intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

14
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Kon Tum” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Kon Tum

  1. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO 1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I-NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9 Nội dung/đơn vị Tổng TT Kĩ năng Mức độ nhận thức kiến thức % điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu - Văn bản Văn học + Tiếng Việt. Câu 1 ý 2, 0 Câu 1 ý 0 Câu 5 0 0 50 4ý2 1,2, 3, 4 ý1 2 Viết - Viết bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu 0 1* 0 2* 0 1* 0 1* 50 tả, miêu tả nội tâm. Tổng 0 4,0 0 3,0 0 2,0 0 1,0 10,0đ Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
  2. 2.BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I- MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Thông Vận TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ đánh giá Vận Nhận biết hiểu dụng kiến thức dụng cao 1 Đọc hiểu - Văn bản Nhận biết: Văn học - Nhận biết phương thức biểu đạt, các phương châm - Tiếng hội thoại, nêu ví dụ liên quan phương châm hội thoại. Câu 1 ý 1,2, Việt. - Nhận biết một trong các cách của sự phát triển của 3, 4 ý 1. từ vựng Tiếng Việt - Nhận biết được những lời dạy của Bác tác động đến việc học tập và rèn luyện nhân cách của học sinh Câu 1 ý Thông hiểu: 2; 4 ý 2 - Hiểu được nội dung chính của văn bản. - Dùng một lời dạy của Bác để dần thành lời dẫn trực tiếp. Câu 5 Vận dụng: - Nêu được một số bài học sau khi đọc hiểu văn bản. 2 Viết Viết bài Viết được bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và 1* 2* 1* 1TL* văn tự sự miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự,có sức hấp hẫn, kết hợp sáng tạo và thuyết phục. yếu tố Nhận biết: Xác định đúng kiểu tự sự kết hợp. miêu tả và Thông hiểu: Hiểu đúng bố cục của kiểu tự sự có 3 miêu tả nội phần. tâm.. Vận dụng: Biết sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm phù hợp, cảm xúc chân thành. Vận dụng cao: Có sáng tạo trong xây dựng cốt truyện và cách kể chuyện; tạo dựng tình huống truyện hấp dẫn, gay cấn; cảm xúc tự nhiên, thuyết phục. Tổng 4,0 3,0 2,0 1,0 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  3. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn; Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm). Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về ứng xử. Bác luôn tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ mọi người. Đồng chí Vũ Kỳ có kể: Vào ngày sinh nhật Bác ở chiến khu Việt Bắc, được ăn cơm với Bác. Trong bữa ăn hôm đó, tôi có tâm sự với Bác một số vấn đề về đoàn kết của bộ phận phục vụ. Tôi thưa với Bác: - Cháu làm việc với Bác đã khá lâu, nhưng chưa một lần nào cháu thấy Bác nặng lời với cháu. Thế mà chỉ mấy anh em, thỉnh thoảng chúng cháu lại cáu gắt nhau… Bác vừa ăn vừa nghe tôi nói, rồi ôn tồn bảo tôi: - Chú làm việc với Bác lâu, thì Bác làm việc với chú cũng lâu chứ, thế mà Bác có thấy bao giờ chú cáu gắt với Bác đâu! Bác nói tiếp: - Hai bác cháu ta có gì khó khăn thì bàn bạc với nhau, cùng giải quyết, việc gì mà phải cáu gắt. Đó chính là do Bác tôn trọng chú, chú tôn trọng Bác. Vì vậy, chú cứ tự nghĩ xem, trong quan hệ công tác các chú đã thật sự tôn trọng nhau chưa? Theo Bác, sở dĩ các chú hay cáu gắt với nhau cái chính là do các chú chưa tôn trọng nhau đúng mức…Phải đúng lúc và đúng cách. Và điều quan trọng là phải biết tôn trọng lẫn nhau”. (Theo Vũ kỳ, Kể chuyện đaọ đức Bác Hồ - Tấm gương về cách ứng xử - Nguồn Internet) Câu 1 (1,0 điểm). Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên? Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung của văn bản liên quan đến phương châm hội thoại nào? Tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao có liên quan đến phương châm hội thoại ấy. Câu 3 (1,0 điểm). Trao đổi giữa Bác với đồng chí Vũ Kỳ thể hiện văn hóa ứng xử. Đây là sự phát triển nghĩa hay số lượng từ ngữ? Sự phát triển theo cách nào? Câu 4 (1,0 điểm). Hằng ngày, những lời dạy của Bác Hồ có tác động rất lớn đến việc học tập và rèn luyện nhân cách của chúng ta. Em hãy dùng một lời dạy của Bác mà em tâm đắc, dẫn thành lời dẫn trực tiếp. Câu 5 (1,0 điểm). Qua văn bản, em rút ra được những bài học gì cho bản thân (nêu ít nhất 02 bài học). II. PHẦN VIẾT (5,0 điểm): Dựa vào nội dung tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9- tập 1), em hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể sáng tạo lại câu chuyện sau đoạn Vũ Nương trở lại trần gian trong chốc lát, bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến đi mất. Và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh. (Bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm) --------------- HẾT ----------------------
  4. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM HƯỚNG DẪN KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn; Lớp:9 (Bản hướng dẫn gồm 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG I. Phần đọc hiểu( 5,0 điểm): - Gồm 3 câu nhận biết: 3,0 điểm; 1 câu thông hiểu: 1,0 điểm; 1 câu vận dụng:1,0 điểm. II. Phần viết ( 5,0 điểm): - Đảm bảo bố cục bài văn bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm (0,25 điểm) - Xác định đúng yêu cầu của đề(0,25 điểm) - Viết bài văn bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, đảm bảo đúng phần dàn bài( 3,5 điểm) - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. (0,5 điểm) - Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. (0,5 điểm). B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 5,0 Câu 1 - Phương thức biểu đạt: Tự sự. 0,5 (1,0) - Nội dung chính: Cuộc trò chuyện của Bác Hồ với đồng chí 0,5 Vũ Kỳ về cách ứng xử cho lịch sự, tôn trong lẫn nhau. (Về nội dung chính, học sinh chỉ cần nêu được ý tương tự, đúng tinh thần thì ghi điểm 0,5. Ngoài ra tùy vào mức độ mà ghi điểm hợp lí, có thể tính đến 0,25 điểm) Câu 2 - Nội dung của văn bản liên quan đến phương châm lịch sự. 0,5 (1,0) - HS nêu được 1 câu tục ngữ, hoặc ca dao có liên quan. 0,5 + Ví dụ: “Lời nói chắng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” + Hoặc “Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời” … Câu 3 - Chỉ ra Văn hóa ứng xử theo Sự phát triển của từ vựng 0,5 (1,0) Tiếng Việt. - Sự phát triển số lượng từ ngữ . 0,5 - Mô hình: Văn hóa + X (Ví dụ: Văn hóa ứng xử; văn hóa giao thông, văn hóa điện thoại, văn hóa ẩm thực…) - Trường hợp HS diễn đạt cách ngược lại: X + ứng xử, thì chỉ ghi 0,25 điểm. Câu 4 * Hai thao tác đề HS thực hiện câu hỏi này: 0,5 (1,0) - HS chọn đúng một lời dạy của Bác..
  5. - Dùng lời dạy của Bác, dẫn thành lời dẫn trực tiếp: Dẫn 0,5 nguyên văn và đặt trong dấu ngoặc kép, trước nó có dấu hai chấm. Ví dụ: Trong bức thư gửi ngành Giáo dục lần cuối, Bác Hồ có Viết: “Dù khó khăn đến đâu, cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt.” (Trường hợp dẫn không nguyên văn, không chú ý dấu câu … thì tùy vào mức độ mà ghi điểm hợp lí, có thể tính đến 0,25 điểm) Câu 5 - Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể rút ra một bài học nào đó 1,0 (1,0) miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. HS có thể rút ra những bài học khác nhau và lý giải hợp lí, thuyết phục. Gợi ý: + Có văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử. + Nói năng phải nhà nhặn, lịch sự và tôn trọng người khác + Dùng lời lẽ tránh làm mất lòng người khác. + Biết lắng nghe, thấu hiểu và hòa đồng với mọi người ( Học sinh nêu được một ý ghi 0,5 điểm. Đúng 2 ý mới đạt điểm tối đa. GV linh hoạt tùy vào cách cảm nhận của học sinh để cho điểm phù hợp) II Viết 5,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm 0,25 gồm 3 phần: MB, TB, KB. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể chuyện sáng tạo đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể sáng tạo lại câu chuyện sau đoạn Vũ Nương trở lại trần gian trong chốc lát, bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến đi mất. Và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh..; kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm ... c. Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, đảm bảo dàn 3,5 bài sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt- Giới thiệu câu chuyện (chuyện gì? Nhân vật? Xảy ra và kết thúc?); ấn tượng chung về câu chuyện. 2. Thân bài: * Kể về hoàn cảnh dẫn đến câu chuyện (không gian, thời gian.) * Kể về diến biến câu chuyện với các sự việc sắp xếp theo trình tự hợp lý, có kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm. *Có diễn biến nội tâm: Sự day dứt, ân hận và hướng khắc phục. Có thể sáng tạo ra những tình huống sau: (1)Trương Sinh quyết ở vậy, không lấy vợ nữa, một mình nuôi dạy con … để thanh minh cho sự ân hận của mình. (2) Ngày ngày, chàng Trương ra bến sông Hoàng Giang trông ngóng vợ trở về trong lầm lũi, mỏi mòn. (3) Hàng ngày chàng đi dọc bờ sông tìm kiếm tin tức. (4) Chàng cầu mong thần Linh Phi hóa kiếp cho chàng để chàng được
  6. gặp lại Vũ Nương, bày tỏ sự ăn năn, hối hận … * Có những sáng tạo trong cách kể, hư cấu và xây dựng truyện hấp dẫn, hợp lí… * Đảm bảo kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, thực chất là trả lời câu hỏi: - Chuyện đã diễn ra như thế nào ? - Diễn biến của câu chuyện : + Sự việc khởi đầu ( Mở đầu). + Sự việc mâu thuẩn ( Thắt nút). + Sự việc phát triển. + Sự việc cao trào (Mở nút.). + Sự việc kết thúc. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ / bài học quý giá bản thân rút ra từ câu chuyện. * Hướng dẫn chấm: - Đảm bảo yêu cầu. Kể chuyện hay; các sự việc lo gic, hấp dẫn; xây dựng tình huống câu chuyện hơp lý; nhân vật hiện lên rõ nét sự day dứt, ân hận; kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm phù hợp...Chuyện kể gay cấn, thuyết phục, có năng khiếu văn chương. (2,5 – 3,5 điểm) - Đảm bảo yêu cầu của bài tự sự. Diễn biến sự việc được sắp xếp hợp lí nhưng đôi chỗ thiếu lo gic trong mạch kể, hoặc không kết hợp được một trong hai yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm. (1,0 - 2,0 điểm) - Chỉ viết được một đoạn văn có liên quan đến yêu cầu của đề hoặc phần thân bài quá sơ sài không đảm bảo về nội dung (0,25 - 0,75 điểm) - Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. (0,0) d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình 0,5 ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm. Kon Tum, ngày 16 tháng 10 năm 2023 Duyệt của BGH Duyệt của TTCM Giáo viên ra đề Vũ Thị Hằng Lê Cao Trinh Nguyễn Thị Hường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2