intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận.” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1) Câu 1. (0,75 điểm) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Câu 2. (0,75 điểm) Tác giả của đoạn trích trên là ai? Câu 3. (0,75 điểm) Tìm và ghi lại các lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích. Câu 4. (0,75 điểm) Câu nói của đứa con “- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” gợi nhắc đến chi tiết nào trong truyện? Câu 5. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 6. (1,0 điểm) Từ cách cư xử của Trương Sinh trong đoạn trích trên, em rút ra bài học gì? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Em hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. ------------ Hết -------------
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Nội dung Điểm Câu 1: HS xác định đúng xuất xứ của đoạn trích 0.75 I. Đọc - Trích từ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” hiểu Câu 2: HS xác định đúng tác giả của đoạn văn bản 0.75 (5,0 - Nguyễn Dữ điểm) Câu 3: HS tìm và ghi lại đúng các lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích: 0.75 - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. 0.25 - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như 0.25 cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản 0.25 đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Câu 4: HS xác định đúng chi tiết 0.75 - Câu nói của đứa con “- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” gợi nhắc đến chi tiết chiếc bóng trong truyện. Câu 5: HS nêu đúng nội dung chính của đoạn trích 1.0 - Đoạn trích nói về việc Trương Sinh tin lời con nhỏ, nghi oan cho vợ. Câu 6: HS bày tỏ được quan điểm rõ ràng, rút ra được bài học: 1.0 + HS rút ra bài học theo quan điểm cá nhân, miễn sao phù hợp là được. - Một số gợi ý: . Không nên hồ đồ, độc đoán. . Phải bình tĩnh, sáng suốt để phân tích những điều người khác nói. . Biết tin tưởng, tôn trọng người khác… - Khuyến khích HS viết dưới hình thức đoạn văn ngắn. - GV linh hoạt khi chấm. - Mức 1: HS rút ra được bài học phù hợp, ý nghĩa sâu sắc. 1.0 - Mức 2: HS rút ra được bài học phù hợp, nhưng chưa tiêu biểu hoặc diễn 0.5 đạt chưa rõ ràng. - Mức 3: HS rút ra được bài học nhưng không chính xác, không liên quan 0.0 đến vấn đề hoặc không rút ra bài học nào. II. HS tạo lập được văn bản tự sự: 5.0 Làm Em hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện “Chuyện người con gái văn Nam Xương”. (5,0 1. Yêu cầu chung: điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng:
  3. - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; phù hợp với ngôi kể, kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm ,miêu tả,miêu tả nội tâm. b) Yêu cầu về nội dung: Dựa trên cốt truyện đã học, đóng vai nhân vật Trương Sinh kể lại câu chuyện. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: 0.25 Mở bài, Thân bài, Kết bài b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Đóng vai nhân vật Trương Sinh kể lại 0.25 câu chuyện. c. Viết bài: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1. Mở bài: - Lời tự giới thiệu của Trương Sinh (quê quán, gia cảnh...) 0.5 - Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình (Vũ Thị Thiết xinh đẹp, nết na...) - Dẫn dắt vào câu chuyện của chính mình. 2. Thân bài 3.0 a. Kể sơ lược quá trình kết hôn và chung sống cùng Vũ Nương cho đến 0.5 khi bị gọi đi lính. b. Thời gian tôi xa nhà và trở về: 0.5 - Biết được Vũ Nương đã sinh cho tôi một đứa con trai, đặt tên là Đản. - Nỗi buồn khi mẹ đã qua đời. - Mọi việc ở nhà Vũ Nương đều chu toàn, tôi thực sự vẫn coi đó là bổn phận của nàng. c. Nghi oan cho vợ: 1.0 - Tôi dẫn con ra thăm mộ mẹ. - Nghe lời con nhỏ tôi sinh lòng nghi ngờ vợ thất tiết. - Tôi đã không tiếc lời mắng nhiếc nàng thậm tệ mặc cho nàng thanh minh, hàng xóm nói giúp, tôi vẫn đánh đuổi nàng đi. d. Cái chết của Vũ Nương, sự hối hận muộn màng của tôi: 1.0 - Những lời mắng nhiếc của tôi đã khiến Vũ Nương vô cùng đau khổ, khiến nàng đã tự vẫn. - Tuy lòng tôi vẫn đau đáu sự nghi kị với nàng nhưng trong lòng cũng có chút ân hận nên đã tìm vớt xác nàng mà chẳng thấy. - Thế rồi một đêm không ngủ được, ngồi cùng con trai bên chiếc đèn. Cũng qua lời của con trai, tôi mới hiểu được nỗi oan của vợ. Nhưng sự đã rồi, không còn có thể cứu vãn được nữa. - Một hôm có một kẻ tự xưng Phan Lang đến tìm gặp tôi và gửi lời nhắn lập đàn giải oan cho Vũ Nương. - Tôi lập đàn giải oan và nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu ở giữa dòng rồi biến mất.
  4. 3. Kết bài 0.5 - Tôi ân hận, tự trách thói ghen tuông nông nổi của mình khiến cho gia đình tan vỡ. - Mong muốn mọi người hãy nhìn vào bi kịch của tôi để rút ra bài học. - Muốn có hạnh phúc thì phải có lòng tin. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm, thể hiện suy nghĩ của nhân vật kể chuyện trong từng tình tiết của câu 0.25 chuyện. Đảm bảo yêu cầu theo cách kể của ngôi thứ nhất. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2