intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật tập quyền Anh căn bản

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

291
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gồm các bài tập quyền anh cơ bản dành cho các bạn tham khảo và luyện tập. Mong răng qua tài liệu này các bạn sẽ có thêm kiến thức và thực hành luyện tập các bài tập quyền anh thành thạo hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật tập quyền Anh căn bản

  1. Kỹ thuật tập quyền Anh căn bản 1. Đặc điểm - Lợi thế: Kỹ thuật Quyền anh rất phù hợp với phong cách sống bây giờ. Ra đường ăn mặc nghiêm chỉnh, bạn rất khó tung ra các đòn đá mạnh mẽ của Taek và phần nào hạn chế các cú đấm Karate, nhưng với Quyền anh thì khác, động tác hoàn toàn tự do, di chuyển nhẹ nhàng, mặc comple giày đen vẫn chơi tốt - QA chỉ có 4 cú đấm cơ bản: Thẳng (trái, phải cao trung thấp), Móc (trái, phải cao trung thấp) Xốc (trái, phải cao trung thấp) và đấm tạt (là cú đấm mạnh nhất của QA, ít dùng vì lúc đấm phần mu tay thường chạm đích - phạm luật và hay mất thăng bằng) 2. Các bài tập bổ trợ: - Hô hấp: Hít thở từng hơi ngắn, mạnh, dứt khoát. Lúc hít vào hay thở ra đều khẽ gồng bụng để tạo phản xạ cho cơ bụng, đồng thời làm cơ bụng săn chắc(rất quan trọng trong thực chiến). Lúc thở ra hơi gió qua họng phát ra âm thanh xuỵt xuỵt như rắn hổ mang khè (hum, vì chuyện này mà đánh nhau với thằng Karate, nó bảo nghe như dỗ trẻ em đi đái đó, hic hic, mà cũng đúng thật) -Tiền đình: Dân QA, tiền đình phải vững. Khi bị dính 1 đòn choáng váng vẫn phải đủ tính táo để tránh, trả đòn. Cách tập: Chọn 2 mốc (cây, cột,…) cách nhau tầm 10m. Đứng ở bên 1 cột, giang 2 tay ngang ra, xoay tròn toàn thân tại chỗ 3-4 vòng, sau đó lập tức chạy sang cột đối diện chạm tay vào cột, tiếp tục xoay như trên rồi chạy đến chạm tay cột đối diện. Tập 3 hiệp, mỗi hiệp 3-5 lần. Mới đầu chỉ nên tập ít thôi, không chóng mặt buồn nôn lắm. Một lợi ích tuyệt vời của bài luyện tập này là CHỐNG SAY TÀU XE. Say tàu xe cũng là do tiền đình kém, cộng với tâm lý nên dễ chóng mặt buồn nôn (như lúc chơi QA bị đấm
  2. vào cằm vậy). Đảm bảo tập theo bài này đều đặn 1 tháng sẽ không bị say tàu xe nữa. - Chạy bền: Cố gắng chạy đều, mỗi ngày chừng 5km. Kiễng gót lên, chạy trên mũi chân. Thỉnh thoảng lại thay đổi tốc độ chạy. Bước chạy vừa phải. Khi chạy, hô hấp theo nhịp 2- 2 : Hít-Hít-Thở-Thở từng hơi ngắn, dứt khoát(vì hít thở chậm, dài sẽ tức ngực mà hít thở 1-1 ngắn sẽ không đủ sức) - Tắm nước lạnh mỗi buổi sáng để săn da - Gập bụng: Tập cơ bụng mà sườn cứng cáp, có thể chịu được các đòn đấm vừa phải - Nhảy dây: Để có đôi chân nhanh nhẹn. Đứng thẳng đùi trên mũi chân, kiễng gót.Hai chỏ ép hông, cánh tay giang ra, cổ tay xoay tròn để quất dây. Trong quá trình nhảy không được cong gối. Phối hợp các kiểu nhảy:Hai chân lên xuống, từng chân, đá chân ra trước, ra sau, một lần nhảy lên quất dây 2 vòng,… - Nhảy lốp ô tô: Tạo sức bật cổ chân. Hai chân đứng trên 2 mép trong của lốp, kiễng gót trụ mũi, thẳng đùi và nhảy lên xuống, phối hợp đổi chân trước sau, xoay người lúc nhảy 180, 360 độ,… - Phang lốp ô tô: Tập cổ tay vững. Treo lốp lên, dùng gậy đánh mạnh vào lốp (cẩn thận không trật cổ tay) - Hít đất vỗ tay: Tập đôi tay nhanh nhẹn, phản xạ tốt. Hít đất như bình thường, mỗi lần đẩy lên vỗ tay 1-2 cái. Lúc xuống hít vào, khi lên thở ra, nhanh mạnh. - Đi lết: Tập cách di chuyển trong QA. Trong QA, tay thuận để sau (trong bài viết này tay phải là tay thuận). Hai chân đứng chạm nhau, mũi chân hướng trước, gót chân phải làm trụ xoay mũi sang phải 90 độ, mũi chân phải làm trụ xoay gót phải ra sau 90 độ, lùi chân phải khoảng rộng hơn vai một chút, hai mũi chân làm trụ xoay gót sang trái 30 độ, chung 2 gối xuống (gối sau chùng nhiêu hơn), trụ trên 2 mũi chân, trọng tâm dồn về chân sau
  3. 2/3, nhún lên xuống thấy thoải mái là được.Hai tay che cằm. + Tiến: Dùng mũi chân phải đẩy lực, bước chân trái lên 1 bước dài, khi mũi chân trái chạm đất thì kéo lê chân phải theo để rút khoảng cách 2 chân như lúc trước, tiếp tục thế. + Lùi: Dùng mũi chân trái đẩy lực, lùi chân phải về sau 1 bước dài, kéo lên chân trái theo + Trái: Dùng mũi châm phải đẩy lực, bước chân trái sang trái, kéo lê chân phải theo + Phải: Dùng mũi chân trái đẩy lực, bước chân phải sang phải, kéo lê chân trái theo - Đi bộ duỗi tay: bài tập này rất quan trọng đối với dân QA, nó tạo ra đôi tay dẻo dai (QA thương tung ra 20 đấm thì may ra hiệu quả 1 cú, hiệu suất rất thấp) đồng thời tập phối hợp nhịp nhàng tay chân * Duỗi thẳng: Tập đấm thẳng (Direct) + Đứng thẳng, kiễng gót trụ mũi, hai tay thả lỏng che cằm, bụng hơi thóp, đầu hơi cúi, mắt nhìn chếch lên. + Bước chân phải lên đồng thời dùng mũi chân trái làm trụ, hơi quay gót gót về trái, vặn hông đưa vai trái ra trước, duỗi tay trái ra trên một đường thẳng.Lúc tay duỗi thẳng khẽ nắm lại. + Xoay gót trái về, vặn hông đưa vai và kéo tay trái về trên một đường thẳng, + Chân trái bước lên và tay phải duỗi ra như trên + Chú ý phối hợp chân, eo, vai, tay: Chân này thì tay kia Tập bao giờ có thể đi liên tục trong 30 phút là OK, rất mỏi tay đó * Móc: Tập đấp móc(Cross) + Nâng ngang hai chỏ cao hơn ngực tí, hai tay chụm vào dươi cằm (cánh tay song song mặt đất) + Vừa đi vừa co duỗi cánh tay với biên độ ngắn (tầm 3 nắm đấm) liên tục * Xốc: Tập đấm xốc (Upper Cut) + Hai chỏ ép hông, nắm đấm ngửa lên, giữ nguyên chỏ, vừa đi vừa co duỗi lên xuống. Lúc đưa xuống nắm đấm ngang thắt lưng, lúc đưa lên ngang cằm * Phối hợp các kiểu duỗi tay
  4. Kỹ thuật phòng thủ trong quyền Anh Quyền Anh là một một thể thao toàn diện, tấn công và phòng thủ là những kỹ thuật rất quan trọng. Tuy nhiên, do đặc thù về kỹ thuật tự vệ nên mọi người thường nhầm lẫn cho rằng quyền Anh không có các kỹ thuật tự vệ và đánh giá sai tầm quan trọng của nó. Tự vệ là chìa khóa cho sự tấn công, khi tự vệ cần tạo cơ hội cho sự phản công. Yếu tố quan trọng nhất trong tự vệ là đánh giá cự ly. Các kỹ thuật tự vệ trong quyền Anh bao gồm: Đỡ, gạt, tránh, nghiêng người, lặn. I. Kỹ thuật đỡ: Là kiểu tự vệ đơn giản nhưng vững chắc, có thể đỡ các cú đấm ở mọi cự ly, duy trì tốt khoảng cách để phản công. 1. Dùng bàn tay phải để đỡ các đòn đấm thẳng, xốc và móc Từ vị trí chuẩn bị, đưa tay phải ngược chiều với cú đấm (10-15cm), bàn tay mở cản cú đấm, đồng thời dùng chân phải đẩy trọng tâm lên chân trái Khoảng cách đỡ phải chính xác, gần quá sẽ không cản được cú đấm, xa quá sẽ không cản được cú đấm tiếp theo. Không được quay người tránh cú đấm, không ngẩng cao đầu, không nhắm mắt
  5. 2. Dùng bàn tay trái để đỡ các đòn đấm xốc trái vào đầu, thân Kỹ thuật giống như đỡ bằng tay phải, nhưng phải chuyển trọng tâm sang phải để tổ chức phản công. 3. Dùng cẳng tay phải để đỡ đòn móc trái vào đầu. Khi đòn móc trái tiếp cận, chuyển trọng tâm cơ thể sang trái, than xoay về trái tạo điều kiện phản công tay trái; lòng tay phải mở rộng giơ cao che thái dương phải (cách 10-15cm), cúi đầu xuống, tỳ cằm sát xương đòn trái. Không được quay người tránh cú đấm, không ngẩng cao đầu, không nhắm mắt 4. Dùng cẳng tay trái để đỡ cú móc phải vào đầu Kỹ thuật tương tự dùng cẳng tay phải, nhưng trọng tâm quay phải để tổ chức phản công. 5. Dùng vai phải đỡ cú móc trái và đầu ở cự ly đánh trung bình và gần. Khi cú đấm gần tới đích, chuyển trọng tâm sang trái, mở rộng và nâng vai phải lên chặn cú đấm, cúi đầu tỳ cằm sát xương đòn phải. Không được quay người, không nhắm mắt. 6. Dùng vai trái đỡ: Tương tự như dùng ai phải, nhưng chuyển trọng tâm sang phải để tổ chức phản công. 7. Gập khuỷu tay phải để đỡ các cú đấm thẳng, móc, xốc trái vào thân Tay phải gập lại ở khuỷu và đặt gần người, chuyển trọng tâm sang trái, thân hơi xoay trái, tay phải mở bảo vệ cằm. Phản công chớp nhoáng bằng tay trái 8. Gập khuỷu tay trái để đỡ: Tương tự như gập khuỷu trai phải II. Kỹ thuật gạt Dùng để gạt các đòn đấm thẳng, dùng cẳng tay đẩy làm chệch hướng cú đấm và lập tức phản đòn 1. Gạt bằng tay phải: Dùng để gạt cú thẳng trái vào đầu Dùng cẳng tay từ phải qua trái đẩy mạnh vào tay đấm đối phương, dồn trọng tâm sang phải và phản công tay trái
  6. 2. Gạt bằng tay trái: Dùng để gạt cú đấm thẳng phải vào đầu Kỹ thuật tương tự như gạt tay phải. III. Kỹ thuật tránh Đây là kỹ thuật sử dụng sự linh hoạt của hai chân đưa mình tránh khỏi phạm vi cú đấm của đối phương. Đánh giá đúng cự ly và tấn pháp linh hoạt là những yếu tố quan trọng nhất. 1. Tránh ra sau: Khi bị tấn công, dùng chân trái đẩy trọng tâm về sau, chân phải lùi ngắn đưa người tránh cú đấm của đối đồng thời rê chân trái về theo. Khi chân phải vừa chạm đất lập tức chuyển trọng tâm, dùng chân phải đẩy bước chân trái lên tung cú móc trái chớp nhoáng rồi bồi thêm thẳng phải. 2. Tránh sang phải: Thường được sử dụng đồng thời với động tác gạt sang trái bằng tay phải Khi bị tấn công bằng cú đấm thẳng trái vào đầu, dùng chân trái đẩy, chân phải bước sang phải hơi chếch về phía trước, đồng thời xoay người sang trái, trọng tâm lên chân phải, tay phải mở che cằm và lập tức kéo chân trái theo để trở về tư thế chuẩn bị, tổ chức phản công bằng tay trái 3. Tránh sang trái: Kỹ thuật giống như tránh sang phải nhưng không có động tác gạt, dùng để tránh cú thẳng phải Khi cú đấm phải đến, nâng vai trái lên đón, đẩy chân phải, chân trái bước sang trái chếch lên đồng thời xoay người sang phải, trọng tâm chuyển về chân trái, kéo nhanh chân phải theo và phản công bằng móc phải. IV. Kỹ thuật nghiêng người Khi nghiêng thân về một phía, đầu chuyển dịch tránh cú đấm và phải kết hợp phản công ngay. Rất hiệu quả khi đối phó với các cú đấm thẳng
  7. Dạng tự vệ này rất hiệu quả, có thể đồng thời phản công nhưng khá mạo hiểm 1. Nghiêng sang phải Khi cú đấm gần đến, chùng chân, cúi thấp nghiêng người sang phải chếch lên trước, trọng tâm lên chân phải, dùng tay phải và vai trái che đầu. Kết hợp cú đấm móc trái vào thân ngay lập tức Không nghiêng người quá sớm, không nghiêng quá nhiều, khi nghiêng hai tay phải ở tư thế phòng thủ – chuẩn bị phản công 2. Nghiêng sang trái Kỹ thuật giống nghiêng sang phải nhưng đổi hướng và phản công bẳng móc phải vào thân. V. Kỹ thuật lặn Đây là kỹ thuật tránh đỉnh cao nhất của quyền Anh, tất cả các võ sĩ quyền Anh thi đấu đều phải thành thạo, rất hiệu quả đối với cú móc, hai tay được tự do để tổ chức phản công. Kỹ thuật này khó, cần tập thành thạo mới áp dụng thi đấu Chú ý: - Không đưa đầu ra khỏi đường thẳng thân đứng phía trước - Giữ thân ở vị trí cố định để có thể nhanh chóng dễ dàng tổ chức phản công - Hai tay che cằm - Lặn nhẹ nhàng, không gắng gượng cố sức 1. Lặn sang trái Dùng để tránh cú móc phải vào đầu Khi cú móc phải đến, chùng gối, cúi thấp, nghiêng người sang trái luồn dưới cú đấm đối phương. Tiếp túc xoay trái đứng lên, đẩy mạnh chân sau, chuyển trọng tâm sang chân trái tung cú xốc phải cực mạnh vào thân đối phương, ngay lập tức xoay người trở lại tung cú móc trái vào đầu hạ knock-out đối phương. 2. Lặn sang phải Dùng để tránh có móc trái vào đầu, kỹ thuật tương tự hụp lặn sang trái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0