YOMEDIA
ADSENSE
lược sử thời gian: phần 2
81
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
tiếp nối phần 1 của "lược sử thời gian". phần 2 gồm những nội dung: lỗ đen không quá đen, nguồn gốc và số phận của vũ trụ, mũi tên của thời gian, lý thuyết thống nhất của vật lý học. mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: lược sử thời gian: phần 2
Chương 7: Lỗ đen không quá đen<br />
Trước năm 1970, nghiên cứu của tôi về thuyết tương đối rộng chủ yếu<br />
tập trung vào vấn đề có tồn tại hay không kỳ dị vụ nổ lớn. Tuy nhiên, vào<br />
một buổi tối tháng 11 năm đó, ngay sau khi con gái tôi, cháu Lucy, ra đời, tôi<br />
bắt đầu suy nghĩ về những lỗ đen khi tôi trên đường về phòng ngủ. Vì sự tàn<br />
tật của mình, tôi di chuyển rất chậm, nên có đủ thời gian để suy nghĩ. Vào<br />
thời đó còn chưa có một định nghĩa chính xác cho biết những điểm nào của<br />
không-thời gian là nằm trong, và những điểm nào là nằm ngoài lỗ đen. Tôi<br />
đã thảo luận với Roger Penrose ý tưởng định nghĩa lỗ đen như một tập hợp<br />
mà các sự cố không thể thoát ra khỏi nó để đến những khoảng cách lớn, và<br />
bây giờ nó đã trở thành một định nghĩa được mọi người chấp nhận. Điều này<br />
có nghĩa là biên giới của lỗ đen, cũng gọi là chân trời sự cố, được tạo bởi<br />
đường đi trong không-thời gian của các tia sáng vừa chớm không thoát ra<br />
được khỏi lỗ đen, và vĩnh viễn chơi vơi ở mép của nó (hình 7.1). Nó cũng<br />
gần giống như trò chơi chạy trốn cảnh sát, chỉ hơi vượt trước được một bước<br />
nhưng còn chưa thể bứt ra được. Hình 7.1: Chân trời sự cố được tạo ra bởi<br />
đường đi trong không-thời gian của các tia sáng vừa chớm không thoát ra<br />
được khỏi lỗ đen, và vĩnh viễn chơi vơi ở mép của nó.<br />
Bất chợt tôi nhận ra rằng đường đi của các tia sáng ấy không bao giờ có<br />
thể tiến tới gần nhau. Vì nếu không thế, cuối cùng chúng cũng sẽ phải chập<br />
vào nhau. Điều này cũng giống như đón gặp một người bạn đang phải chạy<br />
trốn cảnh sát ở phía ngược lại - rốt cuộc cả hai sẽ đều bị bắt! (Hay trong<br />
trường hợp của chúng ta cả hai tia sáng sẽ đều bị rơi vào lỗ đen). Nhưng nếu<br />
cả hai tia sáng đó đều bị nuốt bởi lỗ đen, thì chúng không thể ở biên giới của<br />
lỗ đen được. Như vậy đường đi của các tia sáng trong chân trời sự cố phải<br />
luôn luôn song song hoặc đi ra xa nhau. Một cách khác để thấy điều này là<br />
chân trời sự cố - biên giới của lỗ đen - giống như mép của một cái bóng bóng của số phận treo lơ lửng. Nếu bạn nhìn cái bóng tạo bởi một nguồn<br />
sáng ở rất xa, chẳng hạn như mặt trời, bạn sẽ thấy rằng các tia sáng ở mép<br />
của nó không hề tiến tới gần nhau.<br />
Nếu các tia sáng tạo nên chân trời sự cố - biên giới của lỗ đen - không<br />
bao giờ có thể tiến tới gần nhau, thì diện tích của chân trời sự cố có thể giữ<br />
nguyên không đổi hoặc tăng theo thời gian chứ không bao giờ giảm, vì nếu<br />
không, ít nhất sẽ có một số tia sáng trên biên phải tiến gần tới nhau. Thực tế<br />
thì diện tích sẽ tăng bất cứ khi nào có vật chất hoặc bức xạ rơi vào lỗ đen<br />
(hình7.2). Hoặc nếu có hai lỗ đen va chạm rồi xâm nhập vào nhau tạo thành<br />
một lỗ đen duy nhất, thì diện tích chân trời sự cố của lỗ đen tạo thành sẽ lớn<br />
hơn hoặc bằng tổng diện tích chân rời sự cố của hai lỗ đen riêng lẻ ban đầu<br />
(hình 7.3).<br />
<br />
- Hình 7.2 (trái): Diện tích tăng khi vật chất rơi vào lỗ đen.<br />
Hình 7.3 (phải): Diện tích của chân trời sự cố của lỗ đen mới tạo thành sẽ<br />
lớn hơn hoặc bằng tổng diện tích của hai hố đen riêng lẻ ban đầu.<br />
Tính không giảm đó của diện tích chân trời sự cố đã đặt một hạn chế<br />
quan trọng đối với hành vi khả dĩ của các lỗ đen. Tôi đã xúc động về phát<br />
minh của mình tới mức đêm đó tôi không sao chợp mắt được. Ngay hôm sau<br />
tôi gọi điện cho Roger Penrose. Ông đã đồng ý với tôi. Thực tế, tôi nghĩ rằng<br />
chính ông cũng đã ý thức được tính chất đó của diện tích chân trời sự cố.<br />
Tuy nhiên, ông đã dùng một định nghĩa hơi khác của lỗ đen. Ông không thấy<br />
được rằng biên giới của các lỗ đen theo hai định nghĩa đó thực chất là như<br />
nhau, và do đó, diện tích của chúng cũng như nhau với điều kiện lỗ đen đã<br />
an bài ở trạng thái không thay đổi theo thời gian.<br />
Tính chất không giảm của diện tích lỗ đen rất giống với tính chất của một<br />
đại lượng vật lý có tên là entropy - đại lượng là thước đo mức độ mất trật tự<br />
của một hệ thống. Kinh nghiệm hàng ngày cũng cho chúng ta biết rằng nếu<br />
để các vật tự do thì mức độ mất trật tự sẽ có xu hướng tăng. (Chỉ cần ngừng<br />
sửa chữa xung quanh là bạn sẽ thấy điều đó ngay!). Người ta có thể tạo ra<br />
trật tự từ sự mất trật tự (ví dụ như bạn có thể quét sơn lại nhà), nhưng điều<br />
đó yêu cầu phải tốn sức lực hoặc năng lượng, và như vậy có nghĩa là sẽ làm<br />
giảm lượng năng lượng của trật tự sẵn có.<br />
Phát biểu chính xác ý tưởng này chính là Định luật II của nhiệt động học.<br />
Định luật đó phát biểu rằng: entropy của một hệ cô lập luôn luôn tăng, và<br />
rằng khi hai hệ hợp lại với nhau làm một thì entropy của hệ hợp thành sẽ lớn<br />
hơn tổng entropy của hai hệ riêng rẽ. Ví dụ, xét một hệ phân tử khí đựng<br />
trong một cái hộp. Có thể xem những phân tử như những quả cầu billard<br />
nhỏ, liên tục va chạm với nhau và với thành hộp. Nhiệt độ của khí càng cao<br />
thì các phân tử chuyển động càng nhanh, và chúng va chạm càng thường<br />
xuyên và càng mạnh với thành hộp, và áp suất chúng đè lên thành hộp càng<br />
lớn. Giả sử rằng ban đầu tất cả các phân tử bị giam ở nửa trái của hộp bằng<br />
một vách ngăn. Nếu bỏ vách ngăn đi, các phân tử sẽ có xu hướng tràn ra<br />
chiếm cả hai nửa của hộp. Ở một thời điểm nào đó sau đấy, do may rủi, có<br />
thể tất cả các phân tử sẽ dồn cả sang nửa phải hoặc trở lại nửa trái của hộp,<br />
nhưng khả năng chắc chắn hơn rất nhiều là chúng có số lượng gần bằng nhau<br />
ở cả hai nửa hộp. Một trạng thái kém trật tự hơn, hay nói cách khác là mất<br />
trật tự hơn, trạng thái ban đầu mà trong đó mọi phân tử chỉ ở trong một nửa<br />
hộp. Do đó, người ta nói rằng entropy của khí đã tăng lên. Tương tự, giả sử<br />
rằng ta bắt đầu với hai hộp, một hộp chứa các phân tử ôxy và một hộp chứa<br />
các phân tử nitơ. Nếu người ta ghép hai hộp với nhau và bỏ vách ngăn đi thì<br />
các phân tử ôxy và nitơ sẽ bắt đầu trộn lẫn vào nhau. Ở một thời điểm nào đó<br />
sau đấy, trạng thái có xác suất lớn nhất sẽ là sự trộn khá đều các phân tử ôxy<br />
và nitơ trong cả hai hộp. Trạng thái đó là kém trật tự hơn trạng thái ban đầu<br />
<br />
của hai hộp riêng rẽ.<br />
Định luật thứ hai của nhiệt dộng học có vị trí hơi khác so với các định<br />
luật khoa học khác, chẳng hạn như định luật hấp dẫn của Newton, bởi vì nó<br />
không phải luôn luôn đúng, mà chỉ đúng trong đại đa số các trường hợp mà<br />
thôi. Xác suất để tất cả các phân tử trong hộp đầu tiên của chúng ta dồn cả về<br />
một nửa của hộp ở thời điểm sau khi bỏ vách ngăn chỉ bằng một phần nhiều<br />
triệu triệu, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu có một lỗ đen ở cạnh<br />
thì định luật đó dường như sẽ bị vi phạm khá dễ dàng: chỉ cần ném một số<br />
vật chất có lượng entropy lớn, như một hộp khí chẳng hạn, vào lỗ đen. Khi<br />
đó tổng số entropy của vật chất ở ngoài lỗ đen sẽ giảm. Tất nhiên, người ta<br />
vẫn còn có thể viện lý rằng entropy tổng cộng, kể cả entropy trong lỗ đen sẽ<br />
không giảm, nhưng vì không có cách gì để nhìn vào lỗ đen, nên chúng ta<br />
không thể thấy được vật chất trong đó chứa bao nhiêu entropy. Khi này sẽ<br />
thật là tuyệt vời nếu có một đặc tính nào đó của lỗ đen, mà qua nó, người<br />
quan sát ở bên ngoài có thể biết về entropy của lỗ đen, và đặc tính này lại<br />
tăng bất cứ khi nào có một lượng vật chất mang entropy rơi vào lỗ đen. Sự<br />
phát hiện vừa mô tả ở trên cho thấy rằng diện tích của chân trời sự cố sẽ tăng<br />
bất cứ khi nào có một lượng vật chất rơi vào lỗ đen. Một nghiên cứu sinh ở<br />
Princeton tên là Jacod Bekenstein đã đưa ra giả thuyết rằng diện tích của<br />
chân trời sự cố chính là thước đo entropy của lỗ đen. Khi vật chất mang<br />
entropy rơi vào lỗ đen, diện tích của chân trời sự cố tăng, nên tổng entropy<br />
của vật chất ngoài lỗ đen và diện tích chân trời sự cố sẽ không khi nào giảm.<br />
Giả thuyết này dường như đã tránh cho định luật thứ hai nhiệt động học<br />
không bị vi phạm trong hầu hết mọi tình huống. Tuy nhiên, vẫn còn một khe<br />
hở tai hại. Nếu lỗ đen có entropy thì nó cũng sẽ phải có nhiệt độ. Nhưng một<br />
vật có nhiệt độ thì sẽ phải phát xạ với tốc độ nào đó. Kinh nghiệm hàng ngày<br />
cũng cho thấy rằng nếu người ta nung nóng một que cời trong lửa thì nó sẽ<br />
nóng đỏ và bức xạ, nhưng những vật ở nhiệt độ thấp cũng bức xạ, chỉ có điều<br />
lượng bức xạ khá nhỏ nên người ta thường không nhìn thấy mà thôi. Bức xạ<br />
này đòi hỏi phải có để tránh cho định luật thứ hai khỏi bị vi phạm. Như vậy,<br />
các lỗ đen cũng cần phải bức xạ. Nhưng theo chính định nghĩa của nó thì lỗ<br />
đen là vật được xem là không phát ra gì hết. Và do đó, dường như diện tích<br />
của chân trời sự cố không thể xem như entropy của lỗ đen. Năm 1972 cùng<br />
với Bradon Carte và một đồng nghiệp Mỹ Jim Bardeen, tôi đã viết một bài<br />
báo trong đó chỉ ra rằng mặc dù có nhiều điểm tương tự giữa diện tích của<br />
chân trời sự cố và entropy nhưng vẫn còn khó khăn đầy tai hại đó. Tôi cũng<br />
phải thú nhận rằng khi viết bài báo đó tôi đã bị thúc đẩy một phần bởi sự bực<br />
tức đối với Bekenstein, người mà tôi cảm thấy đã lạm dụng phát hiện của tôi<br />
về diện tích của chân trời sự cố. Tuy nhiên, cuối cùng hóa ra anh ta về căn<br />
bản lại là đúng, mặc dù ở một mức độ mà chính anh ta cũng không ngờ.<br />
Tháng 9 năm 1973, trong thời gian đến thăm Matxcơva, tôi đã thảo luận<br />
<br />
về các lỗ đen với hai chuyên gia hàng đầu của Liên Xô là Yakov Zedovich<br />
và Alexander Starobinsky. Họ khẳng định với tôi rằng theo nguyên lý bất<br />
động của cơ học lượng tử thì các lỗ đen quay cần phải sinh và phát ra các<br />
hạt. Tôi tin cơ sở vật lý trong lý lẽ của họ, nhưng tôi không thích phương<br />
pháp toán học mà họ sử dụng để tính toán sự phát xạ hạt. Do đó, tôi đã bắt<br />
tay vào tìm tòi một cách xử lý toán học tốt hơn mà tôi đã trình bày tại<br />
seminar thông báo ở Oxford vào cuối tháng 11 năm 1973. Vào thời gian đó,<br />
tôi còn chưa tiến hành tính toán để tìm ra sự phát xạ là bao nhiêu. Tôi chờ<br />
đợi người ta sẽ phát hiện được chính bức xạ từ các lỗ đen quay mà Zedovich<br />
và Starobinsky đã tiên đoán. Tuy nhiên, khi tính song tôi vô cùng ngạc nhiên<br />
và băn khoăn thấy rằng thậm chí cả các lỗ đen không quay dường như cũng<br />
sinh và phát ra các hạt với tốc độ đều. Thoạt tiên, tôi nghĩ rằng đó là dấu<br />
hiệu cho biết một trong những phép gần đúng mà tôi sử dụng là không thỏa<br />
đáng. Tôi ngại rằng nếu Bekenstein phát hiện ra điều đó, anh ta sẽ dùng nó<br />
như một lý lẽ nữa để củng cố ý tưởng của anh ta về entropy của các lỗ đen,<br />
điều mà tôi vẫn còn không thích. Tuy nhiên, càng suy nghĩ tôi càng thấy<br />
những phép gần đúng đó thực sự là đúng đắn. Nhưng điều đã thuyết phục<br />
hẳn được tôi rằng sự phát xạ là có thực là: phổ của các hạt bức xạ giống hệt<br />
như phổ phát xạ của vật nóng, và các lỗ đen phát ra các hạt với tốc độ chính<br />
xác để không vi phạm định luật thứ hai. Sau đó, những tính toán đã được lặp<br />
đi lặp lại dưới nhiều dạng khác nhau và bởi những người khác. Tất cả họ đều<br />
khẳng định rằng lỗ đen cần phải phát ra các hạt và bức xạ hệt như nó là một<br />
vật nóng với nhiệt độ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của nó: khối lượng càng<br />
lớn thì nhiệt độ càng thấp.<br />
Nhưng làm sao các lỗ đen lại có thể phát ra các hạt trong khi chúng ta<br />
biết được rằng không có vật gì từ phía trong có thể thoát ra khỏi chân trời sự<br />
cố? Câu trả lời mà cơ học lượng tử nói với chúng ta là: các hạt không phát ra<br />
từ bên trong lỗ đen mà là từ không gian “trống rỗng” ở ngay bên ngoài chân<br />
trời sự cố của lỗ đen! Chúng ta có thể hiểu điều này như sau: cái mà chúng ta<br />
quen nghĩ là không gian “trống rỗng” lại không thể hoàn toàn là trống rỗng,<br />
bởi vì điều đó có nghĩa là tất cả các trường như trường hấp dẫn và trường<br />
điện từ sẽ cần phải chính xác bằng 0. Tuy nhiên, giá trị của trường và tốc độ<br />
thay đổi của nó theo thời gian cũng giống như vị trí và vận tốc của hạt:<br />
nguyên lý bất định buộc rằng nếu người ta biết một trong hai đại lượng đó<br />
càng chính xác thì có thể biết về đại lượng kia càng kém chính xác! Vì vậy<br />
trong không gian trống rỗng, trường không cố định ở giá trị chính xác bằng<br />
0, bởi vì nếu trái lại thì trường sẽ có cả giá trị chính xác (bằng 0) và tốc độ<br />
thay đổi cũng trị chính xác (bằng 0). Cần phải có một lượng bất định tối<br />
thiểu nào đó, hay người ta nói rằng, có những thăng giáng lượng tử trong giá<br />
trị của trường. Người ta có thể xem những thăng giáng đó như một cặp hạt<br />
ánh sáng hoặc hấp dẫn cùng xuất hiện ở một thời điểm nào đó, đi ra xa nhau<br />
<br />
rồi lại gặp lại và hủy nhau. Những hạt này là những hạt ảo giống như các hạt<br />
mang lực hấp dẫn của mặt trời: không giống các hạt thực, chúng không thể<br />
quan sát được một cách trực tiếp bằng máy dò hạt. Tuy nhiên, những hiệu<br />
ứng gián tiếp của chúng, chẳng hạn những thay đổi nhỏ về năng lượng của<br />
các quỹ đạo electron trong nguyên tử, đều có thể đo được và phù hợp với<br />
những tính toán lý thuyết với một mức độ chính xác rất cao. Nguyên lý bất<br />
định cũng tiên đoán rằng, có cả những cặp hạt vật chất như electron hoặc<br />
quark là ảo. Tuy nhiên, trong trường hợp này một thành viên của cặp là hạt,<br />
còn thành viên kia là phản hạt (các phản hạt của ánh sáng và hấp dẫn giống<br />
hệt như hạt).<br />
Vì năng lượng không thể sinh ra từ hư vô, nên một trong các thành viên<br />
của cặp hạt/phản hạt sẽ có năng lượng dương và thành viên kia sẽ có năng<br />
lượng âm. Thành viên có năng lượng âm buộc phải là hạt ảo có thời gian<br />
sống ngắn, vì các hạt thực luôn luôn có năng lượng dương trong các tình<br />
huống thông thường. Do đó hạt ảo này phải đi tìm thành viên cùng cặp để<br />
hủy cùng với nó. Tuy nhiên, một hạt thực ở gần một vật nặng sẽ có năng<br />
lượng nhỏ hơn so với khi nó ở xa, bởi vì khi đưa nó ra xa cần phải tốn năng<br />
lượng để chống lại lực hút hấp dẫn của vật đó. Thường thường, năng lượng<br />
của hạt vẫn còn là dương, nhưng trường hợp hấp dẫn trong lỗ đen mạnh tới<br />
mức thậm chí một hạt thực ở đó cũng có năng lượng âm. Do đó, khi có mặt<br />
lỗ đen, hạt ảo với năng lượng âm khi rơi vào lỗ đen cũng có thể trở thành hạt<br />
thực hoặc phản hạt thực. Trong trường hợp đó, nó không còn cần phải hủy<br />
với bạn cùng cặp của nó nữa.<br />
Hình 7.4: Hạt ảo cũng có thể rơi vào lỗ đen như một hạt thực hoặc phản hạt<br />
thực.<br />
Người bạn bị bỏ rơi này cũng có thể rơi vào lỗ đen, hoặc khi có năng<br />
lượng dương, nó cũng có thể thoát ra ngoài vùng lân cận của lỗ đen như một<br />
hạt thực hoặc phản hạt thực (hình 7.4). Đối với người quan sát ở xa thì<br />
dường như nó được phát ra từ lỗ đen. Lỗ đen càng nhỏ thì khoảng cách mà<br />
hạt có năng lượng âm cần phải đi trước khi trở thành hạt thực sẽ càng ngắn<br />
và vì vậy tốc độ phát xạ và nhiệt độ biểu kiến của lỗ đen càng lớn.<br />
Năng lượng dương của bức xạ đi ra sẽ được cân bằng bởi dòng hạt năng<br />
lượng âm đi vào lỗ đen. Theo phương trình Einstein E = mc2 (ở đây E là<br />
năng lượng, m là khối lượng và c là vận tốc độ sáng), năng lượng tỷ lệ với<br />
khối lượng. Do đó, dòng năng lượng âm đi vào lỗ đen sẽ giảm giảm khối<br />
lượng của nó. Vì lỗ đen mất khối lượng nên diện tích chân trời sự cố sẽ nhỏ<br />
đi, nhưng sự giảm đó của entropy được bù lại còn nhiều hơn bởi entropy của<br />
bức xạ phát ra, vì vậy định luật thứ hai sẽ không khi nào bị vi phạm.<br />
Hơn nữa, khối lượng của lỗ đen càng nhỏ thì nhiệt độ của nó càng cao.<br />
Như vậy, vì lỗ đen mất khối lượng nên nhiệt độ và tốc độ bức xạ của nó<br />
tăng, dẫn tới nó mất khối lượng còn nhanh hơn nữa. Điều gì sẽ xảy ra khi<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn