Số Đặc biệt - Tháng 12.2024 - Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 77
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM LOGISTICS
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Nghiêm Văn Trọng
Trường Đại học Hòa Bình
Tác giả liên hệ: nghiemvantrong.tecos@gmail.com
Ngày nhận: 08/12/2024
Ngày nhận bản sửa: 16/12/2024
Ngày duyệt đăng: 24/12/2024
Tóm tắt
Dịch vụ logistics Việt Nam lần đầu tiên được đề cập đến trong Luật Thương mại 2005 đến
năm 2015, Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg
ngày 03/7/2015 với mục tiêu “Phát triển nghiên cứu trung tâm logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu
cầu của sản xuất lưu thông hàng hóa trong nước xuất nhập khẩu. Khai thác hiệu quả thị
trường dịch vụ logistics của Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics
đạt khoảng 24%-25%, tỉ trọng đóng góp vào GDP toàn nền kinh tế 10%, tỉ lệ dịch vụ logistics
thuê ngoài khoảng 40%, giảm thiểu chi phí logistic của toàn nền kinh tế so với GDP còn khoảng
20%. Đến năm 2030, các chỉ tiêu này lần lượt là 34%-35%/năm; 15%, 65% và 15%-17%/năm”.
Đến nay, trung tâm logistics đã hình thành nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây một trong
những nguyên nhân hạn chế đến sự phát triển của thị trường bất động sản logistics cũng như khả
năng thu hút các nguồn lực đầu tư vào logistics, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, và kìm hãm
sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Vì vậy, trong bối cảnh chưa có Chiến lược Phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, bài viết này đề xuất một số giải pháp phát triển trung tâm logistics ở Việt
Nam nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân, đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sở hạ tầng giao thông, thương mại
ở Việt Nam và thúc đẩy xuất nhập hàng hóa, dịch vụ, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế bền vững của
đất nước.
Từ khóa: Quy hoạch, logistics, hệ thống logistics, trung tâm logistics, sở hạ tầng logistics, thị
trường bất động sản logistics.
The Solution for Developing Logistics Centers in Vietnam Currently
Dr. Nghiem Van Trong
Hoa Binh University
Corresponding Author: nghiemvantrong.tecos@gmail.com
Abstract
The logistics service industry in Vietnam was first mentioned in the 2005 Commercial Law, and by
2015, the Prime Minister approved the national logistics center development plan through Decision
No. 1012/QĐ-TTg on July 3, 2015. The plan aimed for "the development of logistics centers that
meet the needs of production and goods circulation, both domestically and in international trade. It
also aims to effectively exploit the logistics service market in Vietnam. The goal is for the logistics
service growth rate to reach 24%-25% by 2020, with the contribution to the GDP of the whole
78 Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình - Số Đặc biệt - Tháng 12.2024
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
economy being 10%, outsourcing logistics services reaching about 40%, and reducing the logistics
costs of the economy to approximately 20% of GDP. By 2030, the targets are 34%-35% growth per
year, 15% GDP contribution, 65% outsourcing, and 15%-17% logistics cost reduction per year.
As of now, logistics centers have been established but have not yet met the required standards.
This is one of the factors limiting the development of the logistics real estate market, as well as the
ability to attract investment in logistics, which reduces state budget revenues and hinders sustainable
economic growth.
Therefore, in the context of the absence of a Logistics Service Development Strategy for Vietnam
until 2030, with a vision to 2050, this article proposes several solutions for the development of logistics
centers in Vietnam. These solutions aim to promote economic connections between industries, regions,
and businesses within the national economy. Additionally, they contribute to improving the efficiency
of infrastructure utilization for transportation and trade in Vietnam, promoting imports and exports,
and creating momentum for the country’s sustainable economic growth.
Keywords: Planning, logistics, logistics system, logistics centers, logistics infrastructure, logistics
real estate market.
1. Khái quát về trung tâm logistics
Kiến tạo môi trường logistics quốc gia,
trong đó, quy hoạch và việc thực hiện xây dựng
các trung tâm logistics, phát triển thị trường bất
động sản logistics chính hành động để hiện
thực hóa quá trình chuyển đổi hình tăng
trưởng kinh tế, thực hiện hiệu quả liên kết kinh
tế trong các ngành và vùng lãnh thổ.
Cũng giống như logistics, quan niệm về
trung tâm logistics (Logistics centres villages,
Logistics park, Logistics zones) đang nhiều
định nghĩa khác nhau tùy theo từng góc độ
nghiên cứu.
Trung tâm logistics một khu vực diễn ra
các hoạt động liên quan đến vận tải, logistics và
phân phối hàng hóa của một tập hợp các doanh
nghiệp logistics phục vụ logistics trong nước lẫn
quốc tế. Ngoài ra, còn khu vực quản Nhà
nước liên quan hải quan, thuế, trung tâm kiểm
định chuyên ngành [1]. Trung tâm Logistics
cung cấp một chuỗi dịch vụ logistics tích hợp
bao gồm logistics đầu vào (inbound) đầu ra
(outbound) từ dòng nguyên vật liệu đến phân
phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng,
thông qua các hoạt động thu mua, lưu kho, bảo
quản, vận tải, giao nhận, làm thủ tục hải quan,
tập trung container rỗng các dịch vụ giá trị
gia tăng khác nhau như đóng gói, dán nhãn, chế
biến, lắp ráp, thu hồi,… [2].
Theo Hiệp hội Trung tâm logistics Châu
Âu Europlatforms (European associantion of
freight villagers), trung tâm logistics là một khu
vực, nơi thực hiện các hoạt động liên quan đến
vận tải, logistics và phân phối hàng hóa nội địa
cũng như quốc tế, được thực hiện bởi nhiều chủ
thể khác nhau. Các chủ thể này thể người
chủ sở hữu hoặc là người thuê sử dụng các cơ sở
vật chất và trang thiết bị của trung tâm logistics
như kho bãi, văn phòng, khu vực xếp dỡ hàng…
Trung tâm logistics cần phải có và được trang bị
các thiết bị phục vụ cho các hoạt động dịch
vụ của trung tâm. Trung tâm logistics được kết
nối với các phương tiện vận tải khác nhau như
đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông,
đường hàng không…
Như vậy, một trung tâm logistics bản
phải đảm bảo 5 yếu tố: Khu vực - nơi thực hiện
các hoạt động vận tải, logistics, thương mại
trong nước quốc tế (là khu vực hàng rào
riêng); các hoạt động tại trung tâm được thực
Số Đặc biệt - Tháng 12.2024 - Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 79
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau; các chủ thể
có thể là chủ sở hữu hoặc là người thuê sử dụng
cơ sở vật chất của trung tâm; trung tâm logistics
được đầu xây dựng và trang thiết bị phục vụ
cho các hoạt động dịch vụ của trung tâm; trung
tâm logistics phải được kết nối với nhiều hạ
tầng vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường
biển, đường sông, đường hàng không... Trung
tâm logistics được xây dựng nhằm thực hiện
các chức năng bản: Lưu kho bãi (Storage);
xếp dỡ hàng (Materials handling); gom hàng
(Consolidation); chia nhỏ hàng (break bulk);
phối hợp phân chia hàng (Cross-docking); lưu
giữ hàng tối ưu (Postponement); tạo ra giá trị
gia tăng (Value added logistics - VAL); chuyển
tải (Transshipment) và logistics ngược, xúc tiến
thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
hình kinh doanh, thực hiện liên kết kinh tế của
các doanh nghiệp hay chủ đầu logistics. Với
các chức năng bản trên, trung tâm logistics
vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa
các dòng vận động hàng hóa, tiền tệ, thông tin;
thúc đẩy lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu,
giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả
khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp
hàng hóa trên các thị trường trong điều kiện hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực thế
giới. Đặc biệt, các trung tâm logistics được coi
hình kinh doanh mới, hình thực hiện
hiệu quả liên kết kinh tế của các ngành, các địa
phương và vùng lãnh thổ... Sự kết nối các trung
tâm logistics trong vùng hình thành nên cụm
logistics (logistics clusters) [3].
Từ những quan niệm trên, thể định nghĩa:
Trung tâm một bộ phận thuộc sở hạ tầng
logistics, khu vực ranh giới địa lý xác định,
không có dân sinh sống, được quy hoạch, xây
dựng tại những địa điểm có khả năng kết nối với
các phương tiện vận tải khác nhau như: đường
ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường
hàng không… nhằm thực hiện các hoạt động
kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó, tập trung
các loại hình doanh nghiệp logistics, các sở
kinh doanh logistics của các chủ thể khác nhau
thuộc nhiều thành phần kinh tế. Các chủ thể này
thể người chủ sở hữu hoặc người thuê
sử dụng các sở vật chất trang thiết bị của
trung tâm logistics như: kho bãi, văn phòng, khu
vực xếp dỡ hàng [4].
2. Lợi ích điều kiện của việc thành lập
trung tâm logistics
2.1. Lợi ích của việc thành lập trung tâm
logistics
Trung tâm logistics hạ tầng thương mại
vị trí, vai trò rất quan trọng rất cần thiết,
được xây dựng nhằm thực hiện các chức năng
bản như: lưu kho bãi, xếp dỡ hàng, gom hàng,
chia nhỏ hàng, phối hợp phân chia hàng, lưu giữ
hàng tối ưu, tạo ra giá trị gia tăng, chuyển tải
logistics ngược, xúc tiến thương mại, thúc
đẩy tiêu thụ sản phẩm và thực hiện liên kết kinh
tế… vậy, trung tâm logistics vai trò rất
quan trọng trong việc tối ưu hóa các dòng vận
động hàng hóa, tiền tệ, thông tin, thúc đẩy lưu
thông hàng hóa, xuất nhập khẩu, giảm chi phí
logistics, nâng cao hiệu quả khả năng cạnh
tranh đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt, các
trung tâm logistics được coi hình thực
hiện hiệu quả liên kết kinh tế của các ngành, các
địa phương và vùng lãnh thổ.
Một trong những ưu điểm lớn của việc xây
dựng các trung tâm logistics tăng cường khả
năng quản kiểm soát hàng hóa [5]. Các
trung tâm này cung cấp không gian lưu trữ hiện
đại hệ thống quản thông minh để giảm
thiểu thất thoát tăng cường tính minh bạch
trong quá trình vận chuyển; từ đó, giúp giảm chi
phí lưu thông tối ưu hóa quy trình làm việc,
tăng cường hiệu suất giảm giá trị gia tăng cho
doanh nghiệp.
Các trung tâm logistics được quy hoạch xây
dựng các vị trí phù hợp với quy hoạch chung
80 Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình - Số Đặc biệt - Tháng 12.2024
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
phát triển kinh tế hội quy hoạch của các
ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương
nên giảm áp lực, giảm ách tắc giao thông trên
các tuyến đường quan trọng, góp phần an toàn
giao thông. Điều này không chỉ giúp cho doanh
nghiệp mà còn hỗ trợ cộng đồng địa phương và
môi trường tự nhiên [3].
Ngoài ra, việc xây dựng các trung tâm
logistics còn giúp thúc đẩy sự hợp tác giữa
các doanh nghiệp tăng cường quy kinh
tế. Các doanh nghiệp thể chia sẻ sở hạ
tầng logistics chung, giảm chi phí đầu tư và tăng
cường khả năng cạnh tranh. Đồng thời, sự tập
trung này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển các dịch vụ logistics tích hợp các
mô hình kinh doanh mới [6].
Đối với nước ta, tốc độ phát triển bình quân
của ngành Logistics hàng năm 15 - 16%,
một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng ổn
định; thế nhưng, chi phí dịch vụ logistics vẫn
còn cao; một số trung tâm logistics cũng đã
được xây dựng đi vào hoạt động nhưng chưa
đồng bộ, năng lực còn hạn chế. Do đó, đẩy mạnh
xây dựng phát triển các trung tâm logistics sẽ là
giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả của
ngành dịch vụ logistics.
Tóm lại, các trung tâm logistics được thành
lập sẽ mang lại nhiều lợi ích như: (1) giảm lưu
lượng xây dựng; (2) giảm tác động môi trường,
bao gồm giảm tắc nghẽn, ô nhiễm tiếng ồn, phát
thải carbon chất thải; (3) giảm các tác động
hội liên quan đến sức khỏe an toàn; (4)
giảm gián đoạn tại chỗ do tồn kho thấp hơn, ít
phương tiện hơn và giảm việc xử lý vật liệu; (5)
tăng hiệu quả về năng suất tính chắc chắn,
giảm tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu.
2.2. Các điều kiện hình thành trung tâm logistics
Xây dựng trung tâm logistics phụ thuộc vào
nhiều yếu tố cũng như các điều kiện khác nhau
tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi tỉnh, thành phố;
tuy nhiên, thể đưa ra các điều kiện bản,
như sau: (1) Khả năng kết nối giao thông: Trung
tâm logistics nên ở một khu vực có khả năng kết
nối thuận tiện với các đầu mối giao thông như:
đường cao tốc, đường bộ, đường biển, đường
sông… sẽ tạo khả năng hỗ trợ sự phát triển
logistics; (2) Quỹ đất giá thuê đất: sự phát
triển của trung tâm logistics mới đòi hỏi quỹ đất
sẵn có có khả năng mở rộng trong tương lai.
Do đó, tiêu chí này phải được đo lường bằng
cách xác định diện tích được sử dụng để phát
triển đầu cho trung tâm logistics với diện
tích đáp ứng được cả trước mắt lâu dài nằm
trong quy hoạch sử dụng đất; mặt khác, giá đất
cũng là yếu tố quan trọng để phát triển trung tâm
logistics, phụ thuộc vào giá giao đất thu
tiền sử dụng đất, thuê đất trả tiền một lần hay trả
tiền hàng năm theo bảng giá đất của Nhà nước
cũng như cơ chế thị trường cao hay thấp; (3) Kết
nối giao thông thuận tiện, giảm xung đột giao
thông, nhất khu vực đô thị: điều này đòi hỏi
khi quy hoạch xây dựng vị trí trung tâm logistics
để tránh ách tắc giao thông, phải tận dụng kết
nối vận tải đường thủy nội địa, cảng biển nhằm
giảm thiểu số lưu lượng vận tải có trọng tải lớn,
vận tải hàng triệu xe container ra vào; (4) Nguồn
nhân lực: Phải đáp ứng đủ số lượng, chuyên
môn, trình độ ngoại ngữ các kỹ năng mềm
cần thiết; (5) Công nghệ thông tin: để có thể kết
nối thông tin với nhà cung cấp, với khách hàng
và cả những đối tác, những mắt xích quan trọng
khác để vận hành trung tâm logistics một cách
hiệu quả, chính xác và nhanh chóng nhất; (6) Cự
li quãng đường vận chuyển: đảm bảo sự kết nối
tính bao phủ thị trường trong phạm vi nhất
định theo mỗi phương thức vận tải; (7) chế
và chính sách: đây cũng là một trong các yếu tố
quyết định đến vị trí đặt trung tâm logistics, cần
có sự hỗ trợ của Nhà nước, các Bộ ngành và địa
phương để các trung tâm logistics được thành
lập nhanh và sớm đi vào hoạt động.
Số Đặc biệt - Tháng 12.2024 - Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 81
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
3. Đánh giá năng lực ngành Logistics và hoạt động của trung tâm logistics ở nước ta hiện nay
3.1. Đánh giá năng lực ngành Logistics
Bảng 1. Bảng xếp hạng chỉ số hoạt động Logistics (LPI) của Việt Nam qua một số năm
Năm
Thứ
hạng
LPI
Điểm
LPI Hải quan Hạ tầng Vận tải
quốc tế
Năng lực
Logistics
Theo dõi
và truy
xuất
Thời
gian
đúng
như cam
kết
2023 43 3.30 3.10 3.20 3.30 3.20 3.30 3.40
2018 39 3.27 2.95 3.01 3.16 3.40 3.45 3.67
2016 64 2.98 2.75 2.70 3.12 2.88 2.84 3.50
2014 48 3.15 2.81 3.11 3.22 3.09 3.19 3.49
Nguồn: [7]
Dữ liệu trong Bảng 1 cho thấy dữ liệu xếp
hạng năm 2018 của Việt Nam đã tăng 25 bậc
so với năm 2016, trở thành một trong ba nước
ASEAN thứ hạng cao nhất sau Singapore,
hạng 7 thế giới Thái Lan, hạng 32 thế giới.
Tuy nhiên, sau thời gian Covid-19 kéo dài, Ngân
hàng Thế giới không công bố chỉ số LPI và cuối
năm 2023, tổ chức này vừa công bố bảng xếp
hạng mới thì Việt Nam bị lùi 4 bậc so với năm
2018. Mặc tổng điểm LPI có tăng nhẹ từ 3.27
của năm 2018 lên 3.30 vào năm 2023, nhưng
tốc độ phát triển của nhiều quốc gia khác nhanh
hơn, nên Việt Nam vẫn bị lùi 4 bậc. Theo đánh
giá của các chuyên gia, nguyên nhân của hạn
chế này là do 3 tiêu chí của Logistics Việt Nam
bị giảm mạnh, gồm: năng lực logistics, theo dõi
và truy xuất hàng hóa, thời gian giao hàng đúng
cam kết. trong đợt xếp hạng này, Việt Nam
đồng hạng với Philippines, Malaysia vượt lên
hạng 26 thế giới, còn Thái Lan tụt xuống hạng
35, riêng Singapore vươn lên dẫn đầu thế giới
vị trí số 1. Như vậy, sau dịch Covid-19, Việt
Nam Thái Lan bị tụt hạng, còn Singapore,
Malaysia Philippines đã tăng hạng đáng kể.
Nhìn vào bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế
giới, ràng Logistics Việt Nam vẫn còn phải
nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa và cần giữ vững
phong độ, làm sao để Logistics Việt Nam phát
triển bền vững ổn định vẫn đang bài toán
khó đối với Việt Nam!
3.2. Hoạt động của Trung tâm logistics ở nước
ta hiện nay
- Trung tâm logistics Việt Nam đã đi vào
hoạt động
Giai đoạn cuối năm 2021 đến giữa năm
2022, một số trung tâm logistics hiện đại, áp
dụng công nghệ tiên tiến và được tiêu chuẩn hóa
đã đi vào hoạt động như: Trung tâm logistics
Vinatrans Đà Nẵng, Trung tâm logistics KM
Cargo Services Hải Phòng, Trung tâm logistics
Vĩnh Tân Bình Thuận,…
Trung tâm logistics Vinatrans Đà Nẵng do
Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải miền Trung
(Vinatrans Đà Nẵng) chủ đầu tư. Dự án
tổng diện tích hơn 1 ha, bao gồm hệ thống kho
đông lạnh kho mát lưu trữ hàng hóa thực
phẩm lớn hiện đại nhất khu vực miền Trung
thời điểm hiện tại, được xây dựng đạt chuẩn
ISO, HACCP các tiêu chuẩn khác theo quy
định. Hệ thống kho có chức năng phân phối, lưu