Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10<br />
<br />
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ<br />
<br />
NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG<br />
- Nguyễn Dữ<br />
<br />
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.<br />
1. Tác giả Nguyễn Dữ.<br />
- Sống trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động theo chiều hướng tiêu cực của dân tộc (khoảng<br />
thế kỉ XVI): Nhà Lê suy vong, triều chính đổ nát, nhân dân cực khổ... Hoàn cảnh ấy tất nhiên sẽ ảnh hưởng<br />
lên suy nghĩ và sáng tác của ông.<br />
- Bản thân là người học rộng, tài cao, có nhân cách cao khiết.<br />
- Truyền kì mạn lục là sáng tác duy nhất còn lại của ông.<br />
<br />
2. Truyền kì mạn lục ( Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vẫn được lưu truyền)<br />
- Là một tập sáng tác gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán dưới dạng tản văn xen lẫn biền văn và<br />
thơ ca, cuối các truyện thường có lời bình của tác giả hoặc người đồng quan điểm với tác giả.<br />
- Tác phẩm được đánh giá là “Thiên cổ kì bút”( cây bút kì lạ của muôn đời ) .<br />
- Giá trị cơ bản:<br />
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.<br />
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn<br />
<br />
3. Chuyện người con gái Nam Xương.<br />
a. Tóm tắt: Truyện xoay quanh cuộc đời, số phận của Vũ Nương. Vũ Nương vốn là một cô gái đẹp<br />
người đẹp nết được gả cho Trương Sinh, con nhà giàu nhưng tính hay ghen. Vũ Nương tính tình hiền<br />
thục lại rất giữ gìn nên lúc hai vợ chồng còn ở với nhau gia đình chưa khi nào thất hoà. Song xảy ra<br />
việc giặc giã, Trương Sinh lại bị bắt lính, cách 3 năm đằng đẵng, trở về nhà mẹ già đã mất, con mới tập<br />
nói. Nghe lời ngây thơ của con Sinh đã nghi ngờ vợ hư và đánh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà. Đau đớn,<br />
Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng các nàng tiên nước đã đón nàng về nơi cung nước sống.<br />
Tại đây Vũ Nương tình cờ gặp một người làng là Phan Lang nàng đã đưa tin về cho chồng lập đàn giải<br />
oan cho nàng. Trong đàn tràng ấy, nàng đã trở về dương thế trong chốc lát để nói với chồng lời từ tạ rồi<br />
vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.<br />
b. Vị trí: là thiên thứ 16 và là thiên truyện tiêu biểu cho toàn tập sáng tác.<br />
c. Giá trị cơ bản:<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12<br />
<br />
- Trang | 1 -<br />
<br />
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10<br />
<br />
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ<br />
<br />
- Nội dung:<br />
+ Hiện thực: Tác phẩm phản ánh khá chân thực bức tranh xã hội đương thời với chiến tranh<br />
phong kiến liên miên, hạnh phúc con người bấp bênh, bèo bọt, chế độ nam quyền và số phận bất hạnh của<br />
người phụ nữ.<br />
+ Nhân đạo.<br />
* Tác phẩm bộc lộ niềm cảm thương đối với số phận của người phụ nữ trong hoàn<br />
cảnh khắc nghiệt của chế độ phong kiến.<br />
* Thể hiện thái độ trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.<br />
* Tác phẩm là tiếng nói lên án xã hội đã chà đạp lên cơ hội hạnh phúc của con người<br />
và lên tiếng bênh vực cho quyền sống của họ.<br />
- Nghệ thuật:<br />
+ Kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình, giữa miêu tả và kể chuyện.<br />
+ Dựng truyện: Tự nhiên hợp lí và mang nét đặc trưng của truyện trung đại.<br />
+ Miêu tả nhân vật: kết hợp giữa thể hiện các hành động, lời nói bên ngoài với thể hiện nội<br />
tâm nhân vật.<br />
+ Các yếu tố hoang đường kì ảo khiến câu chuyện thêm hấp dẫn và gia thêm nhiều ý nghĩa.<br />
<br />
II. CÁC DẠNG ĐỀ TỰ LUẬN CƠ BẢN.<br />
1. Dạng viết đoạn văn theo yêu cầu.<br />
- Viết đoạn thuyết minh về tác phẩm.<br />
- Viết đoạn nghị luận về một chi tiết, khía cạnh nào đó của tác phẩm đáp ứng những yêu cầu nhất<br />
định về hình thức (ví dụ: Đoạn có cấu trúc Tổng- Phân - Hợp, đoạn có sử dụng một kiểu câu nào đó....)<br />
2. Dạng viết bài.<br />
- Phân tích nhân vật (Vũ Nương)<br />
- Chứng minh một nhận định về tác phẩm hay nhân vật hoặc một khía cạnh giá trị của tác phẩm.<br />
Ví dụ: “Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái<br />
Nam Xương đã thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế<br />
độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ” ( SGK Ngữ Văn 9- tập 1. NXB GD- HN<br />
2011)<br />
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương hãy làm sáng tỏ.<br />
<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12<br />
<br />
- Trang | 2 -<br />
<br />
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10<br />
<br />
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ<br />
<br />
III. LUYỆN ĐỀ<br />
Đề số 1: Phân tích chân dung Vũ Nương trong truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương của tác<br />
giả Nguyễn Dữ.<br />
Mở bài 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.<br />
- Nguyễn Dữ là gương mặt nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ XVI.<br />
- Với tập truyện ngắn Truyền kì mạn lục ông thực sự đã mang đến cho nền văn học dân tộc một<br />
“Thiên cổ kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị mọi mặt của nó.<br />
- Chuyện người con gái Nam Xương là thiên thứ 16 và là thiên tiêu biểu trong tập sáng tác này. Trong<br />
truyện, Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công chân dung Vũ Nương với vẻ đẹp và số phận tiêu biểu cho vẻ<br />
đẹp và số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.<br />
Mở bài 2. Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt nam.<br />
Đau đớn thay, phận đàn bà<br />
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung<br />
Ấy là một câu thơ quen thuộc trong Truyện Kiều nhưng cũng là lời tổng kết xác đáng cho thân phận<br />
của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa. Có lẽ vì thế, hình tượng người phụ nữ cũng trở thành một<br />
hình tượng quen thuộc trong sáng tác của các cây bút đương thời đặc biệt là từ khoảng thế kỉ 16 trở đi. Đến<br />
với Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ, người đọc có thể bắt gặp chân dung của một<br />
người phụ nữ điển hình với phẩm chất và số phận mang nét riêng của người phụ nữ trong đêm trường trung<br />
cổ ấy.<br />
Thân bài.<br />
Ý 1: Tóm tắt tác phẩm.<br />
Ý 2: Phân tích hình tượng<br />
a. Vũ Nương là người phụ nữ có vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất đáng quý.<br />
Nhận xét chung: - Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ<br />
mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.<br />
- Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối<br />
quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau. Từ đó làm nổi rõ những vẻ đẹp cơ bản sau của nàng.<br />
Cụ thể:<br />
* Trước hết Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng.<br />
- Khi mới về làm vợ Trương Sinh: nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên dù Trương Sinh cả ghen nhưng<br />
hoà khí gia đình vẫn luôn đầm ấm.<br />
<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12<br />
<br />
- Trang | 3 -<br />
<br />
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10<br />
<br />
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ<br />
<br />
- Khi Trương Sinh đăng lính: Trong buổi tiệc tiễn chồng đi nàng đã có những cử chỉ, lời nói ân tình<br />
khiến ai nấy đều xúc động. Với Vũ Nương thì hạnh phúc gia đình bình dị , tình cảm vợ chồng con cái sum<br />
họp thuận hoà là tất cả ước mơ. Nàng chẳng mong chồng ra đi được công danh vinh hiển mà chỉ cầu cho<br />
chàng sớm bình an trở về để thoả lòng mong mỏi. ngay khi chồng chưa ra khỏi cửa mà nàng đã lường trước<br />
những khó khăn nguy hiểm mà chồng phải đối mặt để xót xa, thổn thức. Chén rượu đầy mà nàng rót như<br />
tấm lòng vun đầy tình cảm yêu thương mà nàng danh cho chồng.<br />
- Trong khoảng thời gian Trương Sinh đánh trận nơi xa : Vũ Nương luôn tỏ rõ là người vợ thuỷ<br />
chung, son sắc nhất mực “Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.<br />
Nàng chỉ một lòng băn khoăn thổn thức hướng về người chốn ải xa.<br />
- Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. khi người chồng trút<br />
cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và<br />
tấm lòng của mình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu.....cách biệt ba<br />
năm giữ gìn một tiết.....” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng, trân<br />
trọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.<br />
- Đến khi không thể cứu vãn được hạnh phúc gia đình, nàng đã quyết tìm đến cái chết để bảo toàn<br />
danh dự, chứng minh sự trong sạch của bản thân.<br />
+ Lời nói của nàng ở thời điểm “ bất đắc dĩ” ấy hé lộ nỗi đau khôn cùng khi thú vui nghi gia nghi thất<br />
đã mất và hình ảnh một mình trông chồng cũng chẳng còn được bảo toàn. Nàng như “ Sen rũ trong ao, liễu<br />
tàn trước gió, hoa rụng cuống, lá lìa cành”. Đau đớn nào bằng!<br />
+ Vũ Nương đã tắm gội, chay tịnh sạch sẽ ra bến hoàng giang ngửa mặt thạn trời rồi gieo mình xuống<br />
sông tự vẫn. Bị dồn đến đường cùng, Vũ Nương đã tìm đến cái chết nhưng đây là một lựa chọn có ý thức<br />
của nàng. Chuỗi các hành động đó cho thấy một mặt Vũ Nương đang trong tình trạng cay đắng, khổ đau<br />
cùng cực mặt khác nàng vẫn vô cùng tỉnh táo, có ý thức rất cao về mỗi hành động của mình. Đầy ý thức về<br />
nhân phẩm bản thân, nàng quyết lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch. Lời than của Vũ Nương có dáng<br />
dấp một lời nguyện cầu, xin trời đất, thần linh chứng giám cho nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của<br />
nàng.<br />
- Những năm tháng sống ở chốn làng mây cung nước sung sướng nàng vẫn không nguôi nỗi thương<br />
nhớ chồng con. Vừa gặp lại Phan lang, nghe Lang kể về tình cảnh gia đình nàng đã ứa nước mắt xót<br />
thương. Mặc dù đã nặng lời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về với chồng con trong<br />
giây lát để nói lời đa tạ tấm lòng chồng. Rõ ràng trong trái tim người phụ nữ ấy, không bợn chút thù hận,<br />
chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha.<br />
<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12<br />
<br />
- Trang | 4 -<br />
<br />
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10<br />
<br />
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ<br />
<br />
* Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, một người mẹ hiền đầy tình yêu thương<br />
con.<br />
- Trong ba năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm<br />
sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.<br />
- Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng<br />
mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để<br />
bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như<br />
với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy<br />
đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc<br />
đứcgiống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ".<br />
- Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một<br />
mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chỉ cẩn xem chi<br />
tiết nang dùng cái bóng của mình để dỗ con đủ thấy tấm lòng người mẹ với con trong những đêm dài đằng<br />
đẵng xa chồng.<br />
Tóm lại: Vũ Nương là người phụ nữ hội đủ trong mình những vẻ đẹp truyên thống của người phụ nữ<br />
Việt nam.<br />
b. Do những xô đẩy của hoàn cảnh, Vũ Nương đã phải chịu một số phận đau khổ, oan nghiệt.<br />
Nhận xét chung: Có thể thấy Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến gia trưởng đầy bất công<br />
với phụ nữ.<br />
Cụ thể:<br />
- Cái thua thiệt đầu tiên làm nên bất hạnh của Vũ Nương là thua thiệt về vị thế. Cuộc hôn nhân giữa<br />
Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng. Vũ Nương “vốn con kẻ khó” còn Trương Sinh lại là<br />
“nhà giàu” đến độ khi muốn Sinh có thể xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Sự cách bức giàu<br />
nghèo ấy khiến Vũ Nương sinh mặc cảm và cũng là cái thế khiến Trương Sinh có thể đối xử thô bạo, gia<br />
trưởng với nàng.<br />
- Phải xa chồng ở thời điểm “hương lửa đương nồng" . Hạnh phúc lớn nhất đời của người đàn bà là<br />
thú vui nghi gia nghi thất thế nhưng hạnh phúc ấy kéo dài chẳng được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính.<br />
Thế là Vũ Nương trong tuổi xuân phơi phới phải cô đơn sầu muộn trong chờ đơi.<br />
- Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, bản thân phải tìm đến cái chết.<br />
+ Là người vợ thuỷ chung nhưng nàng lại bị chồng nghi oan và đối xử bất công, tàn nhẫn.<br />
Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương sinhđã nghi oan cho vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất<br />
chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12<br />
<br />
- Trang | 5 -<br />
<br />