intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

  1. Trường THCS Lý Tự trọng Đề kiểm tra cuối kì 1- Năm học 2023-2024 Môn: Ngữ văn- lớp 9 Thời gian: 90 phút ĐỀ : I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Con nợ mẹ một lời tạ ơn Cả cuộc đời mẹ dành cho con Có lẽ chẳng thể nào trả mẹ Được hết công lao sinh thành Nợ suốt đời một lời xin lỗi Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru… (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Câu 1: (0,5điểm) Chỉ ra các từ láy có trong phần trích? Câu 2.(1,0 điểm) Các từ in đậm và gạch chân trong các trường hợp sau, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển?
  2. - Con nợ mẹ một lời tạ ơn - Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. - Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên - Dẫu đi trọn cả một kiếp người Câu 3. (0,5 điểm ) Xác định từ Hán Việt trong các từ sau đây: sóng gió, vỗ về, sinh thành, vầng trăng, hi sinh, ánh sáng, kiếp người. Câu 4: (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Câu 5: (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên? Câu 6. (1,0 điểm) Theo em, lời cảm ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5 ,0 điểm) Đề : Đóng vai nhân vật Trương Sinh kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương”. -Hết-
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 ĐIỂM) - Từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng (0,5 điểm) Câu 1 HS ghi sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm - Từ: “lời”, “mẹ” dùng với nghĩa gốc (0,5 điểm) ; từ “lòng”. “đi” Câu 2 dùng với nghĩa chuyển (0,5 điểm) - Từ Hán Việt: sinh thành, hi sinh (1 từ-0,25điểm; 2 từ-0,5 điểm) Câu 3 (HS ghi sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm) - BPTT: Điệp ngữ (0,25 điểm) (Mẹ dành) (0,25điểm)- Nếu học sinh ghi biện pháp tu từ liệt kê (tuổi xuân, chăm lo, hi sinh) vẫn cho điểm. Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để Câu 4 con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. (0,5 điểm) Hoặc + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người.(0,5 điểm) Mức 1: (1,0điểm) HS trả lời đủ 2 ý sau: - Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của người con đối với mẹ, người đã luôn hi sinh tất cả vì con.(0,75 điểm) - Lời bài hát như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về lòng hiếu thảo. (0,25 điểm) Câu 5 Mức 2: (0,75 điểm) HS trả lời được ý: - Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của người con đối với mẹ, người đã luôn hi sinh tất cả vì con. Mức 3: (0,25 điểm) HS trả lời được ý: - Lời bài hát như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về lòng hiếu thảo. Mức 4: (0 điểm) HS trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 6 Mức 1: (1,0 điểm) Hs trả lời đủ 2 ý sau:
  4. - Cảm ơn thể hiện đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”, sống có tình có nghĩa. (0,5 điểm) - Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người; bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn.(0,5 điểm) Mức 2: (0,5 điểm) HS trả lời được 1 trong 2 ý trên. Mức 3( 0,25 điểm) HS trả lời được 1 trong 2 ý trên nhưng trả lời chưa được rõ ràng. Mức 4: (0 điểm) HS trả lời sai hoặc không trả lời. ( Lưu ý câu 4+ 5+ 6 : Tùy vào cách diễn đạt của HS mà GV ghi điểm; HS có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn được điểm tối đa . ) PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 ĐIỂM) B. LÀM VĂN (5.0 điểm) Đóng vai nhân vật Trương Sinh kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tiêu chí đánh giá *Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách viết hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự (0,5 điểm) + Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lý, nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn, liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Phần kết bài, khái quát được vấn đề, thể hiện được cảm xúc của cá nhân. + Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Nhưng các phần chưa được đầy đủ như trên. Thân bài chỉ có một đoạn văn. + Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
  5. b. Xác định đúng vấn đề cần tự sự (0,25 điểm) + Điểm 0,25: Đóng vai nhân vật Trương Sinh kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương”. + Điểm 0: Xác định sai vấn đề tự sự, trình bày sai lạc sang vấn đề khác c.Triển khai bài văn: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: c1. Mở bài: - Giới thiệu chung về câu chuyện kể. c2. Thân bài: - Câu chuyện bắt đầu như thế nào? - Diễn biến của câu chuyện. - Kết thúc của câu chuyện. ( Học sinh làm bài có ý thức lồng ghép các yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, nghị luận một cách thuyết phục, nhằm tăng giá trị của bài viết, không quá gượng để có yếu tố.) + Điểm 3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên và có thể trình bày theo định hướng sau: + Điểm 2,75 đến 3,25: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, các ý rõ ràng, lập luận khá tốt nhưng một trong các luận điểm còn trình bày chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ. + Điểm 1,75 đến 2,5: Đáp ứng được khoảng 2/3 các yêu cầu trên, các ý rõ ràng nhưng lập luận chưa chặt chẽ. + Điểm 0,75 đến 1,5: Đáp ứng được khoảng 1/3 các yêu cầu trên, hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, còn lúng túng trong diễn đạt. + Điểm 0,25 đến 0,5: Bài sơ sài, diễn đạt yếu, hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cần trên. + Điểm 0: Không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo ( 0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có mộ số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được một số suy nghĩ riêng, hoặc quan điểm và thái độ với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,25 điểm) - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  6. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2