TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CANXI HÓA ĐỘNG MẠCH VÀNH<br />
BẰNG CHỤP VI TÍNH ĐA LÁT CẮT TIM Ở BỆNH NHÂN<br />
BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI<br />
Cao Tấn Phước*; Hoàng Trung Vinh**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm canxi hóa động mạch vành (ĐMV) dựa vào chụp vi tính đa lát<br />
cắt tim (MSCT) ở bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC). Đối tượng và<br />
phương pháp: 141 BN BTMGĐC điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương từ tháng 03 - 2011 đến<br />
04 - 2015. BN được khám lâm sàng, xét nghiệm thường quy, xét nghiệm phospho, PTH máu,<br />
chụp vi tính đa lát cắt tim. Điểm canxi hóa ĐMV (CACS: Coronary artery calcium score) được<br />
xác định dựa vào nguyên lý tính điểm Agatston sử dụng phần mềm Smart Score có sẵn trên<br />
máy chụp MSCT. Kết quả: canxi hóa ĐMV gặp ở 63,1% BN, trong đó 50,6% (45/89 BN) có<br />
điểm canxi hóa ở mức ≥ 100, ĐMV trái là nhánh xuất hiện canxi hóa với tỷ lệ cao nhất (79/89<br />
BN = 88,8%) và điểm CACS cao nhất. Xuất hiện canxi hóa ở nhiều nhánh ĐMV (hai hoặc nhiều<br />
hơn hai nhánh) chiếm tỷ lệ cao (66/89 BN = 74,2%). Tuổi ≥ 60, có ĐTĐ và giảm canxi máu là<br />
những yếu tố làm gia tăng mức độ canxi hóa ĐMV, trong khi tăng nồng độ phospho, PTH máu<br />
liên quan không có ý nghĩa. Kết luận: canxi hóa ĐMV phát hiện dựa vào chụp MSCT gặp với tỷ<br />
lệ cao ở BN BTMGĐC, xuất hiện ở đồng thời nhiều nhánh, trong đó gặp ở nhánh ĐMV trái với<br />
tỷ lệ cao nhất. Tuổi ≥ 60, có ĐTĐ, giảm canxi máu làm gia tăng canxi hóa ĐMV.<br />
* Từ khóa: Canxi hóa động mạch vành; Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối; MSCT.<br />
<br />
The Characteristics of Coronary Artery Calcification by Cardiac<br />
MSCT in End-Stage Renal Disease Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To survey the characteristics of the coronary arteries calcification by using<br />
cardiac MSCT of end-stage renal disease (ESRD). Subjects and methods: Cross-sectional<br />
description study on 141 ESRD patients. All patients were clinically examined and measured<br />
serum biochemical indices. Cardiac MSCT was performed for all patients. Results: There was<br />
63.1% of patients who showed significantly coronary arteries calcification; inside, the CACS<br />
≥ 100 were seen in 50.6% (45/89) of the patients. Left anterior descending arteries were seen<br />
with the highest frequency 88.8% (79/89); over two-vessel calcification were found in 74.2%<br />
(66/89). The CACS were significantly higher in patients with aging > 60 years old, diabetes and<br />
hypocalcemia. The elevation of serum phosphorus and PTH concentration was not significantly<br />
related to coronary arteries calcification in end-stage kidney patients. Conclusions: The high<br />
rate of the coronary arteries calcification was seen in ESRD patients. Aging > 60 years old,<br />
diabetes and hypocalcemia may cause increasing the CACS in ESRD patients.<br />
* Key words: Coronary artery calcification; End-stage renal disease; MSCT.<br />
* Bệnh viện Trưng Vương TP. Hồ Chí Minh<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Cao Tấn Phước (caotanphuoc@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 16/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/12/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/12/2015<br />
<br />
122<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Suy thận mạn tính dẫn tới rối loạn<br />
chuyển hóa của nhiều quá trình trong cơ<br />
thể, trong đó có rối loạn chuyển hóa<br />
canxi, phospho và cường cận giáp thứ<br />
phát. Hậu quả lâu dài của quá trình rối<br />
loạn này dẫn tới gia tăng lắng đọng canxi<br />
ở các thành động mạch, trong đó có<br />
ĐMV, làm tăng độ cứng động mạch, giảm<br />
sức đàn hồi và tưới máu nuôi cơ tim,<br />
cũng như thuận lợi cho việc hình thành<br />
các mảng vữa xơ động mạch, làm gia<br />
tăng nguy cơ bệnh tim thiếu máu cục bộ<br />
ở BN BTMGĐC. Chụp MSCT là phương<br />
pháp không xâm nhập có giá trị nhất giúp<br />
đánh giá mức độ canxi hóa ĐMV, giúp<br />
phân tầng nguy cơ bệnh tim thiếu máu<br />
cục bộ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài<br />
này nhằm:<br />
- Khảo sát đặc điểm canxi hóa ĐMV ở<br />
BN BTMGĐC dựa vào chụp MSCT.<br />
- Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm<br />
canxi hóa ĐMV với một số yếu tố, chỉ số<br />
ở BN BTMGĐC.<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
* Một số tiêu chuẩn, phân loại sử dụng<br />
trong nghiên cứu:<br />
- Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn<br />
theo Hội Thận Quốc tế (KDIGO, 2012).<br />
- Chẩn đoán ĐTĐ theo Liên đoàn Đái<br />
tháo đường quốc tế (IDF, 2012).<br />
- Chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC<br />
VII (2003).<br />
- Chẩn đoán thiếu máu theo WHO<br />
(2011).<br />
- Đánh giá biến đổi một số chỉ số<br />
canxi, phospho, PTH theo mẫu chuẩn xét<br />
nghiệm Bệnh viện Trưng Vương.<br />
- Tính điểm canxi hóa ĐMV dựa vào<br />
nguyên tắc Agatston, với phần mềm có<br />
sẵn trên máy chụp MSCT. Trên mỗi lát<br />
cắt tính điểm canxi hóa (CACS) dựa vào<br />
mức độ cản quang trên một đơn vị diện<br />
tích (mm2) có canxi hóa.<br />
Bảng 1: Điểm canxi hóa ĐMV dựa vào<br />
nguyên tắc Agatston.<br />
Đơn vị (H.U)<br />
<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
141 BN BTMGĐC, điều trị tại Bệnh<br />
viện Trưng Vương từ tháng 03 - 2011 đến<br />
04 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br />
- Bệnh thận mạn tính với mức lọc cầu<br />
thận < 15 ml/phút/1,73m2.<br />
- Có chỉ định lọc máu chu kỳ.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
<br />
Điểm canxi hóa<br />
<br />
130 - 199<br />
<br />
1<br />
<br />
200 - 299<br />
<br />
2<br />
<br />
300 - 399<br />
<br />
3<br />
<br />
≥ 400<br />
<br />
4<br />
<br />
Bảng 2: Dự báo nguy cơ mắc bệnh<br />
mạch vành dựa vào điểm canxi hóa.<br />
Điểm canxi hóa<br />
<br />
Nguy cơ mắc bệnh mạch vành<br />
<br />
1 - 100<br />
<br />
Không nguy cơ, tương ứng 1 lần<br />
<br />
- Đột qụy não giai đoạn cấp tính.<br />
<br />
101 - 400<br />
<br />
3,1 lần (OR) (95%CI: 1,2 - 7,9)<br />
<br />
- Hội chứng mạch vành cấp.<br />
<br />
401 - 1000<br />
<br />
4,6 lần (OR) (95%CI: 1,8 - 11,8)<br />
<br />
- Nhiễm khuẩn toàn thân mức độ nặng.<br />
<br />
> 1.000<br />
<br />
8,3 lần (OR) (95%CI: 3,3 - 21,1)<br />
<br />
- Suy tim mạn tính độ 4, rối loạn nhịp<br />
tim nặng.<br />
<br />
123<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung BN nghiên cứu<br />
(n = 141).<br />
Tuổi ≥ 60: 68 BN (48,2%); tỷ lệ<br />
nam/nữ: 65/76 (46,1/53,9%); ĐTĐ: 73 BN<br />
(51,8%); tăng huyết áp: 135 BN (95,7%);<br />
BMI ≥ 23: 37 BN (26,2%); thiếu máu: 140<br />
BN (99,3%); giảm canxi: 117 BN (83%);<br />
tăng phospho: 128 BN (90,8%); tăng<br />
PTH: 131 BN (92,9%).<br />
- Tỷ lệ BN nam thấp hơn nữ, tuổi > 60<br />
chiếm tỷ lệ cao.<br />
- Bệnh thận mạn do ĐTĐ chiếm tỷ lệ<br />
cao.<br />
- Tỷ lệ BN tăng huyết áp, thiếu máu,<br />
giảm canxi, tăng phospho, PTH máu<br />
chiếm tỷ lệ rất cao.<br />
<br />
36,9%<br />
<br />
Nhánh<br />
<br />
Trung vị<br />
(min-max)<br />
<br />
LM (22)<br />
<br />
0,0 (0 - 153)<br />
<br />
LAD (79)<br />
<br />
3,0 (0 - 731)<br />
<br />
LCX (51)<br />
<br />
0,0 (0 - 305)<br />
<br />
RCA (54)<br />
<br />
0,0 (0 - 517)<br />
<br />
Có canxi hóa<br />
Không có canxi<br />
hóa<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ BN có canxi hóa ĐMV<br />
(n = 141).<br />
- Tỷ lệ BN có canxi hóa ĐMV ở mức cao.<br />
2. Tỷ lệ BN dựa vào mức canxi hóa<br />
ĐMV theo thang điểm CACS (n = 89).<br />
1 ≤ CACS ≤ 99: 44 BN (49,4%); CACS<br />
≥ 100: 45 BN (50,6%); 100 ≤ CACS<br />
≤ 399: 26 BN (57,8%); CACS > 400:<br />
19 BN (42,2%).<br />
- BN có canxi hóa ĐMV ở các mức<br />
khác nhau, trong đó CACS ≥ 100 chiếm tỷ<br />
lệ cao hơn so với CACS < 100.<br />
- Tỷ lệ BN có thang điểm CACS trong<br />
khoảng 100 - 400 cao hơn so với BN có<br />
CACS > 400 thấp.<br />
<br />
p<br />
(Kruskal-Wallis)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
- Canxi hóa xuất hiện nhiều nhất ở<br />
nhánh trái, thấp nhất là thân chung.<br />
- Trung vị điểm CACS ở các nhánh<br />
ĐMV có canxi hóa khác biệt có ý nghĩa,<br />
cao nhất ở nhánh trái (LAD).<br />
Bảng 4: Tỷ lệ BN dựa vào số nhánh<br />
ĐMV bị can xi hóa (n = 89).<br />
Số lƣợng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
(n = 89)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
1 nhánh (n = 23)<br />
LAD<br />
LCX<br />
RCA<br />
<br />
23<br />
16<br />
2<br />
5<br />
<br />
25,8<br />
18,0<br />
2,2<br />
5,6<br />
<br />
2 nhánh (n = 28)<br />
LAD và RCA<br />
LAD và LCX<br />
LAD và LM<br />
RCA và LM<br />
LCX và RCA<br />
<br />
27<br />
9<br />
13<br />
2<br />
2<br />
1<br />
<br />
30,3<br />
10,1<br />
14,6<br />
2,2<br />
2,2<br />
1,1<br />
<br />
3 nhánh (n = 26 )<br />
LAD và LCX và RCA<br />
LAD và RCA và LM<br />
LAD và LCX và LM<br />
<br />
27<br />
21<br />
4<br />
2<br />
<br />
30,3<br />
23,6<br />
4,5<br />
2,2<br />
<br />
4 nhánh (n = 12)<br />
LAD và LCX; RCA và<br />
LM<br />
<br />
12<br />
12<br />
<br />
13,5<br />
13,5<br />
<br />
Vị trí - số nhánh<br />
<br />
63,1%<br />
<br />
124<br />
<br />
Bảng 3: Điểm CACS ở các nhánh ĐMV<br />
(n = 89).<br />
<br />
- BN có canxi hóa đồng thời cả 2<br />
nhánh ĐMV chiếm tỷ lệ cao nhất.<br />
- BN có canxi hóa đồng thời tại 4<br />
nhánh ĐMV chiếm tỷ lệ thấp nhất.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
Bảng 5: Mối liên quan điểm canxi hóa<br />
với một số yếu tố, chỉ số (n = 141).<br />
Chỉ số<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
< 60<br />
Tuổi<br />
<br />
Điểm CACS<br />
trung vị (min-max)<br />
<br />
0 (0 - 919)<br />
< 0,05<br />
<br />
≥ 60<br />
<br />
68 (0 - 955)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
21 (0 - 931)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
26 (0 - 955)<br />
<br />
Có<br />
<br />
60 (0 - 955)<br />
<br />
Không<br />
<br />
0 (0 - 560)<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
<br />
0 (0 - 311)<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
36 (0 - 955)<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
<br />
0 (0 - 340)<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
27 (0 - 955)<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
<br />
59 (0 - 340)<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
23,5 (0 - 955)<br />
<br />
Giới<br />
<br />
ĐTĐ<br />
<br />
Canxi<br />
<br />
PTH<br />
<br />
Phospho<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
- Tuổi ≥ 60, có ĐTĐ, giảm canxi máu<br />
liên quan có ý nghĩa với gia tăng điểm<br />
canxi hóa ĐMV. Giới, tăng nồng độ<br />
phospho, PTH liên quan chưa có ý nghĩa<br />
với gia tăng điểm canxi hóa ĐMV.<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh ĐMV là nguyên nhân hàng đầu<br />
gây suy tim và các biến cố tim mạch.<br />
Nhiều yếu tố nguy cơ bệnh ĐMV đã được<br />
chỉ ra, trong đó canxi hóa động mạch do<br />
các nguyên nhân khác nhau là yếu tố<br />
nguy cơ độc lập. Suy thận mạn tính dẫn<br />
tới rối loạn chuyển hóa canxi, phospho và<br />
cường cận giáp thứ phát, làm gia tăng<br />
canxi hóa động mạch, gia tăng bệnh tim<br />
thiếu máu cục bộ ở BN suy thận mạn<br />
tính. Đến giai đoạn cuối bệnh thận mạn,<br />
rối loạn chuyển hóa canxi - phospho<br />
nặng, canxi hóa động mạch mạnh mẽ,<br />
<br />
kéo dài làm tăng độ cứng động mạch và<br />
tăng sức căng bề mặt các mảng vữa xơ<br />
trong lòng ĐMV, bệnh tim thiếu máu cục<br />
bộ càng bộc lộ rõ.<br />
Các phương pháp chẩn đoán thường<br />
áp dụng như X quang quy ước, siêu âm<br />
tim chỉ đánh giá sơ bộ, tương đối mức độ<br />
canxi hóa ở cấu trúc tim, ngay cả can<br />
thiệp chụp ĐMV cũng không đánh giá<br />
được canxi hóa ở từng vùng ĐMV. Chụp<br />
MSCT tim ở thì không tiêm thuốc cản<br />
quang với thang điểm Agatston là<br />
phương pháp tối ưu giúp đánh giá chi tiết<br />
vôi hóa ĐMV ở từng lát cắt.<br />
Kết quả khảo sát cho thấy 63,1%<br />
(89/141 BN) có canxi hóa ĐMV. Kết quả<br />
này cao hơn so với nghiên cứu của<br />
Nguyễn Văn Công là 58,5% (2012) [1] ở<br />
BN ĐTĐ chưa có suy thận. Như vậy,<br />
STMGĐC làm gia tăng canxi hóa ĐMV sẽ<br />
làm tăng nguy cơ các biến cố bệnh ĐMV.<br />
Đánh giá mức độ canxi hóa ĐMV là cơ sở<br />
phân tầng nguy cơ bệnh tim thiếu máu<br />
cục bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy<br />
nhóm BN có nguy cơ cao (CACS ≥ 100)<br />
chiếm 50,6% (45/89 BN) có canxi hóa<br />
ĐMV. Nghiên cứu của các tác giả cho<br />
thấy nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục<br />
bộ ở nhóm này tăng lên 3 - 5 lần. Nhánh<br />
ĐMV trái là nhánh xuất hiện canxi hóa với<br />
tỷ lệ cao nhất (79/89 BN = 88,8%), có<br />
điểm canxi hóa cao nhất so với các<br />
nhánh ĐMV còn lại, chứng tỏ nhánh ĐMV<br />
trái có nguy cơ hẹp và tắc lớn hơn các<br />
nhánh còn lại. Rối loạn chuyển hóa ở BN<br />
bệnh thận mạn là rối loạn toàn thân, kéo<br />
dài, tác động lên tất cả các nhánh ĐMV,<br />
tỷ lệ BN có canxi hóa 2 nhánh trở lên ở<br />
mức cao nhất (66/89 BN = 74,2%). Do<br />
đó, ở BN bệnh thận mạn hẹp ĐMV<br />
thường xuất hiện ở cùng lúc nhiều nhánh<br />
ĐMV.<br />
125<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
Khảo sát mối liên quan canxi hóa ĐMV<br />
với một số chỉ số ở BN bệnh thận mạn<br />
cho thấy điểm canxi hóa ĐMV cao hơn có<br />
ý nghĩa ở những BN bệnh thận mạn có<br />
ĐTĐ, tuổi ≥ 60, giảm canxi máu. Các yếu<br />
tố này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc cùng<br />
nhau trên 1 BN, tác động cộng hưởng<br />
đến việc lắng đọng canxi ở thành ĐMV và<br />
cả các mảng vữa xơ trong lòng ĐMV. Nó<br />
là yếu tố nguy cơ dẫn tới hẹp lòng hoặc<br />
tắc hoàn toàn ĐMV, gây ra bệnh cảnh<br />
bệnh tim thiếu máu cục bộ cấp và mạn<br />
tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa<br />
có mối liên quan giữa tăng nồng độ<br />
phospho, PTH với canxi hóa ĐMV. Về<br />
mặt bệnh sinh và các nghiên cứu theo dõi<br />
dọc cho thấy mối liên quan chặt giữa biến<br />
đổi các chỉ số trên với canxi hóa động<br />
mạch, quá trình này diễn biến không đồng<br />
nhất ở BN khác nhau, ở từng thời điểm<br />
khác nhau trên 1 BN. Do vậy, khi phân<br />
tích cắt ngang với đối tượng không hoàn<br />
toàn đồng nhất về các yếu tố nguy cơ<br />
khác gây canxi hóa ĐMV như trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi có thể chưa<br />
thấy được mối liên quan đó.<br />
KẾT LUẬN<br />
Khảo sát đặc điểm canxi hóa ĐMV dựa<br />
vào chụp MSCT ở 141 BN BTMGĐC thấy:<br />
- Canxi hóa ĐMV xuất hiện ở 63,1%<br />
BN, nhóm BN có nguy cơ cao bệnh tim<br />
<br />
126<br />
<br />
thiếu máu cục bộ chiếm 50,6% tổng số<br />
BN có canxi hóa. Canxi hóa xuất hiện ở<br />
nhánh ĐMV trái với tần suất cao nhất và<br />
điểm canxi hóa CACS cao nhất. Canxi<br />
hóa xuất hiện đồng thời ở 2 nhánh ĐMV<br />
trở lên chiếm tỷ lệ cao.<br />
- Canxi hóa ĐMV gia tăng ở BN tuổi<br />
> 60, có ĐTĐ, giảm canxi máu; trong khi<br />
chưa thấy mối liên quan với tăng<br />
phospho, PTH máu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Văn Công. Nghiên cứu đặc<br />
điểm tổn thương ĐMV, mối liên quan với<br />
microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ<br />
bệnh mạch vành ở BN ĐTĐ týp 2. Luận án<br />
Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2012.<br />
2. Vliegenthart R, Oudkerk M, Hofman A et<br />
al. Coronary calcification improves cardiovascular<br />
risk prediction in the elderly. Circulation. 2005,<br />
112 (4), pp.572-577.<br />
3. Joosen IA, Schiphof F et al. Relation<br />
between mild to moderate chronic kidney<br />
disease and coronary artery disease<br />
determined with coronary CT angiography.<br />
PLoS One. 2012, 7 (10), p.47267.<br />
4. Wald R, Sarnak MJ et al. Disordered<br />
mineral metabolism in hemodialysis patients:<br />
an analysis of cumulative effects in the<br />
Hemodialysis (HEMO) Study. Am J Kidney<br />
Dis. 2008, 52 (3), pp.531-540.<br />
<br />