Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN<br />
ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA CHỊU HẠN LCH37<br />
TRÊN ĐẤT XÁM GLÂY HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK<br />
Trình Công Tư1, Đoàn Văn Thanh2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk có khoảng 10 nghìn ha lúa, trong đó 40% diện tích không chủ động nước tưới cần được<br />
khuyến khích sử dụng các giống lúa chịu hạn. Để hoàn thiện qui trình canh tác giống lúa chịu hạn LCH37, góp phần<br />
khai thác có hiệu quả tiềm năng đất lúa địa phương, một thí nghiệm đồng ruộng gồm 3 mức mật độ gieo (140; 160;<br />
180 kg/ha) và 3 mức N + P2O5 + K2O (60 + 60 + 60; 80 + 80 + 80; 100 + 100 + 100) đã được thực hiện trên nền đất<br />
xám glây huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong các vụ Hè Thu 2016 và 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mật độ gieo sạ và<br />
phân bón có ảnh hưởng đến chiều cao cây, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa LCH37. Theo<br />
đó lượng giống gieo 160 kg/ha và mức phân bón 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O cho các chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu<br />
tố cấu thành năng suất cao nhất. Có sự tác động hỗ tương giữa mật độ gieo và các mức phân bón đối với năng suất<br />
lúa. Công thức M2P3 (160 kg giống/ha + 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O) cho năng suất cao nhất, với 59,8 tạ thóc/ha<br />
và lãi ròng 9,8 triệu đồng/ha. Đây là mức mật độ gieo và phân bón được khuyến cáo cho giống lúa LCH137 trên nền<br />
đất xám glây và không chủ động được nước tưới tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Từ khóa: Lúa chịu hạn, mật độ, năng suất, phân bón<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Huyện Lắk có khoảng 10 nghìn ha lúa. Đây là vựa - Nền thí nghiệm là đất xám glây (gleyic acrisols)<br />
lúa chính của tỉnh Đắk Lắk. Tuy vậy, diện tích lúa thuộc xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Đất có<br />
không chủ động nước chiếm đến 40%, năng suất khá phản ứng chua (pH 4,45); hàm lượng chất hữu cơ<br />
bấp bênh và sản lượng không ổn định. Để khai thác trung bình (2,86%), N tổng số trung bình (0,152%),<br />
có hiệu quả diện tích đất này, bênh cạnh việc cải tiến P2O5 dễ tiêu trung bình (6,1 mg/100 g), K2O dễ tiêu<br />
công tác thủy nông thì sử dụng các giống lúa né vụ, trung bình (12,9 mg/100 g); nghèo Ca, Mg trao đổi<br />
chịu hạn cũng cần được đẩy mạnh. Hiện tại, trong (2,2 và 1,8 meq/100 g).<br />
cơ cấu giống lúa của nước ta có LCH37 là giống lúa<br />
- Thí nghiệm được thực hiện trên ruộng lúa nước<br />
có khả năng chịu hạn tốt, được Cục Trồng trọt, Bộ<br />
1 vụ, điều kiện tưới không chủ động.<br />
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản<br />
xuất tại Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
các tỉnh phía Bắc (Cục Trồng trọt, 2014).<br />
2.2.1. Bố trí thí nghiệm<br />
Để hoàn thiện qui trình canh tác giống lúa chịu<br />
Thí nghiệm 2 nhân tố với các mức mật độ gieo và<br />
hạn LCH37, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm<br />
phân bón như sau:<br />
năng đất lúa địa phương, đề tài “Nghiên cứu ảnh<br />
hưởng mật độ và phân bón đến năng suất giống lúa - Mật độ: M1: 140 kg/ha; M2: 160 kg/ha (sạ lan<br />
chịu hạn LCH37 trên đất xám glây huyện Lắk, tỉnh theo qui trình); M3: 180 kg/ha.<br />
Đắk Lắk” đã được triển khai trong các vụ Hè Thu - Phân bón: P1: 60 N + 60 P2O5 + 60K2O; P2: 80 N<br />
2016 và 2017. 80 P2O5 + 80 K2O (theo qui trình); P3: 100 N + 100 P2O5<br />
+ 100 K2O.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ô lớn - ô nhỏ<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu (Split - plot design), trong đó ô lớn là yếu tố phân<br />
- Giống lúa LCH37 được chọn tạo từ tổ hợp lai bón, ô nhỏ là yếu tố mật độ. Thực hiện nhắc lại 3 lần.<br />
LCIamusta-D82/HT1. Thời gian sinh trưởng trong Diện tích ô cơ sở 10 m2.<br />
vụ Đông Xuân: 113 - 118 ngày, vụ Hè Thu: 98 ngày.<br />
2.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi<br />
Cây cao 105 - 115 cm, khả năng chống đổ ngã tốt;<br />
chống chịu khá với đạo ôn, khô vằn, bạc lá và rầy - Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh<br />
nâu. Gạo trong, cơm mềm, đậm, có mùi thơm nhẹ. bông cao nhất (không kể râu hạt) đối với 10 cây mẫu<br />
Năng suất có thể đạt 64 - 70 tạ/ha (Viện Cây lương trong ô, tính trung bình. Chiều cao cuối cùng được<br />
thực và Cây thực phẩm, 2018). đo ở giai đoạn chín.<br />
1<br />
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; 2 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đắk Lắk<br />
<br />
18<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br />
<br />
- Mật độ bong (số bông/m2): Đếm số bông có ít III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
nhất 10 hạt chắc của 5 cây mẫu trong ô ở giai đoạn<br />
3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chiều<br />
chín, qui ra số bông /m2.<br />
cao cây lúa<br />
- Số hạt chắc trên bông (hạt): Đếm số hạt chắc của<br />
Chiều cao cây lúa trong thí nghiệm tăng nhanh ở<br />
mỗi bông thuộc 5 cây mẫu trong ô, tính trung bình.<br />
giai đoạn đẻ nhánh, đến thời kỳ phân hóa đòng thì<br />
- Khối lượng hạt (g): Cân 8 mẫu 1.000 hạt ở độ chậm lại. Chiều cao cuối cùng biến động 101 - 114 cm.<br />
ẩm 14%, lấy trung bình. Ngưỡng chiều cao này tương đương với đánh giá của<br />
- Năng suất: Thu hoạch cả ô, phơi đến độ ẩm Hồ Công Trực và cộng tác viên (2017).<br />
14%, cân và qui ra tạ/ha. Không có sự khác biệt nhiều về chiều cao cây lúa<br />
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu giữa các mức mật độ M1 và M2. Tuy nhiên, nếu tăng<br />
mật độ lên mức M3, chiều cao cây lúa tăng lên đáng<br />
Số liệu thí nghiệm thu thập được tính toán, xử lý<br />
kể, thể hiện tình trạng cây bị vống. Chiều cao cây<br />
thống kê bằng các phần mềm Excel, IRRISTAT 4.0.<br />
tại các công thức có mức phân P3 đạt 105 - 114 cm,<br />
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu cao hơn so với P1 và P2, chứng tỏ mức bón theo<br />
Nghiên cứu được thực hiện trong các vụ Hè qui trình (P2) chưa phát huy hết khả năng phát triển<br />
Thu 2016 và 2017, tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh chiều cao của giống lúa LCH37 trên nền đất xám<br />
Đắk Lắk. glây tại huyện Lắk (Hình 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chiều cao cây lúa<br />
<br />
3.3. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ gieo đến sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ thể hiện giữa<br />
các yếu tố cấu thành năng suất 2 mức M1 và M2, việc tăng lên M3 tuy có cải thiện<br />
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả số bông/m2 nhưng không đáng kể. Với cùng mật độ<br />
năng trổ bông của cây lúa gieo, các mức phân bón khác nhau có tác động khác<br />
Kết quả quan trắc ở Bảng 1 cho thấy khả năng nhau đến sự hình thành bông. Mức bón P3 có 315,9<br />
hình thành bông của cây lúa trong thí nghiệm rất - 323,0 bông/m2, trung bình 320,5 bông/m2, cao hơn<br />
khác nhau, biến động trong khoảng 303,2 - 323,0 tương ứng 6,6 và 10,5 bông/m2 so với các mức P2<br />
bông/m2, phụ thuộc vào các mức phân bón và mật và P1. Tương tác giữa mật độ và phân bón đến khả<br />
độ gieo sạ khác nhau. Theo đó, mật độ gieo sạ càng năng trổ bông của cây lúa có ý nghĩa về mặt thống<br />
cao thì số bông hình thành trên một đơn vị diện tích kê. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với nhận định<br />
càng nhiều, do tăng về số lượng cá thể. Tuy nhiên, của Trình Công Tư và cộng tác viên (2016).<br />
<br />
19<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ<br />
và phân bón đến số bông/m2 và phân bón đến khối lượng 1.000 hạt (g)<br />
Phân bón Mật độ (M) TB Phân bón Mật độ (M) TB<br />
(P) M1 M2 M3 phân bón (P) M1 M2 M3 phân bón<br />
P1 303,2a 311,8b 312,1b 309,0A P1 24,1 24,5 24,0 24,2<br />
P2 308,6 b<br />
316,3 bc<br />
316,9bc<br />
313,9B P2 24,3 24,7 24,3 24,4<br />
P3 315,9 bc<br />
322,7 c<br />
323,0 c<br />
320,5C P3 24,5 24,8 24,4 24,6<br />
TB mật độ 309,2A 316,9B 317,3B TB mật độ 24,3 24,7 24,2<br />
CV (%) = 3,8; LSD0,05(P) = 2,43; LSD0,05 (M) = 2,69; CV (%) = 3,4<br />
LSD0,05 (P ˟ M) = 4,21<br />
Ghi chú: Các giá trị có cùng kiểu chữ cái thì không 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến<br />
khác nhau, với p < 0,05. năng suất<br />
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến số Nhìn chung năng suất lúa LCH37 tại điểm<br />
hạt chắc trên bông nghiên cứu thấp hơn so với tiềm năng của giống, chỉ<br />
đạt 53,2 - 59,8 tạ/ha, do trong thời gian thí nghiệm<br />
Quan trắc ảnh hưởng của phân bón và lượng<br />
đã xảy ra tình trạng hạn ở đầu vụ. Vào 10 ngày của<br />
giống gieo đến khả năng tạo hạt của cây lúa cho thấy: đầu tháng 7/2016 trên địa bàn huyện Lắk có 05 ngày<br />
số hạt chắc trên bông dao động 92,4 - 97,4. Nhìn không mưa và 05 ngày mưa nhưng lượng cao nhất<br />
chung không có sự khác biệt đáng kể về số hạt chắc chỉ đạt 8,5 mm/ngày, không đáp ứng đủ nước cho<br />
trên bông giữa 2 mức mật độ M1 và M2. Tuy nhiên, cây lúa, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát<br />
gieo dày như M3 đã làm giảm số hạt chắc trên bông. triển ở giai đoạn cây con. Tuy vậy, mức năng suất này<br />
Với cùng lượng giống gieo, mức phân bón được đầu tương đương với kết quả nghiên cứu của Đỗ Việt<br />
tư càng cao thì lượng hạt chắc trên bông được tạo ra Anh và cộng tác viên (2016). Bên cạnh đó, so với các<br />
càng nhiều, theo đó mức phân P3 có 96,4 - 97,4 hạt giống lúa đang được trồng phổ biến tại địa phương<br />
chắc trên bông, trung bình 96,9 hạt chắc trên bông như CH207, CH208, IR64, OM900 thì LCH37 cho<br />
cao hơn so với P2 và P1 tương ứng 1,7 và 4,9 hạt chắc năng suất nổi trội hơn (Hồ Công Trực và ctv., 2017).<br />
trên bông (Bảng 2).<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của mức phân bón<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ và mật độ gieo sạ đến năng suất lúa (tạ/ha)<br />
và phân bón đến số hạt chắc/bông<br />
Phân bón Mật độ (M) TB<br />
Phân bón Mật độ (M) TB (P) M1 M2 M3 phân bón<br />
(P) M1 M2 M3 phân bón<br />
P1 53,2 a<br />
56,5 b<br />
55,7b 55,1A<br />
P1 92,4 92,9 90,7 92,0A P2 55,8 b<br />
58,3bc<br />
56,6 b<br />
56,9B<br />
P2 95,1 95,7 94,8 95,2AB P3 58,6<br />
bc<br />
59,8 c<br />
58,1bc<br />
58,8C<br />
P3 97,0 97,4 96,4 96,9B<br />
TB mật độ 55,9A 58,2C 56,8B<br />
TB mật độ 94,8 95,3 94,0<br />
CV (%) = 7,3; LSD0,05 (P) =1,35; LSD0,05 (M) = 0,61;<br />
CV (%) = 4,6; LSD0,05(P) = 4,43; LSD0,05 (M) = 6,21; LSD0,05 (P ˟ M) = 2,34<br />
LSD0,05 (P ˟ M) = 7,67<br />
Ghi chú: Các giá trị có cùng kiểu chữ cái thì không<br />
Ghi chú: Các giá trị có cùng kiểu chữ cái thì không khác nhau, với p < 0,05.<br />
khác nhau, với p < 0,05.<br />
Với cùng lượng phân bón, mật độ gieo sạ M2<br />
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khối (160 kg/ha) cho năng suất 56,5 - 59,8 tạ/ha, trung<br />
lượng hạt bình 58,2 tạ/ha, cao hơn so với các mật độ còn lại.<br />
Khối lượng 1.000 hạt thóc dao động trong khoảng Cùng lượng giống gieo, mức phân bón P3 (100 N +<br />
21,4 - 24,8 g. Sự khác nhau về khối lượng hạt giữa 100 P2O5 + 100 K2O) cho năng suất cao nhất, đạt 58,1<br />
các công thức thí nghiệm là không đáng kể. Như vậy, - 59,8 tạ/ha, trung bình 58,8 tạ/ha. Có sự tác động hỗ<br />
mật độ gieo sạ và các mức phân bón ít tác động đến tương giữa các mật độ gieo và lượng phân bón đến<br />
khối lượng hạt của giống lúa LCH37 trồng trên đất năng suất, chứng tỏ năng suất của giống lúa LCH37<br />
xám glây huyện Lắk (Bảng 3). trên đất xám glây tại huyện Lắk chịu tác động bởi cả<br />
<br />
20<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br />
<br />
mật độ gieo sạ và lượng phân bón. Công thức M2P3 suất và năng suất giống lúa chịu hạn LCH37 trên<br />
(160 kg giống/ha + 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O) cho đất xám glây tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Với cùng<br />
năng suất cao nhất trong dãy trắc nghiệm, với 59,8 lượng phân bón, mật độ gieo sạ M2 (160 kg/ha) cho<br />
tạ/ha (Bảng 4). năng suất 56,5 - 59,8 tạ/ha, trung bình 58,2 tạ/ha,<br />
3.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ và cao hơn so với các mật độ còn lại. Cùng lượng giống<br />
phân bón cho lúa gieo, mức phân bón P3 (100 N + 100 P2O5 + 100 K2O)<br />
Nhìn chung hiệu quả kinh tế đạt được trong thí cho năng suất cao nhất, đạt 58,1 - 59,8 tạ/ha, trung<br />
nghiệm không cao, mức lãi chỉ biến động từ 7,38 bình 58,8 tạ/ha.<br />
đến 9,80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, với nền đất mang - Có sự tác động hỗ tương giữa mật độ gieo sạ và<br />
đặc tính gây và không chủ động về nước tưới như lượng phân bón đối với năng suất giống lúa LCH37.<br />
tại vùng Lắk, thì việc trồng lúa 1 vụ nhờ nước trời Công thức M2P3 (160 kg giống/ha + 100 N + 100 P2O5<br />
vẫn đang được xem là lựa chọn thích hợp hơn so với + 100 K2O) cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao<br />
các loại cây trồng khác hiện có trong vùng. Theo đó, nhất, với 59,8 tạ thóc /ha và lãi ròng 9,8 triệu đồng/ha.<br />
LCH37 được đánh giá là giống lúa mang lại hiệu quả<br />
kinh tế cao hơn các giống đang được trồng phổ biến 4.2. Đề nghị<br />
tại địa phương như CH207, CH208, IR64, OM900 - Nghiên cứu chế độ bón phân và mật độ gieo<br />
(Hồ Công Trực và ctv., 2017). thích hợp đối với giống lúa chịu hạn LCH37 tại các<br />
Có sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các địa phương khác có khó khăn về nước tưới.<br />
công thức thí nghiệm mật độ và phân bón đối với - Nghiên cứu biện pháp bảo vệ thực vật, thời vụ<br />
giống lúa chịu hạn LCH37. Công thức cho hiệu quả thích hợp… trên cơ sở đó hoàn thiện qui trình canh<br />
kinh tế cao nhất là M2P3 (160 kg giống/ha + 100 N tác giống lúa chịu hạn LCH37 trên địa bàn huyện<br />
+ 100 P2O5 + 100 K2O), với mức lãi 9,8 triệu đồng/ha Lắk, tỉnh Đắk Lắk.<br />
(Bảng 5).<br />
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các công thức TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
mật độ và phân bón cho lúa Đỗ Việt Anh, Nguyễn Xuân Dũng, Trần Văn Tứ,<br />
Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Duy Chinh, 2016.<br />
Thu<br />
Chi (triệu đ/ha) Lãi<br />
Công Kết quả bước đầu về nghiên cứu, chọn tạo giống lúa<br />
(tr.đ/ triệu<br />
thức Giống Phân Khác Tổng ha) đ/ha chịu hạn cho vùng đất cạn và vùng sinh thái có điều<br />
kiện khó khăn. Hội thảo Quốc Gia về Khoa học cây<br />
P1M1 2,24 2,82 24,80 29,86 37,24 7,38<br />
trồng lần thứ hai, 383-388.<br />
P1M2 2,56 2,82 24,80 30,18 39,55 9,37<br />
Cục Trồng trọt, 2014. Quyết định số: 35/QĐ-TT-CLT<br />
P1M3 2,88 2,82 24,80 30,50 38,99 8,49 ngày 14 tháng 02 năm 2014 về việc công nhận sản<br />
P2M1 2,24 3,76 24,80 30,80 39,06 8,26 xuất thử cho vụ Đông xuân và Hè thu tại các tỉnh<br />
P2M2 2,56 3,76 24,80 31,12 40,81 9,69 Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.<br />
P2M3 2,88 3,76 24,80 31,44 39,62 8,18 Hồ Công Trực, Nguyễn Thị Thảo Nhung, Trương<br />
Văn Bình và Đoàn Văn Thanh, 2017. Kết quả khảo<br />
P3M1 2,24 4,70 24,80 31,74 41,02 9,28<br />
nghiệm một số giống lúa chịu hạn có triển vọng tại<br />
P3M2 2,56 4,70 24,80 32,06 41,86 9,80 huyện Lắk, Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Công nghệ<br />
P3M3 2,88 4,70 24,80 32,38 40,67 8,29 Nông nghiệp Việt Nam, số 7 (80), 9-14.<br />
Ghi chú: Đơn giá tính toán: Urea: 7.000 đ/kg; KCl: Trình Công Tư và Đào Thế Sang, 2016. Nghiên cứu<br />
7.100 đ/kg; Lân nung chảy: 3.000 đ/kg; Thóc giống: ảnh hưởng mật độ và phân bón đến năng suất giống<br />
16.000 đ/kg; Thu hoạch, chế biến: 9.000.000 đ/tấn sản lúa lai Bio 404 trên đất xám glây tại Buôn Ma Thuột,<br />
phẩm; Chi khác (làm đất, công chăm sóc, bảo vệ thực tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông<br />
vật…): 15.800.000 đồng/ha; Thóc thịt: 7.000 đ/kg. nghiệp Việt Nam, số 1 (62), 40-45.<br />
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, 2018. Hội nghị<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
đầu bờ giống lúa LCH37 (Sơn Lâm 2), 21/9/2018.<br />
4.1. Kết luận Địa chỉ: http://fcri.com.vn/hoi-nghi-dau-bo-giong-<br />
- Lượng giống gieo sạ và phân bón và có ảnh lua-lch37-son-lam-2-ad13951.html, ngày truy cập:<br />
hưởng đến sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng 22/9/2018.<br />
<br />
21<br />