KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG VÙNG ĐẦM
lượt xem 211
download
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ biển Pê-ru đến Nam Mêhycô và được di giống đến nhiều nước: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Inđônexia, Malaixia, Việt Nam… Tập tính sống: Có thể sống trong môi trường: Độ mặn :5- 50 ‰; thích hợp:25-32 ‰; pH nước: 7,7 - 8,3; Nhiệt độ thích hợp 25 - 320C Hình thái cấu tạo:Vỏ mỏng, màu trắng đục, bình thường màu xanh lam, chân bò màu trắng ngà....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG VÙNG ĐẦM
- Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Bình Định KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG VÙNG ĐẦM Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) I. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng: 1. Nguồn gốc: Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ biển Pê-ru đến Nam Mêhycô và được di giống đến nhiều nước: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Inđônexia, Malaixia, Việt Nam… 2. Tập tính sống: - Có thể sống trong môi trường: Độ mặn :5- 50 ‰; thích hợp:25-32 ‰; pH nước: 7,7 - 8,3; Nhiệt độ thích hợp 25 - 320C - Hình thái cấu tạo:Vỏ mỏng, màu trắng đục, bình thường màu xanh lam, chân bò màu trắng ngà. 3. Đặc điểm sinh trưởng – dinh dưỡng: - Lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g ( mật độ khoảng 80con/m2). - Khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần. - Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. - Không cần thức ăn có lượng protein cao như tôm Sú. II. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi vùng đầm. 1. Điều kiện ao nuôi: - Tôm thẻ chân trắng thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh nên chọn vùng nuôi là vùng trung và cao triều. - Diện tích ao nuôi từ 0,3 - 1ha, độ sâu của nước 1,2 – 1,5m. - Ao xây dựng ao trên vùng đất ít mùn hữu cơ, có kết cấu chặt, giữ được nước (đáy cát pha, đất thịt hoặc có ít bùn), pH của đất phải từ 5 trở lên. - Nguồn nước cung cấp chủ động, không bị ô nhiễm, pH nước từ 7,0 - 8,5, có độ mặn từ 10 – 35‰.
- Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Bình Định - Ao nuôi tốt nhất phải có ao chứa – lắng diện tích chiếm 15 -20% diện tích ao nuôi. 2.Chuẩn bị ao nuôi: 2.1. Cải tạo ao: - Theo phương pháp cải tạo khô: tháo cạn nước, phơi khô và nạo vét lớp bùn đen ra khỏi ao, đổ vào ao chứa tập trung. Xịt rửa đáy sạch sẽ, tiến hành phơi đáy để diệt trùng đáy ao. - Bón vôi: tùy theo pH đất, vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 100 - 200 kg/ 1000 m2 hoặc vôi tôi (Ca(OH)2) với lượng 50 – 100 kg /1000 m2 nâng pH đất. Đối với ao thường có độ kiềm thấp nên bón lót vôi nông nghiệp CaCO3(150 – 200 kg/1000 m2) trước khi lấy nước vào nuôi. - Làm rào chắn xung quanh ao để ngăn chặn vật chủ trung gian truyền bệnh: vật liệu bằng tấm nilong mỏng hay lưới “ruồi”, chiều cao 40 -60cm. - Phơi khô đáy ao 7-10 ngày, lấy nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức 1,2-1,5m. 2.2. Xử lý nước: - Diệt tạp bằng saponine nồng độ 10-15 kg/ 1000m3. Độ mặn của nước càng cao, tác dụng của saponine càng mạnh. - Khử trùng nước: Có thể sử dụng một trong 3 loại sau: + BKC với lượng 1-1,5 lít /1000m3 + Hợp chất của Iod với lượng 0,5- 1lít /1000m3 + Thuốc Tím với lượng 5-10 kg /1000m3 để khử trùng nguồn nước. - Trường hợp ao nuôi tôm bị bệnh dịch ở vụ trước, có thể khử trùng nguồn nước bằng Chlorine (hàm lượng 30 -38%), với liều lượng 20 -30 kg/1000m 3. Chú ý, nếu dùng chlorine thì không sử dụng saponine. - Sau 2-3 ngày, cần bổ sung chế phẩm sinh học tạo cân bằng cho môi trường ao. 2.3. Gây màu nước: - Nên gây màu vào lúc nắng, thường sử dụng phân NPK (loại 20-20-0) với Urê theo tỷ lệ 1:1 với lượng 2-3 kg/1000m3 trong 2-3 ngày . - Đối với ao gây màu khó cần bổ sung thêm hỗn hợp nấu chín với tỷ lệ bột cá: đậu nành: cám gạo là 4:1:1 với lượng 1-2 kg/1000m3. - Khi ao đạt độ trong 30- 40 cm là thích hợp. 2.4. Các chỉ tiêu lý hoá nước ao nuôi cần đạt trước khi thả giống: Ôxy hoà tan trên 4 mg/l; pH 7,5- 8,5; Nhiệt độ nước 28 - 30oC; Ðộ kiềm 70 - 100 mg/l; NH3 < 0,1mg/l; H2S < 0,03mg/l; Ðộ trong 30 – 40 cm; Ðộ mặn 5 – 35‰ thích hợp nhất 10 - 25‰. 3. Thả giống:
- Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Bình Định 3.1. Chọn tôm giống: - Sau khi gây màu xong phải thả tôm giống kịp thời. Nếu để lâu, sinh vật trong nước lại phát triển ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lý - hoá - sinh của môi trường. - Chất lượng tôm giống : + Chiều dài: 0,8- 1cm ( ở giai đoạn post 12). + Bơi lội linh hoạt, không bị thương, các đốt bụng hình chữ nhật, mình tôm nở chắc, không có dị tật, khả năng bơi ngược dòng tốt. + Đạt tiêu chuẩn chất lượng: - Bệnh do vi khuẩn: không có mầm bệnh. - Bệnh do nấm: không có mầm bệnh. - Bệnh nguyên sinh động vật: dưới 10% số cá thể trong mẫu nhiễm. - Bệnh virus: không có mầm bệnh virus (TSV, WSSV, YHV, IHHNV, BP,…) + Chon mua con giông ở những cơ sở san xuât có uy tin, tôm bố mẹ đã được ̣ ́ ̉ ́ ́ gia hoá và đam bao chât lượng con giông sach bênh. ̉ ̉ ́ ́ ̣ ̣ 3.2. Thả giống: - Thả tôm vào ao khi ao đã được gây màu nước tốt đủ thức ăn tự nhiên cho tôm. Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn...giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh thích hợp để tránh sốc cho đàn giống. - Thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10 -15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi. - Mật độ thả từ 50 - 80 con/m2. 4. Chăm sóc quản lý : 4.1. Quản lý thức ăn: - Nếu gây màu tốt, lúc mới thả ( khoảng 1-2 ngày ) có thể không cho ăn. - Trong những ngày tiếp theo, dùng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, chia làm 4-5 lần/ngày. Bổ sung thêm khoáng, men, vitamin C, E. - Khi bắt đầu ăn thức ăn công nghiệp, cho ăn 0,6 - 0,8 kg thức ăn/10 vạn Post, sau đó 2 ngày tăng 1 lần với lượng tăng 0,2-0,3kg/10 vạn - Đến ngày thứ 30 nên có sàn thức ăn (nhá) và dùng các biện pháp kỹ thuật khác (định kỳ chài tôm để theo dõi quá trình tăng trưởng, trọng lượng trung bình, lượng thức ăn trong ruột; quan sát diễn biến màu nước...) và kinh nghiệm (ví dụ: diễn biến thời tiết; vỏ tôm lột, tôm nhảy lên khỏi mặt nước khi có tiếng động hoặc ánh ánh sáng vào ban đêm,…là dấu hiệu để nhận biết sức khỏe của tôm nuôi tốt) để
- Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Bình Định kiểm tra tình hình sức khỏe và khả năng sử dụng thức ăn mà điều chỉnh theo từng lần cho ăn phù hợp. Nên tham khảo bảng sau: Tuổi Trọng lượng TA so với khối TA trong nhá T.gian K.tra lượng thân (ngày) (gam) (g/1kgTA) nhá (giờ) (%) 30 - 40 2,5 - 3,5 5,0 - 7,0 10 2 40 - 50 3,5 - 5,0 4,0 - 5,0 10 2 50 - 60 5,0 - 7,5 3,5 - 4,0 10 2 60 - 70 7,5 - 9,5 3,3 - 3,5 10 - 20 2 70 - 80 9,5 - 12 3,0 - 3,3 20 1,5 - 2 80 - 90 12 - 15 2,8 - 3,0 20 1,5 90 - 100 15 - 17,5 2,5 - 2,8 20 - 30 1,5 Quản lý thức ăn tốt thường đạt hệ số chuyển đổi (FCR) từ 1,0 - 1,2. Khi tôm giảm ăn cần phải tìm ra nguyên nhân, cách nhận biết và điều chỉnh kịp thời. 4.2. Quản lý môi trường ao nuôi: - Nên nâng cao mực nước trong ao từ 1,2m trở lên. Độ trong khoảng 30 - 40 cm. Giữ nền đáy sạch ao là rất cần thiết. - Màu sắc của nước phản ánh chất lượng nước trong ao. Nếu màu nước trong ao và tình trạng tôm bình thường, không nên lạm dụng dùng các hóa chất. - Thường xuyên kiểm tra các yếu tố: độ pH, lượng ôxy hoà tan, NH3, H2S, độ mặn, nhiệt độ,…để có biện pháp xử lý kịp thời. - Nếu tảo phát triển mạnh, màu đậm: Thay 20-30% nước trong ao, dùng đường cát hòa tan 2 -3kg/1000m3 hoặc Formalin 1-2lít /1000m3 ( sử dụng vào khu vực cuối gió, có tảo đậm) vào lúc 9-10 giờ sáng. - Đặc điểm của loại tôm này là phát triển đồng đều và được thả với mật độ cao nên lột xác đồng loạt, dẫn đến độ kiềm dễ bị dao động cần thường xuyên bổ sung vôi nông nghiệp (10 –15 kg/1000m3) để ổn định độ kiềm. - Ðịnh kỳ dùng vi sinh: phụ thuộc vào chất nước và mức độ ô nhiễm ở đáy ao. 5. Thu hoạch: Khi tôm đạt ích cỡ 80-100 con/ kg, có thể tiến hành thu hoạch.Trước khi tiến hành thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác, hạn chế tình trạng tôm mềm vỏ vào thời điểm trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Tây
17 p | 3443 | 562
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm thẻ chân trắng - MĐ04: Nuôi tôm thẻ chân trắng
123 p | 752 | 269
-
Giáo trình Phòng trị bệnh tôm thẻ chân trắng - MĐ05: Nuôi tôm thẻ chân trắng
103 p | 521 | 202
-
NHỮNG SAI LẦM KỸ THUẬT TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
5 p | 586 | 193
-
Giáo trình Chọn và thả giống - MĐ03: Nuôi tôm thẻ chân trắng
52 p | 349 | 140
-
Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
4 p | 382 | 86
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
43 p | 219 | 76
-
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ
48 p | 361 | 75
-
Một số điểm cần lưu ý khi thả nuôi tôm thẻ chân trắng
2 p | 256 | 60
-
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nguyên chủng
9 p | 279 | 53
-
So sánh hiệu quả kinh tế- kỹ thuật giữa mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong ao bạt và ao đất truyền thống ở tỉnh Tiền Giang
13 p | 19 | 6
-
Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre
0 p | 72 | 5
-
Hiện trạng kĩ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong vùng nước ngọt tại tỉnh Long An
12 p | 17 | 4
-
Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 33 | 4
-
Hiệu quả ứng dụng công nghệ bọt khí siêu mịn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
9 p | 37 | 4
-
Hiện trạng kỹ thuật và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) trên cát tại Quảng Ngãi
5 p | 115 | 4
-
Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh trong ao đất và ao lót bạt tại tỉnh Trà Vinh
8 p | 33 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn