intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau an toàn

Chia sẻ: Quang AM | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

169
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ô nhiễm các chất hóa học vượt mức cho phép: - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. - Nitrat(NO3), các chế phẩm dưỡng cây - Kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen, đồng, kẽm, thiếc...)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau an toàn

  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau an toàn Một số nguyên tắc trồng rau an toàn I. Yêu cầu đối với rau an toàn 1/ Không ô nhiễm các chất hóa học vượt mức cho phép: - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. - Nitrat(NO3), các chế phẩm dưỡng cây - Kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen, đồng, kẽm, thiếc...) 2/ Không ô nhiễm sinh học vượt mức cho phép: - Các loại vi sinh vật gây bệnh. Các chất trên đều là những chất độc hại với c ơ thể người, trong đó đáng chú ý nh ất là thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật độc hại. Các mức dư lượng cho phép này được qui định cho mỗi loại rau và phải được các c ơ quan có chức năng kiểm tra xác nhận cho từng lô hàng. Trong thực tế sản xuất, các dư lượng phụ thuộc vào môi trường canh tác (đ ất, n ước, không khí… ) và kỹ thuật trồng trọt (bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh…). 3/ Sạch và hấp dẫn về hình thức: Rau tươi, không dính bụi bẩn, đúng độ chín, không có triệu chứng bệnh. II. Biện pháp ngăn các yếu tố gây ô nhiễm trên rau 1/ Đối với thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng cây trồng: - Nguồn gây nhiễm: * Do phun thuốc quá độc, liều lượng quá cao hoặc quá gần ngày thu hoạch. - Biện pháp ngăn ngừa: * Không phun, rải các loại thuốc cấm hoặc không dùng cho rau. * Hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích sinh trưởng cây trồng. * Chú ý sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học (thuốc vi sinh, thảo mộc). * Sử dụng thuốc đúng kỹ thuật theo nguyên tắc 4 đúng. * Thực hiện đúng thời gian cách ly của thuốc. 2/ Đối với kim loại nặng( thủy ngân, chì, asen, đồng, kẽm, thiếc…): - Nguồn gây nhiễm:
  2. * Trồng rau quá gần các nhà máy công nghiệp. * Tưới nước từ kênh mương có nước thải từ các khu công nghi ệp, bón phân rác b ị ô nhiễm kim loại nặng. * Phun nhiều thuốc BVTV có chứa kim loại nặng. - Biện pháp ngăn ngừa: * Không tưới rau bằng nước thải của các nhà máy công nghiệp. * Không bón phân rác. * Không trồng rau trong khu vực có khói thải c ủa các nhà máy, t ại các khu v ực đ ất đã b ị ô nhiễm do quá trình sản xuất trước đây gây ra. * Không phun quá nhiều thuốc BVTV có chứa kim loại nặng. 3/ Đối với NITRAT(NO3): - Nguồn gây nhiễm: Bón phân đạm quá nhiều hoặc quá gần ngày thu hoạch. - Biện pháp ngăn ngừa: * Không bón phân đạm hóa học( Ure, SA) quá nhiều. * Không bón phân đạm quá gần ngày thu hoạch. * Chú ý: Tùy theo từng loại rau mà bón phân và thu hoạch cho thích hợp. 4/ Đối với vi trùng và ký sinh trùng: - Nguồn gây nhiễm: * Do bón phân người, phân gia súc hoặc phân rác chưa ủ hoai. * Nguồn nước tưới nhiễm bẩn. - Biện pháp ngăn ngừa: * Không bón phân người, phân gia súc chưa ủ hoai. * Không bón phân rác. * không rửa rau bằng nước bẩn (nước ao hồ sông rạch bị ô nhiễm. III. Các nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trồng rau an toàn 1/ Chọn đất trồng: - Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau. - Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nh ất 2km, v ới ch ất th ải sinh hoạt thành phố ít nhất 200m. - Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.
  3. 2/ Nguồn nước tưới: - Sử dụng nguồn nước tưới không ô nhiễm. - Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan (đối v ới rau xà lách và các lo ại rau gia vị). - Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc BVTV. 3/ Giống: - Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch. - Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con kh ỏe m ạnh, không mang ngu ồn sâu bệnh. - Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh. 4/ Phân bón: - Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau. - Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân t ươi pha loãng nước để tưới. - Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu c ầu c ủa t ừng lo ại rau. C ần k ết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày. 5/ Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM - Luân canh cây trồng hợp lý. - Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh. - Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). - Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. - Sử dụng nhân lực bắt giết sâu. - Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh. - Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đ ối v ới sâu, bệnh. - Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: * Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau. * chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại v ới thiên đ ịch, các đ ộng v ật khác và con người. * Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc). * Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch.
  4. 6/ Thu hoạch và bao gói: - Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu c ủa từng lo ại rau, lo ại b ỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. - Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng. 7/ Sử dụng một số biện pháp khác: - Sử dụng nhà lưới để che chắn: nhà lưới có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật. - Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, ti ết kiệm n ước t ưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Trồng rau trong dung dịch hoặc trên đất sạch là những ti ến b ộ k ỹ thu ật đang đ ược áp dụng để bổ sung cho nguồn rau an toàn. Theo VNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2