TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VỚI MỘT SỐ<br />
ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH<br />
LỌC MÁU CHU KỲ<br />
Nguyễn An Giang*; Lê Việt Thắng**<br />
TÓM TẮT<br />
Sử dụng bảng điểm đánh giá chủ quan toàn diện (SGA) để khảo sát tình trạng dinh<br />
dưỡng của 144 bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT) lọc máu chu kỳ. Kết quả cho<br />
thấy: tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) (SGA > 7 điểm) (98,6%); SGA trung bình: 15,2 ± 3,8.<br />
SDD mức độ nhẹ và trung bình chiếm 92,9%; mức độ nặng và rất nặng 7,1%. Có mối tương<br />
quan thuận, mức độ vừa có ý nghĩa giữa SGA và thời gian lọc máu, nồng độ CRP máu<br />
(p < 0,05). Điểm SGA của nhóm BN > 60 tuổi hoặc rối loạn lipid máu cao hơn có ý nghĩa<br />
so với nhóm ≤ 60 tuổi hoặc không rối loạn lipid máu (p < 0,05).<br />
* Từ khóa: Suy thận mạn tính; Suy dinh dưỡng; Lọc máu chu kỳ; Bảng điểm chủ quan<br />
toàn diện.<br />
<br />
RELATION BETWEEN NUTRITOUS STATUS AND SOME<br />
CHARACTERS OF PATIENTS WITH CHRONIC RENAL<br />
FAILURE TREATED WITH MAINTENANCE HEMODIALYSIS<br />
SUMMARY<br />
Using subjective global assessment (SGA) to investigate nutritious state of 144 chronic<br />
renal failure patients treated with maintenance hemodialysis, the results showed that rate of<br />
malnutrition (SGA > 7) was 98.6%, average SGA was 15.2 ± 3.8. Mild and moderate<br />
malnutrition was 92.9%, severe malnutrition was 7.1%. There were mildly positive<br />
correlation between SGA and duration of hemodialysis, serum CRP (p < 0.05). Average SGA<br />
of patients with serum lipid disorder or > 60 years old was higher than those of no serum<br />
lipid disorder or ≤ 60 years old, p < 0.05.<br />
* Key words: Chronic renal failure; Malnutrition; Maintenance hemodialysis; Subjective<br />
global assessment.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng<br />
góp phần làm nên thành công trong điều<br />
trị bệnh. Trong lâm sàng có nhiều cách<br />
<br />
để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của<br />
BN như sử dụng nồng độ albumin máu,<br />
chỉ số khối cơ thể, bảng điểm đánh giá<br />
dinh dưỡng dựa vào bộ câu hỏi điều tra<br />
<br />
* Bệnh viện 4<br />
** Bệnh viện 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Việt Thắng (lethangviet@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 15/7/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/9/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 5/11/2013<br />
<br />
115<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
ý kiến chủ quan của BN kết hợp với<br />
khám lâm sàng của bác sỹ. Bảng điểm<br />
đánh giá dinh dưỡng chủ quan toàn diện<br />
(Subjective Global Assessment - SGA)<br />
được các nhà thận học hiệu chỉnh phù<br />
hợp với đối tượng là BN STMT lọc máu<br />
chu kỳ bằng cách thêm phần thời gian<br />
lọc máu đã được sử dụng rộng rãi để<br />
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của BN<br />
STMT lọc máu chu kỳ. Nghiên cứu của<br />
Tinroongroj N (2011), Segall L (2009),<br />
Vannini FD (2009)… đều cho thấy BN<br />
STMT lọc máu chu kỳ có tỷ lệ SDD cao<br />
và liên quan đến một số đặc điểm như:<br />
tuổi, nồng độ ure, creatinin máu, tình<br />
trạng thiếu máu, tình trạng viêm... Việt<br />
Nam chưa có nhiều nghiên cứu sử dụng<br />
bảng điểm đánh giá chủ quan toàn diện<br />
để khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở BN<br />
STMT lọc máu chu kỳ. Vì vậy, chúng<br />
tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN<br />
STMT do nhiều nguyên nhân khác nhau<br />
như viêm cầu thận mạn tính, viêm thận<br />
bể thận mạn tính, đái tháo đường…<br />
được chạy thận nhân tạo ≥ 3 tháng. Các<br />
BN này đều được lọc máu đủ, kiểm soát<br />
huyết áp, điều trị thiếu máu theo hướng<br />
dẫn của Hội Thận học Quốc tế.<br />
<br />
- Khảo sát đặc điểm dinh dưỡng ở BN<br />
STMT lọc máu chu kỳ bằng bảng điểm<br />
đánh giá chủ quan toàn diện và một số<br />
chỉ số khác.<br />
- Tìm hiểu mối liên quan giữa tình<br />
trạng dinh dưỡng với tuổi, thời gian lọc<br />
máu, rối loạn lipid máu và nồng độ CRP<br />
của BN STMT lọc máu chu kỳ.<br />
<br />
- Đánh giá dinh dưỡng bằng thang<br />
điểm SGA: bộ câu hỏi có 2 phần:<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
144 BN STMT được lọc máu bằng<br />
phương pháp thận nhân tạo chu kỳ tại<br />
Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN không hợp<br />
tác nghiên cứu. BN đang có viêm cấp<br />
tính hoặc nghi ngờ mắc bệnh ngoại khoa.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br />
- BN được khám lâm sàng, điều tra<br />
thời gian lọc máu, tính BMI, làm các xét<br />
nghiệm cận lâm sàng về huyết học và<br />
sinh hóa máu như định lượng nồng độ<br />
albumin, lipid, CRP máu. Máu được lấy<br />
trước cuộc lọc đầu tiên của tuần.<br />
<br />
+ Phần hỏi tình trạng BN trong vòng<br />
6 tháng qua với các nội dung:<br />
. Thay đổi trọng lượng cơ thể, chế độ ăn.<br />
. Các triệu chứng dạ dày ruột.<br />
. Khả năng hoạt động của BN trong<br />
ngày.<br />
. Thời gian lọc máu.<br />
Cách đánh giá: mỗi nội dung có<br />
5 mức độ đánh giá, từ mức độ bình<br />
thường tương đương 1 điểm đến mức độ<br />
nặng 5 điểm.<br />
117<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
+ Phần khám thể chất bao gồm 02 nội<br />
dung:<br />
. Đánh giá tình trạng dự trữ chất béo<br />
(khám mi mắt đánh giá tình trạng mỡ<br />
dưới da).<br />
. Đánh giá mức độ teo cơ (khám các<br />
cơ vùng vai, bả vai).<br />
Cách đánh giá: không thay đổi 1 điểm,<br />
mức nhẹ và trung bình 3 điểm, mức<br />
nặng và rất nặng 5 điểm.<br />
+ Điểm của BN gồm tổng điểm 2<br />
phần hỏi và khám.<br />
. BN dinh dưỡng tốt 7 điểm.<br />
. ≥ 8 điểm được đánh giá là SDD.<br />
Chia SDD làm 2 mức: 8 - 21 điểm: SDD<br />
nhẹ và trung bình, 22 - 35 điểm: SDD<br />
nặng và rất nặng.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
xác định: giá trị trung bình, so sánh giá<br />
trị trung bình, tỷ lệ phần trăm. Vẽ đồ thị<br />
trên phần mềm Excel.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong tổng số 144 BN, tỷ lệ nam/nữ<br />
= 69/75 (nam: 47,9% và nữ: 52,1%),<br />
tuổi trung bình 47,4 ± 14,9, thời gian lọc<br />
máu trung bình 70,3 ± 39,4 tháng.<br />
1. Đặc điểm dinh dƣỡng BN theo<br />
SGA và một số chỉ số khác.<br />
Có nhiều cách để đánh giá tình trạng<br />
dinh dưỡng của BN: đối với trẻ em, dựa<br />
vào chỉ số cân nặng và chiều cao, người<br />
lớn: dựa vào chỉ số BMI hoặc nồng độ<br />
<br />
albumin... Trong nghiên cứu này, bên<br />
cạnh hai chỉ số BMI và albumin máu,<br />
chúng tôi dựa vào bảng điểm đánh giá<br />
chủ quan toàn diện được Hội Thận học<br />
Quốc tế sử dụng để đánh giá tình trạng<br />
dinh dưỡng của BN STMT lọc máu chu<br />
kỳ. Bảng đánh giá toàn diện này bao<br />
gồm hai nội dung lớn: tình trạng chủ<br />
quan và khách quan qua hỏi và khám<br />
BN. Bảng điểm này toàn diện hơn chỉ số<br />
BMI, bởi BMI chỉ đánh giá 2 yếu tố<br />
trọng lượng và chiều cao của BN mà<br />
không đánh giá dinh dưỡng qua các chức<br />
năng cơ quan tiêu hóa. Nồng độ albumin<br />
máu cũng được coi là một chỉ số đánh giá<br />
dinh dưỡng, tuy nhiên nó sẽ không phù<br />
hợp với những BN giảm albumin vì bệnh<br />
lý gan hoặc mất qua nước tiểu.<br />
Bảng 1: Đặc điểm dinh dưỡng nhóm<br />
nghiên cứu theo SGA.<br />
ĐẶC ĐIỂM<br />
<br />
SỐ LƯỢNG<br />
<br />
TỶ LỆ<br />
<br />
Bình thường (SGA<br />
= 7)<br />
<br />
2<br />
<br />
1,4<br />
<br />
SDD (SGA > 7)<br />
<br />
142<br />
<br />
98,6<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
144<br />
<br />
100,0<br />
<br />
SGA trung bình<br />
<br />
15,2 ± 3,8<br />
<br />
* Phân bố mức độ SDD ở nhóm<br />
nghiên cứu theo tổng điểm SGA: SDD<br />
nhẹ và trung bình (SGA: 8 - 21): 132<br />
BN (92,9%); SDD nặng và rất nặng<br />
(SGA: 22 - 35): 10 BN (7,1%).<br />
118<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố mức độ SDD ở nhóm<br />
nghiên cứu theo nồng độ albumin máu.<br />
ĐẶC ĐIỂM ALBUMIN<br />
MÁU<br />
<br />
SỐ BN TỶ LỆ<br />
(%)<br />
<br />
đã bị bỏ qua.<br />
2. Liên quan giữa tình trạng dinh<br />
dƣỡng với tuổi, thời gian lọc máu, rối<br />
loạn lipid máu và CRP máu.<br />
Bảng 3: Liên quan giữa điểm SGA<br />
<br />
Giảm albumin máu<br />
(< 35 g/l)<br />
<br />
37<br />
<br />
Albumin máu bình thường<br />
(≥ 35 g/l)<br />
<br />
107<br />
<br />
74,3<br />
<br />
NHÓM TUỔI<br />
<br />
SGA ( X ± SD)<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
144<br />
<br />
100,0<br />
<br />
≤ 60 tuổi<br />
(n = 113)<br />
<br />
14,7 ± 3,4<br />
<br />
> 60 tuổi (n = 31)<br />
<br />
18,2 ± 3,7<br />
<br />
25,7<br />
<br />
với tuổi.<br />
<br />
* Phân bố mức độ SDD ở nhóm nghiên<br />
cứu theo BMI:<br />
Gày: 57 BN (39,6%); bình thường: 81<br />
BN (56,3%); tăng cân: 6 BN (4,2%).<br />
Những thay đổi trong cơ thể nhẹ và<br />
trung bình BN dễ bỏ qua, không điều<br />
chỉnh lại chế độ ăn, chế độ điều trị. Vì<br />
vậy, những BN này rơi vào tình trạng<br />
SDD nặng, chất lượng cuộc sống giảm.<br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp với<br />
nghiên cứu của Janardhan V và CS<br />
(2010): 91% BN SDD từ mức độ nhẹ tới<br />
nặng, điểm SGA trung bình nhóm<br />
nghiên cứu là 17,9 ± 2,85. Theo Oliveria<br />
CM và CS (2010), tỷ lệ SDD là 94,8%,<br />
của Segall L và CS (2009) là 89,36%.<br />
So sánh tình trạng SDD theo SGA và<br />
albumin máu hoặc BMI, chúng tôi nhận<br />
thấy nếu chỉ sử dụng albumin với mức<br />
< 35 g/l đánh giá SDD thì tỷ lệ SDD<br />
trong nghiên cứu là 25,7%, còn theo<br />
BMI là 39,6%, như vậy, một số lượng<br />
lớn BN SDD cần điều chỉnh chế độ ăn<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho<br />
thấy, tuổi liên quan đến tình trạng dinh<br />
dưỡng ở BN STMT lọc máu chu kỳ.<br />
Điểm SGA ở nhóm > 60 tuổi nhiều hơn<br />
nhóm ≤ 60 tuổi có ý nghĩa (p < 0,05).<br />
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với<br />
sinh lý con người và những nghiên cứu<br />
trước đó. Chúng tôi cho rằng, để đảm<br />
bảo dinh dưỡng, BN lọc máu cần được<br />
cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động<br />
hàng ngày và năng lượng tiêu hao trong<br />
quá trình lọc máu. Những BN này phải<br />
có một chế độ ăn đặc biệt để duy trì<br />
trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, BN lớn<br />
tuổi thường có hiệu quả lọc máu thấp<br />
hơn BN trẻ tuổi vì họ hay bị biến chứng<br />
trong quá trình lọc máu, BN thường<br />
bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm dẫn đến<br />
không có cảm giác ăn ngon miệng.<br />
119<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
Thời gian lọc máu (tháng).<br />
<br />
Đồ thị 1: Tương quan điểm SGA với<br />
thời gian lọc máu.<br />
Có mối tương quan thuận, mức độ<br />
vừa có ý nghĩa giữa điểm SGA với thời<br />
gian lọc máu, r = 0,31, (p < 0,05). Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, thời gian lọc<br />
máu trung bình là 70,3 ± 39,4 tháng.<br />
Điểm SGA tương quan thuận, mức độ<br />
vừa có ý nghĩa với thời gian lọc máu với<br />
hệ số tương quan r = 0,31, (p < 0,05).<br />
Như vậy, thời gian lọc máu càng dài,<br />
mức độ SDD càng nặng, điều này cho<br />
thấy các nhà lâm sàng cần chú ý hơn nữa<br />
chế độ dinh dưỡng và có chế độ dinh<br />
dưỡng phù hợp với những BN có thời<br />
gian lọc máu dài.<br />
Bảng 4: Liên quan giữa SGA với rối<br />
loạn lipid máu.<br />
TÌNH TRẠNG RỐI<br />
LOẠN LIPID MÁU<br />
<br />
SGA<br />
( X ± SD)<br />
<br />
Có ít nhất 1 thành<br />
phần (n = 63)<br />
<br />
17,31 ± 3,7<br />
<br />
Không (n = 81)<br />
<br />
13,94 ± 3,2<br />
<br />
Nhiều tác giả trên thế giới khẳng định<br />
rối loạn lipid máu liên quan với tình<br />
trạng SDD ở BN STMT có và chưa có<br />
can thiệp lọc máu. Chúng tôi thấy, BN<br />
rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu<br />
có SGA trung bình (17,31 ± 3,7) cao<br />
hơn có ý nghĩa so với nhóm không có<br />
rối loạn lipid máu (SGA nhóm này là<br />
13,94 ± 3,2) (p < 0,05). Để lý giải cho<br />
tình trạng này, chúng tôi cho rằng rối<br />
loạn lipid máu liên quan đến rối loạn<br />
chuyển hóa protid và glucid ở BN<br />
STMT lọc máu chu kỳ, những rối loạn<br />
này cũng liên quan đến tình trạng viêm,<br />
mức độ sử dụng dài ngày heparin, một<br />
chất chống đông cần cho quá trình lọc<br />
máu. SDD và rối loạn lipid máu có mối<br />
quan hệ nhân quả.<br />
<br />
Điểm SGA<br />
<br />
Điểm SGA<br />
<br />
BN rối loạn lipid máu có điểm SGA<br />
trung bình cao hơn nhóm không rối loạn<br />
lipid máu có ý nghĩa (p < 0,05).<br />
<br />
p<br />
Nồng độ CRP (g/l)<br />
< 0,05<br />
<br />
Đồ thị 2: Tương quan giữa điểm SGA<br />
với nồng độ CRP máu.<br />
120<br />
<br />