intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lợn rừng và vị thuốc dã trư

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

99
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lợn rừng và vị thuốc dã trư Lợn rừng (Sus scrofa L.) thuộc họ lợn (Suidae), tên khác là lợn lòi, heo rừng, là loài thú rừng cỡ lớn. Thân dài 1-1,3m, cao 50-60cm. Đầu to, mõm dài nhọn, tai to vểnh, mũi nhỏ bẹt, răng nanh dài và tầy, nanh dưới lộ hẳn ra ngoài và uốn cong lên. Lưng phẳng, gồ cao ở phía trước gần gáy, thuôn dần về phía sau, đuôi ngắn. Bụng thon nhỏ, không xệ như lợn nhà. Chân cao mảnh, có móng guốc nhỏ. Da rất dày phủ bởi lớp lông rậm, dài và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lợn rừng và vị thuốc dã trư

  1. Lợn rừng và vị thuốc dã trư Lợn rừng (Sus scrofa L.) thuộc họ lợn (Suidae), tên khác là lợn lòi, heo rừng, là loài thú rừng cỡ lớn. Thân dài 1-1,3m, cao 50-60cm. Đầu to, mõm dài nhọn, tai to vểnh, mũi nhỏ bẹt, răng nanh dài và tầy, nanh dưới lộ hẳn ra ngoài và uốn cong lên. Lưng phẳng, gồ cao ở phía trước gần gáy, thuôn dần về phía sau, đuôi ngắn. Bụng thon nhỏ, không xệ như lợn nhà. Chân cao mảnh, có móng guốc nhỏ. Da rất dày phủ bởi lớp lông rậm, dài và cứng, nhất là ở cổ và bả vai. Bộ lông màu xám đen. Lợn đực to hơn lợn cái. Lợn rừng phân bố ở miền rừng núi, trung du và các hải đảo, nhiều nhất ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Nó sống ở thung lũng ven sông suối, các trảng cỏ cao, cây bụi, rừng nguyên sinh và thứ sinh. Nhiều bộ phận của lợn rừng được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. - Thịt lợn rừng (dã trư nhục) chứa 17% protein, 0,5% lipid, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tư bổ, nhuận da, trị hư nhược, trừ kinh giản, cầm máu, chữa sốt rét, động kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu. Dạng dùng thông thường là thức ăn – vị thuốc, nấu ăn hằng ngày. - Mỡ lợn rừng (dã trư cao). Khi săn bắn được lợn rừng, đồng bào miền núi thường lột da, rồi treo trên giàn bếp (mỡ lợn có rất ít ở thịt mà chỉ khu trú ở dưới lớp da và ngay trong da). Khi cần mỡ, họ hơ da lợn lên than hồng để mỡ chảy ra, hứng lấy mà dùng. Họ lấy mỡ đến khi da teo quắt lại mới thôi. Mỡ lợn rừng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm tăng tiết sữa và làm se. Phụ nữ sau khi sinh con, nếu thiếu sữa, thường lấy mỡ lợn rừng, 1-2 thìa cà phê, hòa với ít rượu, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng mỡ lợn rừng bôi ngoài để chữa bỏng, nhọt độc, ghẻ ngứa, vết thương. - Mật lợn rừng (dã trư đảm) chứa acid chenodesoxycholic, acid 3a– hydroxy-6-oxo-5a cholanic, acid lithocholic, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mỗi lần dùng 1,5-2g mật hòa với rượu, uống chữa sản hậu, thũng độc (tài liệu nước ngoài). Dùng ngoài, bôi nước mật để chữa bỏng lửa.
  2. - Dương vật và tinh hoàn lợn rừng (dã trư âm kinh) phơi hoặc sấy khô, giã nhỏ, rây bột mịn; ngày uống 6-12g chữa liệt dương, di tinh, lưng đau, gối mỏi. Dùng ngoài, lấy dương vật giã nhỏ với nõn cây chuối rừng, đắp băng để rút tên, đạn hoặc que cắm vào da thịt. (Kinh nghiệm của đồng bào Tây Nguyên). Người ta còn dùng móng chân lợn rừng (dã trư đề) sao với cát cho phồng, tán bột uống để chữa trúng phong, tê bại. Phân lợn rừng (dã trư phẩn) chữa hoàng đản, thủy thũng, đầy chướng. Răng lợn rừng (dã trư nha) chữa sốt cao, phát cuồng, ung nhọt, thổ huyết. Sỏi mật lợn rừng (dã trư hoàng) chữa kinh phong, kiết lỵ ra máu, mụn lở chảy nước vàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2