intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Công nghệ kỹ thuật ô tô: Tìm hiểu về công nghệ lai (Hybrid) trên ô tô và xe máy

Chia sẻ: Nguyễn Quân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:106

97
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn trình bày phương tiện giao thông cá nhân phù hợp với Việt Nam; tính toán hệ thống truyền động cho xe gắn máy lai (hybrid) sử dụng động cơ điện và động cơ nhiên liệu khí hoá lỏng LPG; cấu tạo hệ thống truyền động cho xe ô tô (hybrid) hai chổ ngồi sử dụng động cơ điện và động cơ nhiên liệu khí hoá lỏng LPG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Công nghệ kỹ thuật ô tô: Tìm hiểu về công nghệ lai (Hybrid) trên ô tô và xe máy

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN ­­­­­­­­­­­­­ TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ LAI (HYBRID) TRÊN Ô TÔ VÀ XE MÁY (Tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành CNKT Ô tô) Biên soạn: ThS. Nguyễn Quân. Khoa: Công Nghệ ­ Kỹ thuât. Trường ĐH Phú Xuân ­ Huế Huế, tháng 06 năm 2021
  2. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân MỤC LỤC: 2
  3. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân MỞ ĐẦU Sự phát triển các phương tiện giao thông ở các khu vực trên thế giới nói  chung không giống nhau nhưng đều có xu thế  chung là cơ  giới hoá quãng   đường dịch chuyển. Sự  gia tăng mật độ  phương tiện giao thông dẫn đến   hai vấn đề  lớn cần giải quyết đó là sự  quá tải của cơ  sở  hạ  tầng và ô   nhiễm môi trường. Sự phát triển ngành giao thông vận tải của hầu hết các  nước đều được thực hiện theo định hướng làm giảm nhẹ  sự  tác động của   hai vấn đề này đến kinh tế ­ xã hội. ­ Giảm tải cho cơ sở hạ tầng: Giải quyết vấn đề này một mặt liên quan đến công tác qui hoạch đô thị,   nâng cấp hệ  thống giao thông, mở  rộng đường, thiết kế  tốt các nút giao   thông, xây dựng các bãi đậu xe... và mặt khác, cần phải lựa chọn loại   phương tiện giao thông phù hợp. Mặt thứ nhất của vấn đề  là trách nhiệm   của các cấp chính quyền quốc gia. Còn đối với trách nhiệm của một người   nghiên cứu khoa học thì nhiệm vụ  cần quan tâm là phải xem xét đến mặt  thứ hai của vấn đề, nghiên cứu đề xuất loại phương tiên giao thông hợp lý  với cơ sở hạ tầng đô thị. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông ở  nước ta chưa  được phát triển, nhà  ở  thành phố  chật hẹp, chỗ  đậu xe chưa được xây  dựng, việc sử dụng các loại phương tiện giao thông cá nhân cỡ  lớn như  ô  tô du lịch từ 4 đến 12 chỗ sẽ gây nhiều phiền hà cho công tác tổ chức giao   thông cũng như  cho người sử  dụng. Vì vậy nhiệm vụ  đặt ra cho các cơ  quan quản lý giao thông là khuyến khích người dân sử  dụng những loại  phương tiện vận chuyển cá nhân thích hợp như ô tô kích cỡ nhỏ 2 chỗ ngồi   hoặc xe gắn máy, trong đó xe gắn máy là phương tiện giao thông được  3
  4. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân người dân  ưa chuộn nhất hiện nay  ở  nước ta. Mặt dù đây chưa phải là  phương tiện chiếm mật độ giao thông bé nhất (sau xe buýt) nhưng rất phù  hợp với điều kiện sử  dụng  ở  Việt Nam do tính cơ  động cao, dễ  cất giữ,   tiêu thụ nhiên liệu ít và giá cả phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân   lao động. ­ Phát triển nguồn động lực sạch: Hiện nay, phương tiện giao thông là một trong những tác nhân lớn gây ô  nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra cho các  nhà nghiên cứu là phải tìm ra nguồn động lực sạch không gây ô nhiễm   (zero emission) để  trang bị  cho phương tiện giao thông. Ngoài ra, do nguy  cơ nguồn dầu mỏ sẽ bị cạn kiệt trong một tương lai gần nên cũng đòi hỏi   con người cần phải tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế cho dầu  mỏ  hoặc ít ra cũng cần phải cải tiến động cơ  nâng cao hiệu suất để  tiết   kiệm năng lượng. Có nhiều giải pháp đã được công bố  trong những năm  gần đây như: ­ Tập trung hoàn thiện quá trình cháy động cơ Diesel. ­ Cải tiến quá trình cung cấp nhiên liệu và đánh lửa trên động cơ xăng. ­ Sử dụng các loại nhiên liệu thay thế như: LPG (Liquid Petroleum Gas),  khí thiên nhiên, methanol, ethanol, biodiesel, điện, pin nhiên liệu, năng  lượng mặt trời. ­ Nguồn động lực lai (hybrid) điện ­ nhiệt. Tất cả các giải pháp trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trong   đó, hai giải pháp được đánh giá tốt nhất hiện nay là loại động cơ  sử  dụng   pin nhiên liệu FCHV (Fuel Cell Hybrid Vehicle) và động cơ  lai điện nhiệt  HSD (Hybrid Synergy Drive) do hãng TOYOTA đề  xuất. Đối với động cơ  FCHV, nó có  ưu điểm là hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường nhưng  4
  5. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân nhiên liệu cung cấp cho nó là khí hydrogen có giá thành rất cao, còn động  cơ  HSD thì tuy đã giảm đáng kể  khả  năng gây ô nhiễm môi trường, hiệu  suất cao nhưng do sử dụng xăng nên nó còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn   cung cấp dầu mỏ. Động cơ Diesel cải tiến tuy hạn chế tối đa phát thải khí   gây ô nhiễm môi trường và hiệu suất cao nhưng nó cũng không phải là  động cơ đầy hứa hẹn trong tương lai vì loại động cơ này vẫn phải sử dụng  nhiên liệu từ nguồn dầu mỏ. Động cơ sử dụng nhiên liệu khí hoá lỏng LPG  đang phát huy nhiều  ưu điểm như  trữ  lượng LPG trên trái đất là còn dồi   dào, hiệu suất tương đối cao và ít gây ô nhiễm môi trường nhưng nó vẫn  còn có nhược điểm là vấn đề nạp lại nhiên liệu gặp nhiều khó khăn. Một xu hướng rất nổi bậc hiện nay là sử  dụng nguyên lý lai (hybrid)   cho nguồn động lực sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải. Động cơ  lai sẽ  kết hợp  được  ưu điểm của hai động cơ  thành phần và hạn chế  những nhược điểm của chúng nên tạo ra được hiệu suất tổng hợp rất cao   và đồng thời giảm thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy mà   công nghệ lai đã được các nhà sản xuất ô tô trên thế giới tập trung nghiên   rất nhiều trong những năm gần đây. 5
  6. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Xu hướng phát triển xe gắn máy lai (hybrid) trên thế giới: 1.1.1. Piaggio hybrid scooter: Đối với các hãng sản xuất xe máy, công nghệ  lai (Hybrid) quả  thực là  một vấn đề khó khi áp dụng trên những mẫu xe máy thương mại mang tính  chất phổ  thông. Ngoài việc có chi phí sản xuất cao, việc đưa ra giải pháp  sử dụng động cơ điện và động cơ đốt trong có thể phối hợp nhịp nhàng và  mang lại hiệu quả cao khi vận hành luôn là một bài toán khó, đòi hỏi tư duy  sáng tạo và công nghệ  vượt thời gian của những nhà sản xuất. Chính vì  vậy trong thời điểm hiện tại, những mẫu xe máy Hybrid mỗi khi xuất hiện  chưa thể là một giải pháp hoàn hảo cho các phương tiện di chuyển cá nhân,   thế nhưng nó lại mang ý nghĩa lớn về trình độ  và đẳng cấp của từng hãng  xe. Nhà sản xuất xe máy Italia ­ Piaggio sẽ trở thành công ty đầu tiên trang   bị hệ truyền động hybrid cho xe scooter (xe hai bánh thiết kế dành cho quý   bà). Mới đây, hãng thông báo kế  hoạch phát triển những phiên bản hybrid  dành cho Vespa LX, Piaggio X8 và chiếc scooter 3 bánh Vespa MP3. 6
  7. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân Hình 1­1: Động cơ lai HyS Vespa  LX. Hệ  truyền động lai mang tên HyS (Hybrid Scooter) có thể  vận hành  ở  chế  độ  chỉ  động cơ  điện hoặc  ở  chế  độ  kết hợp (hybrid) giữa động cơ  xăng với động cơ điện. Piaggio HyS là hệ thống lai song song trong đó một   động cơ  đốt trong và một động cơ điện tích hợp vào vỏ  động cơ  chung và  đồng thời cũng được điều khiển chung bằng một hệ thống điện tử. Cả hai   động cơ  này đồng thời cung cấp năng lượng cho bánh sau bằng bộ  truyền  động đai vô cấp. Hệ thống điều khiển điện tử  kết hợp hai động cơ  nhằm   đem lại khả  năng tăng tốc nhanh hơn và giúp giảm đáng kể  việc tiêu thụ  nhiên liệu (1,67 lít / 100km), ngoài ra khí thải C02  chỉ  còn 40g/km khi sử  dụng 65% chế độ hybrid và 35% chế độ điện. HyS cũng sử dụng hệ thống   phanh tái sinh giúp thu hồi năng lượng thường xuyên bị  mất đi trong quá  trình phanh. Ngoài ra, dòng scooter này còn có thể  nạp lại ắc quy từ nguồn  điện sinh hoạt 220V. Hộp số  tự động, hệ  thống đánh lửa điện tử  và khởi   động tự  động giúp người sử  dụng dễ  dàng vận hành xe trong đô thị  cũng  như ở vùng ngoại thành.  7
  8. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân Hình 1­2: Động cơ lai HyS Vespa  MP3. Piaggio HyS sử dụng giải pháp công nghệ vô cùng tân tiến và phức tạp  nhưng vẫn dễ sử dụng. Một công tắc dùng để  chọn một trong các chế  độ  vận hành: hybrid hoặc điện. Trong chế  độ  kết hợp, HyS điều khiển công   suất đầu ra từ  hai động cơ  xăng và điện, thông qua hệ  thống điều khiển  điện tử (SGE) nhằm tăng công suất và chọn tỷ số truyền phù hợp với trạng  thái vận hành của xe. Suốt quá trình giảm tốc độ  và phanh, hệ  thống điều  khiển thu hồi công suất bị mất và nạp vào ắc quy. Công nghệ truyền động   điện tử không chỉ cho phép hệ thống điều khiển kiểm soát năng lượng đầu  ra được kết hợp của hai động cơ  mà còn điều khiển động cơ  nhiệt vận   hành ở chế độ có hiệu suất cao nhất, vì vậy giảm mức tiêu thụ nhiên liệu   và khí thải gây ô nhiễm môi trường. Tất cả những thông tin về công nghệ  này vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Dự  kiến, ba phiên bản đầu tiên của  Piaggio HyS sẽ  là Vespa LX, Piaggio X8 và MP3 ba bánh. Theo thông tin  ban đầu, HyS sử  dụng một động cơ  xăng xy lanh đơn, 4 kỳ  làm mát bằng   chất lỏng, có dung tích 125cm3, công suất cực đại 11kW  ở  số  vòng quay  8.500   vòng/phút,   kết   hợp   với   một   động   cơ   điện   có   công   suất   cực   đại   2,6kW, sử dụng bộ nguồn ắc quy Lithium­ion gồm  3 bình 12V­26AH. Trên  phiên bản X8 và MP3,  ắc quy được dấu vào ngăn đựng hành lý dưới yên  xe, tuy nhiên, khoảng không này vẫn đủ  lớn để  đặt mũ bảo hiểm. Mẫu   Vespa LX hybrid, khoảng không gian phía dưới yên xe chỉ dùng để chứa ắc  quy, cốp đựng hành lý và mũ bảo hiểm sẽ được bố trí ở phía trên sau đuôi   xe. Trên bản điều khiển ở tay lái xe có lắp đặt một đồng hồ báo tình trạng   8
  9. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân lưu trữ điện của  ắc quy. Thời gian một lần nạp lại đầy bộ  nguồn ắc quy  bằng lưới điện 220V là khoảng 3 giờ. Tổng trọng lượng toàn bộ  động cơ  và ắc quy của hệ thống HyS là khoảng 30kg.  1.1.2. Yamaha HV­X Hybrid Scooter: Được giới thiệu tại triển lãm Tokyo Motor Show 2009, Yamaha HV­X   được xem như mẫu xe máy hybrid có tính thực tế cũng như  khả  năng vận  hành hoàn hảo trong mọi điều kiện sử  dụng. Yamaha HV­X Hybrid được  trang bị một động cơ điện 300V, công suất tối đa 15kW với bộ ắc quy loại   Lithium­ion và động cơ đốt trong xy lanh đơn, 4 kỳ, 250cm3 với bộ truyền  động đai vô cấp dẫn động đến bánh xe sau chủ động. Hình 1­3: Sơ đồ cấu tạo xe Yamaha HV­X Hybrid Scooter. 9
  10. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân   Hình 1­4: Yamaha HV­X Hybrid Scooter. Yamaha HV­X Hybrid có cách bố trí các bộ  phận trong hệ thống động  lực khá phức tạp. Tại vị  trí đặt bình chứa nhiên liệu truyền thống là một  hệ  thống bộ  nguồn  ắc quy cỡ  lớn và hệ  thống điều khiển điện tử  trung   tâm (IC điều khiển). Trong khi đó, bình chứa nhiên liệu dành cho động cơ  đốt trong được chuyển xuống phía đuôi xe. Phía dưới bộ vỏ nhựa là những  chi tiết động cơ  phức tạp được sắp xếp dày đặc trên khung xe. Hệ  thống  động cơ xăng và động cơ điện của HV­X được điều khiển chung bằng bộ  IC trung tâm. Trong điều kiện xe vận hành  ở  tốc độ  đều hoặc tăng giảm  tốc nhẹ (chậm), hệ thống điều khiển điện tử sẽ kích hoạt động cơ điện và  ngắt hệ thống động cơ xăng giúp chiếc xe vận hành ở  chế  độ  êm dịu, tiết   kiệm nhiên liệu. Trong khi đó, khi xe cần vận hành ở công suất tối đa như  leo dốc hoặc vận hành trên đường cao tốc, hệ thống điều khiển trung tâm  sẽ  kích hoạt cả  hai hệ  thống động cơ  xăng và động cơ  điện cùng hoạt   động. Như vậy, có thể nhận thấy rõ mục đích sử dụng của từng kiểu động   cơ trong hệ thống truyền động lai này là: động cơ điện sẽ  được dùng chủ  yếu, thường xuyên trong quá trình xe chạy và khi đi đường trường hoặc  vượt dốc thì động cơ xăng mới hoạt động. Ngoài ra, khi nguồn điện của ắc  quy đã hết, xe có thể chạy bằng động cơ xăng như một chiếc xe máy bình  thường khác. Hiện tại Yamaha mới chỉ dừng lại  ở việc giới thiệu sơ bộ về mẫu xe   tay ga đặc biệt này. Tuy nhiên với những hình  ảnh được Yamaha công  chiếu trong dịp triển lãm  Tokyo Motor  Show 2009, chiếc  xe  được  giới   chuyên môn và những người đam mê xe máy đánh giá cao. Mặc dù vậy,   10
  11. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân Yamaha vẫn tuyên bố giữ kín thông tin kỹ thuật cũng như nói về tương lai   của mẫu xe này. 1.1.3. Honda Hybrid Scooter: Ngày 24 tháng 8 năm 2004, Honda đã giới thiệu mẫu xe lai đầu tiên  kiểu dáng “scooter” với khả năng giảm khí thải gây ô nhiểm môi trường và   tiết kiệm nhiên liệu. Xe lai này kết hợp hoạt động của một động cơ  đốt  trong phun xăng điện tử 50cm3 và một động cơ điện kiểu xoay chiều đồng  bộ  gắn trực tiếp vào bánh sau của xe. Hệ  thống sử  dụng một bình ắc quy  niken ­ hyđrua kim loại (Ni­MH)  để  lưu trữ  năng lượng. Khi chạy trên  đường bằng phẳng trong thành phố, một mình động cơ  điện sẽ  dẫn động  xe chạy với tốc độ  đạt 30 km/h. Khi cần lực phát động lớn như  tăng tốc   hoặc lên dốc thì động cơ  đốt trong sẽ  kết với động cơ  điện thông qua bộ  truyền động đai vô cấp để  tăng thêm công suất kéo. Để  tận dụng năng  lượng, khi xe giảm tốc hoặc xuống dốc thì động cơ điện sẽ trở thành máy   phát điện nạp điện vào  ắc quy. Mẫu xe này có hiệu suất rất cao và giảm  được 37% nồng độ CO trong khí thải so với xe gắn máy cùng công suất. Hình 1­5: Honda hybrid Scooter. 11
  12. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân 1.1.4. eCycle Hybrid: Xe eCycle nhìn bên ngoài trông giống như một chiếc xe mô tô thể  thao  với động cơ  250cm3 chạy xăng, ngoại trừ tốc độ  và công suất cực đại mà  nó đạt được. Khối hybrid của eCycle đạt được công suất 42V x 400A =  16.800W đối với động cơ  điện và 12.000W đối với động cơ  xăng bốn kỳ  hai xy lanh có dung tích 250cm3. Khối lưu trữ  điện của chiếc xe này bao  gồm ba ắc quy 14V. Khả năng tăng tốc từ 0­100 km/h trong thời gian 6 giây  và tốc độ  tối đa 120km/h. Tiêu thụ  nhiên liệu đạt 50km/lít với lượng phát  sinh khí thải gây ô nhiễm là rất thấp. Cać   chuyên   gia   hang ̣   cơ   hybrid   cung ̀  đâù   về đông ̉  đinh ̃  khăng ̣   răng, ̀   eCycle hybrid là chiếc xe máy rất hiện đại với loại vật liệu sử  dụng có  trọng lượng rất nhẹ, hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trường và khả năng   hãm tái sinh năng lượng đạt hiệu quả  cao. Kết cấu nhẹ  của eCycle đều   dựa trên một bộ phận trung tâm, nơi đặt động cơ đốt trong, động cơ  điện,   máy phát, ắc quy và các bộ phận của hệ truyền động là khung xe được chế  tạo bằng hợp kim nhôm đặc biệt. Hệ  thống lái và bộ  giảm xóc lò xo để  trần mang đến hình  ảnh thể  thao cho chiếc xe này. Hệ  thống treo phía  trước là dạng càng đơn nằm ngang với một tay đòn lắp một cách chắc   chắn với khung trung tâm. Các bánh xe mâm đúc bằng nhôm đường kính   40cm, hộp số hai cấp tốc độ  điều khiển tự  động và được dẫn động bằng  xích để  truyền mô men xoắn ra bánh xe sau. Tự  trọng của xe máy eCycle   hybrid đạt khoảng 100kg. 12
  13. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân Hình 1­6: Xe máy eCycle hybrid. 1.1.5. FA ­ 801 (Hybrid 80cm3 ­ 500W): Công ty sản xuất xe gắn máy FUSEN của Thái Lan đã cho ra đời mẫu   xe mô tô lai (hybrid) được kết hợp từ một động cơ điện 500W và một động   cơ đốt trong 80cm3. Khi xe chạy từ 0 ­ 34km/h, động cơ điện sẽ hoạt động.  Khi xe đạt tốc độ  35km/h, hộp điều khiển điện tử  sẽ  khởi động động cơ  đốt trong và ngắt động cơ điện, lúc này động cơ đốt trong sẽ thay thế động  cơ điện để cung cấp sức kéo cho xe chạy. Khi tốc độ xe thấp hơn 35km/h,  hệ thống điều khiển sẽ giúp xe tự động chuyển sang hoạt động bằng động  cơ điện. Trên tay lái của xe có nút chọn chế độ chạy xe ở 2 trạng thái: chế  độ chạy điện và chế độ chạy lai (hybrid). Loại xe này có các ưu điểm: ­ Tiết kiệm nhiên liệu và giảm sự ô nhiễm môi trường khi chạy ở chế độ lai. ­ Hoạt động êm và không ô nhiễm môi trường khi chạy ở chế độ xe điện. ­ Giá thành thấp. Các đặc tính kỹ thuật của xe: ­ Công suất động cơ  điện: 500W có thể  kéo xe chạy đạt 50km/h, quãng   đường xe chạy hết bình ắc quy là 90km. ­ Nguồn ắc quy: 12V­17AH x 4bình, nạp lại với 1,8A trong thời gian 6 giờ. ­ Tốc độ cực đại của xe đạt: 90km/h. 13
  14. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân Hình 1­7: Cấu tạo của xe Fusen FA­801 hybrid. 1.2. Một số kiểu truyền động lai (hybrid) điển hình trên ô tô: Trong thời gian gần đây, các nhà sản xuất ô tô hàng đầu trên thế  giới   như  Toyota, Honda, Isuzu, Mercedes, BMW, Fiat, . . . đã tung ra thị trường   những thế  hệ ô tô mới có hiệu suất cao và giảm đáng kể  lượng chất thải  gây ô nhiểm môi trường được gọi là “ô tô lai” (Hybrid ­ Car). Có thể nói,  công nghệ lai là chìa khoá mở cánh cửa tiến vào kỷ nguyên mới của ngành  sản xuất ô tô, đó là ô tô không gây ô nhiễm môi trường hay còn gọi là ô tô  14
  15. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân sinh thái (the ultimate eco­car). Xu hướng phát triển của ngành ô tô trên thế  giới được mô tả như ở hình 1­8. Hình 1­8: Xu hướng phát triển nguồn động lực của ô tô trên thế giới. Từ hình 1­8 ta nhận thấy, một thế hệ ô tô mới ra đời có liên quan trực  tiếp đến việc cải tiến hoặc thay đổi loại động cơ  lắp đặt trên nó. Có thể  phân ra làm 4 nhóm động cơ chính được dùng làm nguồn động lực cho ô tô   là động cơ  xăng, động cơ  diesel, động cơ  điện và động cơ  sử  dụng năng  lượng   thay   thế   như   động   cơ   sử   dụng   khí   đốt   hoá   lỏng   LPG   (Liquid  Petroleum Gas) hoặc LNG (Liquid Nature Gas).  Động cơ  xăng và diesel  15
  16. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân được xem là hai loại động cơ  truyền thống với  ưu điểm nổi trội hơn các  loại động cơ  khác là việc cung cấp nhiên liệu đơn giản và nhanh chóng.  Tuy nhiên hiệu suất của nó thì không cao và đồng thời gây ô nhiểm môi  trường lớn nhất. Hai loại động cơ  này đã được cải tiến qua nhiều thế  hệ  và đã trở nên rất hiện đại, nhưng đứng trước nguy cơ cạn kiệt của nguồn   dầu mỏ, có thể  nói động cơ  chạy bằng xăng dầu truyền thống không có  triển vọng phát triển trong tương lai. Động cơ điện và động cơ khí ga (LPG  hoặc LNG) tuy hiện nay còn có một số hạn chế nhất định nhưng đây là hai  loại động cơ  có nhiều  ưu điểm có thể  thay thế  hai loại động cơ  truyền   thống trong những năm tới. Trong những năm gần đây, một thế hệ động cơ  mới được tạo ra từ động cơ xăng và động cơ điện được gọi là động cơ  lai  (Hybrid Engine) được lắp đặt thành công trên xe du lịch đời mới của các  hãng như  Toyota, Honda, Isuzu, Mercedes, BMW, Fiat, . . . Động cơ  lai đã  phát huy ưu điểm và đồng thời hạn chế nhược điểm của mỗi loại động cơ  thành phần. Đây là loại động cơ được xem là tốt nhất hiện nay. Trên hình 1­8, vị trí sắp xếp của các thế hệ động cơ theo chiều cao thể  hiện thời điểm ra đời của nó, còn các chỉ  số  kèm theo chỉ  thứ  tự  xếp loại   theo ưu điểm của mỗi loại động cơ. Rõ ràng, động cơ  lai xăng ­ điện vận  hành hiệp trợ  HSD (Hybrid Synergy Drive) được xếp loại là loại động cơ  có ưu điểm đứng đầu hiện nay. Động cơ HSD được hãng sản xuất ô tô nổi   tiếng thế giới Toyota thiết kế và chế tạo sử dụng trên xe ô tô du lịch Prius  nên còn được gọi là động cơ THS II (Toyota Hybrid System II). 1.2.1. Hệ thống lai của Toyota (Toyota Hybrid System II): Hệ  thống gồm có hai loại nguồn công suất, một động cơ  xăng hiệu  suất cao sử  dụng chu trình nhiệt Atkinson, là một chu trình tỷ  số  nén cao  kết với một động cơ  điện đồng bộ  xoay chiều (AC) nam châm vĩnh cửu,  16
  17. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân một máy phát, nguồn  ắc quy Niken ­ Hydrua kim loại (Ni ­ MH) hiệu suất   cao và một điều khiển công suất. Bộ điều khiển công suất này có thiết kế  một mạch điện tăng áp cao để  nâng điện áp của hệ  thống cung cấp công  suất cho động cơ điện và máy phát đến một điện áp cao đạt 500V, ngoài ra   một bộ  biến đổi AC­DC để  chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) sử  dụng trên động cơ  điện và máy phát thành dòng điện một chiều (DC) lưu  trữ  trên nguồn  ắc quy và ngược lại. Một bộ  phận quan trọng khác nữa là  bộ  phân chia công suất sử  dụng cơ  cấu vi sai, nhằm phân phối mô men  quay từ động cơ  xăng đến động cơ điện và máy phát một cách tối ưu theo   mọi chế  độ  vận hành của ô tô. Bộ  điều khiển công suất tự  động điều  khiển một cách chính xác những hoạt động của động cơ xăng, máy phát và  động   cơ   điện   sao   cho   chế   độ   làm   việc   đạt   được   hiệu   suất   cao   nhất.  Nguyên lý hoạt động của động cơ THS II được chia thành sáu chế độ  đặc  trưng và được mô tả như sau: Hình 1­9: Đường truyền công suất ở tốc độ thấp và chạy bình thường 17
  18. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân ­ Khởi hành từ  tốc độ  thấp tới trung bình:  Động cơ  xăng không hoạt  động vì ở  vùng tốc độ  này hiệu suất nhiệt thấp, lúc này xe chỉ  chạy bằng   động cơ điện như mô tả ở hình 1­9 với dòng truyền công suất "A". ­ Vận hành ở điều kiện bình thường: Công suất của động cơ xăng được  bộ vi sai phân phối công suất chia thành hai phần, một phần làm quay máy  phát tạo ra dòng điện cung cấp cho động cơ điện (dòng "B"), phần còn lại  của công suất được truyền động trực tiếp đến bánh xe chủ  động (dòng  "C"). Tỷ lệ độ lớn của mỗi dòng công suất "B" và "C" phụ thuộc vào tỉ số  truyền trên mỗi nhánh của bộ vi sai. Sự phân phối công suất theo nguyên lý  này giúp động cơ xăng luôn chạy ở tốc độ quay cao nhưng sức kéo đáp ứng   được yêu cầu của lực cản khi xe chạy. Nhờ  tránh được vùng làm việc  ở  tốc độ  quay thấp nên động cơ  xăng có hiệu suất cao và giảm nồng độ  khí  thải gây ô nhiễm môi trường. Một phần công suất dư  thừa của động cơ  xăng được máy phát thu nhận và nạp điện cho  ắc quy lưu trữ để  sử  dụng  khi cần. ­ Gia tốc đột ngột: Khi đạp ga đột ngột, hệ thống điều khiển sử  dụng  hết công suất phát ra của động cơ  xăng theo dòng "B" và "C", đồng thời  nhận thêm dòng điện từ   ắc quy để  tăng công suất cho động cơ  điện theo   dòng "A". 18
  19. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân Hình 1­10: Đường truyền công suất khi tăng tốc và khi giảm tốc ­ Giảm tốc độ  hoặc phanh lại: Động cơ  xăng ngừng hoạt động, động  cơ điện đóng vai trò là một máy phát nhận công suất từ các bánh xe (động   năng quán tính) và tạo ra dòng điện cao áp nạp lại cho  ắc quy theo dòng   "D".  Hình 1­11: Đường truyền công suất khi nạp điện và động cơ THS II ­ Tự nạp lại nguồn ắc quy: Khi dung lượng điện chứa trong ắc quy còn  thấp hơn mức cho phép, động cơ xăng sẽ được kích hoạt chạy và kéo máy  phát điện để tự nạp lại ắc quy theo dòng "E". ­ Dừng xe: Động cơ xăng và động cơ điện tự động dừng.  Hệ thống lai THS II (HSD) có bốn đặc trưng sau: ­ Giảm mất mát năng lượng: Hệ thống tự động tắt động cơ xăng khi xe  dừng để giảm bớt sự lãng phí năng lượng khi động cơ chạy không tải. ­ Khôi phục và sử dụng lại năng lượng: Năng luợng mà bình thường bị  biến thành nhiệt trong suốt thời gian giảm tốc độ  và phanh đã được  khôi phục thành năng lượng điện nạp lại cho nguồn ắc quy. 19
  20. Tìm hiểu về công nghệ lai (hybrid) trên ô tô ­ xe máy ThS. Nguyễn Quân ­ Động cơ  điện hỗ  trợ  tăng tốc: Động cơ  điện cùng kết hợp với động   cơ xăng nhằm tăng công suất trong suốt quá trình gia tốc. ­ Điều khiển hoạt động hiệu suất cao: Động cơ  điện hoạt động chủ  yếu ở tốc độ thấp và động cơ xăng hoạt động chính ở tốc độ cao nhờ  đó mà khắc phụ được nhược điểm của động cơ  xăng khi chạy ở  tốc  độ thấp. Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống lai THS II (HSD) như sau: ­ Động cơ xăng 4 kỳ; 4 xi lanh; tổng dung tích xi lanh 1,5 lít; công suất   cực đại 57kW ở số vòng quay 5000 vòng/phút. ­ Động cơ  điện xoay chiều đồng bộ  công suất 50kW, hiệu điện thế  500V. ­ Ắc quy: Nickel­metal hydride (Ni­MH), hiệu điện thế 500V­100AH. 1.2.2. Hệ thống lai của Honda Hybrid: Hệ  thống lai mới nhất hiện nay của Honda được thiết kế  cho ô tô du  lịch NEW INSIGHT, kiểu động cơ  i­VTEC 3­Stage IMA ( Integrated Motor  Assist). Đây là hệ  thống lai kiểu kết hợp song song giữa động cơ  xăng và   động cơ điện. Động cơ xăng là loại 4 kỳ 4 xi lanh, dung tích xi lanh 1.3 lít,  công suất 65kW ở số vòng quay 5.800 vòng/phút, hệ thống phân phối khí sử  dụng công nghệ  i­VTEC 3­Stage với ba chế  độ  điều khiển xu páp: đóng  hoàn toàn tất cả các xu páp ở trạng thái nghỉ, đóng mở bình thường và đóng   mở  tăng cường khi chạy  ở  tốc độ  cao. Động cơ  điện là loại một chiều   không chổi than (DC brushless motor), hiệu điện thế 100V, công suất 10kW   ở số  vòng quay 1.500 vòng/phút. Bộ  nguồn  ắc quy là loại Ni­MH (Nickel ­  Metal Hydride), dung lượng 100V­200AH. Cả  động cơ  xăng và động cơ  điện được kết hợp nối cứng với nhau và cùng truyền mô men xoắn đến  bánh xe chủ  động thông qua bộ  truyền động đai vô cấp. Động cơ  điện  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0