Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố rủi ro tác động đến kết quả dự án phần mềm
lượt xem 4
download
Thông qua khảo sát thực tế các công ty phần mềm tại TP.HCM, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm: Đo lường sự tác động của các yếu tố rủi ro đến kết quả của dự án phần mềm; từ kết quả đạt được đưa ra các biện pháp kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao tỷ lệ thành công của các dự án phần mềm trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố rủi ro tác động đến kết quả dự án phần mềm
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- TRƯƠNG BẢO QUỐC CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ DỰ ÁN PHẦN MỀM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ****** Trương Bảo Quốc CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ DỰ ÁN PHẦN MỀM Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Hà Minh Quân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013. Người thực hiện luận văn Trương Bảo Quốc
- MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRONG ĐỀ TÀI TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi, giới hạn của nghiên cứu ............................ 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .................................................................. 4 1.7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 5 2.1. Các khái niệm. ............................................................................................... 5 2.1.1 Dự án phần mềm ..................................................................................... 5 2.1.2 Kết quả dự án phần mềm ........................................................................ 5 2.1.3 Rủi ro ...................................................................................................... 6 2.1.4 Rủi ro dự án phần mềm........................................................................... 6 2.1.5 Quản lý rủi ro dự án phần mềm .............................................................. 7 2.1.6 Chất lượng dự án phần mềm ................................................................... 7 2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan. ............................................................ 8 2.2.1 Nghiên cứu của Sam Thomas & Bhasi Marath (2013) ........................... 8 2.2.2 Nghiên cứu của Liu Jun, Wang Qiuzhen, Ma Quingguo (2011) ............ 9 2.2.3 Nghiên cứu của Sharma (2008) .............................................................. 9 2.2.4 Nghiên cứu của Wallace (2004) ........................................................... 10
- 2.2.5 Nghiên cứu của Wallace (1999) ........................................................... 11 2.2.6 Các nhân tố rủi ro được xem xét trong nghiên cứu này ....................... 12 2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. ........................ 14 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................... 17 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 17 3.2 Nghiên cứu định tính ................................................................................... 18 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ............................................................... 18 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................ 19 3.3 Nghiên cứu định lượng ................................................................................ 19 3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng ............................................................ 19 3.3.2 Xử lý dữ liệu ......................................................................................... 20 3.4 Mô hình nghiên cứu và các thang đo ........................................................... 21 3.4.1 Thang đo kết quả dự án phần mềm ....................................................... 22 3.4.2 Rủi ro môi trường tổ chức .................................................................... 23 3.4.3 Rủi ro do người dùng ............................................................................ 23 3.4.4 Rủi ro do yêu cầu của dự án ................................................................. 23 3.4.5 Rủi ro do tính phức tạp của dự án ......................................................... 24 3.4.6 Rủi ro do lập kế hoạch và quản lý dự án .............................................. 25 3.4.7 Rủi ro do nhóm phát triển dự án ........................................................... 25 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 26 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................. 26 4.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo .......................................................... 26 4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo kết quả dự án phần mềm ........................ 27 4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo các thành phần ảnh hưởng đến kết quả của dự án phần mềm ........................................................................................... 28 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................. 33 4.3.1 Phân tích nhân tố biến kết quả dự án phần mềm .................................. 33 4.3.2 Phân tích nhân tố các biến ảnh hưởng đến kết quả dự án phần mềm ... 35 4.4. Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................... 37 4.4.1 Mô tả các biến trong mô hình hồi quy .................................................. 37
- 4.4.2 Phân tích tương quan ............................................................................ 41 4.4.3 Phân tích hồi quy bội ............................................................................ 42 4.5. Phân tích thống kê mô tả kết quả dự án phần mềm và các thành phần ảnh hưởng ..................................................................................................................... 54 4.5.1 Rủi ro môi trường tổ chức .................................................................... 56 4.5.2 Rủi ro do người dùng ............................................................................ 56 4.5.3 Rủi ro yêu cầu dự án ............................................................................. 57 4.5.4 Rủi ro do tính phức tạp của dự án ......................................................... 58 4.5.5 Rủi ro lập kế hoạch và quản lý dự án ................................................... 59 4.5.6 Rủi ro do nhóm phát triển dự án ........................................................... 59 4.6. Tóm tắt ......................................................................................................... 60 CHƯƠNG 5 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ........................................................... 61 5.1. Kiến nghị nâng cao kết quả của dự án phần mềm ....................................... 61 5.1.1. Kiến nghị về môi trường tổ chức .......................................................... 61 5.1.2. Kiến nghị về người dùng ...................................................................... 63 5.1.3. Kiến nghị về yêu cầu dự án .................................................................. 63 5.1.4. Kiến nghị về tính phức tạp của dự án ................................................... 64 5.1.5. Kiến nghị về lập kế hoạch và quản lý ................................................... 65 5.1.6. Kiến nghị về nhóm phát triển dự án ..................................................... 66 5.2. Ý nghĩa và Kết luận ..................................................................................... 67 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Các nhân tố rủi ro được xem xét trong nghiên cứu ...................................12 Bảng 3.1 Thang đo kết quả dự án phần mềm............................................................22 Bảng 3.2 Thang đo rủi ro môi trường tổ chức ..........................................................23 Bảng 3.3 Thang đo rủi ro do người dùng ..................................................................23 Bảng 3.4 Thang đo rủi ro do yêu cầu của dự án .......................................................24 Bảng 3.5 Thang đo rủi ro do tính phức tạp của dự án ...............................................24 Bảng 3.6 Thang đo rủi ro do lập kế hoạch và quản lý dự án ....................................25 Bảng 3.7 Thang đo rủi ro do nhóm phát triển dự án .................................................25 Bảng 4.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo kết quả dự án phần mềm .........27 Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo rủi ro môi trường tổ chức...............28 Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đ rủi ro do người dùng .................29 Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo rủi ro do yêu cầu của dự án .....29 Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo rủi ro do tính phức tạp dự án .........30 Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo rủi ro do lập kế hoạch và quản lý dự án phàn mềm .............................................................................................................31 Bảng 4.7 Kết quả đánh giá thang đo rủi ro do nhóm phát triển dự án ......................32 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho kết quả dự án phần mềm ..........33 Bảng 4.9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến kết quả dự án phần mềm ...........................................................................................................................34 Bảng 4.10 Thang đo kết quả dự án phần mềm..........................................................34 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho 6 thành phần rủi ro ảnh hưởng đến kết quả dự án phần mềm.....................................................................................35 Bảng 4.12 Kết quả phần tích nhân tố khám phá (EFA) của các thành phần rủi ro ảnh hưởng đến kết quả dự án phần mềm .........................................................................36 Bảng 4.13 Mô tả các biến trong mô hình hồi quy .....................................................38 Bảng 4.14 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ..................................................41 Bảng 4.15 Bảng tóm tắt mô hình ..............................................................................43 Bảng 4.16 Bảng phân tích ANOVA ..........................................................................44 Bảng 4.17 Bảng tóm tắt kết quả hồi quy ...................................................................44 Bảng 4.18 Bảng tóm tắt mô hình ..............................................................................46 Bảng 4.19 Bảng phân tích ANOVA ..........................................................................46 Bảng 4.20 Bảng tóm tắt kết quả hồi quy ...................................................................47 Bảng 4.21 Bảng tóm tắt mô hình ..............................................................................49 Bảng 4.22 Bảng phân tích ANOVA ..........................................................................49 Bảng 4.23 Bảng tóm tắt kết quả hồi quy ...................................................................50
- Bảng 4.24 Bảng tóm tắt mô hình ..............................................................................51 Bảng 4.25 Bảng phân tích ANOVA ..........................................................................52 Bảng 4.26 Bảng tóm tắt kết quả hồi quy ...................................................................53 Bảng 4.27 Giá trị trung bình kết quả dự án phần mềm .............................................54 Bảng 4.28 Thông kê mô tả kết quả dự án phần mềm và các thành phần rủi ro ........55 Bảng 4.29 Giá trị trung bình các biến trong thành phần rủi ro do môi trường tổ chức ...................................................................................................................................56 Bảng 4.30 Giá trị trung bình các biến trong thành phần rủi ro do người dùng .........56 Bảng 4.31 Giá trị trung bình các biến trong thành phần rủi ro yêu cầu dự án ..........57 Bảng 4.32 Giá trị trung bình các biến trong thành phần rủi ro do tính phức tạp của dự án ..........................................................................................................................58 Bảng 4.33 Giá trị trung bình các biến trong thành phần rủi ro do lập kế hoạch và quản lý dự án .............................................................................................................59 Bảng 4.34 Giá trị trung bình các biến trong thành phần rủi ro .................................59 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRONG ĐỀ TÀI Hình 1.1 Nghiên cứu của Standish Group từ 2000 đến 2009 .....................................1 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất .......................................................15 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................18 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .................................................................40
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Để giảm tỷ lệ thất bại cao của các dự án phần mềm luôn là vấn đề quan tâm của nhà quản lý, họ cần có một công cụ để ước lượng và quản lý hiệu quả các yếu tố rủi ro trong dự án phần mềm nhằm giảm rủi ro và tăng tỷ lệ thành công cho dự án. Bài nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu các yếu tố rủi ro có tác động như thế nào đến kết quả dự án phần mềm và cung cấp các thông tin cần thiết về các yếu tố rủi ro trong dự án phần mềm, thực hiện đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng lên kết quả dự án phần mềm. Các nhà quản lý có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để đưa ra chiến lược quản lý hiệu quả cho dự án phần mềm, nên tập trung nhiều hơn vào các yếu tố rủi ro có tác động mạnh đến kết quả dự án phần mềm. Tác giả đã thực hiện khảo sát và đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến kết quả của những dự án phần mềm đã được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Mình, các công ty được khảo sát là TMA, Fsoft, CSC. Kết quả phân tích số liệu cho thấy các yếu tố rủi ro thuộc nhóm lập kế hoạch và quản lý dự án phần mềm là những yếu tố rủi ro cần được quan tâm và quản lý nhiều nhất, vì nó có tỷ lệ ảnh hưởng mạnh nhất và có thể làm thất bại dự án phần mềm nếu không được quan tâm đúng mức. Các nhà quản lý phần mềm cần phải tập trung nhiều hơn vào công tác lập kế hoạch và quản lý dự án phần mềm: phải làm rõ các giai đoạn quan trọng trong dự án, có những phương pháp quản lý hiệu quả cho dự án, luôn học hỏi và nâng cao kinh nghiệm quản lý dự án quản lý nhân sự, giao tiếp, lập kế hoạch dự án rõ ràng chi tiết, uớc lượng thời gian và nhân lực thực hiện dự án cụ thể và chính xác hơn.
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu của Standish Group năm 2011 chỉ ra rằng: 66% các dự án phần mềm là thách thức hay thất bại, chỉ có 34% tổng số dự án được xem là thành công. Theo dự đoán của Jorgensen và Molokken Ostvold 2006 thì tỷ lệ thất bại của các dự án phần mềm có thể tăng lên tới 85%, vì các công ty phần mềm tiếp tục đầu tư thời gian và nhân lực vào việc phát triển phần mềm. Cho nên việc giảm thiểu rủi ro và thất bại trong việc sản xuất phần mềm luôn là vấn đề được quan tâm. Hình 1.1 Nghiên cứu của Standish Group từ 2000 đến 2009 Hầu hết các nghiên cứu về rủi ro dự án phần mềm đều đưa ra 2 bước để quản lý phần mềm rủi ro: đánh giá rủi ro và điều khiển rủi ro. Đánh giá rủi ro bao gồm nhận diện, phân tích và định mức độ ưu tiên các yếu tố rủi ro. Việc đánh giá các nghiên cứu khác giúp phát hiện ra rằng, các nghiên cứu trước đó về rủi ro dự án phần mềm chủ yếu tập trung vào:
- 2 - Nhận dạng rủi ro và đánh giá: McFarlan, 1981; Barki et al, 1993; Meumann, 1995; Keil et at., 1998; Lyytinen et al., 1998,; Ropponen & Lyytinen, 2000; Schmidt et al., 2001; Wallace et al.,2004; Tiwana & Keil, 2004; Cuellar Gallivan, 2006; Costa et al., 2007) - Chiến lược quản lý rủi ro để nâng cao hiệu quả dự án: Alter & Ginzberg, 1978; Boehm, 1991; Fairley, 1994; Powell & Klein, 1996; Keil et al., 1998; Barki et al., 2001; Barki & Rivard, 2003; Jiang & Klein, 2004; Iversen et al., 2004; Taylor, 2006; Camprieu et al., 2007; Keil et al., 2008 - Quan hệ giữa rủi ro và quản lý rủi ro: Kích, 1996; Ropponen and Lyytinen, 2000; Jiang et al, 200; Barki et al, 2001; Addision and Vallabh, 2002 - Liên kết giữa rủi ro và hiệu quả dự án: Nidumolu, 1995; Jiang & Klein, 1999; Na et al., 2004; Wallace et al., 2004; Han & Huang, 2007; Na et al., 2007 Hầu hết các dự án phần mềm đều xây dựng chiến lược quản lý rủi ro ngay từ lúc thiết lập dự án, nhưng các yếu tố rủi ro vẫn tiếp tục tồn tại trong dự án. Việc tìm ra các yếu tố rủi ro, mối quan hệ giữa chúng với hiệu quả của dự án phần mềm luôn là vấn đề được quan tâm và nghiên cứu để tìm ra cách điều khiển nó sẽ giúp cho các nhà quản lý dự án có được chiến lược đạt được kết quả mong muốn. Hiện tại chưa có các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến kết quả của dự án phần mềm nên học viên xin đề xuất đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố rủi ro có tác động như thế nào đến kết quả dự án phần mềm”. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện để nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Các yếu tố rủi ro có tác động như thế nào đến kết quả của dự án phần mềm?
- 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua khảo sát thực tế các công ty phần mềm tại TP.HCM, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm: - Đo lường sự tác động của các yếu tố rủi ro đến kết quả của dự án phần mềm. - Từ kết quả đạt được đưa ra các biện pháp kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao tỷ lệ thành công của các dự án phần mềm trong tương lai. 1.4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi, giới hạn của nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả các dự án gia công phần mềm tại các công ty gia công phần mềm TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn đối với kết quả của các dự án gia công phần mềm được thực hiện bởi các công ty gia công phần mềm tại TP.HCM. Việc áp dụng cho các địa phương khác, hoặc toàn bộ lãnh thổ sẽ thuộc về các đề tài nghiên cứu khác. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng như sau: Nghiên cứu định tính : Nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu đề xuất. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua 2 giai đoạn. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu đi trước để đề xuất mô hình nghiên cứu sơ bộ. Sau đó dựa trên kết quả nghiên cứu định tính tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng : Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả của các dự án gia công phần mềm. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 220 nhân viên từng tham gia hoàn thành ít nhất một dự án gia công phần mềm. Dựa trên dữ liệu thu thập, tác giả sử dụng phần mềm
- 4 SPSS 20.0 để thực hiện các phần tích thống kê gồm: Đánh giá độ tin cậy các thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ của thang đo với kiểm định KMO và Eigenvalue, phân tích hồi quy đo lường ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến kết quả dự án phần mềm bằng kiểm định F, Sig. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sẽ đem lại ý nghĩa thực tiễn cho các công ty gia công phần mềm vì nó bổ sung kiến thức cho các nhà quản lý dự án biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến kết quả của dự án gia công phần mềm và từ đó có thể đưa ra được các phương pháp để kiểm soát rủi ro hiệu quả nhất, giúp tăng tỷ lệ thành công của các dự án gia công phần mềm trong tương lai. 1.7. Cấu trúc đề tài Đề tài có bố cục được chia thành 5 chương với nội dung như sau : Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Chương 5: Kiến nghị và kết luận
- 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày những nội dung lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu này. Chương này cũng trình bày mô hình nghiên cứu và xây dựng các giả thiết nghiên cứu. 2.1. Các khái niệm. 2.1.1 Dự án phần mềm - Dự án phần mềm rất khó để có một định nghĩa rõ ràng. Không giống như một toà nhà, chúng ta không thể nhìn thấy phần mềm, chạm vào nó hay cảm thấy nó hay tưởng tượng thấy nó. Vì vậy nó gây khó khăn cho người thực hiện trong việc xác định được kích thước, chi phí hay mất bao lâu để xây dựng được nó. - Dự án phần mềm là dự án trong đó phạm vi duy nhất của công việc với thông số kỹ thuật nhất định mà cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định tại một chi phí nhất định. Đối tượng quan trọng nhất trong dự án phần mềm là nhân viên tham gia thực hiện dự án (wikipedia) 2.1.2 Kết quả dự án phần mềm - Một dự án được gọi là thành công khi hoàn thành đúng tiến độ, nằm trong ngân sách được duyệt, phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đề ra (Powell and Klein, 1996). - Có nhiều tiêu chí đã được đưa ra để đánh giá thành công của dự án phần mềm, nhưng bộ 3 tiêu chí được sử dụng rộng rãi nhất để nghiên cứu và đánh giá thành công của dự án phần mềm vẫn là: dự án nằm trong chi phí dự kiến, kế hoạch dự kiến và thỏa mãn yêu cầu đặt ra (Barki et al., 2001; Nidumolu 1995; Deephouse, 2005; Wallace, 2000; Ravichandran, 1996). - Theo Wallace (2004), kết quả dự án phần mềm có thể được đo lường từ 2 yếu tố: hiệu quả quá trình và hiệu quả sản phẩm. Trong đó hiệu quả quá trình
- 6 là việc đánh giá dự án có hoàn thành đúng hạn và đúng chi phí, còn hiệu quả sản phẩm muốn nói tới chất lượng sản phẩm được tạo ra có thỏa mãn được khách hàng. 2.1.3 Rủi ro - Theo từ điển (Merriam-Webster Dictionary) thì rủi ro có nghĩa là mất mát và tổn thương. Thuật ngữ “rủi ro” có nguồn gốc sâu xa từ tiếng Latin “resceare”, có nghĩa là “cắt giảm” (to cut-off). 2.1.4 Rủi ro dự án phần mềm - Theo March & Shapira (1987), chúng ta định nghĩa rủi ro dự án phần mềm là những điều kiện có thể gây ra những mối đe dọa đến sự hoàn thành của dự án phát triển phần mềm. - Theo Boehm (1991), rủi ro dự án phần mềm nói tới các khía canh của việc phát triển phần mềm, quy trình phát triển hay điều kiện môi trường. Những vấn đề này nếu không được quan tâm đúng mức sẽ làm tăng mối nguy hiểm đến thành công của dự án đang phát triển, có thể làm cho việc xây dựng phầm mềm gặp khó khăn, phần mềm bị phá ra và làm lại từ đầu, bị trì hoãn, bị hủy bỏ hoàn toàn. - Theo Barki (1993), định nghĩa rủi ro trong dự án phát triển phần mềm như là sản phẩm của một sự không chắc chắn xung quanh một dự án phát triển phần mềm và tầm quan trọng của khả năng mất điều khiển đối với sự thất bại của dự án. - Theo Lyyttinen (1993), một rủi ro dự án phần mềm là một khía cạnh của một công việc, một quá trình, hay môi trường phát triển mà nếu bỏ qua nó có thể dẫn đến khả năng thất bại của dự án phần mềm. - Cách thông dụng nhất để nhận diện các yếu tố rủi ro là sử dụng danh sách kiểm tra. Những danh sách kiểm tra này đưa ra một danh sách tất cả các yếu tố rủi ro có thể xảy ra cho một dự án phát triển phần mềm. Có nhiều nghiên
- 7 cứu đã được thực hiện và xác định được danh sách các yếu tố rủi ro này là: danh sách 10 yếu tố rủi ro ảnh hưởng mạnh nhất Boehm (1991); Barki et al (1993) đã đưa ra một danh sách chi tiết hơn về các yếu tố rủi ro dựa trên nghiên cứu 120 dự án phần mềm đang thực hiện tại 75 tổ chức. Jiang and Klein (2002) đã thực hiện nghiên cứu với các nhà quản lý dự án để định mức các yếu tố rủi ro theo tầm quan trọng của chúng. Một trong những nghiên cứu quốc tế về rủi ro trong dự án phần mềm được thực hiện bởi Schmidt et al., 1996, đã phát triển một danh sách mở rộng của các yếu tố rủi ro bằng phương pháp phỏng vấn Delphi tại 3 quốc gia: HongKong, Phần Lan và Mỹ…. Wallace (1999) đã phát triển một phương thức đo lường hiệu quả cho các rủi ro trong dự án phần mềm. Addision (2003) thông qua phương pháp Delphi phỏng vân các chuyên gia phần mềm để nhận diện ra các yếu tố rủi ro quan trọng nhất trong một dự án. Malhotra (2009) thực hiện nghiên cứu về các rủi ro trong thực hiện dự án và ảnh hưởng của chúng. 2.1.5 Quản lý rủi ro dự án phần mềm - Một khi các yếu tố rủi ro đã được nhận diện và đánh giá thì bước tiếp theo là quản lý các rủi ro (Boehm, 1991). Quản lý rủi ro dự án phần mềm là một cơ chế để tối thiểu hóa các dự án thất bại (McFarlan, 1981; Boehm, 1991; Barki et al. 1993). Quản lý rủi ro dự án bao gồm cả 2 kỹ năng: kỹ năng cứng như là ước lượng và lập lịch công việc và kỹ năng mềm như là động viên và quản lý nhân lực trong dự án (Kirsch 1996). 2.1.6 Chất lượng dự án phần mềm - Một dự án phần mềm có chất lượng là nó đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng đặt ra, không có xảy ra lỗi trong khi sử dụng (Wallace 1999)
- 8 2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan. Có nhiều nghiên cứu về các yếu tố rủi ro trong phát triển phần mềm. Các nghiên cứu này đều có chung điểm hạn chế là chỉ thực hiện trong phạm vi nghiên cứu tại một quốc gia và khảo sát trên một số dự án phần mềm nhất định tại thời điểm nghiên cứu, các yếu tố rủi ro được lựa chọn để khảo sát còn nhiều hạn chế và chưa bao quát hết các khía cạnh của rủi ro thực tế. Dưới đây là một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá sự tác động của rủi ro đến dự án phần mềm: 2.2.1 Nghiên cứu của Sam Thomas & Bhasi Marath (2013) Thomas và Bhasi đã tổng hợp các yếu tố rủi ro lại thành 5 nhóm nhân tố để đo lường tác động của chúng đến chất lượng dự án phần mềm, các nhân tố rủi ro mà nghiên cứu của ông xem xét là: 1) Nhóm phát triển dự án: nhóm kỹ sư thực hiện các yêu cầu của dự án 2) Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch: đưa ra các công việc cụ thể cần thực hiện, ước tính thời gian và chi phí cho từng công việc 3) Rủi ro do người dùng: thiếu sự hợp tác, thái độ không muốn đổi mới 4) Rủi ro bên ngoài: thay đổi pháp luật, khủng hoảng kinh tế, cạnh tranh đối thủ để giành dự án 5) Độ phức tạp của dự án: dự án đòi hỏi những kỹ thuật quá cao, chưa phổ biến, hay những kỹ thuật quá cũ không còn được sử dụng Bên cạnh đó ông cũng xem xét sự tác động trực tiếp của việc quản lý rủi ro lên các yếu tố rủi ro và tác động gián tiếp lên chất lượng dự án như thế nào. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng của dự án phần mềm có mối quan hệ tích cực với quản lý rủi ro và quan hệ tiêu cực với rủi ro.
- 9 2.2.2 Nghiên cứu của Liu Jun, Wang Qiuzhen, Ma Quingguo (2011) Liu, Wang và Ma đã thực hiện nghiên cứu: ảnh hưởng của các vấn đề không chắc chắn trong dự án và việc quản lý những yếu tố rủi ro lên hiệu quả dự án phát triển phần mềm. Nghiên cứu đã phát triển một mô hình giúp đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả dự án. Trong đó hiệu quả dự án được đo lường với 2 yếu tố là hiệu quả quá trình (process performance) và hiệu quả sản phẩm (product performance). Các yếu tố rủi ro được khảo sát trong nghiên cứu là: 1) Lập kế hoạch và quản lý 2) Đoàn kết nội bộ (internal integration) 3) Sự hợp tác của người dùng 4) Các yếu tố không chắc chắn có tính kế thừa trong dự án (kích thước dự án, tính phức tạp của kỹ thuật, kỹ năng nhóm phát triển, kinh nghiệm người dùng/khách hàng). Kết quả nghiên cứu: các yếu tố không chắc chắn có tính kế thừa từ các dự án trước đó có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới hiệu quả của quá trình và hiệu quả sản phẩm, việc quản lý và lên kế hoạch tốt có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản phẩm và quá trình. Nghiên cứu cũng có một số hạn chế về số lượng các yếu tố rủi ro được khảo sát, cần có thêm nhiều nghiên cứu để cải thiện các hạn chế này. 2.2.3 Nghiên cứu của Sharma (2008) Sharma đã thực hiện nghiên cứu để xếp hạng các yếu tố rủi ro, xem yếu tố nào đứng đầu trong danh sách các yếu tố gây ra rủi ro cho dự án phần mềm. Trong nghiên cứu ông đã đưa ra một danh sách đầy đủ và toàn diện hơn về các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án phần mềm.
- 10 Các yếu tố rủi ro này được chia làm 4 nhóm nhân tố: 1) Rủi ro về sự quản lý các thành phần hữu quan 2) Rủi ro về yêu cầu và lập trình 3) Rủi ro về môi trường phát triển dự án 4) Rủi ro về quản lý dự án. Trong nghiên cứu này ông đã đưa kết quả xếp hạng top 5 yếu tố rủi ro cho dự án phần mềm là: 1. Rủi ro về chức năng: là các rủi ro liên quan đến hệ thống hay phần mềm không đạt yêu cầu người dùng. 2. Rủi ro quá trình phát triển: là các vấn đề liên quan tới ước lượng và tín toán chi phí phần mềm không chính xác, dẫn đến vượt quá chi phí hay thời gian phân phối sản phẩm. 3. Rủi ro do thiếu sự tham gia tích cực của người dùng hay khách hàng: việc khách hàng/người dùng không tham gia đầy đủ vào việc xây dựng yêu cầu, nghiệp vụ, thường làm cho việc lấy yêu cầu, ước lượng thời gian, chi phí không chính xác và dẫn tới sự thất bại của phần mềm. 4. Rủi ro cá nhân (personnel risk): các vấn đề liên quan đến các thành viên phát triển dự án: kỹ năng cần thiết, sự hợp tác trong nhóm, tính toán số lượng thành viên phù hợp cho dự án hoàn thành đúng tiến độ. 5. Rủi ro do lên kế hoạch: đôi khi rất khó để xác định chính xác thời gian hoàn thành thật sự của dự án, nó phụ thuộc vào độ phức tạp của dự án và khả năng/kinh nghiệm của nhà quản lý. 2.2.4 Nghiên cứu của Wallace (2004) Mục đích nghiên cứu của ông là xác định các yếu tố rủi ro trong dự án phần mềm có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả dự án. Ông đã xây dựng một mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố rủi ro và khảo sát sự tác động của các nhân tố này tới hiệu quả
- 11 của quá trình và sản phẩm thông qua yếu tố trung gian rủi ro quản lý dự án (project management risk). Sáu nhân tố mà ông khảo sát là: 1) Rủi ro do nhóm phát triển dự án 2) Rủi ro do quản lý và lập kế hoạch 3) Rủi ro do môi trường tổ chức 4) Rủi ro do người dùng 5) Rủi ro do yêu cầu 6) Rủi ro do độ phức tạp của dự án. Kết quả ông đã chỉ ra các yếu tố rủi ro có tác động tích cực đến biến trung gian rủi ro quản lý dự án; rủi ro quản lý dự án thì lại có tác động tiêu cực đến hiệu quả sản phẩm và hiệu quả quá trình làm nên sản phẩm; hiệu quả quá trình lại có tác động tích cực đến hiệu quả sản phẩm. Nghiên cứu của ông có những hạn chế là các yếu tố rủi dự án phần mềm có tính phức tạp quá cao nên nghiên cứu vẫn chưa bao quát được hết các vần đề, và thậm chí phương pháp thu thập và xử lý kết quả cho nghiên cứu cũng cần được kiểm tra lại trong các nghiên cứu khác. 2.2.5 Nghiên cứu của Wallace (1999) Với mục đích phát triển các công cụ để đo lường rủi ro trong dự án phần mềm, ông đã xây dựng nên nhiều mô hình và thực hiện khảo sát kiểm định các mô hình này để giúp các nhà quản lý phần mềm cũng như các nhà nghiên cứu có được các công cụ hiệu quả để thực hiện đo lường rủi ro. Trong nghiên cứu của mình ông đã đi từ 76 yếu tố rủi ro, bằng phương pháp sắp xếp (sorting items) trên một lượng mẫu lớn (150 sinh viên và kỹ sư phần mềm) rồi thực hiện phương pháp phỏng vấn Delphi, ông đã sắp xếp các nhân tố này lại thành 6 nhóm rủi ro, bao gồm:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 825 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 397 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 340 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 183 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn