công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc bạn tin tưởng rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. “Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Quý công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể công ty”. 2. «Điều gì hấp dẫn bạn đến với chúng tôi?», «Điều gì khiến bạn hứng thú làm việc cho công ty chúng tôi?», hoặc «Hãy nói những gì bạn biết về công ty chúng tôi?», " Động
  2. lực nào đã đưa bạn đến với công ty chúng tôi?" Câu hỏi này hay được các công ty lớn đặt ra. Cho nên, bạn phải tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty đó, như những thế mạnh của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm (hàng hoá của công ty ông rất tốt, từ lâu tôi đã là một khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công ty ông). Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền lương như là 1 động lực. Điều đó hoàn toàn thừa thãi, và làm mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục đích của bạn là tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích trong công việc của bạn. Và nếu bạn không nêu được động lực nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết nhiều về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc của bạn đang tìm. Từ đó, họ có thể tiên đoán phẩm chất làm việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó! 3. "Nếu được tuyển dụng thì mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?" Đây là một câu hỏi rất tế nhị và khó trả lời. Tuy nhiên, không thể không trả lời. Đối với những người mới đi làm thì rất đơn giản vì thường các công ty bao giờ cũng có một mức lương cố định cho những người chưa có kinh nghiệm (có thể cao thấp nhưng cách nhau không nhiều). Còn với những người đã từng đi làm rồi (có kinh nghiệm), thì khi nhận hồ sơ xin việc, trong đơn xin việc thường các bạn đã nêu mức lương và phạm vi công việc ở công ty cũ. Họ thường căn cứ vào đó và sẽ xác định công việc mà bạn sẽ làm và một mức lương mà bạn đáng được hưởng... Tóm lại, trừ trường hợp bạn là người thực sự suất sắc và họ đang thực sự cần bạn, thì hãy mạnh dạn nêu lên nguyện vọng về lương bổng, còn không thì nên tìm những câu trả lời đại loại: "Tôi biết công ty khi tuyển dụng đã có những lựa chọn phù hợp về mức lương theo công việc...",… 4. “Nguyên nhân gì để anh (chị) giành được thành công trong chuyên môn?”
  3. Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn không thích những ví dụ thành công của bạn, mà là muốn tìm hiểu xem bạn có được thành công như thế nào. Bạn cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ: «Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân sau: thứ nhất là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể; thứ hai, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của phòng mình; và cuối cùng là dốc toàn bộ sức lực để giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao. 5. Anh (chị) thu xếp công việc như thế nào?”, «Một ngày của anh (chị) được bố trí ra sao?» Bạn cần phải thể hiện mình là người biết sử dụng thời gian. Không ai muốn nhận một nhân viên nào ngồi cho qua ngày, vì vậy bạn cần phải thể hiện tính chủ động của mình trong công việc. Bạn có thể kết thúc như sau: “Sau một ngày hoàn tất công việc và chuẩn bị về nhà, tôi luôn thu dọn bàn làm việc, và chuẩn bị kế hoạch cho công việc ngày mai”. 6. “Với công việc của công ty hiện nay, anh (chị) có những kinh nghiệm gì?” Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để bạn giới thiệu mình. Nhưng trước hết, bạn cẩn phải hiểu được mong muốn của nhà tuyển dụng. Vị giám khảo không chỉ đang tìm một kỹ sư, một kế toán có năng lực mà là họ đang tìm một người biết giải quyết vấn đề. Trước câu hỏi này, có thể nhà tuyển dụng sẽ nói cho từng người biết khái quát về tình hình công việc. Những thông tin mà bạn có được sẽ làm bạn trả lời mạch lạc, khoa học hơn. Như một công ty ô-tô vận tải đang đứng trước vấn đề vận chuyển hàng hoá, thì họ sẽ rất vui khi nghe câu trả lời: “Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, rất thông thạo các thiết bị mà quý ông có, điều nãy sẽ làm tôi nhanh chóng hoà nhập với công việc. Tôi hiểu về những yêu cầu kế hoạch giao hàng và
  4. vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ. Điểm cuối cùng là tôi luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế, luôn cố gắng hạn chế việc hỏng hóc các linh kiện máy móc và tránh không bị trả lại hàng”. 7. “Anh (chị) thích và không thích điểm gì ở công việc?” Vị giám khảo đang muốn tìm một điểm yếu của bạn. Nếu một sinh viên tốt nghiệp trường Luật lại nói là mình không thích tranh luận nhiều với các đồng nghiệp thì điều đó đã khiến sinh viên đó bị trừ điểm. Vì vậy phải trả lời là bạn thích tất cả những việc trước kia, nói rằng công việc trước kia đã tạo cho bạn có được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Nếu bạn chỉ trích sếp cũ của mình thì rất có thể bạn cũng sẽ bị mất điểm. Tiếp đó, bạn hãy nói: “Tôi rất thích công việc này. Ông xem, trước đây công ty chúng tôi phân công công việc rất tỷ mỹ, nhấn lạnh tính chuyên môn hoá. Còn đối với công ty quý ông, tôi luôn mong muốn được cống hiến nhiều hơn ở mọi lĩnh vực”. 8. “Qua quá trình làm việc, anh (chị) đã học được những điều gì?” Bạn cần phải trả lời xoay quanh tình hình chuyên môn và nghiệp vụ. Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem bạn có khả năng tìm kiếm và chấp nhận những ý kiến mang tính xây dựng hay không, thái độ lao động có xuất phát từ lợi ích cơ bản của công ty hay không? Hay là cá nhân có những suy nghĩ thiên kiến riêng tư. “Điều quan trọng là tôi đã hiểu lợi ích của tôi thống nhất với lợi ích của công ty”. 9. “Anh (chị) cảm thấy thế nào với những kết quả của ngày hôm nay?” Người phỏng vấn hỏi câu này không chỉ đơn giản là để đánh giá sự tiến bộ của bạn mà còn muốn đánh giá về sự tự khẳng định của bạn. Bạn cần phải có câu trả lời khẳng định, xong không nên tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng là hình như mình đã làm xong công việc tốt nhất rồi.
  5. Bạn cần phải cho người phỏng vấn tin rằng, bạn coi mỗi một ngày là một cơ hội để học tập và để giành được thành công, coi công ty này là một môi trường tốt để bạn phát triển khả năng của mình. “Chỉ cần giành được một chút tiến bộ thì tôi cũng không tự thỏa mãn, càng có được nhiều tiến bộ thì tôi càng muốn làm việc và học hỏi nhiều hơn. 10. “Anh (chị) hãy nói sơ qua về việc anh (chị) đã được thăng tiến ở công ty cũ?” Trả lời câu hỏi này khá phức tạp. Câu trả lời này phải phản ánh được cá tính, mục tiêu, quá khứ và tương lai của bạn và cả việc bạn có say mê công việc hay không. Trong khi nói, bạn nên thiên về đặc điểm quan trọng của cá tính. Khi nói về việc thăng tiến, bạn sẽ thể hiện được kết quả của quá trình phấn đấu chăm chỉ, thành tích và cơ hội tốt của bạn. 11. “Anh (chị) hãy nói qua về việc giải quyết những vấn để gai góc của mình?” Người phỏng vấn hỏi bạn câu này là muốn tìm hiểu khả năng, đặc biệt là khả năng phân tích của bạn. Có thể trả lời như sau : «Khi xử lý vấn đề khó khăn, tôi thường chia thành 4 bước: Một là, xem xét vấn đề; Hai là, nêu ra những biện pháp giải quyết; Ba là, tính toán sự được mất của mỗi một biện pháp giải quyết và xác định ra phương án tốt nhất; Bốn là, tôi phản ánh vấn đề này với cấp trên, đồng thời, nêu ra phương án của mình và ghi nhận những ý kiến khác của các đồng sự». Sau đó bạn hãy nêu ra một ví dụ thực tế về một vấn đề và cách giải quyết vấn đề đó. 12. “Trong công việc trước kia, anh (chị) đã có những quyết định và biện pháp nào?” Câu trả lời của bạn nên đề cập đến sự thật: Những quyết định của bạn đều căn cứ vào công việc cụ thể. Có thể người phóng vấn sẽ muốn tìm hiểu thêm bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đến mức độ nào, và cũng muốn biết xem bạn có vượt quyền hạn hay không. Đây là một cơ hội tốt để bạn thể hiện thành tích của mình. Tuy nhiên, đối với công việc thì bạn cần phải chừng mực hơn một chút.
  6. Ví dụ: “Khi phụ trách bộ phận thu mua, công việc của tôi luôn đảm bảo để mọi người được nhận thông tin một cách kịp thời. Quy định của công việc này rất nghiêm ngặt, các quyết định của tôi không có gì khó khăn. Hơn một năm trước, tôi đã chú ý rằng, vào 10h00 sáng mỗi ngày khi tôi đi phân phát các giấy tờ thì công việc của những người khác phải dừng lại 20 phút. Tôi lấy một ví dụ và báo cáo lại với cấp trên. Sếp của tôi đã thống nhất với tổng giám đốc và từ đó về sau tôi sẽ đi phân phát các giấy tờ vào trước giờ ăn trưa. Bà tổng giám đốc cho rằng, tôi đã chú ý nâng cao hiệu quả công việc tiết kiệm thời gian, ông ấy mong rằng tất cả mọi người trong công ty, ai cũng sẽ có được ý thức này”. 13. “Anh (chị) tìm việc trong bao nhiêu lâu?” Nếu như bạn đang có việc làm thì trả lời thế nào cũng không quan trọng. Bạn chỉ cần nói là bạn muốn tìm một công việc, một công ty phù hợp với bản thân mình, tìm kiếm những cơ hội và thách thức mới. Nếu như bạn đang đợi xin việc thì trả lời như thế nào lại trở nên vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không giành được điểm nào nếu trả lời tùy tiện. Vì vậy, bạn chỉ nên trả lời là đã tìm việc khoảng nửa năm hoặc lâu hơn một ít thôi, và hãy nhớ thêm vào những câu như: “Tôi đã tìm việc làm hơn 2 năm rồi. Trong khoảng thời gian ấy cũng có người giới thiệu việc làm cho tôi và cũng có công ty đã đồng ý nhận, nhưng tôi luôn cho rằng công việc phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân mỗi người là vô cùng quan trọng, nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng». 14. “Công việc của chúng tôi hiện nay có thể so sánh với các công việc trước đây mà anh (chị) đã làm hay không?” Bạn không cần phải nghiền ngẫm xem dụng ý của người phỏng vấn là gì mà có thể thẳng thắn nói: “Không có công việc nào hoàn toàn giống công việc nào. Công việc hiện nay tất nhiên là khác với nhũng công việc tôi đã từng làm”. Nếu người đối diện cần bạn giải thích rõ ràng hơn, bạn hãy nói: “Để trả lời câu hỏi của ông được kỹ càng, tôi xin hỏi một vài vấn đề liên quan đến công việc của quý công ty”.
  7. 15. “Anh (chị) có thể đảm đương công việc cho chúng tôi mà người khác không làm được không?” Câu trả lời của bạn cần phải nêu bật về những yếu tố có liên quan đến như cầu hiện nay của công ty, cũng như những vấn để liên quan đến bạn. Hãy tổng kết những giải thích của người phỏng vấn đối với công việc và đối chiếu năng lực của bạn với từng như cầu. Khi kết thúc nên nói: “Tôi có đầy đủ các điều kiện mà quý ông cần (hãy liệt kê ra). Ngoài ra, quý ông có yêu cầu gì nữa không?” 16. “Cấp trên có đánh giá tốt với những biểu hiện công việc của anh (chị) hay không?” Nếu như công ty trước đây đã từng yêu cầu bạn viết một bản tổng kết chính thức về công việc thì bạn nên viết. Khi không còn làm ở công ty đó nữa, bạn nên đề nghị họ giúp bạn viết một lá thư giới thiệu. Tuy nhiên, bạn không được đường đột nhét lá thư xin việc này vào tay của người phỏng vấn. Họ sẽ có thái độ nghi ngờ với bất cứ một loại văn bản không hỏi mà đưa. Khi họ hỏi đến, bạn nên đường hoàng đưa cho họ. Nếu như không có văn bản thì bạn có thể nói: “Cấp trên của tôi luôn đánh giá tốt về những gì tôi đã làm ông ấy luôn cho rằng tôi có thể đảm nhận được trách nhiệm to lớn”. 17. “Trách nhiệm công việc của một nhân viên thống kê (hoặc là kế toán, kỹ sư,…) là gì?” Đây là một câu hỏi được người phỏng vấn đề cập đến nhiều nhất. Lý do: Thứ nhất, nó đòi hỏi người xin việc cần phải có đầu óc tính toán về hiệu quả công việc, nó đòi hỏi bạn phải hiểu được công việc của chính bạn, đồng thời còn phải hiểu được làm như thế nào để thích ứng với tất cả công việc. Thứ hai, trả lời câu hỏi này sẽ phản ánh được mức độ bạn bằng lòng chấp nhận mệnh lệnh và sắp xếp công việc như thế nào. Thứ ba, đây là một câu hỏi có sự lựa chọn rất cao, nếu như thiếu hiểu biết về toàn diện vấn đề thì bạn sẽ bị loại ngay từ vòng đầu.
  8. Câu trả lời này còn có thể phản ánh được sự hiểu biết của bạn với công việc, nhưng cần nhớ không nên cứ xoay quanh các chi tiết về chuyên môn, vì ở công ty này thì là một nhân viên thống kê, nhưng sang một công ty khác có thể bạn sẽ là một thực tập viên về mạng. Vì vậy, bạn có thể nói thẳng thắn: “ Cho dù tên gọi công việc của tôi, trách nhiệm, tính chất đôi với công việc có khác với của công ty ông, nhưng trong công việc hiện nay trách nhiệm của tôi gồm:...”. Nếu như bạn cảm thấy có điều gì đó chưa ổn thì hãy hỏi: “Tôi còn thiếu những trách nhiệm trong công việc nào nhỉ?”. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể sửa chữa. 18. “Anh (chị) theo đuổi công việc mới bởi những mục đích gì?” Bạn cần một công ty để bản thân phát huy sở trường và khả năng chuyên môn của mình. Bạn đừng bao giờ nói rằng, mình đòi hỏi công ty này sẽ đem lại cho bạn cái gì, mà cần phải nói bạn mong muốn làm được gì cho công ty. Điều quan trọng nhất của câu trả lời chính là “cống hiến” tức là bạn cống hiến cho công ty bằng cách chăm chỉ làm việc, thông qua công việc để nâng cao khả năng chuyên môn của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2