Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học "Nhạc múa Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu và khái quát về lịch sử nhạc múa Việt Nam; Cấu trúc, chất liệu và tính chất âm nhạc trong các tác phẩm nhạc múa Việt Nam; Các yếu tố cấu thành nhạc múa trong mối quan hệ với kịch bản và hình tượng múa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM BÙI PHƯƠNG HẢO NHẠC MÚA VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : ÂM NHẠC HỌC MÃ SỐ : 62 21 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN BÌNH ĐỊNH Hà Nội - 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bầy trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Bùi Phương Hảo
- ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………… 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NHẠC MÚA VIỆT NAM………………………………….. 9 1.1 Cơ sở lý luận ……….…………………………………………………………………………. 9 1.1.1 Các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về múa…….…………………..………………… 10 1.1.2 Các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về nhạc múa……………..…………………….. 13 1.1.3 Vai trò của âm nhạc trong tác phẩm múa………..………………………………… 15 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu………………………………..…………………………… 16 1.2.1 Hệ thống các công trình ngiên cứu……………………………..…………………… 17 1.2.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu………...…………………………….……………… 26 1.3 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của nhạc múa Việt Nam………..…… 30 1.3.1 Tình hình sáng tác nhạc múa giai đoạn 1945 -1975……………………………… 31 1.3.2 Tình hình sáng tác nhạc múa sau năm 1975 (1975 – 2015)…...………………… 41 Tiểu kết chương 1………………………………………………………………………………… 53 Chương 2: CẤU TRÚC, CHẤT LIỆU VÀ TÍNH CHẤT ÂM NHẠC TRONG CÁC TÁC PHẨM NHẠC MÚA VIỆT NAM…………………………………………….. 54 2.1 Cấu trúc trong các tác phẩm nhạc múa Việt Nam……………………………………….. 54 2.1.1 Cấu trúc 2 phần………..……………………………………………………………… 54 2.1.2 Cấu trúc 3 phần………………..……………………………………………………… 56 2.1.3 Cấu trúc nhiều phần……………………………………...…………………………… 57 2.2 Chất liệu âm nhạc trong các tác phẩm nhạc múa Việt Nam……………………………. 60 2.2.1 Chất liệu dân ca dân vũ………………………………………………………………... 61 2.2.2 Chất liệu âm nhạc sân khấu truyền thống…………………………………………… 78 2.2.3 Chất liệu ca khúc……………………………………………………………………….. 82 2.3 Tính chất âm nhạc trong các tác phẩm nhạc múa Việt Nam……………………………. 85 2.3.1 Tính chất âm nhạc trong múa đơn (solo)….………………………………………… 85 2.3.2 Tính chất âm nhạc trong múa đôi (duo)…………………………………………….. 88 2.3.3 Tính chất âm nhạc trong múa ba (trio)………………………………….................. 90 2.3.4 Tính chất âm nhạc trong múa tập thể (ensemble)………………………………….. 91 Tiểu kết chương 2………………………………………………………………………………… 94 Chương 3: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NHẠC MÚA TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KỊCH BẢN VÀ HÌNH TƯỢNG MÚA.................................................................. 95 3.1 Xây dựng chủ đề âm nhạc theo nội dung đê tài trong mối quan hệ với kịch bản và hình tượng múa ……………………………………………………………………………………………. 95 3.1.1 Xây dựng chủ đề âm nhạc về đề tài ca ngợi quê hương đất nước……………………. 96 3.1.2 Xây dựng chủ đề âm nhạc về đề tài đấu tranh bảo vệ Tổ quốc……………………….…. 102 3.1.3 Xây dựng chủ đề âm nhạc về đề tài về ước mơ, khát vọng…………………………….. 106 3.1.4 Xây dựng chủ đề âm nhạc về đề tài người phụ nữ và tình yêu đôi lứa…………………………. 109 3.2 Các thủ pháp phát triển chủ đề trong mối quan hệ với kịch bản và hình tượng múa.. 116 3.2.1 Thủ pháp nhắc lại nguyên dạng……………………………………………………… 116 3.2.2 Thủ pháp nhắc lại có thay đổi………………………………………………………… 119 3.3 Các phương thức sử dụng luật nhịp và tiết tấu để phù hợp với kịch bản và hình tượng múa .. 122 3.3.1 Sử dụng luật nhịp……………………………………………………………………….. 122 3.3.2 Sử dụng tiết tấu ………………………………………………………………………… 125 3.4 Hòa âm, phối khí …………………………………………………………………………….. 134 3.4.1 Hòa âm…………………………………………………………………………………… 134 3.4.2 Phối khí………………………………………………………………………………….. 140 Tiểu kết chương 3………………………………………………………………………………… 151 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………. 156
- iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NMVN Nhạc múa Việt Nam NCS Nghiên cứu sinh NXB Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PL Phụ lục TS Tiến sĩ tr. Trang VD Ví dụ
- iv GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN ÁN Cấu trúc: dùng để chỉ tất cả các nhân tố cấu thành sự vật cùng cách sắp xếp, phương thức tổ chức các nhân tố ấy nhằm đảm bảo về sự vật đó tồn tại và phát triển [68, tr.40]. Cấu trúc âm nhạc: bao gồm toàn bộ các yếu tố cấu thành tác phẩm đó là các phương tiện thể hiện nội dung và trong một số trường hợp nó còn gồm bao hàm cả hình thức. Các phương tiện thể hiện nội dung gồm: giai điệu, tiết tấu, tiết luật, âm sắc, âm khu, cường độ, cách cấu tạo… Còn các phương tiện thể hiện của hình thức là trình tự chứa đựng các phần, các chủ đề trong tác phẩm [68, tr.40]. Chất liệu: cái dùng làm vật liệu, tư liêu để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật là tư liệu để tạo ra sản phẩm [92, tr.244]. Chất liệu âm nhạc: là các tư liệu và yếu tố âm nhạc (quãng, âm hình tiết tấu, âm điệu, nhịp điệu… để tạo nên những tác phẩm âm nhạc. Phương thức: cách thức và phương pháp [92, tr.766]. Trình diễn: đưa ra diễn trước công chúng. Phương thức trình diễn: là sự lựa chọn cách thức và phương pháp phù hợp được áp dụng để đưa ra biểu diễn trước công chúng (phương thức trình diễn trong múa đơn, phương thức trình diễn trong múa đôi…) Cách viết ký hiệu các âm: Sử dụng các chữ cái theo hệ thống Anh - Mỹ để viết ký hiệu các âm, với quy ước theo cuốn Thuật ngữ chuyên ngành âm nhạc của Nguyễn Bách [6, tr.16]. C, D, E, F, G, A, B = Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si Cách viết tên giọng trưởng: Dùng ký hiệu âm chủ (âm I) viết bằng chữ in hoa, kèm theo thuật ngữ chỉ tính chất trưởng (Major). Ví dụ: C major - Đô trưởng, D major - Rê trưởng Cách viết tên giọng thứ: dùng ký hiệu âm chủ (âm I) viết bằng chữ thường kèm theo thuật ngữ chỉ tính chất thứ (minor).
- v Ví dụ: a minor (La thứ), e minor (mi thứ). Trong luận án chúng tôi gọi các dạng thang âm điệu thức trong tác phẩm nhạc múa theo những cách gọi của các nhà nghiên cứu như dưới đây: Theo cuốn Thang âm điệu thức trong âm nhạc cổ truyền một số dân tộc miền Nam Việt Nam do Viện Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1993, tác giả Lư Nhất Vũ đưa ra cách gọi các dạng điệu thức trong dân ca người Việt ở Bắc Bộ được sắp xếp theo thứ tự: Bắc, Nam, Xuân, Oán và những biến thể của các điệu này [PL15, tr.185]. Ngoài ra, còn có một dạng điệu thức 5 âm (tương ứng với điệu Cung của Trung Hoa) xuất hiện nhiều trong dân ca, dân nhạc ở miền Bắc và miền Trung như: Quan họ, Hát Xoan, Chèo… Trong cuốn Âm nhạc Quan họ của Nguyễn Trọng Ánh gọi là điệu thức loại 1, trong luận án này chúng tôi tạm gọi là điệu
- vi Huỳnh theo (nhà nghiên cứu Hoàng Kiều trong cuốn Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền gọi là cung Huỳnh) [52, tr.86]. Ví dụ: Về điệu thức trong các tác phẩm có sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian Tây Nguyên, chúng tôi sẽ sử dụng theo cách gọi của nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan trong bài viết Việt Nam một tụ điểm của thế giới ngũ cung phong phú đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật số 1 (1992). Theo đó các tác giả đã sắp xếp thang âm Tây Nguyên được sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3 như sau:
- vii BẢNG THỐNG NHẤT TÊN GỌI CÁC NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY TRONG LUẬN ÁN Violoncello Violin Viola Double bass Guitar Harpe Oboe Flute Clarinet Bassoon Double bassoon Tuba Trumpet French horn Campanelli Xylophone Cymbals Piano Organ điện
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.2a: Tổng hợp dạng 1 - cấu trúc nhiều phần trong tác phẩm nhạc múa Việt Nam……………………………………………………………….. 59 Bảng 2.2b: Tổng hợp dạng 2 - cấu trúc nhiều phần trong tác phẩm nhạc múa Việt Nam……………………………………………………………….. 60 Bảng 2.3: Tổng kết về chất liệu trong các tác phẩm nhạc múa Việt Nam….. 60 Bảng 2.4: Xây dựng chủ đề âm nhạc dựa trên nét giai điệu dân ca………… 67 Bảng 2.5: Sử dụng thang năm âm…………………………………………... 74 Bảng 2.6: Tính chất âm nhạc trong một số phương thức trình diễn múa…… 93 Bảng 3.1: Xây dựng chủ đề âm nhạc về đề tài quê hương đất nước………... 101 Bảng 3.2: Tổng hợp cách xây dựng chủ đề âm nhạc về đề tài đấu tranh bảo vệ tổ quốc…………………………………………………………………… 105 Bảng 3.3: Xây dựng chủ đề âm nhạc về đề tài ước mơ, khát vọng…………. 109 Bảng 3.4: Tổng hợp cách xây dựng chủ đề âm nhạc về đề tài phụ nữ và tình yêu đôi lứa…………………………………………………………………... 116 Bảng 3.5: Tỷ lệ sử dụng luật nhịp và tiết tấu trong các tác phẩm nhạc múa Việt Nam……………………………………………………………………. 122 Bảng 3.6: Khai thác luật nhịp……………………………………………….. 125 Bảng 3.7: Tiết tấu lấy chất liệu từ nhạc múa dân gian của các dân tộc……... 134 Bảng 3.8: Tổng kết tác phẩm nhạc múa Việt Nam sử dụng các chồng quãng 4, quãng 5…………………………………………………………………… 135 Bảng 3.9: So sánh số lượng tác phẩm trong ba nhóm phối khí các nhạc cụ... 141
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ thuở sơ khai của nghệ thuật múa, nhạc và múa đã luôn luôn gắn liền, song hành cùng nhau. Khi nói đến múa thì không thể tách rời âm nhạc bởi lẽ nhạc múa chính là tiếng nói thứ hai của nghệ thuật múa, nhằm tạo hình tượng cùng với múa. Từ lâu, chúng ta đã thống nhất và khẳng định là âm nhạc giữ vai trò quan trọng trong múa. J.Nover, nhà biên đạo múa và nhà lý luận múa nổi tiếng của Pháp thế kỉ XVIII đã viết một câu khá súc tích để diễn đạt quan hệ giữa âm nhạc và múa:“Âm nhạc là linh hồn của múa” [72, tr.495]. Nếu âm nhạc có chất lượng tốt sẽ đồng hành cùng với múa để thể hiện nội dung tư tưởng của chủ đề, khắc họa hình tượng, bối cảnh, miêu tả các tình huống, các tâm trạng, tình cảm, phong thái, tính cách… Ở các nước phương Tây, từ thời xa xưa các điệu nhạc múa cũng đã được thực hiện bằng các nhạc cụ như: các loại nhạc cụ hơi (tiêu, sáo, tù và…) các nhạc cụ gảy (đàn lia, đàn harp) và các nhạc cụ gõ. Trong thời đại phong kiến, âm nhạc và múa giữ vai trò quan trọng đối với các sinh hoạt nghệ thuật, nghi lễ giao tiếp, khánh tiết… của đời sống quý tộc và cung đình. Ngoài ra, âm nhạc và múa không thể thiếu trong các nghi lễ phong tục, vũ hội và các dịp lễ tết… Thế kỷ XVI - XVII ở châu Âu đã xuất hiện những điệu nhạc múa cổ như: Pa-va-na, A-lơ-măng, Cu-răng, Gi-ga… những điệu nhạc múa này hầu hết bắt nguồn từ nền nghệ thuật múa dân gian và thường được gọi là các vũ khúc (Dance Music). Ở Việt Nam, một quốc gia có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những điệu múa riêng của mình. Trong mỗi điệu múa lại có những giai điệu âm nhạc khác nhau, đặc trưng cho từng điệu múa. Tuy nhiên, một sân khấu múa chuyên nghiệp hoàn thiện, trong đó phần âm nhạc là một chủ thể độc lập mà tác
- 2 phẩm múa cũng chỉ thực sự được khẳng định cùng với sự trưởng thành của ngành múa Việt Nam từ sau những năm 50 năm. Trải qua quá trình hình thành và phát triển những giai điệu đặc trưng đó đã được chắt lọc và gọt giũa trở thành những tác phẩm âm nhạc cho múa hoàn chỉnh. Những tác phẩm nhạc múa đó đòi hỏi những sáng tạo của các nhạc sĩ. Giữa múa và âm nhạc có sự đồng nhất về nội dung, hình tượng nghệ thuật, kết cấu tác phẩm, chất liệu âm nhạc và quan trọng là âm nhạc cho múa khi vang lên phải khắc họa những hình tượng, tính cách, bản chất, thẩm mỹ của tác phẩm múa. Thậm chí có tác phẩm nhạc múa khi tách ra đứng độc lập thì cũng có thể trở thành tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Ví dụ: tác phẩm Hồ Thiên Nga của P.I.Tchaikovsky … Trong nhiều năm qua, chưa thấy có một công trình lớn nào nghiên cứu chuyên sâu một cách cụ thể về những tác phẩm nhạc múa Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số công trình mang tính chất nghiên cứu tổng thể về loại hình nghệ thuật múa mà trong đó có đề cập đến mối liên quan của âm nhạc. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, sự gắn bó mật thiết giữa nghệ thuật âm nhạc và nghệ thuật múa có thể ví như hai người bạn đời thủy chung và cùng nhau tồn tại, phát triển trong suốt quá trình lịch sử của nền nghệ thuật múa. Một mảng trong sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam là nhạc múa, lĩnh vực này có rất nhiều nhạc sĩ tham gia, trong đó xuất hiện những sáng tác của một số nhạc sĩ ở các giai đoạn khác nhau. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nổi bật với các tác phẩm nhạc múa của các tác giả như: Nguyễn Đức Toàn với nhạc múa Sạp, Vũ Trọng Hối với nhạc múa Đánh tầu, Văn Chung với nhạc múa Trồng bông dệt vải... Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, công chúng được biết đến các tác phẩm nhạc múa : Dưới trăng của Nguyễn Văn Thương, Múa nón của Lê Lan, múa Rông chiêng của Văn Thắng. Kịch múa Tấm Cám của Văn Chi và Nguyễn Văn Thương, Rừng thương nỗi nhớ của Đàm Linh... nhạc sĩ Nguyễn Đình Tích với tác phẩm múa Ka tu, Xòe hoa, Bài ca chim Chơ rao... Tiếp theo, công chúng
- 3 còn được đón nhận các tác phẩm nhạc múa của nhạc sĩ Xuân Hòa như: Cánh chim và mặt trời, múa hài hước Một ông hai bà, Trống đồng... nhạc sĩ Nhật Lai với các tác phẩm múa viết về con người và thiên nhiên ở Tây Nguyên, đó là Vũ kịch Thạch Sanh, Tiếng cồng mùa xuân... Các tác phẩm của những thế hệ nhạc sĩ như: Đôn Truyền, Trần Quý, Huy Thục... Nếu như ở thời kỳ trước sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm hầu hết đến từ các nước Xã hội Chủ nghĩa như Liên Xô và Trung Quốc... thì nay sự trao đổi văn hóa và việc học tập tiếp thu tinh hoa âm nhạc thế giới đã được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau. Một số nhạc sĩ được đi học tập ở các nước châu Âu, ngoài ra có một số nhạc sĩ đã học hỏi qua sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, các phương tiện truyền thông như Internet... Từ đó họ đã có nhiều tìm tòi mới sáng tạo hơn về ngôn ngữ và phong cách âm nhạc nói chung và nhạc múa nói riêng. Trên sân khấu múa chuyên nghiệp xuất hiện nhiều nhạc sĩ sáng tác cho múa như: Doãn Nho, An Thuyên, Vũ Minh Vỹ, Nguyễn Chín, Doãn Tiến, Nguyễn Tiến, Đặng Hùng, Phạm Tịnh, Đức Trịnh, Viết Thân, Đinh Linh... Bối cảnh thế kỷ XXI, thế kỷ toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực, đã và đang mở ra những cơ hội và thách thức mới. Văn hóa nghệ thuật nói chung, múa và âm nhạc nói riêng, đã và đang tìm cho mình những bước đi mới để thích ứng và phát triển. Các nhạc sĩ luôn luôn tìm tòi cái mới để có được những tác phẩm âm nhạc trở thành phần hồn trong tác phẩm múa, mang giá trị thẩm mỹ giá trị nghệ thuật và tính giáo dục cao. Sự hiện diện của nhạc múa Việt Nam trên sân khấu trong và ngoài nước cũng như trong các phương tiện truyền thông đại chúng đã đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng Việt Nam đương đại đem đến sự cảm nhận rõ ràng về một đất nước Việt Nam đang phát triển trong mắt bạn bè quốc tế. Vậy mà cho tới nay vẫn chưa có một tài liệu hoặc một công trình chính thức nào để nhìn nhận đánh giá vai trò cũng như những giá trị của nhạc múa Việt Nam, qua đó có những
- 4 ghi nhận tổng kết khách quan đúng mức về loại hình sáng tạo nghệ thuật này. Xuất phát từ những nhận thức và suy nghĩ đã nêu trên cùng với nhu cầu cấp bách của tình hình nghiên cứu đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài làm đối tượng nghiên cứu cho luận án của mình là : “ NHẠC MÚA VIỆT NAM ” 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận án sẽ làm rõ đặc điểm của phần âm nhạc trong tác phẩm múa Việt Nam, khẳng định vai trò, ý nghĩa và giá trị của nhạc múa trong nghệ thuật múa nói riêng cũng như trong nền âm nhạc Việt Nam nói chung. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan các khái niệm, các vấn đề về lý thuyết và các công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho luận án. - Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của NMVN để có cơ sở thực tiễn cho đề tài. - Phân tích về nội dung, hình thức và đặc điểm cơ bản của các tác phẩm NMVN để có cơ sở nhận diện, xác định phân loại tác phẩm. - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành nhạc múa trong mối quan hệ về kịch bản và hình tượng múa như: cách thức xây dựng chủ đề âm nhạc, phương thức sử dụng luật nhịp, cách thức phát triển tiết tấu, hòa âm, phối khí trong các tác phẩm NMVN trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, đánh giá về vai trò và giá trị của NMVN. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu nội dung, đề tài, đặc điểm âm nhạc trong các hình thức múa, các yếu tố cấu thành nhạc múa như: cấu trúc, chất liệu, cách xây dựng và phát
- 5 triển chủ đề, phương thức sử dụng tiết tấu, luật nhịp, hòa âm, phối khí... trong mối quan hệ với kịch bản và hình tượng múa. Nghiên cứu về vai trò giá trị của âm nhạc trong tác phẩm múa và vị trí của nó trong nền âm nhạc Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong các tác phẩm NMVN, là những tác phẩm nhạc múa được sáng tác dành cho các tiết mục múa trên sân khấu ca - múa - nhạc chuyên nghiệp trong đó bao gồm những tác phẩm viết cho dàn nhạc dân tộc, dàn nhạc giao hưởng, nhóm nhạc cụ dân tộc, ban nhạc có sự kết hợp giữa các nhạc cụ dân tộc với nhạc cụ phương Tây, hoặc viết cho một piano của một số nhạc sĩ được lựa chọn theo tiêu chí sau: Các tác phẩm nhạc múa đã được lựa chọn và phân tích trong luận án là những tác phẩm tiêu biểu, do những nhạc sĩ chuyên nghiệp là hội viên hội Nhạc sĩ Việt Nam sáng tác ra dựa trên cơ sở nội dung, tính chất, cấu trúc, của kịch bản múa cùng với những ý đồ thể hiện của tác giả kịch bản và biên đạo múa. Những tác phẩm này, đã được biểu diễn trên sân khấu, đã được thu âm, có trường hợp đã được in ấn xuất bản, hoặc đạt huy chương Vàng, huy chương Bạc ở các hội diễn chuyên nghiệp trong nước và ngoài nước, có tác phẩm đã được Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao giải về sáng tác. Số lượng tác phẩm được lựa chọn để sử dụng trong luận án là 56 tác phẩm. Ngoài ra chúng tôi không phân tích âm nhạc trong các tác phẩm kịch múa Việt Nam. Các nhạc sĩ mà chúng tôi lựa chọn tác phẩm để nghiên cứu gồm những nhạc sĩ gạo cội đã có nhiều đóng góp ở lĩnh vực sáng tác nhạc múa từ giai đoạn năm 1945 - 1975 và đến giai đoạn sau năm 1975 họ vẫn tiếp tục sáng tạo những tác phẩm mới như: Nguyễn Văn Thương, Vĩnh Cát, Nguyễn Đình Tích, Xuân Hòa, Nhật Lai... Bên cạnh đó, là những tác phẩm của các nhạc sĩ trưởng thành sau năm 1975 như Trần Quý, Đôn Truyền, Ca Lê Thuần, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Tiến, Doãn Tiến, An Hiếu, Vũ Minh Vỹ, Trọng Đài, Doãn Nguyên, Đỗ
- 6 Bảo... Thực tế ở Việt Nam việc in ấn và biểu diễn các tác phẩm NMVN còn gặp nhiều khó khăn. Khi tiến hành sưu tầm các tác phẩm dùng cho việc nghiên cứu của luận án, chúng tôi không có điều kiện có được tất cả các tác phẩm của các nhạc sĩ, bởi có những tác phẩm đã từng dàn dựng, biểu diễn, nhưng không có bản phổ ký âm trên giấy, hoặc có bản chép tay nhưng đã bị thất lạc... do vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trong 56 tác phẩm. Danh sách cụ thể của 56 tác phẩm dùng trong luận án chúng tôi trình bày ở phần phụ lục. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản nên để hoàn thành luận án, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn trong đó có các phương pháp như sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp phân tích: tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành để tìm ra ra đặc điểm của phần âm nhạc trong các tác phẩm múa. - Phương pháp thống kê: liệt kê, xác định tần suất, mức độ xuất hiện của các đặc điểm được phân tích để có được những kết luận chung xác đáng, khách quan. - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa: sử dụng để nghiên cứu đánh giá quá trình hình thành và phát triển các thể loại NMVN trong nền âm nhạc mới Việt Nam. - Phương pháp so sánh: nhằm làm rõ sự khác biệt trong đặc điểm âm nhạc của các tác giả, đặc điểm của các tác phẩm NMVN với các thể loại khác. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- 7 - Phương pháp quan trắc: tiến hành đi nghe và xem biểu diễn các tác phẩm múa để có cảm nhận cụ thể, trực tiếp, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá một cách chính xác. - Phương pháp chuyên gia, tiến hành gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn các nhạc sĩ sáng tác, những người viết kịch bản múa, biên đạo múa, những nhà nghiên cứu múa để giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu được sát thực và đầy đủ các khía cạnh. 5. Đóng góp của đề tài - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu về đặc điểm và vai trò giá trị của nhạc múa Việt Nam dưới góc độ Âm nhạc học. - Luận án đưa ra những đánh giá, tổng kết về quá trình hình thành và phát triển của NMVN qua hai giai đoạn từ năm 1945 - 1975 và sau 1975 với những thông tin dữ liệu cụ thể có minh chứng. - Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò giá trị của nhạc múa và những hiểu biết về phương pháp sáng tác âm nhạc cho các tác phẩm múa. - Giúp cho những người làm công tác đào tạo, sáng tác, biểu diễn và nghiên cứu có thêm những cơ sở lý luận, những kinh nghiệm được đúc kết qua thực tế các tác phẩm nhạc múa để vận dụng vào công việc chuyên môn của mình, qua đó có được những thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn. - Bước đầu góp phần bổ xung tư liệu thiết thực trong việc tổng kết, đánh giá những giá trị của các tác phẩm nhạc múa Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tập hợp danh mục những tác phẩm có giá trị sử dụng cho việc biểu diễn của các nhà hát, các đơn vị biểu diễn nghệ thuật; phục vụ cho các chương trình đào tạo chính quy của Học viện Múa Việt Nam cũng như các cơ sở đào tạo múa khác ở Việt Nam. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và giảng dạy loại hình nghệ thuật múa dân gian, múa đượng đại, múa cổ điển châu Âu, múa
- 8 truyền thống Việt Nam, kỹ thuật biểu diễn tác phẩm múa tại Học viện Múa Việt Nam cũng như ở một số cơ sở đào tạo múa khác trên toàn quốc. - Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài còn bổ sung một phần tư liệu cho môn học Lịch sử Nghệ thuật múa Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng sáng tác, bồi dưỡng, đào tạo múa ở Việt Nam. 6. Bố cục luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, bố cục của luận án gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu và khái quát về lịch sử nhạc múa Việt Nam . Chương 2: Cấu trúc, chất liệu và tính chất âm nhạc trong các tác phẩm nhạc múa Việt Nam. Chương 3: Các yếu tố cấu thành nhạc múa trong mối quan hệ với kịch bản và hình tượng múa.
- 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NHẠC MÚA VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận Hiện nay ở nước ta chưa có một cuốn từ điển nào trong lĩnh vực nghệ thuật múa và âm nhạc bằng tiếng Việt có đủ hàm lượng lớn về số từ, bao quát được nhiều lĩnh vực chuyên sâu thuộc lĩnh vực nhạc múa. Do vậy việc thống nhất các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn về nhạc múa là việc làm còn gặp nhiều khó khăn. Việc phân tích các khái niệm liên quan để đưa ra nội hàm cho thuật ngữ NMVN sử dụng trong luận án này, không chỉ giúp cho việc giới hạn phạm vi nghiên cứu được rõ ràng, mà còn khẳng định vị trí, ý nghĩa của đề tài cũng như phạm vi ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực âm nhạc học và sáng tác âm nhạc. Trong luận án này, về thuật ngữ chuyên môn múa, chúng tôi dựa vào một số công trình nghiên cứu chuyên khảo của các nhà nghiên cứu múa như cuốn Khái luận nghệ thuật múa Việt Nam của tác giả Lê Ngọc Canh do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội ấn hành năm 1997, cuốn Nghệ thuật biên đạo múa của tác giả Nguyễn Thị Hiển do Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội xuất bản năm 2008, cuốn Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - quốc tế hóa của tác giả Trần Văn Hải do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2020. Về lĩnh vực âm nhạc học chúng tôi dựa vào cuốn Các thể loại âm nhạc người dịch Lan Hương, do Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội phát hành năm 1981; cuốn Phân tích tác phẩm âm nhạc của tác giả Nguyễn Thị Nhung do Nhạc viện Hà Nội phát hành năm 2005; cuốn Cấu trúc dân ca người Việt của tác giả Bùi Huyền Nga do Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội ấn hành năm 2012 và cuốn Tổng
- 10 tập âm nhạc Việt Nam tác giả và tác phẩm, do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội ấn hành năm 2010. 1.1.1. Các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về múa Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hiển trong cuốn Nghệ thuật biên đạo múa do Nhà xuất bản Văn học Hà Nội xuất bản năm 2008. Bà đã định nghĩa về múa như sau: Múa là loại hình nghệ thuật tổng hợp, một tác phẩm múa được tạo nên bởi nhiều thành phần như kịch bản, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, múa và nghệ thuật biểu diễn của diễn viên…[30, tr.11]. + Múa dân gian Việt Nam: là loại múa do người dân các tộc người ở Việt Nam sáng tạo ra, đây là một loại múa phổ biến nhất trong các loại, các hình thái múa. Nó mang trong mình những đặc tính riêng của nền nghệ thuật mỗi tộc người. Múa dân gian của các tôc người ở Việt Nam được sinh ra, được nuôi dưỡng phát triển dưới bàn tay khối óc và trái tim sinh ra từ khối óc, trái tim và của nhân dân, nó đã và sẽ tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của nhân dân. Nội dung hình thức trong múa dân gian Việt Nam phản ánh những khía cạnh tình cảm, tư tưởng, quan niệm, thẩm mỹ của nhân dân, được nhân dân yêu thích và tham gia vui múa [8, tr.64]. + Múa đương đại Việt Nam: là loại múa do các nhà biên kịch múa, đạo diễn múa hoặc các nghệ sĩ múa Việt Nam có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản sáng tạo nên. Nội dung, hình tượng của những tác phẩm này có thể liên quan đến quá khứ hoặc những câu chuyện trong đời sống hiện tại còn về hình thức múa, động tác múa, cách thể hiện … dựa vào nghệ thuật chuyển động cơ thể tự nhiên bằng ngôn ngữ động tác trước hiện thực của người diễn viên múa được liên kết lại để tạo hình đường nét, mảng khối về cái đẹp, biểu cảm đa chiều đời sống của con người trong tự nhiên và xã hội đương đại [28, tr.45]. + Múa truyền thống Việt Nam là những tổ hợp các động tác cơ bản, được tổ chức thống nhất liên kết, hỗ trợ lẫn nhau nhằm mục đích đầu tiên là huấn luyện
- 11 năng lực cơ bản cho diễn viên và làm cơ sở cho ngôn ngữ kịch múa dân tộc [73, tr.15]. + Múa cổ điển châu Âu: (thường gọi là Ballet), một loại hình nghệ thuật múa chuyên nghiệp “bác học” được sáng tác và dàn dựng với ngôn ngữ múa cổ điển châu Âu. Nó thuộc loại hình nghệ thuật không gian, thời gian và mang tính tích hợp, trong đó có sự kết hợp của các loại hình nghệ thuật khác như kịch câm, âm nhạc, mỹ thuật… múa cổ điển châu Âu là hệ thống cơ bản và là bộ môn múa chính để hình thành nên một vở ballet cổ điển [66, tr.34]. + Các hình thức biểu diễn trong nghệ thuật múa: Nhà biên đạo Văn Học đã có lý khi cho rằng trong các loại hình nghệ thuật, ít có những loại hình nào có mối quan hệ với nhau về nhiều phương diện như múa và âm nhạc. Theo quan điểm của ông đã bộc lộ khi chúng tôi thực hiện phỏng vấn, ông cho rằng những vấn đề khác nhau giữa múa và âm nhạc chỉ là sự diễn đạt một bên là âm thanh, một bên là động tác còn ở nhiều phương diện khác chúng có mối tương đồng khá cao. Dưới góc độ biểu diễn trong âm nhạc có các hình thức diễn tấu nhạc cụ như: độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu… thì múa cũng có những hình thức biểu diễn tương ứng, đó là múa đơn (solo), múa đôi (duo), múa ba người (trio), múa tập thể. Trong cuốn Khái luận nghệ thuật múa Việt Nam, tác giả Lê Ngọc Canh đã đưa ra định nghĩa: - Múa đơn (solo): là loại múa do một người trình diễn, múa đơn đòi hỏi người diễn viên múa phải có kỹ thuật múa tốt. - Múa đôi (duo): là loại múa do hai người trình diễn thông thường là múa một nam một nữ hoặc hai nam. - Múa ba (trio), loại múa do ba người trình diễn, có thể là múa ba nam hoặc ba nữ hoặc hai nam múa với một nữ, hoặc hai người nữ múa với một nam. Mỗi người mang một tính cách riêng thông qua những động tác, tư thế với những cách cấu tạo động tác khác nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật Piano Jazz chuyên nghiệp Việt Nam
174 p | 121 | 24
-
Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
189 p | 73 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật đàn bầu trong giai đoạn mới tại Việt Nam
188 p | 125 | 15
-
Luận án Tiễn sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật hợp xướng trong sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam
167 p | 111 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
233 p | 54 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Phức điệu trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam
179 p | 26 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 32 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Sử dụng đàn phím điện tử trong dạy học âm nhạc bậc trung học cơ sở ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
333 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn piano chuyên nghiệp tại Việt Nam
237 p | 41 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh
127 p | 75 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc Hát văn hầu ở Hà Nội
161 p | 59 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Lý Huế cho học sinh trung cấp âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Huế
255 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở
217 p | 31 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 32 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
31 p | 65 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam
156 p | 47 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
24 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn