intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đăk Lăk

Chia sẻ: LÊ NGỌC VƯƠNG | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

282
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đăk Lăk trình bày các nội dung: tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng môi trường tỉnh Đăk Lăk, tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đăk Lăk

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -------------- oOo ------------- HOÀNG THỊ HUYỀN TRANG LUẬN VĂN THẠC SỸ TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN AN NINH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60.85.10 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH -------------- oOo ------------- Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. BÙI TÁ LONG (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ kí) Cán bộ chấm nhận xét 1: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ kí) Cán bộ chấm nhận xét 2: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ kí) LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Ngày tháng năm 20 Tài liệu này có thể tham khảo tại: Thư viện Viện Môi trường và Tài nguyên.
  3. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ----------- oOo ---------- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC Họ và tên: Hoàng Thị Huyền Trang Phái : Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 02 - 02 - 1987 Nơi sinh: Đắk Lắk Chuyên ngành: Quản lý môi trường Khóa : 2012 I. TÊN ĐỀ TÀI: “Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk”. II. TÓM TẮT NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Ứng dụng công cụ CRiSTAL (công cụ sàng lọc rủi ro – thích ứng dựa vào cộng đồng) xác định nguồn sinh kế quan trọng, kiểm soát rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân tộc t hiểu số tại Đắk Lắk. - Đề xuất dự án, hoạt động tại chỗ, lập kế hoạch thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu nhằm cải thiện đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 20/06/2013 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 20/12/2013 V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TSKH. BÙI TÁ LONG Cán bộ hướng dẫn VI. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ NHẬN XÉT Cán bộ phản biện 1 Cán bộ phản biện 2 VI. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ NHẬN XÉT Cán bộ phản biện 1 Cán bộ phản biện 2
  4. Đề cương Luận văn Cao học đã được thông qua Hội Đồng Chuyên Ngành ngày tháng năm 2013. P. ĐÀO TẠO SĐH P. CHUYÊN MÔN CHỦ NHIỆM NGÀNH
  5. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn của mình, PGS.TSKH Bùi Tá Long, người đã quan tâm giúp đ ỡ, đóng góp ý kiến về mặt chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin kính gửi lời biết ơn đến tập thể các Thầy Cô trong Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua. Tôi xin gửi lời cám ơn đến các bạn, các em trong nhóm nghiên cứu ENVIM đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô, các chuyên gia đã giúp đ ỡ tôi thực hiện Luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên tại Trường Đại Học Tây Nguyên và Trường Cao Đẳng Nghề Thanh Niên Dân Tộc Tây Nguyên đã cùng tham gia thực hiện với tôi luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các ủy ban, cộng đồng dân tộc nơi tiến hành luận văn đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin quý báu để giúp tôi làm được luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người thân yêu nhất đã h ỗ trợ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Học Viên Hoàng Thị Huyền Trang
  6. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số trong điều kiện biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nghiên cứu dựa trên phương pháp tham vấn cộng đồng nhưng chưa có phương pháp nào lưu ý đế n việc thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Công cụ CRiSTAL là một trong các công cụ đầu tiên dựa vào cộng đồng kiểm soát nguy cơ khí hậu, đã được phát triển để đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn đầu thiết kế dự án các hoạt động sinh kế và sáng kiến về biến đổi khí hậu, trong đó quản lý hệ sinh thái như thế nào và phục hồi và / hoặc sinh kế bền vững của vùng dự án góp phần giảm rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhận thức được tiềm năng này, các nhà quy hoạch và quả n lý dự án đã bắt đầu hỏi làm thế nào họ có thể hệ thống tích hợp giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu vào các công việc của họ. Đề tài đưa đến kết quả là danh sách các nguồn lực sinh kế nhất quan trọng nhất và bị ảnh hưởng bởi các mối nguy hiểm khí hậu nhằm thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Đề xuất điều chỉnh cho các dự án hiện tại và các hoạt động mới để hỗ trợ thích ứng khí hậu. Danh sách các kết quả thích ứng mong muốn và các yếu tố ảnh hưởng quan trọng được giám sát .
  7. iii ABSTRACT The livelihoods of ethnic minority communities in the climate change is one of the necessary problem for Vietnam in recent years. For many years, there have been many studies based on community consultation methods but does not note the method of adaptation and mitigation of climate change based on community. Cristal tool is one of the first community based climate risk management tool, which has been developed to meet the requirements of the first phase of the project design activities and livelihood initiatives turn climate change, including ecosystem management, and how to recover and / or sustainable livelihoods of the project helped reduce risk and adapt to climate change. Recognizing this potential, planners and project managers began asking how they could integrate systems reduce risk and adapt to climate change in their work. Thread resulted is a list of resources most important livelihood and affected by climate hazards to adapt to the impacts of climate change. Proposed adjustments to existing projects and new activities to support climate adaptation. List the desired results adaptation and the important factors affecting the monitor.
  8. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ ii ABSTRACT ............................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3 3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK ..................................5 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................................ 5 1.1.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................5 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................11 1.2 Hiện trạng môi trường .......................................................................... 18 1.2.1 Hiện trạng môi trường không khí................................................18 1.2.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất .............................25 1.2.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ..........................28 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
  9. v 2.1 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 46 2.1.1 Phương pháp tiếp cận công cụ CRiSTAL...................................46 2.1.2 Mô tả dữ liệu ...............................................................................57 2.2 Tình hình nghiên cứu về CRiSTAL trên thế giới và Việt Nam ........... 60 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới..............................................60 2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................65 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................69 3.1 Kết quả danh sách nguồn sinh kế quan trọng và bị ảnh hưởng............ 69 3.1.1 Kết quả tham vấn cộng đồng.......................................................69 3.1.2 Các nguồn sinh kế cộng đồng quan trọng...................................72 3.1.3 Tác động hiện tượng khí hậu đến nguồn sinh kế cộng đồng quang trọng 73 3.2 Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu .............................................. 75 3.3 Đề xuất chiến lược thích ứng được áp dụng bởi cộng đồng địa phương76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................80 TÓM TẮT LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................... s
  10. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 CCN Cụm công nghiệp 3 KCN Khu công nghiệp 4 KTTĐ Kinh tế trọng điểm 5 PTBV Phát triển bền vững 6 SLSI Chỉ số an ninh sinh kế bền vững 7 Tp Thành phố 8 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
  11. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình năm .................................................................... 9 Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm của tỉnh Đắk Lắk (mm) (trạm Càng Long) ............................................................................................ 10 Bảng 1.3 Tình hình kinh tế tỉnh Đắk Lắk 6 tháng đầu năm 2013[6] .............. 13 Bảng 1.4 Tăng trưởng dân số của tỉnh Đắk Lắk, 2000-2008.......................... 16 Bảng 2.1 Vai trò của CRiSTAL trong đánh giá rủi ro khí hậu ....................... 51 Bảng 2.2 Tóm tắt dữ liệu nguồn cần thiết cho CRiSTAL .............................. 55 Bảng 2.3 Địa điểm tham vấn........................................................................... 58 Bảng 2.4 Tham vấn cộng đồng lần 1 .............................................................. 59 Bảng 2.5 Tham vấn cộng đồng lần 2 .............................................................. 60 Bảng 3.1 Tổng hợp nguồn sinh kế cộng đông dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk .. 72 Bảng 3.2 Tổng hợp mức độ kinh tế hộ gia đình cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk ........................................................................................................... 72 Bảng 3.3 Tổng hợp các hiện tượng thời tiết cực đoan cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk ................................................................................................. 73 Bảng 3.4 Danh sách các nguồn lực sinh kế nhất quan trọng nhất và bị ảnh hưởng bởi các mối nguy hiểm khí hậu nhằm thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu....................................................................................................... 74 Bảng 3.5 Trình độ học vấn cộng đồng ............................................................ 75 Bảng 3.6 Nhận thức của cộng đồng ................................................................ 76
  12. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí địa lý tỉnh Đắk Lắk .................................................................. 5 Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện sự ô nhiễm tiếng ồn năm 2012............................. 19 Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện sự ô nhiễm tiếng ồn năm 2011............................. 19 Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện sự ô nhiễm bụi trong không khí xung quanh 2012 ......................................................................................................................... 20 Hình 1.5 Biểu đồ thể hiện sự ô nhiễm bụi trong không khí xung quanh 2011 ......................................................................................................................... 21 Hình 1.6 Biểu đồ thể hiện tiếng ồn không khí KCN – CCN năm 2012 ....... 22 Hình 1.7 Biểu đồ thể hiện tiếng ồn không khí KCN – CCN năm 2011 ....... 22 Hình 1.8 Biểu đồ thể hiện ô nhiễm bụi trong không khí công nghiệp năm 2012 ................................................................................................................. 23 Hình 1.9 Biểu đồ thể hiện ô nhiễm bụi trong không khí công nghiệp năm 2011 ................................................................................................................. 24 Hình 1.10 Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong đất năm 2012.................... 26 Hình 1.11 Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong đất năm 2011.................... 26 Hình 1.12 Biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb trong đất năm 2012 .................... 27 Hình 1.13 Biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb trong đất năm 2011 .................... 27 Hình 1.14 Biểu đồ thể hiện nồng độ pH trong nước mặt năm 2012.............. 28 Hình 1.15 Biểu đồ thể hiện nồng độ pH trong nước mặt năm 2011.............. 29 Hình 1.16 Biểu đồ thể hiện nồng độ SS trong nước mặt năm 2012 ............. 29 Hình 1.17 Biểu đồ thể hiện nồng độ SS trong nước mặt năm 2011 .............. 30
  13. ix Hình 1.18 Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2- trong nước mặt năm 2012.......... 31 Hình 1.19 Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2- trong nước mặt năm 2011.......... 31 Hình 1.20 Biểu đồ thể hiện nồng độ NO3- trong nước mặt năm 2012.......... 32 Hình 1.21 Biểu đồ thể hiện nồng độ NO3- trong nước mặt năm 2011.......... 33 Hình 1.22 Biểu đồ thể hiện nồng độ NH4+ trong nước mặt năm 2012......... 33 Hình 1.23 Biểu đồ thể hiện nồng độ NH4+ trong nước mặt năm 2011......... 34 Hình 1.24 Biểu đồ thể hiện nồng độ DO trong nước mặt năm 2012............. 35 Hình 1.25 Biểu đồ thể hiện nồng độ DO trong nước mặt năm 2011............. 35 Hình 1.26 Biểu đồ thể hiện nồng độ pH trong nước ngầm năm 2012........... 37 Hình 1.27 Biểu đồ thể hiện nồng độ pH trong nước ngầm năm 2011........... 37 Hình 1.28 Biểu đồ thể hiện nồng độ SO42- trong nước ngầm năm 2012 ..... 38 Hình 1.29 Biểu đồ thể hiện nồng độ SO42- trong nước ngầm năm 2011 ..... 38 Hình 1.30 Biểu đồ thể hiện nồng độ SS trong nước thải sản xuất năm 2012 40 Hình 1.31 Biểu đồ thể hiện nồng độ SS trong nước thải sản xuất năm 2011 40 Hình 1.32 Biểu đồ thể hiện nồng độ SO42- trong nước thải sản xuất năm 2012. ................................................................................................................ 41 Hình 1.33 Biểu đồ thể hiện nồng độ SO42- trong nước thải sản xuất năm 2011. ......................................................................................................................... 42 Hình 1.34 Biểu đồ thể hiện nồng độ tổng Nitơ trong nước thải sản xuất năm 2012. ................................................................................................................ 42 Hình 1.35 Biểu đồ thể hiện nồng độ tổng Nitơ trong nước thải sản xuất năm 2011. ................................................................................................................ 43
  14. x Hình 2.1 Mô hình CRISTAL và các bước thực hiện ..................................... 49 Hình 2.2 Mối liên kết giữa dự án, quá trình thích ứng và chương trình CRiSTAL ........................................................................................................ 54 Hình 2.3 Khung CRiSTAL ............................................................................ 54
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Nó là mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có đối với đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, với nông nghiệp, công cuộc xoá đói nghèo, đảm bảo nguồn nước, và do đó đe d ọa đến việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ ( trích lời tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero, 2009). Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là quốc gia đang phát triển thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á từ sự biến đổi khí hậu này, mặc dù Việt Nam chỉ góp phần nhỏ trong việc gây ra các vấn đề về biến đổi khí hậu nhưng lại là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất [1]. Do đó, thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu phải trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020 kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước [2]. Các lĩnh vực như an ninh lương thực, lâm nghiệp, môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học, y tế, sức khỏe cộng đồng, các vấn đề xã hội khác thuộc vùng núi và trung du Việt Nam có nguy cơ chịu tác động đáng kể của biến đổi khí hậu. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất là nông dân, ngư dân; người già, trẻ em và phụ nữ; các dân tộc thiểu số ở miền núi [3]. Biến đổi khí hậu ở Đắk Lắk thể hiện rõ nhất là mùa khô đến sớm và không có mưa nghịch mùa như những năm trước đó, mùa mưa đến chậm hơn 1 tháng và lượng mưa phân phối không đều giữa các vùng. Biến đổi này làm cho cây trồng, vậ t nuôi phát triển kém, dịch bệnh nhiều hơn, hạn hán cũng xảy ra thường xuyên khiến
  16. 2 ngành nông nghiệp và nông dân luôn đối mặt với nhiều rủi ro và thiệt hại lớn [4]. Theo số liệu của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông T hôn: từ năm 1996 – 2011 trung bình mỗi năm thiệt hại do thiên tai gây ra tại Đắk Lắk là hơn 681 tỷ đồng, trong đó thiệt hại do hạn hán chiếm 80%. Đồng thời, những biến động của yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và khí hậu thời tiết khác cũng khiến năng suất, sản lượn g của cây trồng và vật nuôi bị giảm, sức đề kháng của vật nuôi kém. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển, gây ra nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như: cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng trên đàn gi a súc.... Theo TS. Trương Hồng (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên): sự thay đổi về phân bố mưa, lượng mưa ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng trong vòng 10 năm trở lại đây là rất rõ, tần suất xuất hiện mưa vào các tháng 12, tháng 1 khá phổ biến. Điều này đã làm cho các loại cây trồng như điều, cà phê gặp trở ngại trong quá trình thụ phấn, tỷ lệ đậu quả thấp, làm giảm năng suất. Ngoài ra, mưa giai đoạn này đã ảnh hưởng đến việc sơ chế cà phê, thời gian phơi kéo dài, nhân bị đen, giá b án sẽ thấp. Lượng mưa bình quân có xu hướng thay đổi, đặc biệt là từ tháng 4 đến tháng 7, lượng mưa có xu hướng thấp, tần suất mưa ít gây thiếu nước làm quả cà phê bị khô và rụng, nhân nhỏ, gây thiệt hại về sản lượng và chất lượng. Sự thay đổi về thời tiết có xu hướng nóng lên cũng làm cho sâu bệnh hại phát triển nhanh và khó dự báo làm thiệt hại đến năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể. Sự nóng lên do bức xạ nhiệt tăng thì nhu cầu nước của cây cũng tăng lên, sự thay đổi bất thường của thời tiết đã khi ến nhiều công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu trên địa bàn tỉnh luôn trong tình trạng cạn nước trong mùa khô [5]. Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.771.800 người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 45 dân tộc anh em. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông dân di cư khác từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là người Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là người Nùng có 71.461 người, thứ tư là người Tày có 51.285 người. Cùng các dân tộc ít người khác
  17. 3 như người M'nông có 40.344 người, người Mông có 22.760 người, người Thái có 17.135 người, người Mường có 15.510 người... Tuy các tộc người không cư trú thành những vùng riêng, song các dòng họ thường sống tập trung tại những địa bàn nhất định [4]. Với hơn 40 tộc người thiểu số, Đắk Lắk có tỷ lệ nghèo đói rất cao. Không chỉ dừng ở đó, Đắk Lắk đã và đang ph ải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm khác như sức ép không ngừng gia tăng về dân số, sự suy giảm môi trường tự nhiên và sự thiếu khách quan trong cách nhìn nhận về con người cũng như văn hóa t ộc người. Do vậy, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk”cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk – mở rộng áp dụng cho khu vực vùng Tây Nguyên. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương của cộng đồng dân tộc thiểu số trước tác động của biến đổi khí hậu . 3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk; Khái quát về cộng đồng dân tộc thiểu số và vai trò của họ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Tình hình khí hậu trong hiện tại và tương lai có ảnh hưởng/hay không ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk. - Đánh giá nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu và các chính sách hiện tại của tỉnh nhà hỗ trợ cho chiến lược thích ứng và ứng phó với
  18. 4 biến đổi khí hậu. Nam giới và phụ nữ cộng đồng dân tộc thiểu số thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu như thế nào trong hiện tại và tương lai. - Dự báo sớm các kết quả thích ứng và giảm nhẹ rủi ro biến đổi khí hậu và các rủi ro ảnh hưởng đến cộng đồng dân tộc thiểu số sẽ được quan tâm nhiều hơn. Đồng thời, đề xuất các dự án và hoạt động mới để hỗ trợ thích ứng và cải thiện đời sống trong thời gian ngắn hạn và dài hạn trong bối cảnh rủi ro biến đổi khí hậu. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Do đề tài nghiên cứu có tính phức tạp, lần đầu tiên được thực hiện bằng công cụ CRiSTAL, thời gian nghiên cứu hạn hẹp, căn cứ vào tình trạng môi trường, sinh thái cũng như kinh t ế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nên đề tài có giới hạn: - Phạm vi : Cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk. - Giới hạn: Chọn 03 cộng đồng dân tộc thiểu số là: Ê Đê, GiaRai, M’Nông. - Đối tượng nghiên cứu: Về môi trường: Những biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu tại Đắk Lắk. Về con người: Những sáng kiến của cộng đồng dân tộc thiểu số nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu.
  19. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 13.125 km2, dân số gần 1,8 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 30%; có 4 tôn giáo chính với trên 40 vạn đồng bào theo đạo, chiếm 24%. Có 14 huyện, 01 thành phố, 283 xã, phường, thị trấn. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Khoảng tọa độ địa lý: Kinh độ Đông: 107o28’57” - 108o59’37” Vĩ độ Bắc: 12o9’45” - 13o25’06” Địa giới hành chính tỉnh Đắk Lắk với các mặt tiếp giáp sau: - Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai - Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng - Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà - Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đăk Nông. Hình 1.1 Vị trí địa lý tỉnh Đắk Lắk
  20. 6 1.1.1.2 Đặc điểm địa hình Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẻ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau: Địa hình vùng núi có Vùng núi cao Chư Yang Sin và vùng núi thấp trung bình Chư Dơ Jiu. Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh , địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn là c ao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên M’Drăk (cao nguyên Khánh Dương). Địa hình bán bình nguyên Ea Súp là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh... Phần lớn đất đai của bán bình nguyên Ea Sup là đất xám, tầng mỏng và đặc trung thực vật là rừng khộp rụng lá vào mùa khô. Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc - Lăk nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao t rung bình 400- 500m. Đây là thung lũng của lưu vực sông Srêpôk hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Pắc, Krông Ana với cánh đồng Lăk – Krông Ana rộng khoảng 20.000 ha. Đây là vùng trũng bị lũ lụt vào các tháng 9, tháng 10 hàng năm. 1.1.1.3 Thủy văn Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn thường xuống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2