Đề bài: Nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu <br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Có một câu nói được khá phổ biến thế này: Con người đối xử với thiên nhiên như thế nào <br />
thì thiên nhiên sẽ đối xử với con người như thế ấy. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt <br />
của các nền kinh tế, sự xuất hiện tràn lan của các khu công nghiệp và số lượng ngày càng <br />
tăng lên của phương tiện giao thông, mặt trái của sự phát triển đang ngày càng đặt ra <br />
những thách thức khó giải quyết về môi trường đối với tất cả loài người trên địa cầu. <br />
Một trong những vấn đề nhức nhối nhất chính là biến đổi khí hậu.<br />
<br />
Thực vậy, nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm <br />
môi trường dẫn đến sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng <br />
thần, núi lửa… đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại. Các nhà khoa <br />
học gọi chung nguồn gốc của những vấn đề ấy là Biến đổi khí hậu. Vậy thực chất biến <br />
đổi khí hậu là gì? Theo định nghĩa của Công ước Khung Liên Hiệp Quốc, biến đổi khí <br />
hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của <br />
con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu <br />
tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được.<br />
<br />
Có rất nhiều biểu hiện của việc khí hậu bị biến đổi. Đặc trưng nhất là sự nóng lên toàn <br />
cầu. Sự nóng lên toàn cầu được thể hiện rất rõ ràng với việc nhiệt độ trái đất ngày càng <br />
nóng lên gây hiện tượng Elnino, sự tan băng trên diện rộng và mực nước biển dâng cao <br />
bất bình thường. Điều này gây nên những hậu quả không thể lường trước được đến <br />
chính đời sống con người trên mọi quốc gia hay vùng lãnh thổ.<br />
<br />
Nguyên nhân trực tiếp gây nên những điều đó là hiệu ứng nhà kính. Theo các nghiên cứu, <br />
hiệu ứng nhà kính tự nhiên giúp duy trì và phát triển sự sống ở trái đất. Nhưng dưới tác <br />
động của khí thải xả ra môi trường trong hoạt động sản xuất, phát triển công nghiệp, <br />
hiệu ứng nhà kính có diễn biến phức tạp và biến đổi theo hướng tiêu cực. Vậy nhưng đó <br />
chỉ là nguyên nhân trên bề mặt. Nguyên nhân sâu xa, là nguồn cơn của mọi chuyện lại <br />
chính là do con người. Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất <br />
cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học, rồi khói và <br />
chất thải công nghiệp, chất thải đô thị xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà không qua <br />
xử lý đã làm thủng tầng ozon gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của <br />
trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm <br />
biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, <br />
không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên <br />
miên…<br />
<br />
Tất cả việc làm của con người sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự <br />
diệt vong của trái đất. Rồi đến một ngày nào đó, nhân loại sẽ bị diệt vong do chính những <br />
việc làm mà mình gây ra. Và điều đó đang xảy ra ngay trong chính cuộc sống của chúng <br />
ta, diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Trước tiên, biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxit ngày <br />
càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Hậu quả là thiếu hụt nguồn <br />
nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm. Và kéo theo <br />
là hàng loạt các vấn đề y tế, xã hội liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của <br />
chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Không chỉ vậy, nhiệt độ Trái Đất tăng cao bất thường <br />
đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các <br />
loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái <br />
đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất <br />
bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy <br />
đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù <br />
hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển <br />
lên vùng Bắc cực.<br />
<br />
Về kinh tế: Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo <br />
nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, <br />
để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí <br />
hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.Các tổn thất về kinh tế ảnh <br />
hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên <br />
liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công <br />
nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt <br />
bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng <br />
thẳng về đường biên giới.<br />
<br />
Chưa bao giờ giới y học lại bất lực trước các chủng loại virus, vi khuẩn như hiện nay. <br />
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật <br />
truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại <br />
đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng <br />
các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những <br />
vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.Hàng năm <br />
có khoảng hơn 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ <br />
bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy ảnh hưởng đến <br />
một bộ phận không nhỏ dân số thế giới. Thậm chí ở một số quốc gia đã có sự xuất hiện <br />
của vi khuẩn kháng kháng sinh gây rối loạn cho việc nghiên cứu vắcxin phòng bệnh. <br />
Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta cũng đang cùng chung một số phận như vậy.<br />
<br />
Trong khi đang chờ đợi những quyết sách ở các cuộc họp bàn của các nhà khoa học, các <br />
nguyên thủ quốc gia, mỗi người trong chúng ta hãy tự cứu lấy mình bằng cách chung tay <br />
bảo vệ môi trường thông qua những hành động thiết thực: Không đốt phá rừng, khai thác <br />
khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. <br />
Không thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất <br />
thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn <br />
nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia <br />
cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện <br />
hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp có thể xảy đến <br />
bất cứ lúc nào.Nhà nước phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm…Đặc biệt cần <br />
nâng cao ý thức cũng như kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên – lứa tuổi <br />
gánh vác trên mình trọng trách của đất nước trong tương lai không xa.<br />
<br />
Để có một tương lai tươi sáng, việc khắc phục và cải tạo thiên nhiên cần đặt lên hàng <br />
đầu. Con người nên nhớ chỉ một hành động rất nhỏ của mình cũng có thể đẩy trái đất đi <br />
đến ngày tận thế. Đồng thời cả nhân loại phải cùng chung tay giải quyết biến đổi khí <br />
hậu – một vấn đề toàn cầu chứ không phải vấn đề của riêng quốc gia hay cá nhân nào <br />
khác.<br />
<br />
Bài số 2<br />
<br />
Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường <br />
dẫn đến "sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi <br />
lửa… đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại".<br />
<br />
Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai <br />
và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Còn nhớ năm 2005, sóng thần đã cuốn <br />
trôi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ <br />
Xuyên (Trung Quốc). Và mới đây nhất, tháng 3/2011, động đất và sóng thần đã làm cho <br />
Nhật Bản trở thành vùng đất chết. Hơn hai mươi ngàn người chết, cơ sở vật chất kinh tế <br />
bị tàn phá nặng nề. Ngoài những biến cố về động đất, sóng thần, ta còn gặp những hiện <br />
tượng thời tiết lạ như: El Nino đã gây hạn hán ở Australia và lụt lội ở Nam Mỹ (2006<br />
2007). Hiện tượng băng tan ở Bắc cực, lụt lội ở Thái Lan. Việt Nam (2010). Ngày càng <br />
nhiều làng "Ung thư" xuất hiện ở Việt Nam và thế giới… đây là những con số đáng báo <br />
động, cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người.<br />
<br />
Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả trên là do: Sự tác động của con người tới thiên <br />
nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc <br />
cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải công nghiệp, khói thải đô thị làm thủng tầng OZon gây <br />
nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng <br />
xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con <br />
người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản <br />
xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên… Tất cả sẽ dẫn đến sự giận dữ <br />
của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Theo lịch của người Maya năm 2012 <br />
là năm tận thế, nhà tiên tri Vanga dự đoán: sau năm 2010 sẽ là động đất, núi lửa và sóng <br />
thần… nay đang trở thành sự thật.<br />
<br />
Nhân loại phải hành động như thế nào?<br />
<br />
Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: Không được: đốt phá <br />
rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng <br />
sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, <br />
các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh <br />
vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các <br />
quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu <br />
dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp như <br />
vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011), vụ nổ lò hạt nhân Checnobun ở Nga (1986) <br />
gây bao đau thương cho con người.<br />
<br />
Vì tương lai của trái đất, của nhân loại, bạn và tôi hãy chung tay bảo vệ môi trường!<br />
<br />
Bài số 3<br />
<br />
Bệnh dịch, chiến tranh,…đều là những nỗi lo lớn của toàn xã hội. Và biến đổi khí hậu <br />
luôn là vấn đề nóng hổi được đưa ra để tranh luận. Nó không là vấn đề của riêng một <br />
quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội.<br />
<br />
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác <br />
động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể là sự nóng lên của <br />
trái đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá <br />
trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên.<br />
<br />
Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi <br />
của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao…<br />
Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia <br />
tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xây <br />
dựng nhiều…Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã <br />
gần như rơi vào tuyệt chủng…Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay <br />
đổi trong khí hậu trên toàn cầu.<br />
<br />
Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân <br />
loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại <br />
cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần,… lần lượt các thảm họa thiên tai <br />
diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với <br />
tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng "ung thư" xuất hiện,…<br />
<br />
Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan <br />
đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án <br />
phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, <br />
Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loài động vật quý <br />
hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người <br />
dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời <br />
tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, <br />
chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.<br />
<br />
Bài số 4<br />
<br />
Hiện nay khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, những hoạt động của con <br />
người tác động đến môi trường, đến khí hậu dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn <br />
cầu. Biến đổi khí hậu là vấn đề của cả thế giới, và đó là thách thức lớn đối với loài <br />
người. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Diễn biến của nó như thế nào?<br />
<br />
Biến đổi khí hậu chính là quá trình thay đổi của thời tiết, khí hậu, có thể là do con người <br />
hoặc thiên nhiên gây ra. Những biểu hiện cụ thể mà chúng ta vẫn thường nghe đến chính <br />
là hiện tượng trái đất không ngừng nóng lên, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan… <br />
Biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành vấn đề "nóng" ở mỗi quốc gia. Hằng năm <br />
chúng ta vẫn nhận ra từng dấu hiệu nhỏ của nó qua việc trái đất nóng lên, sức nóng đến <br />
ngột ngạt. Vậy nguyên nhân do đâu.<br />
Ngày nay con người với những phát minh khoa học kĩ thuật hiện đại, có nhiều cống hiến <br />
cho nhân loại nhưng chính những điều đó đã ảnh hưởng hưởng nhỏ đến môi trường như <br />
ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn…Chính con người đang lặng lẽ thay <br />
đổi khí hậu mà không biết.<br />
<br />
Hằng năm ở mỗi quốc gia có rất nhiều cảnh báo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến <br />
đổi khí hậu như tỉ lệ gia tăng dân số một cách khủng khiếp, dịch bệnh tràn lan, môi <br />
trường bị suy thoái trầm trọng. Tất cả đều nằm ở ý thức của con người. Họ đang phá hủy <br />
chính cuộc sống mà họ tốn công xây dựng một cách "giấu mặt" như vậy. Thực trạng này <br />
thật đáng buồn nhưng mà chưa thể có phương án giải quyết cụ thể.<br />
<br />
Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Những năm trở lại <br />
đây trên thế giới xuất hiện nhiều thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất, phun trào núi <br />
lửa một cách dày đặc. những hiện tượng đó đã gây ra bao nhiêu đau thương và mất mát <br />
cho con người. Hơn hết có một điều mà có lẽ ai cũng nhận ra chính là sự xuất hiện của <br />
nhiều căn bệnh lạ. Đó cũng là do thời tiết đã và đang chuyển biến khiến dịch bệnh phát <br />
sinh.<br />
<br />
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng chuyện biến đổi khí hậu là chuyện của quốc gia, chúng ta <br />
không thể giải quyết được. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, vì hành động của mỗi cá <br />
nhân cụ thể sẽ quyết định đến việc ảnh hưởng biến đổi khí hậu.<br />
<br />
Nhận ra được tác hại vô cùng to lớn của biến đổi khí hậu, các cơ quan chức năng cần có <br />
trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ <br />
chính cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />