Lý thuyết - Trắc nghiệm Vật lí chương: Động lực học vật rắn
lượt xem 11
download
Lý thuyết - Trắc nghiệm Vật lí chương: Động lực học vật rắn sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định; momen động lượng - định luật bảo toàn momen động lượng; động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định - định lí biến thiên động năng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết - Trắc nghiệm Vật lí chương: Động lực học vật rắn
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí CHƯƠNG: ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN I. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH. 1. Là chuyển động trong đó mọi điểm của vật vẽ nên những quỹ đạo tròn có tâm nằm trên cùng một đường thẳng đi qua trục quay. 2. Đặc điểm của chuyển động. • Mỗi điểm trên vật vạch một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay, có bán kính bằng khoảng cách từ điểm đó đến trục quay, có tâm ở trên trục quay. • Mọi điểm của vật đều quay được cùng một góc trong cùng một khoảng thời gian. 3. Tọa độ góc φ (rad). Vị trí của vật tại mỗi thời điểm được xác định bởi tọa độ góc φ (rad). - Ta chỉ xét vật quay theo một chiều và chọn chiều dương là quay của vật, khi đó φ > 0. - Khi vật rắn quay, sự biến thiên của tọa độ góc φ theo thời gian thể hiện quy luật chuyển động quay của vật rắn quanh trục cố định. 4. Tốc độ góc ω (rad/s). ∆ϕ a) Tốc độ góc trung bình. ωtb = . ∆t dϕ b) Tốc độ góc tức thời (gọi tắt là tốc độ góc). ω = = ϕ/ .(Tốc độ góc được xác định bằng đạo dt hàm của tọa độ góc theo thời gian) Ý nghĩa: Tốc độ góc đặc trưng cho mức độ nhanh, chậm của chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định ở thời điểm t. 5. Gia tốc góc γ (rad/s2). ∆ω a) Gia tốc góc trung bình. γtb = . ∆t dω b) Gia tốc góc tức thời (gọi tắt là gia tốc góc). γ= = ω/ .(Gia tốc góc được xác định bằng dt đạo hàm của tốc độ góc theo thời gian) Ý nghĩa: Gia tốc góc của vật rắn quay quanh một trục cố định ở thời điểm t là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên của tốc độ góc ở thời điểm đó. 6. Các phương trình động học của chuyển động quay. Chuyển động quay đều Chuyển động quay biến đổi đều Định nghĩa Là chuyển động quay của vật rắn với Là chuyển động quay của vật rắn với tốc độ góc không đổi. gia tốc góc không đổi. Đặc điểm - Tốc độ góc ω = const. - Gia tốc góc γ = const. 2π 2π.r - Tốc độ góc ω = ω0 + γt. - Chu kì quay T = = . ω v - Công thức độc lập với thời gian 2 ω2 - ω 0 = 2γ(φ - φ0) = 2γ.∆φ Phương trình động học φ = φ0 + ωt. 1 2 φ = φ0 + ω0t + γt . của chuyển động quay Góc quay : ∆φ = φ - φ0 = ωt 2 ( φ0 và ω0 là tọa độ góc và tốc độ góc ban đầu ở thời điểm t = 0 ). • Nếu vật rắn quay theo một chiều nhất định và tốc độ góc ω tăng theo thời gian, thì chuyển động quay là nhanh dần ( γ > 0 ). Tổng quát: Vật rắn quay nhanh dần ⇔ ω.γ > 0 ( Hay ω, γ cùng dấu ) • Nếu vật rắn quay theo một chiều nhất định và tốc độ góc ω giảm theo thời gian, thì chuyển động quay là chậm dần ( γ < 0 ). Tổng quát: Vật rắn quay chậm dần ⇔ ω.γ < 0 ( Hay ω, γ trái dấu ) Chương: Động lực học vật rắn Trang 1
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí 7. Vận tốc và gia tốc của các điểm trên vật rắn. a) Vận tốc dài của các điểm trên vật rắn. Vận tốc dài của một điểm trên vật rắn, cách trục quay một khoảng r : v=ωr . 2π.r Hay : v= . T b) Gia tốc của các điểm trên vật rắn. b.1. Vật rắn quay đều. - Mỗi điểm của vật rắn chuyển động tròn đều, vectơ vận tốc dài v của mỗi điểm chỉ thay đổi hướng, mà không thay đổi về độ lớn. v2 - Mỗi điểm của vật rắn chỉ có gia tốc hướng tâm có độ lớn : an = r = ω2 r b.2. Vật rắn quay biến đổi đều. - Mỗi điểm của vật rắn chuyển động tròn không đều, vectơ vận tốc dài v của mỗi điểm thay đổi cả hướng, và độ lớn. - Vectơ gia tốc của mỗi điểm trên vật rắn a = a n + a t , có hai thành phần : Gia tốc hướng tâm a n , đặc trưng cho sự thay đổi về hướng của vectơ vận tốc v ( a n v2 vuông góc với v ) : a n = = ω2r . r Gia tốc tiếp tuyến a t , đặc trưng cho sự thay đổi về độ lớn của vectơ vận tốc v ( a n cùng phương với v ) : γ . a t =r + Độ lớn của gia tốc a : a = a n + a 2t . 2 at γ + Vectơ gia tốc a của một điểm hợp với phương bán kính một góc α , với : tanα = = 2. an ω Để nghiên cứu chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định, ta chỉ cần khảo sát góc quay, tốc độ góc, và gia tốc góc của một điểm bất kì trên vật rắn đó. II. PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA VẬT RẮN QUAY QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH. 1. Momen của lực F đối với một trục quay. M = F.d (N/m). d là cánh tay đòn, là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. 2. Momen quán tính I (kg.m2). a) Momen quán tính I của vật rắn đối với một trục: là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật rắn trong chuyển động quay quanh trục ấy. I = ∑m i ri2 . i b) Đặc điểm : - Momen quán tính I của một vật rắn phụ thuộc vào : khối lượng vật rắn ; sự phân bố khối lượng xa hay gần trục quay (hay kích thước, hình dạng của vật) ; vị trí trục quay của vật. - Momen quán tính là đại lượng luôn dương và có tính cộng được. c) Momen quán tính của một số vật đồng chất có trục quay là trục đối xứng ∆G : Chất điểm khối lượng m : I = mr2. 1 Thanh dài l, khối lượng m, có tiết diện nhỏ so với chiều dài :I= ml2. 12 Vành tròn (hay trụ rỗng) bán kính R, khối lượng m : I = mR2. 1 Đĩa tròn mỏng (hay trụ đặc) bán kính R, khối lượng m :I= mR2. 2 2 Khối cầu rỗng bán kính R, khối lượng m :I= mR2. 3 Chương: Động lực học vật rắn Trang 2
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí 2 Khối cầu đặc bán kính R, khối lượng m :I= mR2. 5 d) Định lí Stêne-Huyghen : Momen quán tính của vật rắn đối với trục quay ∆ bất kì : I = IG + md2. IG : momen quán tính của vật rắn đồng chất đối với trục đối xứng ∆G . d : khoảng cách từ trục ∆ đến trục ∆G. 3. Phương trình động lực học vật rắn quay quanh một trục cố định. M =I γ . Đây là phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn M : là tổng momen của các ngoại lực tác dụng lên vật rắn đối với trục quay. I : là momen quán tính của vật rắn đối với trục quay. γ : gia tốc góc mà vật rắn thu được. III. MOMEN ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN MOMEN ĐỘNG LƯỢNG. 1. Momen động lượng L (kg.m/s2). Momen động lượng của vật rắn đối với trục quay L = Iω dL 2. Dạng khác của phương trình động lực học vật rắn. M= dt . 3. Định luật bảo toàn momen động lượng. dL Nếu M = 0 , hay : = 0 thì L = const : momen động lượng bảo toàn. dt • Trường hợp I không đổi: Thì vật rắn không quay , hoặc quay đều. • Trường hợp I thay đổi: Ta có I1ω1 = I2ω2. IV. ĐỘNG NĂNG CỦA VẬT RẮN QUAY QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH - ĐỊNH LÍ BIẾN THIÊN ĐỘNG NĂNG. 1 1. Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định. Wđ = 2 Iω2 . 2. Đối với vật rắn chuyển động lăn không trượt. Động năng của vật rắn gồm : 1 2 + Động năng chuyển động tịnh tiến của vật rắn : Wđt = m vG . 2 (G là khối tâm của vật rắn; vG là vận tốc chuyển động tịnh tiến của khối tâm) 1 + Động năng chuyển động quay quanh trục của vật rắn : Wđq =Iω2. 2 1 2 1 Động năng của vật rắn lăn không trượt : Wđ = Wđt + Wđq = m vG + Iω2. ( Với : vG = ωR ). 2 2 1 1 3. Định lí biến thiên động năng của vật rắn quay quanh một trục. ∆Wđ = Iω22 − Iω12 = A . 2 2 A : là tổng công của các ngoại lực tác dụng vào vật rắn. Chương: Động lực học vật rắn Trang 3
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí Bài mẫu 1: Vòng đu quay trong công viên Thủ Lệ (Hà Nội) chuyển động quay đều được 2 vòng trong 1 phút. a) Xác định tốc độ góc của đu quay. b) Khoảng cách từ trục quay đến ghế ngồi là 5 m. Xác định tốc độ của một người ngồi trên ghế. Người dó quay được một góc bằng bao nhiêu sau thời gian 4,5 phút. π c) Để dừng lại, người ta tác dụng lên bánh xe một lực hãm, tạo ra gia tốc rad/s2. Sau bao lâu thì 60 đu quay dừng lại ? Hướng dẫn. 2.2π π a) Tốc độ góc ω = 2 vòng/1 phút = = rad/s. 60 15 π π b) - Tốc độ của người = tốc độ dài của ghế ngồi : v = ωr = .5 = ≈ 1,05 m/s. 15 3 π - Góc quay của người trong thời gian 4,5 phút : φ = ωt = .4,5.60 =18π rad = 9 vòng. 15 c) Khi dừng lại, tốc độ góc bằng 0. π − 0 -ω Ta có : 0 = ω + γt ⇔ t = = 15 = 4 s. (Vì đu quay chuyển động chậm dần nên lấy γ < γ π − 60 0 ). Bài mẫu 2: Một bánh đà đang quay với tốc độ 360 vòng trong 1 phút. Tác dụng vào bánh đà một gia tốc hãm bằng π rad/s2. a) Xác định tốc độ quay của bánh đà sau 5 s kể từ khi hãm. b) Sau bao lâu thì bánh đà dừng lại. c) Bánh đà quay được góc bằng bao nhiêu kể từ khi bị hãm đến khi dừng lại ? Hướng dẫn. a) Chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu hãm. Ta có ω0 = 360 vòng/1 phút = 12π rad/s. Tốc độ quay của bánh đà sau khi hãm 5 s là : ω = ω0 + γt = 12π - π.5 = 7π rad/s. b) Khi dừng lại, tốc độ góc bằng ω = 0. ω - ω0 0 − 12π Ta có : ω = ω0 + γt ⇔ t = = = 12 s. γ −π c) Góc quay được sau thời gian t = 12 s là : 1 2 1 φ = φ0 + ω0t + γt = 0 + 12π.12 - .π.122 = 72π rad = 36 vòng. 2 2 CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một vật rắn quay đều quanh một trục cố định. Kết luận nào sau đây là ĐÚNG với một điểm M thuộc vật rắn ? A. Tốc độ góc của M tỉ lệ thuận với khoảng cách từ M tới trục quay. B. Tốc độ góc của M tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ M tới trục quay. C. Tốc độ dài của M tỉ lệ thuận với khoảng cách từ M tới trục quay. D. Tốc độ dài của M tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ M tới trục quay. Câu 2: Một vật rắn chuyển động quay với tốc độ góc ω và gia tốc góc γ. Trong trường hợp nào sau đây vật chuyển động quay chậm dần ? A. ω = -5 rad/s và γ = 0. B. ω = -5 rad/s và γ = -π. C. ω = -5 rad/s và γ = π. D. ω = 5 rad/s và γ = π. Câu 3: Tỉ số tốc độ góc giữa điểm ở đầu mút kim giờ và điểm ở đầu mút kim phút là 1 1 A. 12. B. 24. C. . D. . 12 24 Câu 4: Một đồng hồ có kim phút dài gấp rưỡi kim giờ. Chương: Động lực học vật rắn Trang 4
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí Tỉ số tốc độ dài giữa điểm ở đầu mút kim giờ và điểm ở đầu mút kim phút là 1 1 A. 18. B. 8. C. . D. . 18 8 Câu 5: Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định, quỹ đạo của mọi điểm thuộc vật là A. những đường tròn đồng tâm. B. những đường tròn đồng trục. C. những đường tròn cùng bán kính và đồng tâm. D. những đường tròn cùng bán kính và đồng trục. Câu 6: Một vật rắn quay với một gia tốc không đổi quanh một trục cố định, vectơ vận tốc của một điểm M thuộc vật rắn A. có độ lớn không đổi, có hướng thay đổi. B. có độ lớn thay đổi, có hướng không đổi. C. có độ lớn và hướng thay đổi. D. có độ lớn và hướng không đổi. Câu 7: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG với một vật rắn quay nhanh dần ? A. Gia tốc góc của vật lớn hơn 0. B. Gia tốc góc của vật không đổi và lớn hơn 0. C. Gia tốc góc của vật cùng dấu với tốc độ góc. D. Gia tốc góc của vật ngược dấu với tốc độ góc. Câu 8: Một vật rắn quay nhanh dần đều quanh một trục. Góc quay được sau thời gian t kể từ lúc bắt đầu quay tỉ lệ với 2 2 A. t. B. t2. C. . D. 2 . t t Câu 9: Một bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 10 s đạt được tốc độ 20 rad/s. Trong thời gian này, van xe quay được một góc A. 50 rad. B. 100 rad. C. 50π rad. D. 100π rad. Câu 10: Một bánh xe đang quay đều với tốc độ góc 5 rad/s thì được gia tốc nhanh dần đều với tốc độ góc 10 rad/s2. Giá trị góc quay được sau khi tăng tốc 5 s là A. 150 rad. B. 100 rad. C. 125 rad. D. 122,5 rad. Câu 11: Một bánh xe đang quay với tốc độ 60 rad/s thì bị hãm với gia tốc 5 rad/s2. Bánh xe quay được một góc φ kể từ khi bị hãm. Giá tri của φ là A. 540 rad. B. 180 rad. C. 720 rad. D. 360 rad. Câu 12: Khi một vật rắn quay đều quanh một trục cố định đi qua vật, thì một điểm xác định trên vật ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có A. vectơ vận tốc dài không đổi. B. độ lớn vận tốc góc biến đổi. C. độ lớn vận tốc dài biến đổi. D. vectơ vận tốc dài biến đổi. Câu 13: Đơn vị của vận tốc góc là A. m/s. B. rad/s. C. m/s2. D. rad/s2. Câu 14: Một cái đĩa ban đầu đứng yên, bắt đầu quay nhanh dần quanh một trục cố định đi qua đĩa với gia tốc góc không đổi bằng 2 rad/s2. Góc mà đĩa quay được sau thời gian 10 s kể từ khi đĩa bắt đầu quay là A. 50 rad. B. 20 rad. C. 10 rad. D. 100 rad. Câu 15: Một vật rắn đang quay đều quanh một trục cố định đi qua vật. Vận tốc dài của một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có độ lớn A. không thay đổi. B. bằng không. C. giảm dần theo thời gian. D. tăng dần theo thời gian. Câu 16: Một vật rắn quay biến đổi đều quanh một trục cố định đi qua vật. Một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có A. gia tốc góc biến đổi theo thời gian. B. độ lớn gia tốc dài biến đổi theo thời gian. C. vận tốc góc không biến đổi theo thời gian. D. vận tốc góc biến đổi theo thời gian. Câu 17: Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn (không thuộc trục quay) A. quay được những góc không bằng nhau trong cùng một khoảng thời gian. B. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc góc. C. ở cùng một thời điểm, không cùng gia tốc góc. D. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc dài. Câu 18: Một vật rắn đang quay chậm dần đều quanh một trục cố định xuyên qua vật thì Chương: Động lực học vật rắn Trang 5
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí A. tích vận tốc góc và gia tốc góc là số âm. B. vận tốc góc luôn có giá trị âm. C. gia tốc góc luôn có giá trị âm. D. tích vận tốc góc và gia tốc góc là số dương. Câu 19: Tại thời điểm t = 0, một vật rắn bắt đầu quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với gia tốc góc không đổi. Sau 5 s nó quay được một góc 25 rad. Vận tốc góc tức thời của vật tại thời điểm t = 5 s là A. 5 rad/s. B. 15 rad/s. C. 10 rad/s. D. 25 rad/s. Câu 20: Hai học sinh A và B đứng trên một đu quay tròn đều. A ở ngoài rìa, B đứng cách tâm một nủa bán kính. Gọi ωA, ωB, γA, γB lần lượt là tốc độ góc và gia tốc góc của A và B. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG ? A. ωA = ωB ; γA = γB. B. ωA > ωB ; γA > γB. C. ωA < ωB ; γA = 2γB. D. ωA = ωB ; γA > γB. Câu 21: Trong chuyển động quay biến đổi đều của vật rắn quanh trục cố định, vectơ gia tốc toàn phần ( tổng vectơ gia tốc tiếp tuyến và vectơ gia tốc hướng tâm) của một điểm trên vật rắn A. có độ lớn không đổi. B. có hướng không đổi. C. có hướng và độ lớn không đổi. D. luôn luôn thay đổi. Câu 22: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG ? A. Vật rắn quay theo một chiều nhất định và tọa độ góc tăng theo thời gian thì chuyển động quay là nhanh dần. B. Vật rắn quay theo một chiều nhất định và tọa độ góc thay đổi theo thời gian thì chuyển động quay là nhanh dần. C. Vật rắn quay theo một chiều nhất định và tốc độ góc không đổi theo thời gian thì chuyển động quay là nhanh dần. D. Vật rắn quay theo một chiều nhất định và tốc độ góc tăng theo thời gian thì chuyển động quay là nhanh dần. Câu 23: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? Trong chuyển động của vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi vật của vật rắn đều A. có cùng góc quay. B. có cùng chiều quay. C. chuyển động trên các quỹ đạo tròn. D. chuyển động trong cùng một mặt phẳng. Câu 24: Một vật rắn đang quay đều quanh một trục cố định đi qua vật rắn, một điểm M trên vật rắn cách trục quay một khoảng r ≠ 0 thì có A. tốc độ góc ω tỉ lệ thuận với r. B. tốc độ góc ω tỉ lệ nghịch với r. C. tốc độ dài v tỉ lệ thuận với r. D. tốc độ dài v tỉ lệ nghịch với r. Câu 25: Một bánh xe quay đều xung quanh một trục cố định với tốc độ 3600 vòng/phút. Trong thời gian 1,5 s bánh xe quay được một góc là A. 90π rad. B. 120π rad. C. 150π rad. D. 180π rad. Câu 26: Một bánh xe có đường kính 4 m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s2. Gia tốc tiếp tuyến của điểm P trên vành bánh xe là A. 4 m/s2. B. 8 m/s2. C. 12 m/s2. D. 16 m/s2. Câu 27: Một bánh xe quay nhanh dần đều trong 4 s thì tốc độ góc tăng từ 120 vòng/phút lên 360 vòng/phút. Tốc độ góc của điểm M ở vành bánh xe sau khi tăng tốc được 2 s là A. 8π rad/s. B. 10π rad/s. C. 12π rad/s. D. 14π rad/s. Câu 28: Một bánh xe có đường kính 50 cm quay nhanh dần đều trong 4 s thì tốc độ góc tăng từ 120 vòng/phút lên 360 vòng/phút. Gia tốc hướng tâm của điểm M ở vành bánh xe sau khi tăng tốc được 2 s là A. 157,9 m/s2. B. 162,7 m/s2. C. 183,6 m/s2. D. 196,5 m/s2. Câu 29: Trong chuyển động quay của vật rắn quanh một trục, gia tốc góc tức thời xác định bởi A. đạo hàm bậc nhất của tọa độ góc theo thời gian. B. đạo hàm bậc nhất của tốc độ góc theo thời gian. C. hàm số bậc nhất của tọa độ góc theo thời gian. D. hàm số bậc nhất của tốc độ góc theo thời gian. Câu 30: Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định đi qua vật, một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có độ lớn vận tốc dài là một hằng số. Tính chất chuyển động của vật rắn đó là A. quay đều. B. quay nhanh dần. C. quay biến đổi đều. D. quay chậm dần. Chương: Động lực học vật rắn Trang 6
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí Bài mẫu 1: Một vô-lăng có dạng vành tròn bán kính 50 cm, khối lượng 2 kg đang quay với tốc độ 360 vòng/phút. Người ta tác dụng vào vô-lăng một lực cản 50 N có phương tiếp tuyến với vô-lăng. a) Sau bao lâu thì vô-lăng dừng lại ? b) Vô-lăng dừng lại sau khi quay được bao nhiêu vòng ? Hướng dẫn. a) - Momen quán tính của vô-lăng (dạng vành tròn) đối với trục quay là trục đối xứng của nó : I = mR2 = 2.(0,5)2 = 0,5 kg.m2. - Momen của lực cản tác dụng vào vô-lăng : M = -F.R = Iγ − F.R − 50 .0,5 ⇒ Gia tốc vô-lăng thu được : γ = = = −50 rad/s2. I 0,5 - Khi vô-lăng dừng lại, vận tốc góc ω = 0. Ta có : ω0 = 360 vòng/1 phút = 12π rad/s. ω - ω0 0 − 12π Và : ω = ω0 + γt ⇔ t = = = 0,24π ≈ 0,754 s. γ − 50 b) Góc quay được sau thời gian t = 0,754 s là : 0 − (12π ) 2 ω 2 − ω02 = 2γ ϕ ⇔ ϕ = = 14,2 rad = 2,262 vòng. 2( − 50 ) Bài mẫu 2: Một ổ trục bánh xe có bán kính 10 cm đang làm quay bánh xe với tốc độ 600 vòng/phút. Biết bánh xe dạng vành tròn có bán kính 50 cm và khối lượng 8 kg. Cho π2 = 10. a) Xác định momen động lượng của bánh xe ? b) Người lái xe đạp phanh, tác dụng một lực 500 N lên ổ trục bánh xe. Xác định gia tốc góc của bánh xe ? c) Sau bao lâu kể từ khi đạp phanh, bánh xe dừng lại ? Bánh xe quay được bao nhiêu vòng sau khi hãm ? Hướng dẫn. a) - Tốc độ góc của bánh xe : ω0 = 600 vòng/phút = 20π rad/s. - Momen quán tính của bánh xe : I = mR2 = 8.0,52 = 2 kg.m2. - Momen động lượng của bánh xe : L = Iω0 = 2.20π = 40π ≈ 125,6 kg.m2/s. b) Momen lực cản của phanh đối với trục quay của trục bánh xe : M = -Fr = Iγ − Fr − 500 .0,1 ⇒ Gia tốc góc của bánh xe : γ = = = −25 rad/s2. I 2 c) - Khi bánh xe dừng lại, vận tốc góc ω = 0. ω - ω0 0 − 20π Ta có : ω = ω0 + γt ⇔ t = = = 0,8π ≈ 2,5133 s. γ − 25 - Góc quay được sau thời gian t = 2,5133 s trên là : 0 − ( 20π ) 2 ω 2 − ω02 = 2γ ϕ ⇔ ϕ = = 79 rad = 12,566 vòng. 2( − 25 ) Bài mẫu 3: Một đĩa mài có dạng đĩa mỏng bán kính 20 cm, khối lượng 5 kg được tăng tốc từ trạng thái nghỉ với gia tốc góc 10 rad/s2. a) Sau bao lâu thì momen động lượng của nó đạt giá trị 5 kg.m2/s ? b) Sau bao lâu thì đĩa quay được góc 80 rad ? c) Người ta đặt một phiến đá vào mài, phiến đá gây nên một lực tiếp tuyến với vành ngoài của đĩa và có độ lớn 5 N. Xác định gia tốc của đĩa khi mài. d) Sau khi mài xong, người ta ngắt công tắc điện, đĩa quay chậm dần dưới tác dụng của lực ma sát ổ trục có momen bằng 0,2 N/m. Sau bao lâu thì đĩa mài dừng lại ? Biết khi ngắt điện đĩa có tốc độ góc 100 rad/s. Hướng dẫn. 1 a) - Momen quán tính của đĩa mài : I = mR2 = 0,1 kg.m2. 2 L - Ta có L = Iω1 ⇒ Tốc độ góc ω1 = = 50 rad/s. I Chương: Động lực học vật rắn Trang 7
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí ω1 − ω0 50 − 0 - Ta lại có ω1 = ω0 + γt1 ⇒ t1 = = = 5 s. γ 10 1 1 2ϕ 2.80 b) Ta có φ = φ0 + ω0t2 + γ t 22 = γ t 22 ⇒ t2 = = =4 s. 2 2 γ 10 c) - Momen cản do đá mài tạo ra : Mc = -Fc.R = -5.0,2 = -1 N.m. M c −1 - Gia tốc góc cản mà đá mài thu thêm : γc = = = −10 rad/s2. I 0,1 - Gia tốc góc tổng hợp của đĩa mài : γth = γ + γc = 10 + (-10) = 0. Vậy, khi mài đá thì đĩa quay đều. d) - Sau khi ngắt công tắt điện, đá mài chỉ chịu tác dụng của momen cản do ma sát, momen này tạo M ms − 0,2 ra cho đĩa mài một gia tốc cản : γ c = = = −2 rad/s2. / I 0,1 ω − ω 2 0 − 100 - Thời gian cần thiết để đĩa dừng lại : ω = ω2 + γ c .t . Suy ra t = = = 50 s. / γ c/ −2 CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phát biểu nào sau đây SAI đối với momen quán tính ? A. Momen quán tính của vật rắn đối một trục quay càng lớn thì sức ì của vật trong chuyển động quay quanh trục đó càng lớn. B. Momen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật rắn đối với trục quay. C. Momen quán tính của hệ hai vật rắn bằng tổng momen quán tính của từng vật đối với cùng một trục quay. D. Momen quán tính của vật càng lớn thì sự thay đổi tốc độ góc của vật càng nhanh. Câu 2: Momen quán tính của một chất điểm đối với trục quay A. tăng hai lần khi khối lượng tăng hai lần và khoảng cách tới trục quay tăng hai lần. B. tăng hai lần khi khối lượng tăng hai lần và khoảng cách tới trục quay giảm hai lần. C. tăng hai lần khi khối lượng giảm hai lần và khoảng cách tới trục quay tăng hai lần. D. tăng hai lần khi khối lượng giảm hai lần và khoảng cách tới trục quay giảm hai lần. Câu 3: Một người cầm hai quả nặng ngồi trên một cái ghế đang quay quanh một trục thẳng đứng. Chọn phát biểu ĐÚNG. A. Ghế quay nhanh lên khi người đó dang hai tay ra. B. Ghế quay chậm lại khi người đó dang hai tay ra. C. Ghế quay chậm lại khi người đó khép hai tay ra. D. Ghế quay với tốc độ không đổi khi người đó dang tay ra hay khép tay lại. Câu 4: Khi tác dụng một momen lực không đổi vào một vật rắn có trục quay cố định. Đại lượng nào sau đây không đổi A. Momen động lượng. B. Gia tốc góc. C. Tốc độ góc. D. Góc quay. Câu 5: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? A. Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì momen động lượng của nó đối với một trục quay bất kì xác định là không đổi. B. Khi hợp lực tác dụng lên vật rắn bằng 0 thì momen động lượng của vật rắn không đổi. C. Khi tổng các momen lực tác dụng lên vật rắn bằng 0 thì momen động lượng của vật rắn không đổi. D. Khi khối tâm của vật rắn chuyển động thẳng đều thì momen động lượng của vật rắn không đổi. Câu 6: Các ngôi sao được hình thành từ các đám khí lớn tự quay quanh mình và co dần thể tích do hấp dẫn. Tốc độ góc của các sao A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm đi. D. bằng 0. Câu 7: Một bánh xe có dạng vành tròn bán kính 50 cm, khối lượng 1 kg chịu tác dụng của một ngẫu lực F = 5 N, tiếp tuyến với vành bánh xe. Gia tốc góc của vành bánh xe là A. 20 rad/s2. B. 10 rad/s2. C. 2 rad/s2. D. 40 rad/s2. Chương: Động lực học vật rắn Trang 8
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí Câu 8: Một thanh đồng chất dài 1 m, có khối lượng 3 kg quay quanh một trục vuông góc và đi qua trung điểm của thanh. Mỗi đầu thanh có gắn một vật nặng 1 kg. Momen quán tính của thanh đối với trục quay là A. 0,25 kg.m2. B. 0,375 kg.m2. C. 0,5 kg.m2. D. 0,75 kg.m2. 2 Câu 9: Một bánh xe có bán kính 50 cm, và có momen quán tính 2 kg.m đang quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 10 s đạt tốc độ 50 rad/s. Cần tác dụng một lực cản nhỏ nhất có độ lớn bằng bao nhiêu lên vành bánh xe để giữ cho nó quay đều ? A. 20 N. B. 40 N. C. 30 N. D. 25 N. Câu 10: Cho rằng Trái Đất là một khối cầu có bán kính R (m), khối lượng riêng ρ (kg/m3). Momen quán tính của nó đối với trục quay qua tâm là 8π 2π 2π 4π A. ρR5. B. ρR2. C. ρR2. D. ρR3. 15 5 3 3 Câu 11: Công thức nào sau đây biểu diễn định luật bảo toàn momen động lượng ? I1 ω1 I1 ω2 I1 I A. = . B. = . C. = 2 . D. I1ω2 = I2ω1. I 2 ω2 I 2 ω1 ω1 ω2 Câu 12: Momen động lượng của vật rắn đối với trục quay ∆ được bảo toàn khi A. tổng các lực bằng 0. B. không có lực ma sát. C. tổng các momen lực đối với trục quay ∆ bằng 0. D. tổng các momen lực đối với trục quay ∆ không đổi. Câu 13: Động cơ ôtô tạo ra một momen 500 N.m có tác dụng làm quay hai bánh xe, mỗi bánh có khối lượng 40 kg và bán kính 50 cm dạng đĩa tròn. Sau 10 s kể từ khi khởi động, tốc độ góc của bánh xe là bao nhiêu (bỏ qua ma sat) ? A. 125 rad/s. B. 250 rad/s. C. 275 rad/s. D. 500 rad/s. Câu 14: Một đĩa mài có dạng một đĩa tròn mỏng, có bán kính R (m) chịu tác dụng của một lực tiếp tuyến không đổi F (N) và bắt đầu quay từ trạng thái nghỉ. Momen động lượng của đĩa mài sau khi quay được khoảng thời gian t là 1 A. L = F.t B. L = F.R.t C. L = F.R2.t D. L = F.R2.t 2 Câu 15: Một vòng đu quay có đường kính 10 m quay nhanh dần đều trong 4 s thì tốc độ góc tăng từ 30 vòng/phút lên 120 vòng/phút. Gia tốc tiếp tuyến của người ngồi trên ghế ở rìa vòng đu là A. 3,75π m/s2. B. 0,75π m/s2. C. 7,5π m/s2. D. 5π m/s2. Câu 16: Đơn vị của momen động lượng là A. kg.m2.rad. B. kg.m/s. C. kg.m/s2. D. kg.m2/s. Câu 17: Momen quán tính của một vật rắn đối với một trục quay ∆ KHÔNG phụ thuộc vào A. vị trí của trục quay ∆. B. khối lượng của vật. C. vận tốc góc (tốc độ góc) của vật. D. kích thước và hình dạng của vật. Câu 18: Một vật rắn có momen quán tính I đối với trục quay ∆ cố định đi qua vật. Tổng momen của các ngoại lực tác dụng lên vật đối với trục ∆ là M. Gia tốc góc γ mà vật thu được dưới tác dụng của momen đó là M 2I M I A. γ = . B. γ = . C. γ = . D. γ = . 2I M I M Câu 19: Một bánh xe có momen quán tính đối với trục quay ∆ cố định là 6 kg.m2 đang đứng yên thì chịu tác dụng của một momen lực 30 N.m đối với trục quay ∆. Bỏ qua mọi lực cản. Sau bao lâu, kể từ khi bắt đầu quay, bánh xe đạt tới vận tốc góc có độ lớn 100 rad/s ? A. 12 s. B. 15 s. C. 20 s. D. 30 s. Câu 20: Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về momen quán tính của một vật rắn đối với một trục quay xác định ? A. Momen quán tính của một vật rắn luôn luôn dương. B. Momen quán tính của một vật rắn có thể dương, có thể âm tùy thuộc vào chiều quay của vật rắn. C. Momen quán tính của một vật rắn đặc trưng cho mức quán tính của vật trong chuyển động quay. Chương: Động lực học vật rắn Trang 9
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí D. Momen quán tính của một vật rắn phụ thuộc vào vị trí trục quay. Câu 21: Hệ cơ học gồm một thanh AB có chiều dài l, khối lượng không đáng kể, đầu A của thanh được gắn chất điểm có khối lượng m và đầu B của thanh được gắn chất điểm có khối lượng 3m. Momen quán tính của hệ đối với trục vuông góc với AB và đi qua trung điểm của thanh là A. ml2. B. 3ml2. C. 4ml2. D. 2ml2. Câu 22: Ban đầu một vận động viên trượt băng nghệ thuật hai tay dang rộng đang thực hiện động tác quay quanh trục thẳng đứng đi qua trong tâm của người đó. Bỏ qua mọi ma sát ảnh hưởng đến sự quay. Sau đó vận động viên khép tay lại thì chuyển động quay sẽ A. quay chậm lại. B. quay nhanh hơn. C. dừng lại ngay. D. không thay đổi. Câu 23: Một chất điểm chuyển động tròn xung quanh một trục có momen quán tính đối với trục là I. Kết luận nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? A. Tăng khối lượng của chất điểm lên 2 lần thì momen quán tính tăng lên 2 lần. B. Tăng khoảng cách từ chất điểm đến trục quay lên 2 lần thì momen quán tính tăng lên 2 lần. C. Tăng khoảng cách từ chất điểm đến trục quay lên 2 lần thì momen quán tính tăng lên 4 lần. D. Tăng đồng thời khối lượng của chất điểm lên 2 lần và khoảng cách từ chất điểm đến trục quay lên 2 lần thì momen quán tính tăng 8 lần. Câu 24: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? A. Momen quán tính của vật rắn đối với một trục quay cố định càng lớn thì sức ì của vật trong chuyển động quay quanh trục đó càng lớn. B. Momen quán tính của vật rắn đối với trục quay cố định phụ thuộc vào vị trí trục quay và sự phân bố khối lượng của vật rắn đối với trục quay. C. Momen lực tác dụng vào vật rắn làm thay đổi tốc độ quay của vật. D. Momen lực dương tác dụng vào vật rắn làm cho vật quay nhanh dần. Câu 25: Một momen lực không đổi tác dụng vào vật rắn có trục quay cố định. Trong các đại lượng sau, đại lượng nào KHÔNG PHẢI là hằng số ? A. Gia tốc góc. B. Tốc độ góc. C. Momen quán tính. D. Khối lượng. Câu 26: Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất, có bán kính 2 m có thể quay được xung qunah một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một momen lực 960 N.m không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3 rad/s2. Khối lượng của đĩa là A. m = 960 kg. B. m = 240 kg. C. m = 160 kg. D. m = 80 kg. Câu 27: Một ròng rọc có bán kính 10 cm, có momen quán tính đối với trục là 10-2 kg.m2. Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2 N theo phương tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Gia tốc góc của ròng rọc là A. 14 rad/s2. B. 20 rad/s2. C. 28 rad/s2. D. 35 rad/s2. Câu 28: Một ròng rọc có bán kính 10 cm, có momen quán tính đối với trục là 10-2 kg.m2. Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2 N theo phương tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Sau khi vật chịu tác dụng lực được 3 s thì tốc độ góc của nó là A. 60 rad/s. B. 40 rad/s. C. 30 rad/s. D. 20 rad/s. Câu 29: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG ? A. Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì momen động lượng của nó đối với trục quay bất kì không đổi. B. Momen quán tính của vật rắn đối với một trục quay cố định là lớn thì momen động lượng của nó đối với trục quay đó cũng lớn. C. Đối với một trục quay nhất định nếu momen động lượng của vật tăng 4 lần thì momen quán tính của nó cũng tăng 4 lần. D. Momen động lượng của một vật bằng không khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không. Câu 30: Coi Trái Đất là một quả cầu đồng tính, có khối lượng M = 6.1024 kg, bán kính R = 6400 km. Tính momen động lượng của Trái Đất trong sự tự quay quanh trục của nó ? Biết chu kì tự quay của Trái Đất quanh trục của nó là 24 giờ. A. 5,18.1030 kg.m2/s. B. 5,83.1031 kg.m2/s. C. 6,28.1032 kg.m2/s. D. 7,15.1033 kg.m2/s. Chương: Động lực học vật rắn Trang 10
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí Câu 31: Có hai đĩa mỏng nằm ngang, có cùng trục quay thẳng đứng đi qua tâm của chúng. Đĩa 1 có momen quán tính I1 và đang quay với tốc độ góc ω0, đĩa 2 có momen quán tính I2 ban đầu đứng yên. Thả nhẹ đĩa 2 xuống đĩa 1, sau một khoảng thời gian ngắn, hai đĩa cùng quay với tốc độ góc là I1 I2 I2 I1 A. ω = ω0. B. ω = ω0. C. ω = ω0. D. ω = ω. I2 I1 I1 + I 2 I1 + I 2 0 Câu 32: Một lực tiếp tuyến 10 N tác dụng vào vành ngoài của một bánh xe có đường kính 80 cm. Bánh xe quay từ trạng thái nghỉ và sau 1,5 s thì quay được một vòng đầu tiên. Momen quán tính của bánh xe là A. 0,72 kg.m2. B. 0,96 kg.m2. C. 1,8 kg.m2. D. 4,5 kg.m2. Câu 33: Chọn phát biểu SAI. Trong chuyển động quay của vật rắn, momen quán tính của vật rắn đối với một trục cố định đặc trưng cho A. mức quán tính của vật rắn trong chuyển động quay quanh trục đó. B. tính ì của vật rắn trong chuyển động quay quanh trục đó. C. khả năng duy trì tốc độ của vật rắn trong chuyển động quay quanh trục đó. D. tính nhanh, chậm của chuyển động quay của vật rắn quanh trục đó. Câu 34: Một vành tròn bán kính R, có khối lượng m, quay quanh trục ∆ đi qua tâm và vuông góc với mặt vành, momen quán tính của nó đối với trục quay được xác định bằng biểu thức m 1 A. I = mR2. B. I = m2R. C. I = 2 . D. I = mR2. R 2 Chương: Động lực học vật rắn Trang 11
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí Bài mẫu 1: Một bánh đà có momen quán tính 2 kg.m2 được gia tốc dưới tác dụng của momen lực 10 N/m từ trạng thái nghỉ. a) Xác định động năng của vật rắn sau khi chuyển động được 5 s. b) Tính thời gian cần thiết từ lúc bắt đầu chuyển động, để động năng của nó tăng gấp 4 lần so với giá trị của câu a). Hướng dẫn. M 10 a) - Gia tốc góc của bánh đà thu được : γ = = = 5 rad/s2. I 2 - Tốc độ góc của bánh đà sau khi khởi động 5 s : ω = ω0 + γt = 0 + 5.5 = 25 rad/s. 1 2 1 - Động năng của vật rắn sau khi khởi động 5 s : Wđ = Iω = .2.252 = 625 J. 2 2 1 /2 2Wđ/ 2.(4.625) b) - Ta có Wđ/ = Iω ⇒ ω = / = = 50 rad/s. 2 I 2 ω / − ω0 50 − 0 - Ta lại có : ω = ω0 + γt ⇒ t = = = 10 s. / / / γ 5 Bài mẫu 2: Một thùng phuy hình trụ rỗng có đường kính 1 m, khối lượng 40 kg, chuyển động lăn không trượt trên mặt phẳng nằm ngang với tốc độ 5 m/s. Xác định động năng của thùng. Hướng dẫn. - Trong chuyển động lăn không trượt, ta có mối liên hệ : vG = ωR vG 5 Suy ra : ω = = = 10 rad/s. R 1 2 - Momen quán tính của thùng phuy có dạng hình trụ rỗng : I = mR2 = 40.0,52 = 10 kg.m2. 1 1 - Động năng chuyển động tịnh tiến của thùng : Wđt = m v G2 = .40.52 = 500 J. 2 2 1 1 Động năng chuyển động quay của thùng : Wđq = Iω2 = .10.102 = 500 J. 2 2 Vậy, Động năng của thùng : Wđ = Wđt + Wđq = 1 000 J. CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một vật rắn chuyển động tịnh tiến, động năng của nó A. tăng lên hai lần khi tốc độ tăng lên hai lần. B. tăng lên bốn lần khi tốc độ tăng lên hai lần. C. tăng lên hai lần khi tốc độ tăng lên bốn lần. D. giảm đi bốn lần khi tốc độ tăng lên bốn lần. Câu 2: Một vật rắn chuyển động quay quanh một trục cố định, động năng của nó A. giảm đi hai lần khi khối lượng tăng gấp đôi, tốc độ giảm một nửa. B. tăng lên hai lần khi khối lượng tăng gấp đôi, tốc độ giảm một nửa. C. giảm đi hai lần khi khối lượng giảm đi một nửa, tốc độ tăng gấp đôi. D. tăng lên hai lần khi khối lượng và tốc độ đều tăng gấp đôi. Câu 3: Một vật rắn quay quanh một trục cố định với tốc độ góc ω, có động năng Wđ, thì có momen động lượng L bằng 1 2 Wđ Wđ A. 2ωWđ. B. ωWđ. C. . D. . 2 ω 2ω Câu 4: Một bánh xe dạng vành tròn lăn không trượt với tốc độ của khối tâm là v. Động năng của bánh xe là 1 3 2 A. mv2. B. mv2. C. mv2. D. mv2. 2 2 3 Câu 5: Điều kiện để động năng của một vật rắn quay quanh một trục cố định được bảo toàn là A. tổng các vectơ lực bằng 0. B. tổng các momen lực bằng 0. Chương: Động lực học vật rắn Trang 12
- Lý thuyết - Trắc Nghiệm Vật Lí C. tổng các momen lực không đổi. D. tổng các momen lực cản bằng 0. Câu 6: Một vật rắn quay nhanh dần đều quanh một trục cố định từ trạng thái nghỉ, động năng của nó tỉ lệ với 3 A. t . B. t. C. t2. D. t 2 . Câu 7: Một bánh đà có momen quán tính 2 kg.m2 được gia tốc với một momen lực 30 N.m. Động năng của bánh đà sau 10 s là A. 22,5 kJ. B. 35,0 kJ. C. 45,0 kJ. D. 37,5 kJ. Câu 8: Một bánh đà đang quay với tốc độ 40 rad/s thì bị hãm bởi một gia tốc góc 5 rad/s2. Sau bao lâu 3 thì động năng giảm đi ? 4 A. 2 s. B. 3 s. C. 4 s. D. 6 s. 2 Câu 9: Một vật rắn có momen quán tính 200 kg.m và động năng quay quanh một trục cố định là 10 kJ. Momen động lượng của vật là A. 25.104 kg.m2/s. B. 1000 2 kg.m2/s. C. 200 10 kg.m2/s. D. 2000 kg.m2/s. Câu 10: Một hình trụ rỗng bán kính R cm, nặng 20 kg, lăn không trượt trên mặt sàn nằm ngang với tốc độ 20 m/s. Động năng của hình trụ là A. 4 kJ. B. 8 kJ. C. 6 kJ. D. 3 kJ. Câu 11: Một viên bi dạng hình cầu đặc, bán kính 15 cm, nặng 1 kg lăn không trượt với tốc độ 20 m/s. Động năng của viên bi là A. 280 J. B. 333,3 J. C. 200 J. D. 300 J. Câu 12: Một cánh quạt có momen quán tính đối với trục quay cố định là 0,2 kg.m2 đang quay đều xung quanh trục với độ lớn vận tốc góc ω = 100 rad/s. Động năng của cánh quạt quay xung quanh trục là A. 2 000 J. B. 20 J. C. 1 000 J. D. 10 J. Câu 13: Một vật rắn có momen quán tính đối với trục quay ∆ cố định xuyên qua vật là 5.10-3 kg.m2. Vật quay đều quanh trục quay ∆ với vận tốc góc 600 vòng/phút. Lấy π2 = 10, động năng quay của vật là A. 20 J. B. 10 J. C. 0,5 J. D. 2,5 J. Câu 14: Một đĩa tròn có momen quán tính I đang quay quanh một trục cố định có tốc độ góc ω0. Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Nếu tốc độ góc của đĩa giảm đi hai lần thì A. momen động lượng tăng bốn lần, động năng quay tăng hai lần. B. momen động lượng giảm hai lần, động năng quay tăng bốn lần. C. momen động lượng tăng hai lần, động năng quay giảm hai lần. D. momen động lượng giảm hai lần, động năng quay giảm bốn lần. Câu 15: Hai đĩa tròn có cùng momen quán tính đối với cùng một trục quay đi qua tâm của các đĩa. Lúc đầu đĩa 2 đứng yên (ở bên trên), đĩa 1 quay với tốc độ góc không đổi ω0. Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. sau đó cho hai đĩa dính vào nhau, hệ quay với tốc độ góc ω. Động năng của hệ hai đĩa lúc sau tăng hay giảm so với lúc đầu ? A. Tăng 3 lần. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 9 lần. D. Giảm 2 lần. Câu 16: Hai bánh xe A và B có cùng động năng quay, tốc độ góc ωA = 3ωB. Tỉ số momen quán tính IB đối với trục quay đi qua tâm của hai bánh xe A và B nhận giá trị nào sau đây ? IA 1 1 A. 9. B. 3. C. . D. . 9 3 Câu 17: Một momen lực có độ lớn 30 N.m tác dụng vào một bánh xe có momen quán tính đối với trục bánh xe là 2 kg.m2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì động năng của bánh xe ở thời điểm t = 10 s là A. 18,3 kJ. B. 21,2 kJ. C. 22,5 kJ. D. 24,6 kJ. Chương: Động lực học vật rắn Trang 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở CÁC TRUNG TÂM GDTX TỈNH BẮC GIANG "
4 p | 813 | 203
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm trong giờ học Vật lý ở bậc THCS
21 p | 1052 | 145
-
Sáng kiến kinh nghiệm " PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC BÀI TOÁN KHẢO SÁT MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU KHI THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ CỦA MẠCH ĐIỆN "
20 p | 270 | 91
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Vật lý 7 năm 2017-2018 có đáp án
3 p | 703 | 84
-
Sáng kiến kinh nghiệm : Lý thuyết Dao động tắt dần
8 p | 231 | 70
-
SKKN: Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6
20 p | 214 | 35
-
Khái Quát Về Vật Lý Hạt Nhân -5
5 p | 170 | 32
-
Vật lý 11 chương trình nâng cao: 2. THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
0 p | 221 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm từ việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển động cơ học môn Vật lí THCS
22 p | 148 | 14
-
Bài giảng vật lý : Tia hồng ngoại và tia tử ngoại part 1
5 p | 97 | 13
-
GIÁO ÁN MÔN LÝ: CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
7 p | 155 | 11
-
Bài giảng vật lý : Tia hồng ngoại và tia tử ngoại part 2
5 p | 72 | 7
-
SKKN: Khơi gợi ý tưởng sáng tạo trong học vật lý
15 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lý thuyết kiến tạo để nâng cao hiệu quả dạy học chương Từ trường Vật lý 11 nâng cao tại Trường THPT Lê Lợi
20 p | 46 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống hóa lý thuyết và bài tập phần Lý thuyết tương đối hẹp. Áp dụng bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và Olympic quốc tế
26 p | 33 | 5
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 3: Chủ đề 1 (Slide)
7 p | 47 | 2
-
Đề thi môn Vật lí 12 CHVR: Lý thuyết 3
8 p | 50 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chủ đề Năng lượng - Vật lý 10 GDPT 2018 tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng sạch trong bối cảnh chuyển đổi số
75 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn